Bị tróc da ở đầu ngón tay là bệnh gì?
Như chúng tôi đã trình bày ở trên, da ở đầu ngón tay là vùng da rất nhạy cảm nên dễ mắc bệnh. Thông thường bệnh ở tay thường do tiếp xúc với hóa chất gây dị ứng, làm tổn thương trên da. Nếu bạn bị tróc da ở đầu ngón tay thì có thể bạn đã không may mắc phải các bệnh ngoài da sau:
Bệnh á sừng: là trạng thái lớp sừng chuyển hóa dở dang, tế bào còn nhân và nguyên sinh, chưa chuyển hóa hết thành sừng. Lớp sừng chuyển hóa dở dang gọi là sừng non, sừng bở, sừng tạp, kém chất lượng. Một trong những biểu hiện của bệnh á sừng là bị tróc da ở đầu ngón tay. Nếu không được giữ vệ sinh sẽ dễ nhiễm khuẩn gây sưng tấy.
Bệnh viêm da cơ địa: đây là một dạng bệnh viêm da dị ứng mãn tính. Khi bệnh đến giai đoạn nặng thường xuất hiện những đám sẩn dỏ, bong vảy, rối loạn sắc tố da. Nếu chúng ta gãi nhiều cũng có thể làm tróc da, nhất là ở các đầu ngón tay.
Bệnh viêm da tiếp xúc: bệnh viêm da xảy ra khi chúng ta tiếp xúc với chất gây dị ứng hoặc các chất kích thích. Những biểu hiện bệnh có thể xuất hiện ở tay, mặt, môi. Với những biểu hiện ở tay, ban đầu sẽ xuất hiện mụn nước, tiết dịch còn khi chuyển sang giai đoạn mãn tính sẽ làm khô da, bong tróc da.
Bệnh vảy nến: là một rối loạn da thường gặp. Khi bị mắc bệnh này bệnh nhân thường thấy xuất hiện những mảng lớn màu đỏ tía, tróc vảy trên da. Biểu hiện bệnh xuất hiện ở rất nhiều nơi trên cơ thể, thậm chí ở các đầu ngón tay.
Bệnh Eczema: là tình trạng viêm da sẩn mụn nước do phản ứng với các tác nhân nội sinh và ngoại sinh. Ban đầu bệnh không có nhiều dấu hiệu, đến khi nặng thì xuất hiện những mảng da tróc, viêm nhiễm sưng tấy và gây ngứa. Khi bạn bị tróc da ở đầu ngón tay thì có khả năng rất cao bạn đang mắc phải căn bệnh này.
Ngoài ra, bệnh bị tróc da ở đầu ngón tay cũng báo hiệu bạn bị mắc một số bệnh khác như bệnh dị ứng, bệnh tiểu đường. Việc xác định được nguyên nhân gây bệnh rất quan trọng, giúp chúng ta xác định được hướng đi đúng đắn cho việc điều trị bệnh.
Cách khắc phục khi bị tróc da ở đầu ngón tay
Nhiều người lơ là chủ quan khi bị tróc da ở đầu ngón tay. Chúng ta không nên để lâu, mà phải có biện pháp để khắc phục kịp thời. Hiện tượng tróc da ở đầu ngón tay làm cho da yếu đi, dễ bị tổn thương. Điều này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh xâm nhập và gây khó khăn trong việc điều trị. Vì vậy, khi có biểu hiện của tróc da ở đầu ngón tay, chúng ta cần áp dụng các biện pháp khắc phục bệnh hiệu quả. Cụ thể, bạn có thể tham khảo các cách sau:
1/ Dùng các biện pháp dân gian
** Dùng dầu dừa
Bạn không thể bỏ qua dầu dừa nếu như đang bị bong tróc ở các đầu ngón tay. Nguyên liệu này có tác dụng dưỡng ẩm cực kì hiệu quả. Đồng thời chứa nhiều dưỡng chất rất tốt cho làn da. Bạn chỉ cần bôi dầu dừa mỗi ngày trước khi đi ngủ là tình trạng da bong tróc sẽ được cải thiện trong thời gian ngắn.
** Dầu oliu
Đây cũng là một trong những nguyên liệu an toàn bạn nên dùng để cải thiện tình trạng bong tróc ở đầu ngón tay. Trong dầu oliu chứa chất chống oxi hóa, axit béo không no tốt cho làn da. Ngoài ra, dầu oliu còn có khả năng làm mềm da, bảo vệ da hiệu quả. Bạn có thể tiến hành việc chữa bệnh như sau:
Vệ sinh bàn tay thật sạch
Đợi tay khô rồi dùng dầu oliu thoa lên vùng da bị bong tróc
Massage nhẹ nhàng để các tinh chất thấm sâu hơn vào da.
** Dùng mật ong
Nguyên liệu này cũng có tác dụng dưỡng ẩm, cải thiện các bệnh ngoài da rất tốt. Chúng ta có thể dùng mật ong để chữa tình trạng bong tróc ở đầu ngón tay như sau:
Sau khi vệ sinh và lau khô các đầu ngón tay, dùng mật ong bôi lên các đầu ngón tay .
Đợi một lát cho khô hẳn rồi mới đi ngủ.
Áp dụng hàng ngày cho đến khi lành bệnh.
2/ Cung cấp độ ẩm cho da
Khi da của bạn bị bong tróc tức là da đã mất đi độ ẩm cần thiết. Vì vậy, bạn cần phải cung cấp độ ẩm để giúp da được cân bằng, cải thiện tình trạng bong tróc. Bạn nên:
Thường xuyên sử dụng kem dưỡng ẩm để giúp cung cấp độ ẩm cho da. Bạn hãy chọn cho mình sản phẩm dưỡng ẩm phù hợp nhất, tốt nhất nên chọn những sản phẩm có chiết xuất tự nhiên thì sẽ an toàn hơn. Vì trong kem dưỡng ẩm có thể có những thành phần dễ làm cho da bị kích ứng, làm cho tình trạng bệnh càng càng nghiêm trọng. Cách tốt nhất, bạn nên thử trước ở một vùng da nhỏ, nếu không có phản ứng gì mới dùng cho các phần da còn lại.
Uống nhiều nước là cách giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, thanh lọc cơ thể và dưỡng ẩm cho da. Bạn nên duy trì thói quen uống từ 2l-2,5l nước mỗi ngày. Có thể uống xen kẽ nước lọc và các nước trái cây để cung cấp thêm dưỡng chất cho da.
3/ Điều chỉnh chế độ sinh hoạt hàng ngày
Ngoài việc sử dụng các biện pháp điều trị thì chế độ sinh hoạt cũng rất quan trọng. Chúng tôi xin gợi ý thêm vài biện pháp giúp cho bạn cải thiện được tình trạng bong tróc da ở đầu ngón tay.
Luôn vệ sinh da tay thật sạch sẽ bằng các sản phẩm dịu nhẹ, phù hợp với da tay. Bạn cũng nên dùng nước ấm để làm mềm da, loại bỏ lớp da bị tổn thương, bong tróc ở đầu ngón tay dễ dàng hơn.
Có một chế độ dinh dưỡng thật hợp lý, bạn nên tăng cường ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi để cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho da. Đồng thời, người bệnh cũng nên hạn chế thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, các chất kích thích có thể làm bệnh trầm trọng hơn.
Tăng cường tập luyện thể dục thể theo để nâng cao sức khỏe, tinh thần thoải mái, giúp khắc phục tình trạng bệnh hiệu quả hơn.
Những thông tin trên có lẽ đã cho bạn biết được mình cần phải làm gì khi không may bị tróc da ở đầu ngón tay. Chúc các bạn nhanh chóng lành bệnh!
B.S Hoàng Thị Lan
Bệnh viêm da tiếp xúc: bệnh viêm da xảy ra khi chúng ta tiếp xúc với chất gây dị ứng hoặc các chất kích thích. Những biểu hiện bệnh có thể xuất hiện ở tay, mặt, môi. Với những biểu hiện ở tay, ban đầu sẽ xuất hiện mụn nước, tiết dịch còn khi chuyển sang giai đoạn mãn tính sẽ làm khô da, bong tróc da.
Bệnh vảy nến: là một rối loạn da thường gặp. Khi bị mắc bệnh này bệnh nhân thường thấy xuất hiện những mảng lớn màu đỏ tía, tróc vảy trên da. Biểu hiện bệnh xuất hiện ở rất nhiều nơi trên cơ thể, thậm chí ở các đầu ngón tay.
Bệnh Eczema: là tình trạng viêm da sẩn mụn nước do phản ứng với các tác nhân nội sinh và ngoại sinh. Ban đầu bệnh không có nhiều dấu hiệu, đến khi nặng thì xuất hiện những mảng da tróc, viêm nhiễm sưng tấy và gây ngứa. Khi bạn bị tróc da ở đầu ngón tay thì có khả năng rất cao bạn đang mắc phải căn bệnh này.
Ngoài ra, bệnh bị tróc da ở đầu ngón tay cũng báo hiệu bạn bị mắc một số bệnh khác như bệnh dị ứng, bệnh tiểu đường. Việc xác định được nguyên nhân gây bệnh rất quan trọng, giúp chúng ta xác định được hướng đi đúng đắn cho việc điều trị bệnh.
Cách khắc phục khi bị tróc da ở đầu ngón tay
Nhiều người lơ là chủ quan khi bị tróc da ở đầu ngón tay. Chúng ta không nên để lâu, mà phải có biện pháp để khắc phục kịp thời. Hiện tượng tróc da ở đầu ngón tay làm cho da yếu đi, dễ bị tổn thương. Điều này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh xâm nhập và gây khó khăn trong việc điều trị. Vì vậy, khi có biểu hiện của tróc da ở đầu ngón tay, chúng ta cần áp dụng các biện pháp khắc phục bệnh hiệu quả. Cụ thể, bạn có thể tham khảo các cách sau:
1/ Dùng các biện pháp dân gian
** Dùng dầu dừa
Bạn không thể bỏ qua dầu dừa nếu như đang bị bong tróc ở các đầu ngón tay. Nguyên liệu này có tác dụng dưỡng ẩm cực kì hiệu quả. Đồng thời chứa nhiều dưỡng chất rất tốt cho làn da. Bạn chỉ cần bôi dầu dừa mỗi ngày trước khi đi ngủ là tình trạng da bong tróc sẽ được cải thiện trong thời gian ngắn.
** Dầu oliu
Đây cũng là một trong những nguyên liệu an toàn bạn nên dùng để cải thiện tình trạng bong tróc ở đầu ngón tay. Trong dầu oliu chứa chất chống oxi hóa, axit béo không no tốt cho làn da. Ngoài ra, dầu oliu còn có khả năng làm mềm da, bảo vệ da hiệu quả. Bạn có thể tiến hành việc chữa bệnh như sau:
Vệ sinh bàn tay thật sạch
Đợi tay khô rồi dùng dầu oliu thoa lên vùng da bị bong tróc
Massage nhẹ nhàng để các tinh chất thấm sâu hơn vào da.
** Dùng mật ong
Nguyên liệu này cũng có tác dụng dưỡng ẩm, cải thiện các bệnh ngoài da rất tốt. Chúng ta có thể dùng mật ong để chữa tình trạng bong tróc ở đầu ngón tay như sau:
Sau khi vệ sinh và lau khô các đầu ngón tay, dùng mật ong bôi lên các đầu ngón tay .
Đợi một lát cho khô hẳn rồi mới đi ngủ.
Áp dụng hàng ngày cho đến khi lành bệnh.
2/ Cung cấp độ ẩm cho da
Khi da của bạn bị bong tróc tức là da đã mất đi độ ẩm cần thiết. Vì vậy, bạn cần phải cung cấp độ ẩm để giúp da được cân bằng, cải thiện tình trạng bong tróc. Bạn nên:
Thường xuyên sử dụng kem dưỡng ẩm để giúp cung cấp độ ẩm cho da. Bạn hãy chọn cho mình sản phẩm dưỡng ẩm phù hợp nhất, tốt nhất nên chọn những sản phẩm có chiết xuất tự nhiên thì sẽ an toàn hơn. Vì trong kem dưỡng ẩm có thể có những thành phần dễ làm cho da bị kích ứng, làm cho tình trạng bệnh càng càng nghiêm trọng. Cách tốt nhất, bạn nên thử trước ở một vùng da nhỏ, nếu không có phản ứng gì mới dùng cho các phần da còn lại.
Uống nhiều nước là cách giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, thanh lọc cơ thể và dưỡng ẩm cho da. Bạn nên duy trì thói quen uống từ 2l-2,5l nước mỗi ngày. Có thể uống xen kẽ nước lọc và các nước trái cây để cung cấp thêm dưỡng chất cho da.
3/ Điều chỉnh chế độ sinh hoạt hàng ngày
Ngoài việc sử dụng các biện pháp điều trị thì chế độ sinh hoạt cũng rất quan trọng. Chúng tôi xin gợi ý thêm vài biện pháp giúp cho bạn cải thiện được tình trạng bong tróc da ở đầu ngón tay.
Luôn vệ sinh da tay thật sạch sẽ bằng các sản phẩm dịu nhẹ, phù hợp với da tay. Bạn cũng nên dùng nước ấm để làm mềm da, loại bỏ lớp da bị tổn thương, bong tróc ở đầu ngón tay dễ dàng hơn.
Có một chế độ dinh dưỡng thật hợp lý, bạn nên tăng cường ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi để cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho da. Đồng thời, người bệnh cũng nên hạn chế thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, các chất kích thích có thể làm bệnh trầm trọng hơn.
Tăng cường tập luyện thể dục thể theo để nâng cao sức khỏe, tinh thần thoải mái, giúp khắc phục tình trạng bệnh hiệu quả hơn.
Những thông tin trên có lẽ đã cho bạn biết được mình cần phải làm gì khi không may bị tróc da ở đầu ngón tay. Chúc các bạn nhanh chóng lành bệnh!
B.S Hoàng Thị Lan