Tìm kiếm Blog này

Thứ Bảy, 8 tháng 12, 2018

Người xưa dạy rằng, đời người cần 6 “lăng kính”, nếu nhìn thấu được hết thì cuộc đời không còn gì để tiếc nuối

Có những lúc bạn không thể dùng mắt thường để nhìn nhận sự việc, thì hãy dùng 6 lăng kính này để mở một lối đi cho bản thân.
Đời người giống như một cuộc hành trình. Trong cuộc hành trình đó, chúng ta không chỉ cần một đôi mắt để nhìn, mà cũng cần mang theo những "lăng kính" để nhìn thấu được mọi việc và sẵn sàng chinh phục những đỉnh cao mới.
1. Kính viễn vọng: để có một tầm nhìn xa

Đỗ Phủ nói: "Hãy đứng trên đỉnh núi, và nhìn ra những ngọn núi nhỏ." Khi bạn đứng ở nơi cao, bạn có thể thấy những ngọn núi nhỏ ở phía xa, và mọi người tự nhiên sẽ có một niềm đam mê và động lực để làm việc trong thời điểm này.
Tô Thức, hay còn biết đến là Tô Đông Pha cũng nói, "Tôi không biết khuôn mặt thật của núi, chỉ khi đứng ở trên ngọn núi này". Chỉ khi đứng trên đỉnh cao, nhìn bao quát được mọi thứ, bạn mới thấy đằng sau những sự phức tạp, cuối cùng chỉ còn lại chân lý.
Trong cuộc đời một người, cần mang kính viễn vọng để có một niềm đam mê không bao giờ chìm, để có khả năng gạt bỏ lớp sương mù và một tâm trí nhìn xa trông rộng để lên kế hoạch cho tương lai.
2. Kính lúp: phóng to tâm trí bạn
Hãy dám nghĩ rằng, bạn có thể thu phục được lòng người. Khi thu phục được lòng người, bạn có thể làm cho mọi việc xảy ra. Nếu một người không có chí lớn, bụng dạ hẹp hòi, thì sẽ không có ai sẵn lòng ở lại với anh ta. Một mình anh ta cô độc thì làm sao có thể chinh phục được thế giới?
Tìm hiểu suy nghĩ của bản thân, phóng đại những ý tưởng của mình, tìm bạn đồng hành để biến những mục tiêu, suy nghĩ thành sự thật.
3. Kính râm: nhìn xuống thế giới và che giấu bản thân

Nhìn thế giới ngoài kia hỗn loạn, nhộn nhịp. Khi ánh sáng bên ngoài không thể chiếu đến trái tim bạn, nghĩa là trái tim bạn sẽ được bao bọc trong một thế giới yên tĩnh hơn, trầm lắng hơn.
Nói một cách thẳng thắn, đó là cách để con người bảo vệ mình. Kính râm sẽ là một chiếc vỏ bọc tốt, để bạn có thể giữ cho mình tránh xa những rắc rối. Vì vậy hãy nhớ rằng trong cuộc sống, đừng bao giờ quá nhiệt tình, đừng lo chuyện bao đồng để rồi đưa bản thân vào rắc rối, thỉnh thoảng che giấu bản thân cũng là một điều tốt.
4. Kính hiển vi: xem chi tiết và tạo chi tiết

Ngựa mất móng có thể khiến cho tướng quân phải bỏ một trận chiến, một con kiến ​​có thể đục hỏng cả một con đê. Các chi tiết cẩu thả nhỏ nhoi có thể phá vỡ một tổng thể. Vô tình những tiểu tiết, những điều nhỏ nhặt có thể tích tụ đủ để làm suy yếu đi toàn bộ chung.
Thật khó để làm mọi thứ, mọi điều lớn lao một cách trọn vẹn. Vì thế chúng ta luôn phải chú ý đến những chi tiết dù là nhỏ nhất, phải học được một sự thật rằng: Sự thay đổi định lượng sẽ gây ra những thay đổi định tính, khi chúng ta làm những điều nhỏ nhặt được tốt đẹp thì những vấn đề lớn cũng sẽ trở nên tốt đẹp. Những việc làm vĩ đại của con người bao giờ cũng là sự tổng hợp của những việc làm bình thường của con người đó. Quy luật này giúp chúng ta tránh được tư tưởng chủ quan trong học tập và trong hoạt động thực tiễn hằng ngày.
5. Gương méo: nhìn mơ hồ
Khi nhìn vào một tấm gương biến dạng, méo mó, bản thân bạn sẽ cảm thấy mơ hồ, không chắc chắn và muốn thoát khỏi cảm giác đó. Tuy nhiên, những người có một cuộc sống mơ hồ lại rất dễ dàng có được hạnh phúc, họ có ít sự quan tâm trong cuộc sống, nhưng lại thực sự chân thành với những người khác. Họ luôn vui vẻ và hài lòng với những gì bản thân có, không quá tham vọng, không quá nhiệt tình và luôn biết cách tận hưởng cuộc sống.
6. Gương phẳng: nhìn núi là núi, thấy nước là nước
Khi kinh nghiệm cuộc sống đã tích lũy đến một mức độ nhất định, bạn sẽ có một sự hiểu biết rõ ràng về thế giới và những bản ngã. Biết những gì bạn đang theo đuổi và những gì bạn phải từ bỏ.
"Mọi người đều là con người, họ không phải cố ý làm người, thế giới là một thế giới, không cần phải dày công để đi đến thế giới". Khi đã biết rõ bản chất của sự vật, sự việc, hãy học cách chấp nhận nó. Luôn nhớ điều này trong tâm trí thì bạn sẽ đạt được bản chất và tính xác thực, sự tự do và yên tĩnh trong tâm hồn.

Trịnh Thơm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét