Các chuyên gia cho rằng dòng tiền nằm trong dân còn rất nhiều nhưng không được đưa vào lưu thông trong nền kinh tế. Vậy trong thời gian tới người dân nên chọn vàng, bất động sản, chứng khoán hay gửi tiết kiệm… Kênh đầu tư nào sinh lời nhiều nhất trong tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay?
(st) Số tiền nằm trong dân đủ để kích cầu
. Ông đánh giá dòng vốn đang nằm trong dân hiện nay như thế nào?
+ TS. Alan Phan, Chủ Tịch Quỹ Đầu Tư Viasa tại Hong Kong và Thượng Hải:
Hiện nay dòng tiền đang nằm trong dân có hai loại là tiền nhàn rỗi mà người dân đang đem ra xài và tiền cất giấu đi. Tiền người dân cất đi ở nhiều dạng bằng vàng, USD, kiều hối hay dưới dạng tài sản chìm… Trong đó loại không đem ra thị trường để dòng tiền đi vào vòng quay của nền kinh tế chiếm tỷ lệ khá cao. Tôi nhớ không nhầm trên một tờ báo nước ngoài, họ cho con số này tới 15-20% GDP. Thành ra số tiền mà dân cất đi là khá nhiều. Với số tiền này tôi nghĩ hoàn toàn có thể kích cầu được nền kinh tế.
. Vậy làm sao để có thể đưa số tiền này vào nền kinh tế thưa ông?
+ Tôi nghĩ trong một nền kinh tế thị trường, tất cả đều dựa trên niềm tin. Nghĩa là phải làm sao để người dân tin rằng tiền đó sẽ được đảm bảo không mất giá và có khả năng sinh ra lợi nhuận. Ví dụ: đồng USD vững mạnh là vì mọi người tin vào sức mạnh, giá trị vững chắc của cơ chế chính phủ và vận hành nền kinh tế Mỹ. Sở dĩ tiền Zimbabwe mất giá và sụp đổ vì người dân không tin vào nó. Thành ra bất cứ một định chế tài chính nào khi không có niềm tin thì cũng không thể tồn tại được. Cũng như như một doanh nghiệp khi khách hàng không có niềm tin thì họ sẽ bỏ đi.
. Nghĩa là ngân hàng phải củng cố và lấy lại niềm tin của người dân?
+ Ngân hàng chỉ là một phần vì ngân hàng chỉ có thể bảo đảm là họ quản lý dòng tiền vũng vàng, không phá sản. Giống như một nhà phân phối nước suối, họ chỉ đưa sản phẩm đến khách hàng một cách an toàn hiệu quả; chứ họ không là nhà sản xuất để tạo niềm tin cho người tiêu dùng rằng đây là chai nước suối trong sạch và chất lượng. Vấn đề ở đây là ở vĩ mô, là chính sách của chánh phủ để đồng tiền không bị mất giá. Ngày nào người dân còn tin tương lai bền vững và chính sách của chính phủ thì còn phát triển. Tất nhiên không chỉ tạo lòng tin của người dân còn là niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài nữa.
Chọn kênh từ mức độ chịu đựng rủi ro
. Vậy thì theo ông trong bối cảnh kinh tế như hiện nay, người dân nên đầu tư vào kênh nào thì thông minh?
+ Việc đầu tư số tiền vào đâu phụ thuộc vào mục tiêu của mỗi người. Người muốn tiền đẻ ra tiền khác với người muốn giữ tiền để đảm bảo nó không mất. Thứ hai, phải tùy thuộc vào mức độ rủi ro mà mình có thể chấp nhận được. Có những người sẵn sàng chấp nhận rủi ro cao để được lời lớn. Nhưng có những người lại muốn sao đồng tiền của mình được bảo vệ, không thất thoát dạng “ăn chắc mặc bền”. Bởi thế nếu tư vấn phải tùy vào mục tiêu và mức độ chịu đựng của mỗi người.
Chẳng hạn, với những ai muốn giữ tiền của mình từ 5-10 năm mà không mất giá trị, bỏ vào VND sợ lạm phát ăn mòn, thì nên mua vàng. Vàng không sinh lợi nhưng nó đảm bảo được giá trị của tiền. Ví dụ: Một lượng vàng là 1.600 USD/Ounce, thì mất 20 chục lượng ấy mua được chiếc xe Honda Civic. Nếu giữ vàng khoảng 5-6 năm sau, 20 chục lượng vàng ít nhất là vẫn mua được cái chiếc xe đó. Dù rằng giá chiếc xe đó giá trị lúc này là 600 triệu nhưng 5-6 năm sau đã tăng lên 2 tỷ nhưng với giá vàng mới, ta vẫn mua được.
. Đó là giữ tiền khỏi mất giá. Còn nếu người dân muốn gửi tiền đồng lấy lời và giữ USD thì theo ông kênh nào sẽ tốt hơn?
+ Muốn gửi ngân hàng thì phải tính sự cân bằng của lãi suất. Nếu lạm phát là 18% mà lãi suất chỉ có 10 % nghĩa là đầu tư vào tiền VND sẽ bị mất 8%. Còn nếu lạm phát chỉ 9% mà lãi suất là 12% thì mình lời 3%/năm. Với USD, theo tiên đoán của nhiều chuyên gia, thì có lẽ nó sẽ xuống giá từ khoảng 1-2% mỗi năm trong vòng 2-3 năm tới. Vậy nếu lấy số USD đó mà đi đầu tư cái gì khác sinh lợi cao hơn thì vẫn tốt hơn.
. Hiện nay giá bất động sản cũng đã xuống rất nhiều so với trước đây, theo ông đây có phải là cơ hội tốt để người dân có tiền nên mua vào?
+ Nếu giá cả thực rẻ thì nên mua, chẳng hạn địa ốc có thể xuống thêm 50% nữa nhưng mình có cơ hội mua chỗ nào mình thích bằng 30-50% giá hiện nay thì đó là một đầu tư tốt. Bất động sản là một tài sản không bị lạm phát ăn mòn Nhưng hiện nay giá bong bóng của bất động sản cao quá, thị trường chưa bất đáy. Tôi nghĩ bất động sản nên giảm nên 50% nữa thì mới đáng mua. Riêng giá đất, tôi nghĩ trong hai năm tới sẽ giảm thêm 30% nữa.
. Từ đầu năm đến nay chứng khoán đi theo chiều hướng tăng, theo ông có nên sớm trở lại với thị trường này?
+Thực tình chứng khoán đang bị làm giá rất nhiều. Vì để cứu ngân hàng, chính phủ phải cứu chứng khoán. Việc lãi suất giảm, hay mở van tín dụng cho một số đối tượng phi sản xuất chẳng qua là giải pháp kích cầu thôi. Trong khoảng từ 3-6 tháng tới, thị trường chứng khoán sẽ được thổi lên khi chỉnh phủ và ngân hàng bơm tiền vào. Nhưng dòng tiền đó không được nhiều vì chính phủ cũng sợ lạm phát quay đầu nên không dám in tiền hay đi vay nhiều. Thế nên sau 3-6 tháng dòng tiền này cũng sẽ hết. Đến lúc hết hơi, giá trị đi xuống lại tiếp tục. Đâu lại vào đấy,
Tuy nhiên, có nhiều công ty với giá cổ phiếu dựa trên giá trị thực như mức lời hiệu quả, minh bạch, thị trường có tiềm năng, thương hiệu…thì việc đầu tư lâu dài có thể tốt. Phần lớn các công ty trên sàn hiện nay còn nhiều yếu kém, thông báo tài chính rất đáng nghi ngờ, sở hữu chồng chéo và sự minh minh bạch không được tôn trọng. Ở một khía cạnh khác, những nhà đầu tư nào thích lướt sóng và biết lướt sóng thì vẫn kiếm được tiền. Khi Chính phủ và ngân hàng kích cầu thì mua vào nhưng sau đó phải rút nhanh cho mau lẹ.
Có một cách khác để kích cầu. Đó là cái bản tính người Việt Nam thích đánh bạc. Nêú chính phủ muốn thu hút tiền trong dân, có thể cho phép mở 5-6 casino một lúc thì sẽ kích được nguồn tiền và nền kinh tế. Bởi vì mỗi một casino cần tới vài ngàn nhân viên và cả trăm ngàn khách hàng, trong và ngoài nước. Thay vì để tiền nhàn rỗi giấu ở trong nhà, hay chôn ở sau vườn, dân sẽ đào lên đánh. Như vùng Las Vegas, trước đây cũng là sa mạc vắng người nhưng sau khi mở các sòng bạc, lập tức dòng tiền từ mọi nơi đã đổ về đây. Xin xác minh là tôi thuần túy nói về khía cạnh kích cầu kinh tế và không xét về phương diện đạo đức hay xã hội. Tôi rất ghét đánh bạc, nhưng số lượng tiền đổ vào vé số kiến thiết hay số đề và các cá cược bóng đá cũng như đem qua Macau, Singapore hay Kampuchia là một thực thể kinh tế.
. Như vậy theo ông dòng tiền sắp tới sẽ đi theo xu hướng nào?
+ Vì các yếu tố đó, theo tôi sẽ có một dòng tiền sẽ đi vào bất động sản, chứng khóan, ngân hàng… phát sinh từ những nhà đầu cơ. Nhưng phần lớn tiền nhàn rỗi sẽ nằm yên trong túi người dân vì họ không dám nhận các rủi ro.
. Ông đánh giá thế nào về nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài trong thời gian sắp tới?
+ Cách đây 4-5 năm, ở Hồng Kông, các quỹ đầu tư nghe nói tôi hay về Việt Nam thường xuyên nên họ đã hẹn gặp và hỏi han về thị trường này, về cơ hội đầu tư và khả năng kiếm tiền ở Việt Nam. Đó là lúc chúng ta vừa gia nhập WTO, một cơ hội chuyển đổi mới ngàn vàng. Tuy nhiên gần đây tôi không thấy các nhà đầu tư nói về Việt Nam nữa mà họ hay nhắc đến Miến Điện. Bởi vì Miến Điện cũng mới bắt đầu mở cửa, nên đây là một thị trường có nhiều sự lựa chọn hấp dẫn hơn.
. Nghĩa dòng tiền từ các kênh đầu tư nước ngoài sắp tới có thể không nhiều?
+ Hiện nay, để cứu doanh nghiệp thì chính phủ phải đi vay hay in tiền nhưng cả hai đều gây lạm phát. Và cũng không thể làm mãi như thế được, đến lúc nào đó cũng phải ngừng. Hiện bây giờ kinh tế cần cuộc giải phấu nhưng nhà nước lại đang muốn tìm thuốc uống hơn là giải phẫu. Mà thuốc thì có thể giảm đau chứ căn bệnh luôn còn đó. Ngoài dòng tiền chính phủ đưa vô tôi không thấy nguồn tiền vốn đáng kể nào cả.
Nếu là tôi, tôi nghĩ cần phải có sự hủy hoại mới có sự sáng tạo. Rừng cây già cỗi phải tiêu đi thì cây xanh mới mọc.
. Vậy theo ông vấn đề của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là gì?
+ Doanh nghiệp hiện nay đa phần là bầy đàn: người ta làm sao mình làm vậy, không biết sáng tạo. Có nhiều cách để kiếm vốn từ nhiều kênh khác, chứ không phải chỉ xách sổ đỏ đến ngân hàng. Thêm vào đó, doanh nghiệp nước ta sử dụng đòn bẩy quá nhiều. Có 1 đồng, phải vay mượn để làm 7, 8 đồng. Trong khi đó ở Nhật Bản, Mỹ hay các nước Âu châu khác có một đồng họ cùng lắm vay thếm một đồng để làm là hết mức rồi.
. Riêng với các doanh nghiệp còn tiền, theo ông nên đầu tư vào lĩnh vực nào?
+ Nếu doanh nghiệp đó có tiền mặt nhiều, đang còn thế mạnh thì đây là lúc nên đi mua lại các tài sản rẻ tiền để có những sản phẩm và vị trí vững mạnh hơn trên thị trường.
. Với bản thân ông thì ông lựa chọn kênh nào trong điều kiện này?
+ Tôi không thích may rủi nên không muốn bỏ vào chứng khoán hay một kênh đầu tư mà mình không kiểm soát được. Phải lo giữ tiền của mình. Chẳng hạn trong quỹ của tôi đang còn một khoản cash dư khoảng 2 triệu USD. Chúng tôi vừa mua trái phiếu chính phủ Philippin để hưởng lãi 9%. Theo tính toán thì trong thời gian ngắn hạn 6 tháng tới, tình hình vĩ mô của nước này sẽ không có nhiều thay đổi. Chúng tôi không chon Mỹ hay Singapore vì dù ổn định, lãi suất sẽ rất thấp…
. Ông đánh giá thế nào về nguốn vốn đầu tư của nước ngoài trong thời gian sắp tới. Có chuyển biến gì về Việt Nam. Còn nếu bắt buộc đầu tư VN trong giai đoạn này thì sao?
+Cái đó là may mắn của tôi vì thời gian này tôi không phải đầu tư vào gì hay ở đâu. Còn nếu bắt buộc, lúc ấy sẽ có các chuyên gia ngồi phân tích xem kênh đầu tư nào có lợi nhất với tiêu chí rủi ro. Tuy nhiên, cá nhân tôi vẫn thích những ý tưởng kinh doanh sáng tạo có thể rủi ro cao nhưng lại cho lợi nhuận khổng lồ.
TIÊU ĐIỂM:
Việc đầu tư số tiền vào đâu phụ thuộc vào mục tiêu của mỗi người. Người muốn tiền đẻ ra tiền khác với người muốn giữ tiền để đảm bảo nó không mất. Thứ hai, phải tùy thuộc vào mức độ rủi ro mà mình có thể chấp nhận được. Có những người họ sẵn sàng chấp nhận rủi ro cao để được lời lớn. Bởi thế nếu tư vấn phải tùy vào mục tiêu và mức độ chịu đựng của mỗi người.
Kinh doanh không phải để cho oai mà là vì lợi nhuận
Ở các nước Âu Mỹ, doanh nghiệp chỉ chuyên vào một ngành nghề sao cho thành công và có lợi nhuận. Ví dụ ông Bill Gates từ trước đến giờ ông không làm gì khác ngoài Microsoft, hay ông Steve Jobs với công ty Apple. Họ không đầu tư vào địa ốc hay mở nhà băng. Họ chuyên tâm chăm chú vào một việc và nghĩ sao để phát triển nó chứ không nghĩ đến việc làm sao cho hoành tráng.
Còn doanh nghiệp Việt Nam đa số thích làm đủ mọi ngành và lúc nào cũng muốn sao cho thật hoành tráng. Ở Việt Nam còn có những chuyện khôi hài như thế này chúng ta thích cắt băng khánh thành này nọ, khai thương động thổ rầm rộ, đọc diễn văn liên miên… dù chỉ mới dùng xẻng xúc vài ba miếng cát rồi bỏ đi im lìm… vì kêu vốn không được nên đi luôn. Còn ở nước ngoài tới ngày nào làm thì đến làm. Họ chỉ động thổ hay cắt băng khánh thành với những công trình chánh phủ như hoàn thành đường sá, trường học… để PR cho mấy anh chính trị gia … Vấn đề là làm sao cho có lời chứ không phải cho oai hay vì sĩ diện.
Ở Mỹ có những người coi trái phiếu chính phủ Mỹ là bền vững nhất vì họ nghĩ nếu chính phủ Mỹ mà quỵt nợ thì cả tài chánh thế giới tiêu hết rồi. Nên họ chấp nhận mua trái phiếu với mức lãi suất chỉ 1,8% mỗi năm. Và về nhà ngủ rất ngon bởi họ biết chắc chắn ngày hôm sau số tiền ấy vẫn được bảo vệ. Tuy nhiên cũng có những người không thỏa mãn với 1,8%/năm. Họ mua trái phiếu của các công ty nhỏ hơn, với lãi 8-10% và họ chấp nhận rủi ro cao hơn vì khả năng các công ty này phá sản. Nghĩa là mình phải biết mức độ chịu đựng rủi ro của họ để tư vấn nhưng càng rủi ro thì phải đòi hỏi một lợi nhuận càng lớn.
+ Nếu doanh nghiệp đó có tiền mặt nhiều, đang còn thế mạnh thì đây là lúc nên đi mua lại các tài sản rẻ tiền để có những sản phẩm và vị trí vững mạnh hơn trên thị trường.
. Với bản thân ông thì ông lựa chọn kênh nào trong điều kiện này?
+ Tôi không thích may rủi nên không muốn bỏ vào chứng khoán hay một kênh đầu tư mà mình không kiểm soát được. Phải lo giữ tiền của mình. Chẳng hạn trong quỹ của tôi đang còn một khoản cash dư khoảng 2 triệu USD. Chúng tôi vừa mua trái phiếu chính phủ Philippin để hưởng lãi 9%. Theo tính toán thì trong thời gian ngắn hạn 6 tháng tới, tình hình vĩ mô của nước này sẽ không có nhiều thay đổi. Chúng tôi không chon Mỹ hay Singapore vì dù ổn định, lãi suất sẽ rất thấp…
. Ông đánh giá thế nào về nguốn vốn đầu tư của nước ngoài trong thời gian sắp tới. Có chuyển biến gì về Việt Nam. Còn nếu bắt buộc đầu tư VN trong giai đoạn này thì sao?
+Cái đó là may mắn của tôi vì thời gian này tôi không phải đầu tư vào gì hay ở đâu. Còn nếu bắt buộc, lúc ấy sẽ có các chuyên gia ngồi phân tích xem kênh đầu tư nào có lợi nhất với tiêu chí rủi ro. Tuy nhiên, cá nhân tôi vẫn thích những ý tưởng kinh doanh sáng tạo có thể rủi ro cao nhưng lại cho lợi nhuận khổng lồ.
TIÊU ĐIỂM:
Việc đầu tư số tiền vào đâu phụ thuộc vào mục tiêu của mỗi người. Người muốn tiền đẻ ra tiền khác với người muốn giữ tiền để đảm bảo nó không mất. Thứ hai, phải tùy thuộc vào mức độ rủi ro mà mình có thể chấp nhận được. Có những người họ sẵn sàng chấp nhận rủi ro cao để được lời lớn. Bởi thế nếu tư vấn phải tùy vào mục tiêu và mức độ chịu đựng của mỗi người.
Kinh doanh không phải để cho oai mà là vì lợi nhuận
Ở các nước Âu Mỹ, doanh nghiệp chỉ chuyên vào một ngành nghề sao cho thành công và có lợi nhuận. Ví dụ ông Bill Gates từ trước đến giờ ông không làm gì khác ngoài Microsoft, hay ông Steve Jobs với công ty Apple. Họ không đầu tư vào địa ốc hay mở nhà băng. Họ chuyên tâm chăm chú vào một việc và nghĩ sao để phát triển nó chứ không nghĩ đến việc làm sao cho hoành tráng.
Còn doanh nghiệp Việt Nam đa số thích làm đủ mọi ngành và lúc nào cũng muốn sao cho thật hoành tráng. Ở Việt Nam còn có những chuyện khôi hài như thế này chúng ta thích cắt băng khánh thành này nọ, khai thương động thổ rầm rộ, đọc diễn văn liên miên… dù chỉ mới dùng xẻng xúc vài ba miếng cát rồi bỏ đi im lìm… vì kêu vốn không được nên đi luôn. Còn ở nước ngoài tới ngày nào làm thì đến làm. Họ chỉ động thổ hay cắt băng khánh thành với những công trình chánh phủ như hoàn thành đường sá, trường học… để PR cho mấy anh chính trị gia … Vấn đề là làm sao cho có lời chứ không phải cho oai hay vì sĩ diện.
Ở Mỹ có những người coi trái phiếu chính phủ Mỹ là bền vững nhất vì họ nghĩ nếu chính phủ Mỹ mà quỵt nợ thì cả tài chánh thế giới tiêu hết rồi. Nên họ chấp nhận mua trái phiếu với mức lãi suất chỉ 1,8% mỗi năm. Và về nhà ngủ rất ngon bởi họ biết chắc chắn ngày hôm sau số tiền ấy vẫn được bảo vệ. Tuy nhiên cũng có những người không thỏa mãn với 1,8%/năm. Họ mua trái phiếu của các công ty nhỏ hơn, với lãi 8-10% và họ chấp nhận rủi ro cao hơn vì khả năng các công ty này phá sản. Nghĩa là mình phải biết mức độ chịu đựng rủi ro của họ để tư vấn nhưng càng rủi ro thì phải đòi hỏi một lợi nhuận càng lớn.
YÊN TRANG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét