Trước tiên phải khẳng định , Doanh nghiệp PHẢI cố gắng tối đa tuân thủ luật pháp. Gọi là cố gắng tối đa vì có quá nhiều thứ phải tuân thủ nhất là doanh nghiệp khởi nghiệp trăm thứ phải lo, vả lại, có ai tự vỗ ngực xưng mình tuân thủ 100% quy định luật pháp không?
Kinh nghiệm sau đây được viết ra từ người trong cuộc, khi có thời gian khởi nghiệp ít ỏi (sản xuất thực phẩm) để chia sẻ với anh chị nào cần trong quá trình tuân thủ quy định và làm việc với các đoàn kiểm tra
Kiểm tra gồm kiểm tra chuyên ngành (tức kiểm tra liên quan đến nghành, lĩnh vực chính của doanh nghiệp) và kiểm tra khác (Thuế, môi trường, phòng cháy chữa cháy-PCCC, quản lý thị trường, sở hữu trí tuệ….) và có thể là liên ngành.
HỒ SƠ GIẤY TỜ
Với các doanh nghiệp sản xuất thì cần chuẩn bị các hồ sơ bắt buộc như sau:
*) Giấy tờ pháp lý: Đăng ký kinh doanh, giáy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện, các tài liệu công bố sản phẩm, kiểm nghiệm định kỳ
Chú ý một số giấy tờ hay bị thiếu: Về sở hữu trí tuệ (mã vạch, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu…), kiểm định thiết bị cân đong..
Đề án bảo vệ môi trường (giản đơn với cơ sở không có quy mô lớn), còn quy mô lớn thì Đánh giá tác động môi trường thì rõ rồi và báo cáo định kỳ >> Xem thêm ND 29/2011 và TT15 để biết rõ
*) Hồ sơ lao động & nhân sự : Giấy khám sức khỏe định kỳ, hợp đồng lao động, xác nhận kiến thức ATVSTP...
*) Hồ sơ NVL đầu vào gồm: Hợp đồng, hóa đơn/chứng từ, tài liệu chất lượng của các nguyên vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất. Cái này dễ chết nếu như mua hàng hóa không có đủ giấy tờ nè. Càng chi tiết, càng cẩn thận (từ cái hàng hóa nhỏ như cái tem, nắp nút, bang keo) đến cái lớn (như chai lọ, bao bì) càng tốt.
*) Hồ sơ trong quá trình sản xuất: Gồm các form biểu mẫu, để có thể truy xuất nguồn gốc, xác định được chất lượng của từng khâu trong quá trình sản xuất. Cái này cơ sở nào dùng HACP, ISO thì yên tâm nè.
*) Chú ý bao bì tem nhãn: Tham khảo NĐ 43/2017 về tem nhãn hàng hóa để thực hiện cho đúng.
Tùy theo lĩnh vực mà có thêm các quy định khác.
Nên lưu thành file theo chuẩn để khi hỏi phát mang ra luôn.
KINH NGHIỆM LÀM VIỆC
.- Nên lưu trữ lại toàn bộ tài liệu, chứng cứ, biên bản trước, trong và sau khi kiểm tra
- Làm việc qua công văn, có quyết định rồi mới tiếp. Tránh tình trạng bị hù dọa, làm việc qua điện thoại, vòi vĩnh, mất tiền oan.
- Không quá căng thẳng nhưng cũng không nên sợ hãi. Tất nhiên, mình làm đúng thì sợ cái gì còn trong trường hợp chưa đúng thì vẫn còn thời gian khắc phục, sửa chữa. Tránh tình trạng bị hù dọa, mất tiền oan.
Ví dụ kinh nghiệm thực tế về kinh nghiệm làm việc với cảnh sát môi trường hôm nay, ng
Alo, xin chào đồng chí, tôi là ABC, ở phòng CSMT, tuần này tôi có kế hoạch làm việc ở địa phương mình và sẽ làm việc với doanh nghiệp của mình.
Vâng, chào anh. Tôi không có thói quen nhận lịch làm việc qua điện thoại khi tiếp đoàn, tôi chỉ tiếp khi có quyết định của người có thẩm quyền và gửi theo đường công văn.
OK, sẽ có quyết định cho anh. Rồi 1 đoàn 4 người đến. Chủ doanh nghiệp không có nhà, nhân viên tiếp.
Kiểm tra giấy tờ, các thể loại, ghi nhận đầy đủ, rồi đi kiểm tra thực địa. Thấy mọi thứ ổn nên xoay phần bể biogas nước thải. Yêu cầu lấy mẫu. Làm việc qua điện thoại với chủ doanh nghiệp
Trước tiên là vì tôi không có nhà nên về nguyên tắc là chúng tôi không tiếp đoàn khi không có quyết định của người có thẩm quyền. Nhưng các anh đến rồi, làm việc rồi, thì tôi cũng xin có mấy ý kiến thế này:
Các anh thấy đấy, chúng tôi thực hiện đầy đủ các quy định, hồ sơ giấy tờ đày đủ, có Đề án BVMT được phê duyệt. Chúng tôi thực hiện sản xuất theo ISO và có chứng nhận HACP.
Thực tế thì chúng tôi làm mắm trong thùng gỗ, đặt trong nhà, che đậy cẩn thận, rất sạch sẽ, mùi thơm dịu, không có nước thải sản xuất, bã mắm trong thùng sau khi hết thì bốc ra đóng bao chuyển cho đơn vị thức ăn gia súc. Nước thải chỉ là nước mưa, nước sinh hoạt, có bể lắng lọc theo đúng quy định. Không hề có dấu hiệu gì về mặt môi trường cả. Các anh cứ kiểm tra thoải mái.
OK, ghi nhận hồ sơ đầy đủ của anh nhưng chúng tôi sẽ lấy mẫu nước thải trong bể xử lý
OK, tôi chỉ đồng ý lấy mẫu khi việc này thể hiện trong biên bản làm việc, trong đó ghi rõ việc chúng tôi tuân thủ giấy tờ, vị trí lấy mẫu là phía sau bể xử lý, có ghi rõ và ký tá vào 2 mẫu, chúng tôi lưu mẫu đối chứng.
Hôm nay chúng tôi chỉ đi nắm tình hình, lấy mẫu về test chứ không có biên bản. Đợi tháng sau thành lập đoàn rồi chúng tôi làm biên bản ..
Không được, các anh lấy mẫu không ghi rõ rồi các anh mang mẫu khác test rồi vu khống chúng tôi thì sao. Tôi không làm việc bất cứ thứ gì mà không có biên bản.
Cũng nói thêm là, quy định của chính phủ là 1 năm kiểm tra 1 lần mà các anh cứ đến liên tục, không có biên bản thì tôi lấy gì làm chứng cứ để đi kêu....
Qua lại một hồi rồi, OK, hôm nay chúng tôi chỉ đi nắm tình hình, không làm biên bản, không lấy mẫu.
Đoàn kiểm tra ra về và xin hẹn đợt tới đến kiểm tra tiếp và dọa sẽ xử phạt (nếu phát hiện sai phạm)
Thôi thì, tự nhủ là cố gắng làm tốt nhất có thể, mất tiền để làm thủ tục, kiểm định định kỳ, để không có ai dọa mình, cho nó thanh thản đầu óc. Còn nhân vô thập toàn và tiên trách kỷ, hậu trách nhân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét