Chấn thương sọ não thường để lại nhiều hậu quả nặng nề đối với sức khỏe, một trong số đó là di chứng co giật, động kinh, chiếm tỷ lệ 15 - 20% số trường hợp. Cơn co giật động kinh có thể xuất hiện ngay trong vòng 1 tuần đầu sau chấn thương nhưng đôi khi lại khởi phát muộn sau đó một vài năm.
Tại sao chấn thương sọ não lại dẫn tới co giật, động kinh?
Chấn thương sọ não là tình trạng sang chấn vùng đầu gây tổn thương hộp sọ và các cấu trúc bên trong não bộ. Các nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến chấn thương sọ não bao gồm: tai nạn giao thông, tai nạn lao động, ngã do bất cẩn, bạo lực đánh nhau...
Thực tế lâm sàng cho thấy, chấn thương sọ não dù ở mức độ nhẹ hay nặng đều có thể gây hủy hoại các tế bào thần kinh và để lại những vết sẹo vĩnh viễn bên trong não bộ. Chính điều này đã làm mất cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh, gây tăng chất kích thích glutamat và giảm chất ức chế GABA (gama amino butyric acid), làm kích hoạt các cơn sóng điện đột ngột và gây ra những cơn co giật động kinh.
Co giật, động kinh – Di chứng phổ biến sau chấn thương sọ não
Đặc điểm co giật, động kinh sau chấn thương sọ não
Tùy thuộc vào vị trí não bộ bị tổn thương mà những cơn co giật, động kinh có thể có những đặc điểm khác nhau, bao gồm:
- Cơn co giật, co cứng toàn thân hoặc một phần cơ thể
- Cứng đờ hoặc run rẩy vùng đầu, tay, chân, mắt...
- Mất ý thức hay nhìn chằm chằm vào một thứ gì đó
- Ảo giác, chóng mặt, mệt mỏi đột ngột
- Thay đổi vị giác, thính giác: cảm nhận được mùi, vị lạ trong miệng (vị kim loại, đắng...), luôn có tiếng ù bên tai...
- Không thể nói hoặc hiểu người khác đang nói gì
- Người bệnh có thể đi tiểu tiện hoặc đại tiện không tự chủ, tự cắn vào lưỡi, sau đó cảm thấy rất mệt mỏi, lú lẫn, buồn ngủ, chân tay mềm nhũn,…
Các cơn co giật thường xảy ra đột ngột và người bệnh không thể kiểm soát chúng. Co giật chỉ kéo dài vài giây cho tới vài phút nhưng đôi khi nó có thể tái diễn liên tục trong khoảng 5 đến 10 phút.
Yếu tố có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện cơn co giật, động kinh, bao gồm:
- Sốt cao
- Mất ngủ hoặc mệt mỏi, kiệt sức
- Sử dụng rượu bia, thuốc lá hoặc các thuốc điều trị bệnh liên quan đến hệ thần kinh (thuốc chống trầm cảm,..)
- Tâm lý căng thẳng, lo âu, stress quá mức.
- Có rối loạn nồng độ các chất hóa học (điện giải) trong cơ thể như: natri thấp, magie và canxi cao.
Thời điểm xuất hiện cơn co giật, động kinh sau chấn thương sọ não
Co giật,động kinh có thể xuất hiện vào bất cứ thời điểm nào sau chấn thương sọ não, tùy thuộc mức độ và nguyên nhân gây tổn thương mà nó có thể đến sớm hoặc muộn.
Co giật sớm sau chấn thương: khoảng 25% số trường hợp có xuất hiện cơn co giật ở ngay trong tuần đầu tiên sau khi chấn thương não
Co giật muộn sau chấn thương: khoảng 80% số trường hợp, cơn co giật xuất hiện sau 7 ngày hoặc đôi khi là một vài năm sau khi bị chấn thương.
Co giật tiến triển thành bệnh động kinh: chiếm tỷ lệ 50% số bệnh nhân có tiền sử bị co giật sau chấn thương, khi số cơn co giật có tính chất lặp lại nhiều lần.
Theo thống kê cho thấy, việc xác định được nguyên nhân gây ra sự tổn thương não bộ có thể giúp các bác sĩ xác định nguy cơ co giật động kinh của bệnh nhân, cụ thể:
- 65% những người bị chấn thương va đập vùng đầu đều bị co giật.
- 20% những người chấn thương sọ não kín, gây chảy máu nội sọ gây co giật.
- Hơn 35% số người có từ 2 lần phẫu thuật não trở lên sau chấn thương.
Co giật, động kinh di chứng sau chấn thương sọ não có thể xảy ra bất kỳ lúc nào
Điều trị và phòng ngừa co giật, động kinh sau chấn thương sọ não
Sử dụng thuốc tây điều trị
Khoảng 70 - 80% số người bệnh có thể kiểm soát được cơn co giật bằng các loại thuốc kháng động kinh. Tùy thuộc vào loại cơn động kinh, tuổi tác và thể trạng, các bác sĩ sẽ có những lựa chọn thích hợp dành cho người bệnh.
Một số thuốc kháng động kinh có thể gây nên tác dụng phụ, chẳng hạn như: buồn ngủ, mệt mỏi, chóng mặt, nhìn đôi, nhầm lẫn, run rẩy… tuy nhiên chúng sẽ tự hết sau khoảng 3 - 5 ngày, do vậy người bệnh nên tuân thủ dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả cao nhất trong thời gian điều trị.
Thực hiện một chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học
Theo các chuyên gia khuyến cáo, người bệnh chấn thương sọ não không nên để tới lúc xuất hiện các cơn co giật, động kinh mới điều trị, thay vào đó, họ nên phòng ngừa từ sớm. Để làm được điều này, người bệnh nên thực hiện một chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học với những gợi ý sau:
- Tăng cường thực phẩm giàu calci, protein chẳng hạn như: thịt nạc, trứng, tôm, cua, cá,…
- Nghỉ ngơi đầy đủ, ngủ đúng giờ, đủ giấc, hạn chế thức quá khuya, tránh căng thẳng, mệt mỏi.
- Ngừng hút thuốc lá, uống rượu, bia và các chất kích thích khác.
- Tham gia các lớp học yoga, ngồi thiền, hít sâu thở chậm, đi bộ nhẹ nhàng,… nhằm thư giãn tinh thần, nâng cao thể trạng.
- Tránh các công việc có tính chất nguy hiểm như lái tàu xe, làm việc trên cao/dưới nước…
Thảo dược tự nhiên giúp phòng và trị co giật, động kinh sau chấn thương sọ não
Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy rằng, hoạt chất Rhynchophyllin chiết xuất từ cây Câu đằng có khả năng an thần, trấn tĩnh, tăng cường nồng độ GABA nội sinh trong não, nhờ đó có thể làm giảm tần xuất, mức độ các cơn co giật động kinh, hạn chế tình trạng mệt mỏi, giúp người bệnh mau chóng phục hồi sau cơn.
Đồng thời, các nhà khoa học của trường Y khoa Trung Quốc cũng phát hiện vai trò chống viêm, chống oxy hóa mạnh mẽ của Câu đằng rất hữu ích trong việc bảo vệ tế bào thần kinh trước sự tổn hại do chấn thương sọ não gây ra, phòng ngừa cơn co giật, động kinh xuất hiện trong tương lai.
Thủy Lê
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét