Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 16 tháng 5, 2018

Các nhân tố làm tăng nguy cơ loãng xương ở nam giới và cách phòng tránh

Nam giới thường có suy nghĩ rằng loãng xương chỉ là một trong những căn bệnh phổ biến ở phụ nữ. Do đó họ thường chủ quan và không mấy bận tâm cho đến khi gãy xương xảy ra thì mới biết.
Nghiên cứu cho thấy rằng nam giới dễ bị gãy xương do loãng xương hơn là ung thư tiền liệt tuyến. Điều này là vì thói quen và lối sống của họ. Nhưng chỉ số ít nhận ra vấn đề trước khi phải chịu hậu quả. Bởi loãng xương là căn bệnh thầm lặng khó có thể phát hiện.
Đàn ông có bộ xương lớn hơn phụ nữ, loãng xương cũng bắt đầu muộn hơn và xảy ra với tốc độ chậm hơn. Tỷ lệ loãng xương ở nam giới 50 tuổi thấp hơn so với nữ giới cùng độ tuổi vì phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh. Ở độ tuổi 65 đến 70, cả nam và nữ đều có tỷ lệ loãng xương tương tự nhau.
Có 2 loại loãng xương chính:
1. Loãng xương nguyên phát: Đối với nam giới trên 70 tuổi, tình trạng này được gọi là loãng xương do tuổi tác. Nguyên nhân do quá trình lão hóa của tạo cốt bào, làm xuất hiện tình trạng mất cân bằng giữa hủy xương và tạo xương, gây nên thiểu sản xương và dẫn đến loãng xương.
2. Loãng xương thứ phát: Nguyên nhân loãng xương là do lối sống và thói quen không lành mạnh. Phổ biến nhất là uống rượu quá mức, hút thuốc lá, thiếu tập thể dục và bệnh đường tiêu hóa.
Lý do chính gây ra loãng xương ở nam giới:
1. Độ tuổiTuổi tác là yếu tố lớn nhất ở nam giới dẫn đến bệnh loãng xương. Sau tuổi 50, mật độ xương của đàn ông giảm với tỷ lệ khoảng 0,5 đến 1% hàng năm. Điều này xảy ra vì cơ thể không có khả năng tái tạo lại xương ở mức tương tự như trước tuổi 50. Ngoài ra, việc giảm testosterone cần để cân bằng tạo xương và tái hấp thu xương cũng là nguyên nhân gây ra loãng xương.
2. Thiếu canxi và vitamin DCả hai đều đóng một vai trò không thể thiếu trong sức khỏe của xương. Vitamin D và canxi cung cấp dinh dưỡng giúp tạo xương chắc khỏe và ít bị gãy hơn. Để có đủ lượng cần thiết cho cơ thể, các sản phẩm sữa là nguồn cung cấp canxi tốt nhất vì một người đàn ông trên 50 tuổi trung bình cần khoảng 1000 mg canxi mỗi ngày. Trong khi đó, Vitamin D được cơ thể hấp thụ tự động khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
3. Không tập thể dục
Không tập thể dục có thể làm cho xương dễ gãy hơn. Tập luyện ít nhất 30 phút mỗi ngày để giữ cho xương chắc khỏe. Hãy thử chạy bộ hoặc bất kỳ môn thể thao nào khác mà bạn thấy hứng thú.
4. Uống rượu quá mức
Uống rượu quá mức có thể đẩy nhanh quá trình loãng xương và ảnh hưởng đến gan của bạn. Những người uống rượu hàng ngày nên cố gắng giảm bớt hoặc hạn chế uống không quá 2 ly mỗi ngày.
5. Hút thuốc
Hút thuốc lá có liên quan trực tiếp đến loãng xương vì người hút thuốc ít vận động cơ thể hơn người không hút thuốc, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến xương của họ.
6. Sử dụng một số loại thuốc nhất định
Sử dụng một số loại thuốc trị bệnh như trầm cảm, tiểu đường, ung thư, ợ nóng và steroid cũng được coi là lý do gây ra loãng xương. Nếu bạn tiêu thụ những loại thuốc này thì nên tập thể dục nhiều hơn đồng thời ngừng sử dụng thuốc có steroids và thuốc trị chứng ợ nóng.
Những việc không nên làm khi bị loãng xương:
- Tránh di chuyển quá nhanh hoặc tập thể dục uốn cong người về phía trước hay phía sau. Điều này có thể làm tăng nguy cơ gãy xương sống
- Không nâng vật có trọng lượng nặng từ 5 đến 6 kg một lúc và cố gắng không lặp lại việc này.
- Tránh tập thể dục hay các hoạt động dễ khiến bạn bị ngã và có thể gây ra gãy xương như nhảy, đi xe đạp…
- Không bao giờ tập thể dục một mình, đi cùng người nào đó trong trường hợp bạn cần giúp đỡ.

Vân Anh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét