Trong xã hội hiện đại, muốn xác định một người có phải là "người nghèo" hay không thì không nên căn cứ vào điều kiện vật chất bẩm sinh của họ mà phải căn cứ vào cách tư duy của họ.
01/ Cách tư duy của người giàu đều có một điểm chung: Đó là họ luôn có thể đứng ở vị trí cao, có một tầm nhìn rộng lớn
Một người bạn trên mạng từng chia sẻ một câu chuyện:
Tôi có một người bạn Đại học tính cách rất tốt. Cô ấy là một người hiền hòa, biết chăm sóc người khác và điều quan trọng là có thể kìm nén cơn giận. Sau khi đi sâu vào giao tiếp, cô ấy đã nói với tôi: "Thật ra, nguyên nhân chủ yếu khiến tính cách của mình tốt là do mình tự ti, mình sợ đắc tội với người nào đó nên chỉ có thể đối xử tốt với mọi người."
Tôi hỏi: "Tại sao lại tự ti trong khi bạn học tốt như thế?" Cô ấy có chút ngại ngùng nói với tôi: "Nhà mình rất nghèo, tiền học Đại học đều là tiền vay. Ăn không ngon, mặc không đẹp, đặc biệt đến khi học Đại học, mình nhìn thấy nhiều người đầy đủ về vật chất như thế thì cảm thấy bản thân thật thấp kém."
Cũng đúng, mỗi người trong trường dường như ai cũng có laptop, đa số ai cũng có điện thoại thông minh. Còn cô ấy thì máy tính không có, điện thoại cũng không có, con đường duy nhất để cô ấy liên lạc với thế giới bên ngoài là nghe lời truyền miệng. Ưu điểm của việc này là cô ấy có thể hoàn toàn dồn hết tâm trí vào việc học tập, cô ấy học cũng tương đối tốt, mỗi năm đều nhận được học bổng quốc gia.
Khi lần đầu tiên nghe thấy tin cô ấy lấy được học bổng thì tôi còn vui hơn cả cô ấy. Vì cô ấy có thể sử dụng số tiền đó để mua một cái máy vi tính thông thường hoặc là có thể mua một chiếc điện thoại thông minh. Có như vậy thì cô ấy mới có thể lên mạng tìm hiểu về thế giới mênh mông ngoài kia.
Nhưng kết quả là một năm qua đi, cô ấy không mua gì cả. Có một ngày, tôi hỏi cô ấy: "Bạn dùng học bổng vào việc gì vậy?" Cô ấy ngạc nhiên nói: "Dùng thế nào hả? Còn chưa kịp trả nợ nữa kìa. Ngoài học phí ra, còn tiền cha mẹ mình vay phải trả nữa."
Năm thứ hai, năm thứ ba, cô ấy vẫn không mua gì cả. Cô ấy đã liệt kê nhiều lý do khác nhau như giúp gia đình trả nợ, anh trai của cô ấy kết hôn và mua nhà cùng mọi lý do khác...
Đến năm tư, cô ấy quyết định thi thạc sĩ . Vì để tiết kiệm phí đề thi gốc tham khảo mấy trăm ngàn, cô ấy đã dành hơn một tháng đến thư viện điện tử của trường để tìm kiếm và gom góp tất cả tư liệu. Sau khi có thành tích thi, thành tích của cô ấy chỉ gần đạt, chỉ có thể đợi thông báo thi vòng hai, nhưng vì không có máy vi tính nên rất bất tiện. Lúc điều chỉnh ở trong trường muộn nửa tiếng, số người đã đủ nên cô ấy không thể báo danh.
Cuối cùng, cô ấy đã trở về quê làm một giáo viên, vừa làm việc vừa nghiên cứu thi thạc sĩ, bởi vì có lương nên có thể nuôi sống bản thân. Thành tích của cô ấy nói không chừng sẽ cao hơn rất nhiều, nếu như có điện thoại thông minh, có lẽ cô ấy cũng sẽ không bỏ lỡ thông tin điều chỉnh.
Đây được gọi là "tư duy của người nghèo". Bởi vì từng nghèo, nên khi làm bất cứ việc gì cũng suy nghĩ vấn đề tiền bạc trước. Nào ngờ bạn càng nghĩ đến vấn đề tiền bạc trước thì bạn càng mất đi cơ hội kiếm nhiều tiền hơn.
Tôi còn có một người bạn thân nghèo hơn cô ấy rất nhiều, học cũng không bằng cô ấy và cũng không lấy được nhiều học bổng như cô ấy nhưng cậu ta lại dùng tất cả những số tiền này để đầu tư cho bản thân mình.
Năm đó, cậu ta quyết định thi vào Học viện Điện ảnh Bắc Kinh. Cậu ta lấy hết tiền ra đến Học viện học lớp phụ đạo rất đắt. Cậu ta ngồi tàu hỏa đi tới đi về giữa trường và Bắc Kinh mấy chục lần, sau đó thi một lần là vào. Bây giờ, cậu ta ít nhất đã viết được hơn 1000 bài bình luận phim. Một năm sau, trên cơ bản thì cậu ta đã có thể có tiền dư trợ cấp cho gia đình rồi.
Có rất nhiều người nói rằng Học viện Điện ảnh Bắc Kinh hay Học viện Trung ương hí kịch là nơi dành cho con cháu nhà giàu mới có thể học, nhưng người bạn thân vô cùng nghèo nàn này của tôi không hề sợ hãi. Anh ấy thật sự là dựa vào sức lực của mình, hoàn thành sự chuyển mình đẹp đẽ của bản thân.
Tư duy người nghèo không phải là suy nghĩ mà chỉ người nghèo mới có, mà là mang tư duy này sẽ dẫn đến bần cùng, càng lúc càng nghèo.
Ví dụ như tiền thu nhập hàng ngày của bạn là 500 ngàn, nhưng cần thời gian 1 ngày để quét dọn nhà của bạn. Trong khi đó thuê người quét dọn thì tốn 300. Vậy bạn sẽ làm thế nào? Đọc đến đây, có thể đại đa số người sẽ cảm thấy đương nhiên là thuê người quét dọn rồi. Nhưng trên thực tế, đại bộ phận người lại lựa chọn tự mình quét dọn.
02 /Người giàu tư duy dùng tiền mua thời gian, người nghèo tư duy dùng thời gian đổi tiền.
Lấy một ví dụ rất thực tế: Rất nhiều người sau khi tốt nghiệp sẽ gặp phải vấn đề thuê nhà. Vậy rốt cuộc nên chọn nhà gần công ty nhưng đắt hay là nhà xa công ty nhưng rẻ đây?
Đạo diễn Đại Bằng của "Diors Man" và "Jian Bing Man" từng chia sẻ một trải nghiệm rất thú vị của bản thân:
"Lúc tôi vừa mới đến Bắc Kinh thì đã có một căn hộ ở ngoại ô nhưng tôi chưa bao giờ ở đó. Lúc công ty của tôi ở phố Trường An thì tôi sống ở gần phố Trường An. Khi công ty của tôi chuyển đến Ngũ Đạo Khẩu, tôi cũng chuyển đến Ngũ Đạo Khẩu. Lý do chính là để có thêm một cơ hội so với người khác.
Khi Chủ biên cần người, anh ấy gọi điện thoại cho tôi đến công ty đầu tiên, sau đó tôi có thể xử lý chuyện này rất hoàn hảo."
Giống như thuê nhà vậy, trong cuộc sống có rất nhiều thứ gọi là "Tuyệt chiêu tiết kiệm tiền" nhưng thật ra nó đều là gài bẫy bạn:
Nếu như muốn đọc sách mà không muốn tốn tiền mua sách thì bạn có thể lên mạng tìm bản lậu, nhưng bạn đã từng tính qua cái giá của thời gian chưa? Hơn nữa, những thứ miễn phí này cũng có thể chứa vô số phần mềm lừa đảo mà bạn phải lãng phí rất nhiều thời gian để dọn sạch chúng, còn có khả năng làm cho máy tính của bạn bị nhiễm vi rút và tắt máy hoàn toàn.
Bạn vì ưu đãi mấy đồng bạc nên nhập số điện thoại vào để lấy những phiếu ưu đãi có thể căn bản không dùng được, mà phải chịu đựng việc nhận vô số tin nhắn rác.
Muốn đi xem phim thì lại xem rồi so sánh mấy tiếng đồng hồ trong mấy app mua nhóm mới quyết định mua vé nào.
Xem video miễn phí mà không trả phí thành viên, thà chịu đựng quảng cáo 120 giây mở đầu (Bây giờ quảng cáo còn được chèn điên cuồng vào giữa video).
Giả sử chi phí web video 1 năm là 700 ngàn đồng, vậy chia đều mỗi ngày khoảng chừng 2 ngàn đồng. Bạn trông có vẻ đã tiết kiệm được 2 ngàn đồng một ngày, nhưng định giá bạn đối với thời gian giải trí mỗi ngày của mình chính là 2 ngàn đồng.
Khi ông chủ của bạn bảo bạn tăng ca, bạn nói bạn muốn về nhà giải trí một chút, ông chủ của bạn có thể ném cho bạn 2 ngàn đồng và nói: "Thời gian giải trí của anh đáng giá 2 ngàn đồng nên tôi cho anh 2 ngàn đồng, tăng ca!"
Ông chủ của bạn không bóc lột bạn, là bạn tự bóc lột chính mình. Bạn xem thời gian của mình không đáng giá, vậy ai sẽ xem người như bạn đáng giá đây?
Khi bạn xem thời gian của mình rất đáng giá, bạn sẽ không tốn thời gian để tiết kiệm tiền, mà là dùng để đầu tư cho bản thân mình. Một người không nỡ tốn tiền cho bản thân, thì chắc chắn sẽ bị thiệt thòi trong lúc phỏng vấn và đề bạt chức vụ.
Điều mà ông chủ quan tâm là: Bạn có kiến thức gì, bạn trông như thế nào, cách ăn mặc của bạn có khéo léo hay không, tầm nhìn của bạn có rộng hay không. Tất cả những điều này đều đòi hỏi bạn phải tự đầu tư lấy.
Bạn sẽ thấy rằng tất cả các công ty hiện nay đều không lấy "Xưởng vắt mồ hôi" (sweatshop) làm khái niệm lý tưởng. Họ sẽ tận hết khả năng để cuộc sống công nhân viên được thoải mái. Google, Apple, Microsoft đều là tận khả năng cung cấp phúc lợi cho công nhân viên để họ hưởng thụ, mà không phải để họ cần cù tiết kiệm trong công ty. Một công ty keo kiệt với công nhân viên thì vĩnh viễn không bao giờ đưa ra được thị trường.
Người tiết kiệm tiền thì không thể phát triển, xí nghiệp tiết kiệm tiền thì không thể đưa ra thị trường. (Mã Vi Vi)
03 /Kiếm tiền vốn dĩ chính là vì cuộc sống tốt hơn, nhưng tuyệt đối đừng vì kiếm tiền mà hi sinh cơ hội có cuộc sống tốt hơn.
Không sai, thật sự có nhiều việc chẳng hạn như hứng thú và sở thích, hay cuối tuần hẹn bạn bè xem một bộ phim, hoặc chăm sóc da, trông có vẻ đều là "bất nhu yếu phẩm" (thứ không cần thiết). Nhưng nếu như mọi người đều sống theo những gì "cần thiết", vậy thì bạn có gì khác biệt với động vật? Mỗi một người đều giống hệt nhau cả.
Chúng ta thường nói rằng tiền phải chi vào chỗ cần thiết nhất. Nhưng một người có thể kiếm tiền trở về hay không phải xem người đó có học tập hay không. Học tập cần trải qua một quá trình, sau đó mới có cơ sở suy nghĩ: "Tại sao tôi phải chi tiền này, mà không phải tiêu tiền kia?", phán đoán có đáng và chuẩn xác hay không. Tất cả đều đến từ một chuyện… chính là chúng ta phải học tập, học tập thế nào, học là phải tốn tiền.
Thứ quý giá nhất trong đời người là thời gian chứ không phải tiền bạc. Chuyện thật sự đáng sợ là sự hữu hạn của thời gian chính là thứ không thể tìm trở về được.
Hãy lấy mốc 80 tuổi để tính, 80 tuổi nhân với 1 năm 365 ngày. Bạn có khoảng 30.000 ngày. Thật đáng sợ, cả đời chúng ta sống được 80 năm nhưng chỉ có được khoảng 30.000 ngày.
30.000 ngày này là tính từ thời khắc bạn từ một đứa trẻ sơ sinh "oe oe" ra đời, bảng số 30.000 này đã bắt đầu nhảy lên rồi. Nhưng 30.000 ngày này không giống với khái niệm 30.000 đồng. 30.000 đồng tiêu 1 ngàn đồng, kiếm trở lại thì có lại thôi; nhưng 30.000 ngày trôi qua 1 giây thì là 1 giây, dùng hết mọi cách trên thế giới cũng không thể tìm 1 giây đó trở về được.
Do đó, sự quý báu của thời gian là một thứ tiêu tốn không thể chống lại nhất.
Như vậy là nhiều người trong chúng ta chơi thể thao, đi đến phòng tập gym, thử các chế độ ăn kiêng khác nhau... Và trong tất cả thời gian này chúng ta thậm chí không nhận ra rằng đi bộ những bước dài hàng ngày, như một số nghiên cứu cho thấy đã mang lại không ít hiệu quả cho số cân của mình.
Có những quy tắc mà chúng ta nên tuân theo với việc đi bộ để thay thế cho một bài tập thể dục.
Làm thế nào để biến đi bộ thành một bài huấn luyện thường xuyên
Các yếu tố chính ảnh hưởng đến lượng calo bị đốt cháy khi đi bộ là khoảng cách đi được, tốc độ của bạn, và trọng lượng cơ thể của bạn. Để có kết quả tốt nhất, bạn nên theo lịch trình thường xuyên và sử dụng bộ đếm tốc độ.
Thiết bị này sẽ cho bạn biết bạn đã đi bộ bao nhiêu trong ngày. Nếu bạn đi được một khoảng cách lớn nhưng vẫn không giảm được cân, bạn có thể đếm bao nhiêu bước bạn nên đi thêm.
Bao nhiêu bước cần đi mỗi ngày để giảm cân
Ước tính xấp xỉ này sẽ giúp bạn lập lịch trình cho riêng mình (lưu ý rằng phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm cá nhân, lối sống, thói quen ăn uống và tình trạng sức khoẻ):
100 kcal = 2.000 bước = 1.6 km
1 kg = 140.000 bước = 7.000 kcal = 112 km
Những cách để kéo dài bước đi của bạn:
Đừng cố lái xe hay đi xe buýt.
Đi bộ đưa đón con đi học
Dừng sử dụng thang máy và thang cuốn.
Đi bộ với con chó của bạn lâu hơn.
Để làm cho những lần đi bộ của bạn thú vị hơn, hãy thử những điều sau:
Đưa bạn bè đi cùng.
Nghe nhạc yêu thích hoặc sách nói.
Đi bộ quanh những nơi không quen thuộc và chọn các tuyến đường mới.
Vào mùa đông, bạn có thể tiếp tục luyện tập ở nhà nếu bạn có máy chạy bộ. Nó sẽ cho phép bạn xem phim hoặc chương trình truyền hình trong khi vẫn giữ được hình dáng đẹp cho bạn.
Làm thế nào để đi bộ một cách đúng đắn
Hãy nhớ rằng những bước đi của bạn không đều và có thể thay đổi từ 1 bước chân đến 1 thước.
Để đếm độ dài bước chân của bạn, hãy đo khoảng cách từ 10 đến 20 mét và đi nó theo tốc độ bình thường của bạn trong khi đếm các bước.
Chia khoảng cách theo cm (1.000 hoặc 2,000) theo số bước chân bạn đã thực hiện.
Dưới 70 bước / phút
Đối với một người khỏe mạnh, một tốc độ như vậy đã không có hiệu quả luyện tập. Nó được khuyên dành cho những người bình phục sau cơn đau tim hoặc đau thắt ngực nặng.
71-90 paces / min, 3-4 km / h
Tiến cử cho những người có bệnh tim mạch.
91-110 paces / min, 4-5 km / h
Một sự khởi động tốt cho cơ thể của bạn phù hợp với bất kỳ người khỏe mạnh.
111-130 bước / phút
Một bài tập tuyệt vời cho cơ thể của bạn, nhưng ngay cả những người khỏe mạnh cũng gặp khó khăn trong việc duy trì tốc độ như vậy trong một thời gian dài.
Các quy tắc đi bộ
1. Bắt đầu với một việc khởi động nhẹ, dần dần tăng thời gian và tốc độ. Bạn nên tăng chiều dài đi bộ của mình trước, và chỉ sau đó tăng nhịp độ. Những sự khởi động nên tương xứng với sức khoẻ của bạn.
2. Thực hành đi bộ thường xuyên. Một tuần đi bộ sẽ không làm bạn tốt lên. Nếu bạn không thể đi bộ mỗi ngày thì hãy làm ít nhất 2-3 lần một tuần.
Nó có thể được thực hiện bất kỳ lúc nào thuận tiện nhưng không sớm hơn 1-1,5 giờ sau bữa ăn.
3. Tham khảo ý kiến ác sĩ của bạn, và trải qua một cuộc kiểm tra y tế. Lặp lại 1-2 lần trong năm.
4. Quan sát tư thế của bạn khi đi bộ. Phần thân và vai của bạn nên được thẳng và dạ dày của bạn được hút vào trong.
Bạn cũng nên nhớ rằng đi bộ chậm trong một khoảng cách ngắn sẽ vô dụng, trong khi nếu bạn đi bộ quá nhanh và quá dài mà không chuẩn bị, bạn thậm chí có thể gây hại cho bản thân mình
Ella Hoang (Theo brightside)
Bright Side chia sẻ với các bạn "bản đồ bụng" để giúp bạn phần nào hiểu được những nguyên nhân gây ra những cơn đau ở bụng để có cách xử lý phù hợp.
Đau bụng là một trong những tình trạng sức khỏe phổ biến nhất mà tất cả chúng ta đều từng trải qua theo thời gian. Có rất nhiều lý do khác nhau gây đau ở khu vực này. Đó là lý do tại sao việc xác định đúng vấn đề để điều trị theo cách tốt nhất có thể là vô cùng quan trọng.
1. Bụng trên bên phải
Phần bụng này chứa túi mật và gan, vì vậy những nguyên nhân gây đau phổ biến nhất ở khu vực này thường được kết nối với các cơ quan này.
Nếu bạn trải qua cơn đau đột ngột, dữ dội tỏa ra vai phải và xuất hiện sau khi ăn một bữa ăn nhiều chất béo, có thể bạn bị sỏi mật.
Những cơn đau nhói hoặc chuột rút âm ỉ lan đến vai hoặc lưng phải của bạn và kéo dài trong vài giờ có thể là dấu hiệu cảnh báo viêm hoặc nhiễm trùng túi mật.
Một cơn đau âm ỉ hoặc đau nhói có thể đến và tự biến mất thường cho thấy bạn bị viêm gan - một bệnh phổ biến ở gan.
2. Bụng trên giữa
Phần bụng này bao gồm tá tràng, phần đầu tiên của ruột non và một phần lớn của tuyến tụy.
Nếu bạn thường xuyên bị đau lan ra lưng và trở nên trầm trọng hơn khi ăn, đặc biệt là ăn thực phẩm có nhiều chất béo, đây có thể là dấu hiệu của viêm tụy.
Đau dữ dội và đau ở khu vực này kèm theo triệu chứng buồn nôn, nôn, tiêu chảy và sưng bụng thì có thể là do thoát vị vùng thượng vị.
Nếu có cảm giác nóng rát ở ngực cùng với các triệu chứng như ho, đau họng, vị axit trong miệng, đầy hơi, buồn nôn, nôn và đầy hơi thì đó thường biểu hiện chứng ợ nóng hoặc khó tiêu.
Nếu bạn bị ợ nóng trở nên tồi tệ hơn khi bạn cúi xuống hoặc nằm xuống cùng với đau ngực và ợ hơi, có thể bạn bị thoát vị tạm thời.
Trong trường hợp có cơn đau trở nên tồi tệ hơn giữa các bữa ăn hoặc vào giữa đêm và có thể được làm dịu đi nhờ ăn uống thì có thể là một triệu chứng của loét tá tràng.
3. Bụng trên bên trái
Phần lớn nhất của dạ dày của bạn tập trung ở vùng bụng trên bên trái, do đó, bất kỳ cảm giác bất thường nào trong khu vực này thường chỉ ra vấn đề với cơ quan này.
Đau dữ dội, dai dẳng kèm theo buồn nôn hoặc nôn có thể là dấu hiệu của đau hoặc viêm dạ dày.
Đau rát thường dữ dội hơn khi dạ dày trống rỗng thì có thể là do loét dạ dày.
4. Bên phải và trái ở giữa bụng
Thận của bạn nằm ở phần bên phải và bên trái của bụng, ở mỗi bên của cột sống. Đôi khi đau ở những khu vực này cũng có thể được gây ra bởi các vấn đề với ruột già của bạn.
Cơn đau ở bên bạn tỏa ra sau lưng và kèm theo sốt, ớn lạnh, tiêu chảy và buồn nôn có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị nhiễm trùng thận.
Cơn đau dữ dội lan tỏa vào vùng bụng dưới và xuất hiện từng đợt có thể là dấu hiệu cảnh báo sỏi thận. Bạn cũng có thể bị buồn nôn, nôn, sốt, cần đi tiểu liên tục và có máu trong nước tiểu nếu đúng là do sỏi thận gây ra.
Cơn đau có hoặc không có đầy hơi xuất hiện cùng với phân cứng và khô mà khó vượt qua có thể là triệu chứng của táo bón.
5. Bụng giữa
Bất kỳ cảm giác khó chịu trong phần bụng của bạn có liên quan chặt chẽ đến các vấn đề trong ruột non và ruột già của bạn.
Đau bụng và chuột rút đi kèm với tiêu chảy nghiêm trọng, mệt mỏi, sốt và giảm cân cho thấy bạn đang bị viêm ruột.
Nếu bạn bị đau cùng với nôn mửa, tiêu chảy và không có khả năng truyền khí hoặc phân, đó có thể là dấu hiệu sớm của tắc nghẽn ruột non.
Nếu bạn bị sưng đau hoặc phình ra gần rốn kèm theo khó chịu ở bụng thì có thể là do thoát vị rốn.
6. Bên trái bụng
Bên cạnh thận trái của bạn, khu vực này cũng chứa ruột kết xuống của bạn có thể bị nhiễm trùng hoặc viêm do chế độ ăn uống không lành mạnh, lão hóa và một số nguyên nhân phổ biến khác.
Đau liên tục và kéo dài cùng với đau bụng, sốt, buồn nôn và nôn là những triệu chứng điển hình nhất của viêm túi thừa hoặc viêm ruột kết xuống của bạn.
7. Bụng dưới bên phải
Phần bụng này bao gồm ruột thừa - một cơ quan nhỏ lưu trữ vi khuẩn có ích, thúc đẩy quá trình tiêu hóa tốt và hỗ trợ hệ thống miễn dịch của bạn.
Nếu thấy đau nhói, chán ăn, buồn nôn, nôn và sốt... thì đó là những triệu chứng phổ biến nhất của viêm ruột thừa cần được điều trị y tế ngay lập tức.
8. Bụng dưới giữa
Bàng quang và cơ quan sinh sản của bạn nằm ở phần này của bụng.
Đau quặn bụng, cảm giác nóng rát khi bạn đi tiểu và thay đổi màu sắc của nước tiểu có thể là dấu hiệu chỉ ra nhiễm trùng bàng quang.
Đau vùng chậu đột ngột và nghiêm trọng có thể kéo dài trong nhiều tháng cũng là triệu chứng phổ biến của một số vấn đề với cơ quan sinh sản của bạn.
9. Bụng dưới bên trái
Một phần rất lớn của ruột già của bạn nằm ở đây, đó là lý do tại sao nếu bạn gặp một số vấn đề với cơ quan này, bạn rất có thể sẽ bị đau ở vùng bụng dưới bên trái.
Đau bụng đi kèm với chuột rút, đầy hơi, khí dư, tiêu chảy hoặc táo bón có thể là triệu chứng của hội chứng ruột kích thích.
Thông tin được trình bày trong bài viết chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin. Vì vậy, khi bị đau ở bất kì vị trí nào vùng bụng, bạn có thể có cách xử lý tạm thời và sau đó nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.
Thông thường, khi chuẩn bị bước sang năm mới thì nhiều nhà đầu tư bắt đầu tính toán lại các kênh đầu tư sinh lời hiệu quả cho năm mới. Có những người chọn kênh đầu tư chính thống như chứng khoán, bất động sản… nhưng cũng có người chọn mạo hiểm ở tiền ảo, cho dù trên thực tế đã có không ít trường hợp thua lỗ.
Mặc dù đầu tư tiền ảo có thể đối mặt với rất nhiều rủi ro, đặc biệt tại Việt Nam nó không được công nhận là phương tiện thanh toán hợp pháp nên không được pháp luật bảo vệ, tuy nhiên trên thực tế vẫn không ít người vì hám lợi vẫn “nhắm mắt đưa chân”.
Theo chia sẻ của một nhà đầu tư, họ nhận thấy tiền ảo tương tự như thị trường chứng khoán, chỉ cần một số tiền vừa phải là bạn đã có thể tham gia thị trường này. Khi nói đến rủi ro, họ cho rằng việc cần làm của một nhà đầu tư thông minh lúc này là tìm các sàn giao dịch uy tín trên toàn thế giới rồi tiến hành giao dịch từ các loại tiền tệ chính thống thành tiền ảo trên sàn. Đặc biệt là với một số bạn trẻ, họ cho rằng khi bắt đầu từ những khoản nhỏ lẻ nhưng vẫn kiếm được số tiền lớn thì không có gì phải lo ngại.
Đơn cử như Lâm Văn Tư (tốt nghiệp trường Đại Học Tự Nhiên, TP.HCM) cho biết, từ tháng 8 năm ngoái, anh cùng bạn bè tham gia một hình thức đầu tư gọi là Lending. Hiểu một cách đơn giản Lending là hình thức dùng một đồng coin chính thống (đa số là Bitcoin và Ethereum) để mua một đồng Crypto có cơ chế Lending. Sau khi nhận được đồng Crypto Lending đó, bạn có thể giữ nó để chờ lên giá hoặc nhận lãi hàng tháng.
“Nếu nhà đầu tư chọn hình thức giữ và chờ nó lên giá thì mọi việc đơn giản, mang coin lên sàn và bán lấy tiền khi thấy giá phù hợp hoặc khớp lệnh. Ngược lại, bạn chọn nhận lãi hàng tháng, bạn sẽ nhận được mức chia lợi nhuận theo ngày, tuần hoặc tháng dựa trên lượng USD (khoảng 30-50%/tháng và hoàn vốn sau 2 - 4 tháng). Hình thức đầu tư này đơn giản nên những người trẻ có chút tiền (100 USD) và ít kiến thức rất thích tham gia”, anh Tư lên tiếng chia sẻ.
Hay một hình thức đầu tư tiền ảo mới đây được nhiều bạn trẻ tỏ ra thích thú là đồng Etherbanking. Về hình thức, đây là đồng coin khá đặc biệt mang tham vọng xây dựng một hệ thống ngân hàng tiền điện tử không người đầu tiên trên thế giới. Số tiền tham gia chỉ từ 100 USD trong khi lợi suất mang về hàng ngày là 0,55%, tiền mặt trở lại sau 365 ngày (50% tiền mặt và 50% tổng số EBC tại thời điểm bắt đầu đầu tư). Chính điều này thu hút sự chú ý và tò mò của giới trẻ.
Thực tế, mỗi một hình thức đầu tư đều đưa ra biện chứng rất tốt cho nguồn gốc hình thành, sự phát triển trong tương lai của công ty cũng như lợi ích mà cộng đồng đầu tư có được. Thế nhưng, nhìn những mô hình tiền ảo mà giới trẻ đang bị hút hồn, giới chuyên môn dễ dàng chứng minh được rất nhiều yếu tố vô lý còn tồn tại ở mô hình đầu tư này. Trước hết, những thông tin về lợi suất đem lại ở loại hình đầu tư này có thể khiến người ta liên tưởng ngay tới các hình thức đa cấp như Bitconnect hay Regalcoin trước đây. Dù để xác minh được nó có phải là lừa đảo đa cấp không thì cần có thời gian theo dõi, nhưng có một điểm có thể chắc chắn là gần 99% các dự án đầu tư ủy thác (HYIP) đều là lừa đảo.
Nói như một chuyên gia tài chính thì mỗi hình thức đầu tư đều trả lãi suất khá cao nhưng đó cũng chính là điểm mấu chốt đánh vào lòng tham con người, khiến họ cứ đầu tư mãi không ngừng, và bị mất trắng tài sản chỉ sau một thời gian ngắn. Không chỉ vậy, vị này còn đặt ra một câu hỏi rằng: Các chủ dự án đầu tư Lending lấy tiền đâu để trả lãi định kỳ cho nhà đầu tư, mà còn ở mức lãi đến hơn 30%/tháng (trong khi lãi suất ngân hàng chỉ duy trì được mức 6-7%/năm)? Từ sự vô lý đó, giới chuyên gia đều có chung quan điểm là không khuyến khích cũng như ủng hộ bất cứ hình thức đầu tư nào vì trong thị trường này không ai có thể biết được điều gì có thể xảy ra.
Thời gian qua, không chỉ giới chuyên gia mà cả các cơ quan quản lý cũng nhiều lần khuyến cáo người dân về những rủi ro khi chạy theo tiền ảo. “Chiêu trò lừa đảo với lãi suất cao bất hợp lý tuy không mới nhưng vẫn có người mắc lừa, bởi bên cạnh một số người không biết, cũng có thể có nhiều người biết rõ nhưng vẫn tham gia bởi hy vọng sẽ rút ra sớm. Vì vậy lúc này, cơ quan quản lý cần có động thái chấn chỉnh, cảnh báo rõ ràng và kiên quyết để người dân biết”, Luật sư Trương Thanh Đức nhận định.
Trên thực tế, không ít nhà đầu tư đã mất trắng số tiền dành dụm tích góp nhiều năm của mình vì tiền ảo như vụ iFan, Pincoin… Bởi vậy, các chuyên gia khuyên rằng để nhận lãi suất thì nhà đầu tư chỉ nên tìm đến ngân hàng để gửi tiết kiệm nhận lãi. Còn nếu e ngại sự nhàm chán, dám đương đầu với mạo hiểm thì nhà đầu tư còn có thể tìm đến các kênh đầu tư khác như chứng khoán, mua chứng chỉ quỹ… sẽ là hướng đi tốt nhất giúp bạn nhanh chóng sinh lời trên khoản tiền nhàn rỗi của mình…
Tường Sam
Nhiều người cho rằng đột quỵ là bệnh của người già, tuy nhiên ngày càng nhiều những trường hợp của người trẻ chưa đến 30 tuổi đã bị xuất huyết não, phải sống thực vật đã chứng minh căn bệnh này đang dần trẻ hóa.
Anh Tiểu Lưu, năm nay 29 tuổi, ở Phúc Kiến (Trung Quốc) từ trước đến giờ vẫn luôn có cơ thể khỏe mạnh. Bất ngờ đến một ngày Tiểu Lưu bị đột quỵ do xuất huyết não, rơi vào tình trạng hôn mê bất tỉnh và trở thành người thực vật. Mặc dù sau hơn nửa năm trị liệu Tiểu Lưu đã tỉnh lại, nhưng anh ta cũng chỉ có thể phối hợp với những người thân trong gia đình bằng cách nháy mắt, gật đầu và lắc đầu đơn giản. Tình trạng của người đàn ông là trụ cột gia đình như vậy khiến mọi người đều cảm thấy đau lòng.
Xuất huyết não hay xuất huyết nội sọ là một loại đột quỵ. Nguyên nhân phổ biến nhất và quan trọng nhất của xuất huyết não là tăng huyết áp. Cách tốt nhất để phòng ngừa căn bệnh này là một lối sống lành mạnh tích cực, thói quen tập thể dục đều đặn và ăn uống hợp lý. Người bị cao huyết áp nên tránh sử dụng những loại thực phẩm chứa nhiều muối và đường.
Natri và muối
Lượng natri mỗi người được khuyến nghị sử dụng là 2300 miligam mỗi ngày. Những loại thực phẩm có chứa khoảng 5% DV( (giá trị phần trăm hàng ngày) natri trở xuống được coi là ít, khoảng 20% trở lên được coi là cao.
Cần chú ý những loại thức ăn sau:
1. Đậu đóng hộp
Đậu thường là lựa chọn dinh dưỡng mà lành mạnh nhờ chứa nhiều protein, chất xơ và chất chống viêm. Tuy nhiên, các loại rau củ đóng hộp, đặc biệt là đậu, thường chứa lượng muối natri khá cao nhằm mục đích bảo quản. Khi sử dụng, nên rửa trước với nước sạch để làm giảm lượng muối bên trong.
2. Các loại súp trộn sẵn
Mặc dù được quảng cáo là chứa nhiều thành phần bổ dưỡng, bạn có thể bị sốc khi biết hàm lượng natri có nhiều đến mức nào trong các loại súp trộn sẵn. Vì không thể rửa sạch như đậu đóng hộp, khi chọn dùng loại thực phẩm này, hãy cố gắng tìm sản phẩm có nhãn "ít natri" hoặc "giảm muối" trên bảng thành phần dinh dưỡng.
3. Cà chua nấu sẵn
Cà chua dùng để chế biến sẵn thường được trồng trên quy mô lớn, cứng cáp hơn để không bị hỏng suốt quá trình thu hoạch, vận chuyển, đóng hộp và đặt lên kệ. Chính vì thế, các loại cà chua nghiền và đóng hộp cần rất nhiều natri để làm nước sốt ngon miệng hơn và bảo quản được lâu dài.
Thay vì sử dụng sản phẩm chế biến sẵn, chúng ta có thể tự tay lựa mua cà chua tươi và chất lượng, tự đóng hộp ở nhà với hàm lượng muối thấp, không có chất bảo quản.
4. Thịt đóng hộp và chế biến sẵn
Xúc xích, thịt xông khói hay các loại thịt chế biến sẵn đều được bảo quản trong một thời gian dài nhờ hàm lượng natri cao trong đó. Thay vì nạp protein và những dưỡng chất cần thiết, bạn đang hi sinh sức khỏe của mình vì lượng muối và chất bảo quản khi ăn quá nhiều những sản phẩm này.
5. Đồ đông lạnh đã qua chế biến
Các thực phẩm đã chế biến nằm ở khu đông lạnh như pizza, cánh và đùi gà... có thể đã nấu cả tháng trời trước khi có người mua về sử dụng. Một lượng muối lớn được tẩm ướp vào đồ ăn để đảm bảo nó vẫn có mùi vị ngon lành sau một thời gian dài. Một số thương hiệu cao cấp và chất lượng cao có thể làm ra những món ăn với ít muối hơn nhưng lại đi với giá thành cao hơn hẳn.
Các loại đường
Đường có rất nhiều trong các loại thực phẩm, từ tự nhiên tới nhân tạo. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị lượng đường tối đa mỗi người nên bổ sung mỗi ngày là 37,5 gam cho nam giới và 25 gam cho nữ giới. Những loại thực phẩm sau thường chứa hàm lượng đường lớn mà bệnh nhân huyết áp cao cần chú ý:
1. Kẹo
Kẹo luôn là món quà vặt ngọt ngào khiến nhiều người yêu thích nhưng tất cả những gì chúng đem lại chỉ toàn đường và calo rỗng (chứa nhiều calo nhưng lại ít dinh dưỡng). Để kiểm soát huyết áp và có lối ăn uống lành mạnh hơn, hãy sử dụng các loại đường tự nhiên trong trái cây hơn là kẹo.
2. Đồ uống có ga
Một ly soda nhỏ đã chứa lượng đường vượt quá khuyến nghị hàng ngày cho cơ thể mỗi người. Trong đồ uống có ga còn chứa caffein làm tăng năng lượng sau khi sử dụng một thời gian ngắn nhưng sau đó cơ thể sẽ càng thấy mệt mỏi hơn.
3. Bánh ngọt
Món tráng miệng như bánh quy, bánh ngọt hay các loại bánh khác đều cung cấp rất nhiều đường và chất béo. Nếu có thể, hãy thay thế bằng lựa chọn lành mạnh hơn như vài lát táo, trái cây ngon ngọt khác.
Hầu hết các loại sốt đóng chai và gia vị không chỉ chứa nhiều muối mà còn được nạp đường khá nhiều. Nếu lượng đường thấp đi thì lượng natri lại nhiều hơn để bù lại.
4. Nước sốt
Hầu hết các loại sốt đóng chai và gia vị không chỉ chứa nhiều muối mà còn được nạp đường khá nhiều. Nếu lượng đường thấp đi thì lượng natri trong đó lại được dùng nhiều hơn để bù lại.
5. Rượu
Rượu có ít giá trị sức khỏe nhưng sẽ đem lại tác hại khủng khiếp cho người bị huyết áp cao. Rượu thường có nhiều đường hoặc trộn cùng với đồ uống có đường. Sử dụng nhiều cũng gây mất nước và nguy cơ tăng cân. Đây đều là 2 yếu tố có thể gây tăng huyết áp. Tuy nhiên, tiêu thụ rượu với số lượng vừa phải được khuyến nghị làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim với 2 chén cho đàn ông và 1 chén cho phụ nữ. Hãy chọn loại rượu chứa lượng đường thấp và không nên sử dụng quá nhiều, quá thường xuyên.
Dương Mộc
Giáo sư Nguyễn Văn Thông - Chủ tịch Hội đột quỵ Việt Nam chia sẻ về những người có nguy cơ cũng như 5 dấu hiệu cảnh báo đột quỵ xảy ra.
Bức tranh đột quỵ
Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não là hiện tượng mất đột ngột lưu lượng máu lên não do tắc mạch máu não hoặc do chảy máu não. Khi đó, tất cả tế bào nhu mô não phía sau bị tổn thương không được nuôi dưỡng dẫn đến hoại tử, mấy chức năng dẫn đến liệt, hôn mê, rối loạn cảm giác, tử vong.
Khi đột quỵ xảy ra sẽ khoảng 90% hậu quả rất nặng nề. Đột quỵ chỉ đứng thư 2 sau ung thư và nguyên nhân hàng đầu tàn tạt và sa sút trí tuệ ở người lớn và trưởng thành. Hàng năm thế giới chi rất nhiều tỷ đô la cho đột quỵ.
Theo thống kê chung trên thế giới đột quỵ là gánh nặng cho toàn cầu, những thống kê bệnh nhân đột quỵ để lại di chứng nặng nề và tử vong lên tới 90%, tỷ lệ tự phục vụ sau đột quỵ chỉ có 10%.
Năm 2010, người ta thống kê đột quỵ mắc lần đầu 7 triệu người, tử vong khoảng 30%. Nhưng người ta khuyến cáo nếu không điều chỉnh hạ huyết áp, cholesterol thì đến năm 2030 là 32 triệu người bị đột quỵ và tỷ lệ tử vong không giảm so với trước 34%.
Ở Việt Nam chưa có thống kê đầy đủ của cả nước. Những thống kê cục bộ khoảng 219 - 300/ 100 nghìn dân có nguy cơ mắc đột quỵ.
Thống kê 2012 của Bộ Y tế tại các bệnh viện tỷ lệ đột quỵ chảy máu não chiếm 40-50 % trong số đó tỷ lệ tử vong 50%, thời gian nhập viện rất chậm là 42 giờ, điều đó giảm cơ hội điều trị cho bệnh nhân, mất thời gian vàng vì thời gian chỉ có 3 giờ đầu.
Tại sao Việt Nam lại chậm, rõ ràng ta đã hiểu về đột quỵ, đã có biện pháp nhưng chưa thể phủ được cả đất nước đây không chỉ riêng của nghành y. Chúng ta cần tuyền truyền thông tin đại chúng và cần có giải giáp dự phòng cho đúng đột quỵ.
Đột quỵ có hai thể: chảy máu não và đột quỵ thiếu máu não
Ở thể thiếu mãu não, chiếm 80 - 85% chủ yếu do tắc mạch máu có thể tắc mặc từ tim, động mạch xơ vữa mạch, một số nguyên nhân như gây co mạch.
Ở thể chảy máu não: chiếm 15 - 20% bệnh nhân bị đột quỵ nhưng nó lại diễn ra nặng nề, ở những người trung niên cao tuổi, trẻ tuổi, 30 -35 tuổi đột quỵ chảy máu não.
Ở cả hai thể đều để lại hậu quả nặng nề tỷ lệ tử vong, tàn tật, sa sút trí tuệ cao
5 dấu hiệu
Những yếu tố cảnh báo đột quỵ đó là những người trung niên, người bị tăng huyết áp, đái tháo đường, tiền sử vữa xơ động mạch, lao động gắng sức ở tử thế gò bó kéo dài, sinh hoạt không hợp lý, ít tập thể dục thì bất kể lúc nào cũng có cơn đột quỵ có thể xảy ra.
5 dấu hiệu cần nhớ của đột quỵ đó là:
Thứ nhất: Tự dưng yếu đột ngột yếu nửa người, bên cơ thể
Thứ hai: Nói ngọng khó, líu lưỡi
Thứ ba: Hoa mắt, chóng mặt, loạng choạng
Thứ tư: Mù một mắt hoặc hai mắt
Thứ năm: Đau đầu đột ngột như búa bổ mà không tìm ra nguyên nhân.Ngoài ra, để chẩn đoán chính xác nữa sẽ có dấu hiệu có thể gợi ý thế nào là đột quỵ cháy máu não và đột quỵ thiếu máu não.
Đột quỵ thiếu máu não xảy ra ban đêm về sáng và thường ở người trung niên, cao tuổi diễn ra từ từ, mức độ liệt tăng dần lên, ít có nôn, ít rối loạn cơ tròn. Khi có dấu hiệu này, phải đưa ngay bệnh nhân đến viện từ 3 - 4,5 giờ vì chúng ta chần chừ sẽ mất cơ hội của người bệnh. Đặc biệt đột quỵ là yếu liệt nửa người.
Dấu hiệu đột quỵ chảy máu não: trong lúc hoạt động lao động, gắng sức, hội họp, hiện tượng xảy ra rầm rộ hơn như người bệnh kích thích vật vã, đau đầu, buồn nôn, huyết áp tăng đột.
Đó là hai dấu hiệu gợi ý cho ta biết đó là chảy máu não hay thiếu máu não. Nếu chảy máu não thì bình tĩnh đưa đến viện còn thiếu máu não thì phải nhanh chóng.
Dự phòng đột quỵ ở người trung niên, cao tuổi không có yếu tố nguy cơ bằng cách duy trì huyết áp 130/80mhg có chế độ sinh hoạt khoa học, chúng ta phải thư giãn, tránh stress, căng thẳng có thời gian nghỉ.
Trong chế độ sinh hoạt ăn uống tăng cường nhiều rau xanh, hoa quả chín, hạn chế mỡ động vật ăn ít phủ tạng, không hút thuốc lá, hạn chế bia rượu bởi đây là nguy cơ trường diễn gây đột quỵ mà chúng ta không biết.
Từ trung niên trở đi bắt buộc đo huyết áp hàng ngày, sáng chiều tối chúng ta ghi vào sổ, những cơ tăng huyết áp rất dễ đến đột quỵ. Khi có tiền sử tăng huyết áp chúng ta phải đến thầy thuốc, phải uống theo giờ quy định, tất cả chỉ có khả dụng sinh học trong 4 tiếng, không được bỏ thuốc.
VÌ ĐÂU TRUNG CỘNG & OBAMA "GHÉT TRUMP" NHƯNG DÂN ĐẠI LỤC LẠI "CẦN TRUMP" ? Để phần nào hiểu thêm tại sao đảng cộng sản Trung cộng, cựu tổng thống Obama và fan cuồng anh ta rất "ghét Trump" nhưng dân Đại lục lại quý Trump, xin đăng lại bài viết dưới đây của Trump trích từ cuốn sách “Donald Trump – Đã đến lúc phải cứng rắn” được Alpha Books và NXB Thế giới phát hành toàn quốc vào ngày 18/7/2016 khi Trump đang chạy đua nước rút vào ghế tổng thống Mỹ trước đối thủ nặng ký Hillary Clinton. “Trung tâm trọng trường của thế giới đang ngày càng dịch chuyển sang châu Á” – Barack Obama. Nói thẳng: Trung cộng không phải bạn ta. Họ xem ta như kẻ thù. Tốt hơn là Washington nên tỉnh ra thật nhanh, vì Trung cộng đang "cướp" công ăn việc làm của ta, phá hủy ngành công nghiệp chế tạo của ta, "ăn trộm" công nghệ và năng lực quân sự của ta với tốc độ âm thanh. Nếu nước Mỹ không sớm khôn lên, tổn thất sẽ là không thể vãn hồi. Có nhiều điều về sức mạnh Trung cộng mà Obama và các đồng sự ủng hộ thuyết toàn cầu của ông ấy không muốn bạn biết. Nhưng, không một ai biết sự thật lại có thể ngồi yên và làm ngơ việc cường quốc kinh tế hiện nay là Mỹ sẽ rơi vào tình thế nguy hiểm đến thế nào nếu các vị mà ta gọi là lãnh đạo ở Washington không cùng xắn tay hành động, bắt đầu đứng lên bảo vệ công ăn việc làm của người Mỹ và ngừng chuyển chúng ra thuê ngoài ở Trung cộng. Người ta dự đoán rằng đến năm 2027, Trung cộng sẽ vượt Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới – và điều này sẽ xảy ra nhanh hơn nữa nếu các xu hướng thảm họa trong nền kinh tế của Obama vẫn còn tiếp diễn. Nghĩa là trong vài năm tới, Mỹ sẽ bị nhấn chìm bởi cơn sóng thần kinh Trung cộng – tôi đoán là đến năm 2016, nếu ta không hành động nhanh. Điều này không xảy ra trong một đêm hay bất thần từ chân không. Chúng ta cứ ngần ngừ và làm ngơ trước những dấu hiệu cảnh báo suốt nhiều năm. Sự thật là, chúng ta đã thất bại nặng nề về công ăn việc làm trước Trung cộng dưới thời Tổng thống George W. Bush, thậm chí trước khi rơi vào thảm họa việc làm do Tổng thống Obama gây ra, thì từ năm 2001 đến năm 2008, Mỹ đã mất 2,4 triệu việc làm vào tay Trung cộng. Hơn 30 năm qua, nền kinh tế Trung cộng đã tăng trưởng trung bình 9-10% một năm. Nhưng dưới thời Tổng thống Barack Obama, Trung cộng đã phát đạt nhanh một cách bất thường và Mỹ cũng thua lỗ nhanh một cách bất thường. Chỉ riêng quý I/2011, nền kinh tế Trung cộng đã tăng trưởng với tốc độ vũ bão 9,7%. Còn tỷ lệ tăng trưởng quý I của Mỹ thì sao? Một con số đáng xấu hổ: 1,9%. Chúng ta có 14,4 triệu người mất việc. Chúng ta cần hành động. Quan hệ của Mỹ với Trung cộng đang đến bước quyết định. Chúng ta chỉ có rất ít thời gian để đưa ra những quyết định cứng rắn cần thiết nhằm giữ vững vị thế của ta trên thế giới. Cứ khoảng 7 năm, nền kinh tế Trung cộng lại tăng trưởng gấp đôi. Đó là một thành tựu kinh tế khủng khiếp, và đó cũng là lý do tại sao hết năm này đến năm khác họ đánh bại ta về thương mại. Ngay lúc này, ta đang có một khoản thâm hụt thương mại khổng lồ là 300 tỷ USD với Trung cộng. Nghĩa là mỗi năm Trung cộng kiếm được từ Mỹ khoảng 300 tỷ USD. Khi tôi tham gia các buổi nói chuyện trên truyền hình và các chương trình tin tức, tôi nói ra con số đó, và mọi người thậm chí còn không thể hình dung nổi trong đầu một con số lớn như thế, song đó là sự thật. Chỉ tính riêng sự mất cân bằng thương mại thôi, thì cứ ba năm Trung cộng lại gửi ngân hàng gần một nghìn tỷ USD của ta. Và đáng buồn thay, trong khi công nghiệp chế tạo của Mỹ từng là vô địch, thì giờ đây, vì chuyện Trung cộng "lừa" ta bằng đồng tiền của họ, nên các công ty Mỹ không thể cạnh tranh về giá, dù ta làm ra những sản phẩm tốt hơn nhiều. Bởi vậy, bây giờ Trung cộng là nhà sản xuất và xuất khẩu hàng đầu thế giới. Nhân đây cũng xin nói thêm là họ cũng có hơn ba ngàn tỷ USD ở ngân hàng dự trữ nước ngoài. Đó là số tiền đủ để Trung cộng mua cổ phần chi phối mọi công ty lớn nằm trong danh sách chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones – các công ty như Alcoa, Caterpillar, Exxon Mobil, hay Walmart – và vẫn dư hàng tỷ đô-la trong ngân hàng. Cứ 06 người trên hành tinh này thì có một người là người Trung cộng. Dân số gần 1,4 tỷ người của họ vượt ta với tỷ lệ khoảng 4 trên 1. Đó là một nguồn nhân tài khổng lồ để xây dựng các doanh nghiệp, cung cấp nhân lực cho các khu chế xuất, đáp ứng đủ nhân sự cho các tổ chức giáo dục ưu tú, và xây dựng một lực lượng quân sự khổng lồ. Một mối quan ngại lớn khác nữa là việc hàng năm Trung cộng có 7 triệu sinh viên tốt nghiệp đại học. Cho đến nay, Mỹ vẫn vượt Trung cộng về tỷ lệ tốt nghiệp đại học xét trên toàn bộ dân số, nhưng bạn phải hỏi liệu các trường đại học của ta có cho ra đời những sinh viên tốt nghiệp có kỹ năng cần thiết để cạnh tranh không. Tôi đọc thấy quá nhiều câu chuyện về các tập đoàn phải tổ chức các lớp giáo dục bổ túc cho nhân viên. Và khi bạn nhìn vào điểm thi ở các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông, thì thật đáng báo động. Trong một nghiên cứu quốc tế có uy tín năm 2010 về trẻ em trong độ tuổi 15, Mỹ xếp thứ 25 trên 34 quốc gia về toán học. Còn Trung cộng xếp thứ mấy? Thứ nhất. Thực tế là, học sinh Thượng Hải không những đứng nhất ở môn toán mà còn đứng nhất về môn đọc và khoa học. Họ hoàn toàn hạ gục ta – và tất cả những người khác. Chắc chắn, nghiên cứu này hơi thiên lệch vì họ chỉ lấy mẫu học sinh ở Thượng Hải vốn là nơi có nhiều học sinh thông minh nhất Trung cộng theo học. Nhưng, ngay cả tờ tạp chí có tinh thần tự do TIME cũng chỉ ra rằng, khi bạn xem xét những thay đổi nhân khẩu cực lớn đang diễn ra ở Mỹ, thì nguy cơ về giáo dục đã bắt đầu lấp ló phía trước. Chỉ trong một thế hệ nữa thôi, chúng ta sẽ là một quốc gia thiểu số trở thành đa số, và hiện thời có một con số đáng sợ là 40% trẻ em Mỹ Phi và Mỹ Latinh thậm chí không tốt nghiệp trung học phổ thông (chứ chưa nói đến đại học). Trong tư thế là "mục tiêu tấn công" của Trung cộng theo bạn thì chủ tịch Hồ Cẩm Đào có kế hoạch đưa hầu hết các lợi thế kinh tế và giáo dục của Trung cộng nhắm vào đâu? Chính xác rồi đấy, vào các ngành công nghiệp quân sự và vũ khí. theo tiết lộ của một thông báo mới từ Ngũ Giác Đài, Trung cộng đang nhanh chóng tăng cường lục quân, thủy quân và rót hàng triệu USD vào việc phát triển máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ I, tàu ngầm tấn công tiên tiến, các hệ thống phòng không tinh vi, các hệ thống chiến tranh không gian công nghệ cao và bổ sung cho kho tên lửa đạn đạo. Phản ứng trước sự tăng cường vũ trang quân sự của Trung cộng, Tổng tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ Michael Mullen đã nói: “Người Trung cộng có mọi quyền phát triển quân sự họ muốn. Chỉ là tôi không thể hiểu nổi tại sao một số năng lực này, dù là máy bay tàng hình J-20, hay thiết bị chống vệ tinh, hay vũ khí chống tàu chiến, thì phần nhiều lại có vẻ nhắm thẳng vào Mỹ.” Những gì Trung cộng đang làm trên mặt trận chiến tranh mạng cũng đáng báo động. Khi điều trần trước Ủy ban Quốc hội, Phó Tổng tham mưu Liên quân Mỹ, Tướng James Cartwright, nói rằng Trung cộng có liên quan rất sâu đến việc do thám thông tin máy tính của các mạng lưới thuộc cơ quan chính phủ và doanh nghiệp Mỹ. Tướng Cartwright giải thích rằng gián điệp mạng có thể cô lập các điểm yếu của mạng vi tính và cho phép người Trung cộng ăn cắp tin tức tình báo quý giá. VẬY TA PHẢI LÀM GÌ ĐÂY ? Trung cộng đưa đến ba mối đe dọa lớn đối với Mỹ khi thao túng tiền tệ quá đáng, nỗ lực phá hủy nền tảng sản xuất của ta một cách có hệ thống; gián điệp công nghiệp và chiến tranh mạng chống lại Mỹ. Người Trung cộng đã hà hiếp ta nhiều năm rồi. Nhưng, chính quyền Obamacó vẻ gần như "đồng lõa" trong việc muốn giúp người Trung cộng giẫm đạp lên ta. Obama tuyên bố ta không thể làm những việc có lợi cho ta, bởi nó có thể sẽ châm ngòi cho một “cuộc chiến thương mại” – làm như thể lúc này ta không ở trong một cuộc chiến như thế vậy. Tuy nhiên, tôi tin rằng chúng ta có thể vượt qua các mối đe dọa của Trung cộng bằng một một chiến thuật khôn ngoan và một nhà thương thuyết cứng rắn. Việc Trung cộng thao túng trên quy mô lớn đồng tiền của nước này có mục đích là nhằm đẩy mạnh xuất khẩu của nó và hủy hoại các ngành công nghiệp nội địa của ta. Khi chính quyền Trung cộng thao túng đồng YUAN và định giá thấp nó, họ có thể bán hàng cho các nước khác với giá thấp hơn rất, rất nhiều so với một công ty Mỹ, vì đồng tiền của ta được định giá ở mức giá thị trường chính xác hơn. Nghĩa là, hàng hóa của ta được định giá cao hơn, và việc này khiến chúng kém cạnh tranh hơn. Nhiều nhà phân tích đã cố xác định giá trị thực của đồng tiền Trung cộng, nhưng thật khó có thể nói chắc vì giá trị luôn thay đổi. Tuy nhiên, quả thật dường như cũng có một sự nhất trí là đồng nhân dân tệ có vẻ bị định giá thấp đâu đó trong khoảng 40- 50% so với giá trị thực của nó. Nghĩa là người Trung cộng có thể định ra mức giá chỉ bằng nửa giá của một nhà sản xuất Mỹ cho một hàng hóa hay dịch vụ tương tự. Điều này báo hiệu nguy cơ người lao động Mỹ mất công ăn việc làm, và đó chính xác là chuyện đang xảy ra ngay lúc này. Hãy nhìn vào những gì mà hành động thao túng tiền tệ của Trung cộng đã gây ra cho ngành công nghiệp thép của ta. Là một nhà thầu xây dựng nhiều tòa nhà xa hoa khổng lồ, tôi có thể cho bạn biết rằng công nghiệp thép có ý nghĩa sống còn đối với sức mạnh kinh tế của ta, và là một khoản chi phí quan trọng trong bất cứ công trình xây dựng nào. Theo Hiệp hội Sắt Thép Hoa Kỳ (AISI), hành động định giá thấp tiền tệ của Trung cộng là hình thức “trợ giá lớn nhất” cho các nhà sản xuất Trung cộng, là “chìa khóa” cho sự bùng nổ tăng trưởng xuất khẩu của Trung cộng, và là “một nguyên nhân chính” cho sự mất cân bằng cấu trúc toàn cầu đang góp phần dẫn đến sự sụp đổ tài chính gần đây của Mỹ. Sự thao túng tiền tệ của Trung cộng và các hoạt động thương mại không công bằng khác đã giúp ngành sản xuất thép thô của Trung cộng nhảy vọt từ 15% tổng sản lượng toàn cầu năm 2002 lên một con số cao đến không ngờ là 47% năm 2008. Năm 2002, Mỹ chỉ nhập khẩu 600.000 tấn thép (3% trên toàn bộ số thép nhập) từ Trung cộng. Đến năm 2008, Trung cộng đã khiến chúng ta phải mua 5 triệu tấn thép. Và một lần nữa, họ làm được điều này chủ yếu là nhờ việc định giá thấp đồng NDT. Kinh tế gia Alan Tonelson đã rất đúng khi viết: Trong tám năm dài, nhóm vận động hành lang cho Trung cộng ở Washington được cấp cho nguồn kinh phí thừa mứa bởi chính các công ty đa quốc gia có cơ sở ở Trung cộng được hưởng lợi từ khoản trợ giá 50% này (nhờ đồng NDT được định giá thấp) đã phô ra những lý lẽ hợp lý hóa việc không làm gì. Cái giá thảm khốc giáng xuống ta khi làm theo lời khuyên của nhóm vận động hành lang cho Trung cộng cũng đủ để chứng minh cho việc làm ngơ mánh khóe gần đây nhất của nó… Các nhà máy Mỹ buộc phải tiếp tục đóng cửa, lợi nhuận của những nhà máy sống sót được thì tiếp tục sụt giảm và thậm chí biến mất, số việc làm mất đi ngày càng tăng và tiền lương tiếp tục bị cắt giảm. Tệ hơn nữa, sự mất cân bằng kinh tế toàn cầu lấy Mỹ làm trung tâm lại tiếp tục gia tăng cho đến khi chúng gây ra sự sụp đổ lớn nhất ở Mỹ và trên khắp thế giới kể từ sau cuộc Đại Suy thoái. Những nhà quan sát khác, như thượng nghị sỹ Đảng Cộng hòa bang Alabama Richard Shelby, cũng thấy rõ. “Không nghi ngờ gì nữa, Trung cộng đang thao túng đồng tiền của nước này để trợ giá cho hàng xuất khẩu,” Shelby nói. Về việc Trung cộng mua trái phiếu của Bộ Tài chính Mỹ, Shelby nói: “Có lẽ đã đến lúc cần có điều luật mới để đảm bảo Bộ Tài chính chăm lo cho người lao động Mỹ, chứ không phải mấy gã chủ nợ Trung cộng". Là nền kinh tế dẫn đầu thế giới, chúng ta là người bị thương tổn nặng nề nhất bởi các hoạt động thương mại dối trá của Trung cộng và bất kỳ có chút hiểu biết về kinh tế học đều biết là tôi đúng. Như CNN Money đã nói: “Hầu hết các nhà kinh tế học sẽ đồng ý với logic của Trump rằng Trung cộng đang giữ giá trị đồng tiền của nước này ở mức thấp để giúp các nhà sản xuất của họ có lợi thế khi bán hàng sang Mỹ.” Dĩ nhiên, trở lại năm 2008 trong suốt chiến dịch tranh cử tổng thống, Barack Obama đã rất hưng phấn khi lớn tiếng phát biểu về những tác động tiêu cực của hành động thao túng tiền tệ. Khi còn là ứng cử viên, ông ấy thậm chí còn tán thành một dự luật sẽ thay đổi luật hiện hành để “định nghĩa thao túng tiền tệ như một hành động trợ giá cần áp thuế đối kháng (thuế chống phá giá)”. Giờ thì hãy tua nhanh đến năm 2012. Hiện nay, Obama lại nói những lời ngon ngọt về chủ đề này và thực hiện thuật ngoại giao “khẩn khoản” thường thấy của ông ấy với người. Thử nghe những gì vị tổng thống này nói về việc Trung cộng định giá thấp đồng tiền của mình: “Vì vậy, chúng ta sẽ tiếp tục mong giá trị đồng tiền của Trung cộng ngày càng được định hướng theo thị trường, việc này sẽ giúp đảm bảo rằng không quốc gia nào có lợi thế kinh tế thái quá". Phát biểu này sũng sượt sự yếu đuối. “Chúng ta sẽ tiếp tục mong” bằng một phép màu nào đó người Trung cộng từ bỏ những cách làm nguy hại của họ? Có đùa không thế? Cứ như thể nhờ phép màu nào đó, Trung cộng "đang cướp" của chúng ta 300 tỷ USD mỗi năm nhưng ngày mai sẽ thức dậy và quyết định: “Các bạn biết gì không, chúng tôi thực sự cần chơi công bằng hơn với người Mỹ và thôi không cướp của họ tất cả công ăn việc làm, các công ty và hàng tỷ USD nữa". Có lẽ nhiều người sẽ cho là tôi đang "nói quá tệ" về Trung cộng và những người đại diện của đất nước này. Sự thật là tôi rất nể trọng người dân Trung cộng. Tôi cũng rất nể trọng những người đại diện Trung cộng. Điều tôi không nể trọng là cách chúng ta thương lượng và đàm phán với Trung cộng. Nhiều năm qua, tôi đã thực hiện nhiều thỏa thuận và giao dịch với người Trung cộng. Tôi đã kiếm được một khoản tiền khổng lồ. Tôi đã bán các căn hộ với giá 53 triệu USD, 33 triệu USD và nhiều mức giá thấp hơn. Tôi đã tạo ra một trong những việc làm lớn nhất ở Manhattan với các đối tác người Trung cộng và đã kiếm được rất nhiều tiền. Vì vậy, "tôi biết rõ" người Trung cộng, "tôi hiểu" và "tôn trọng" họ. Bất kỳ khi nào tôi nói một cách tồi tệ về những gì họ đang làm với ta, tôi không có ý chỉ trích họ – tôi chỉ trách các lãnh đạo và các đại diện của ta mà thôi. Nếu ta có thể quay lưng lại với họ là xong, hẳn tôi sẽ hết lòng khuyến khích ta làm vậy. Song rủi thay, họ quá thông minh và các lãnh đạo của ta lại không đủ khôn ngoan. Tôi có nhiều bạn ở Trung cộng và những người bạn này không thể tin rằng lãnh đạo của họ lại có thể ký được những thỏa thuận ưu đãi không thể tin nổi ấy. Điều đáng ngạc nhiên là, bất chấp mọi ngôn từ hùng hồn và gay gắt mà tôi dùng để chống Trung cộng, tờ Bloomberg Businessweek gần đây đã đăng tải một bài báo về thứ mà người Trung cộng muốn nhất. Đáng chú ý nhất là một đoạn trích dẫn lời của chủ tịch công ty bất động sản Asher Alcobi về những gì mà các khách hàng người Trung cộng của ông ưa thích hơn cả: “Cái gì dính đến tên Trump thì đều tốt”. Vậy nên, tôi "nói xấu" Trung cộng, song tôi nói sự thật và các khách hàng ở Trung cộng muốn gì? Họ muốn Trump. Bạn biết thế nghĩa là gì không? Đó nghĩa là họ tôn trọng những ai nói đúng thực tế và nói lên sự thật, cho dù sự thật ấy có thể không hay gì với họ. thực tế là, chính sự tôn trọng tôi dành cho người Trung cộng đã dẫn tôi đến chỗ nói các lãnh tạo của ta phải cẩn thận. Người Trung cộng "sẽ lấy, lấy và lấy cho đến khi ta không còn gì cả" và ai lại đi trách họ khi họ có thể phủi tay? Trung cộng là "đối thủ" của ta. Đã đến lúc ta phải hành động giống đất nước này… và nếu ta làm đúng việc của mình, Trung cộng sẽ đi tới sự "tôn trọng hoàn toàn mới" đối với nước Mỹ, và khi đó ta có thể hạnh phúc du hành trên đường cao tốc đến tương lai cùng Trung cộng như một người bạn./.
Tác giả: Donald Trump
Bạn có thường xuyên lướt Facebook, xem phim đến quá nửa đêm và chỉ tỉnh giấc khi đã sát giờ đi làm? Bạn có cảm thấy cuộc sống của mình luôn vội vã và mệt mỏi vì thiếu ngủ mà vẫn mãi ở cảnh nghèo hàn, trong khi có những người đã giàu có thành công lại còn luôn thảnh thơi, bình thản? Đâu là bí mật của họ?
Theo thống kê, mọi người thường thức dậy vào khoảng 6 giờ đến 7 giờ 30 mỗi sáng.
Tôi không phải là một người như vậy. Tôi thường thức dậy lúc 7 giờ 45 phút, đi làm lúc 8 giờ, uống một cốc cà phê vội vã trên đường và đến văn phòng lúc 9 giờ sáng. Sau mỗi buổi tan sở, tôi đã kiệt sức đến mức chỉ muốn nằm xuống và không làm gì cả.
Một ngày, tôi quyết định thay đổi hoàn toàn lịch trình cuộc sống của mình, bắt đầu bằng việc thức dậy lúc 5 giờ 30 mỗi sáng. Đó quả thực là một quyết định khiến cuộc đời tôi thay đổi. Nhờ nó, tôi đã hiểu vì sao thức dậy sớm là một thói quen thành công
1. Tôi làm việc hiệu quả hơn
Những người thành công dậy sớm. Tôi nghe thấy điều đó ở khắp mọi nơi. Steve Jobs từng thức dậy lúc 5 giờ 30 mỗi sáng và đã dành đủ thời gian để bắt đầu với Apple. Rất nhiều người nổi tiếng khác cũng có thói quen tương tự.
Tôi từng nghĩ mình là một con cú đêm và sẽ chẳng bao giờ dậy sớm nổ. Nhưng khi bắt đầu thử nghiệm, tôi nhận ra, buổi sáng là thời điểm hoàn hảo nhất để làm việc hiệu quả đối với tôi. Bây giờ, tôi thức dậy với một tâm trí tỉnh táo, một cơ thể được nghỉ ngơi đầy đủ và có thể tập trung vào các nhiệm vụ quan trọng, đặt mục tiêu cho ngày mới ngay lập tức. Tôi đã bắt đầu một ngày mới tuyệt vời khi mà phần lớn mọi người xung quanh vẫn đang ngủ say. Và hoàn thành mọi thứ khi trở về nhà sau giờ tan sở. Vì thế, tôi có nhiều thời gian buổi tối hơn cho gia đình.
2. Làm chủ thời gian của mình
Tôi từng thức dậy, nhảy ra khỏi giường khi nhận ra mình đã gần như muộn làm. Cuống cuồng chuẩn bị mọi thứ nhưng rồi vẫn đến công ty muộn. Ngồi vào bàn làm việc một cách lúng túng và gắt gỏng, tôi hầu như vẫn chưa tỉnh ngủ hẳn để bắt đầu công việc. Đó chắc chắn không phải là một cách tuyệt vời để bắt đầu ngày mới.
Bắt đầu thực hiên thói quen dậy sớm, tôi có hơn 2 giờ trước khi đi làm để chuẩn bị mọi thứ. Trong khoảng thời gian này tôi không chỉ sắp xếp mọi thứ hoàn hảo mà đôi khi còn có thể thưởng thức một tách cà phê hay đọc một vài trang từ cuốn sách yêu thích. Những người dậy sớm không cần phải vội vã. Họ có thể khởi động ngày mới bình tĩnh và tự tin.
3. Phát triển thêm các thói quen mới
Rèn luyện thêm các thói quen mới rất quan trọng để cải thiện, phát triển bản thân và buổi sáng là một thời điểm hoàn hảo cho điều đó. Tận dụng buổi sáng của riêng bạn, hãy lập kế hoạch một danh sách những việc bạn sẽ là trong mỗi sáng, điều đó sẽ giúp bạn hình thành những thói quen tốt mà không cần ép buộc bản thân bất cứ điều gì.
Ví dụ, một ngày mới của tôi sẽ bắt đầu với việc vệ sinh cá nhân, chuẩn bị đồ tập thể dục sau đó uống một ly nước ấm, vận động một chút sau đó đọc sách... Các nhiệm vụ tương tự phải được thực hiện giống như mọi ngày, kể cả cuối tuần.
4. Có cơ thể cân đối hơn
Khi bạn dậy sớm, bạn có thời gian linh động để luyện tập thể dục trước khi bộ não của bạn bị vắt kiệt sức sau một ngày làm việc. Bạn có thể đến phòng tập gym vào sáng sớm hoặc đơn giản chỉ là đi bộ quanh khu vực bạn sống.
Dĩ nhiên, bạn có thể luyện tập vào nhiều thời điểm trong ngày nhưng tôi cảm thấy kế hoạch luyện tập sau giờ làm việc có thể dễ dàng bị hủy bỏ bởi rất nhiều cám dỗ khác. Trong khi đó, lịch trình luyện tập vào sáng sớm của bạn sẽ không bao giờ bị người khác can thiệp.
Nhờ dậy sớm, tôi có 30 phút để đi bộ hoặc tập thể dục mỗi sáng và giảm được gần 3kg trong vòng 1 tháng. Tất nhiên, tôi sẽ không dừng lại ở đó.
5. Tận hưởng không gian yên tĩnh
Điều tôi yêu thích nhất khi thức dậy sớm là sự yên tĩnh của buổi sáng: không có tiếng trẻ con kêu khóc, không có tiếng ồn của tivi, của xe cộ. Buổi sáng sớm của tôi thật sự yên bình. Không điều gì khiến tôi mất tập trung với những nhiệm vụ quan trọng, tôi có thể suy nghĩ tập trung, lên kế hoạch hiệu quả.
Jeremy Korst, cựu Tổng giám đốc của Microsoft có thói quen thức dậy vào khoảng 3 giờ 30 đến 4 giờ sáng bởi 2 lí do: đầu óc minh mẫn và không gian yên tĩnh. Trong suốt 2 giờ của buổi sáng, ông thường làm hết các công việc quan trọng, đòi hỏi sự tập trung cao độ.
Một nhà tâm lý học từng nói: "Nguyên nhân duy nhất dẫn đến sự bất hạnh của ai đó là anh ta không biết cách giữ yên lặng khi ở trong căn phòng của chính mình". Bây giờ, tôi tin chắc rằng bạn có thể tìm thấy sự yên bình và hạnh phúc khi thức dậy sớm.
6. Tiết kiệm năng lượng và thời gian đi lại
Không ai thích giờ cao điểm với xe cộ đông đúc và tắc đường, khởi hành sớm có thể cải thiện được phần khó chịu này trong cuộc sống của bạn. Nếu như dậy sớm, bạn có thể thong thả bắt xe bus hay tự lái xe đi làm và tránh được cảnh tắc đường, muộn làm rồi bị sếp mắng. Nếu muốn vận động nhiều hơn một chút, bạn cũng có thể đi xe đạp như tôi đã làm.
7. Ăn bữa sáng lành mạnh
Khoa học đã khẳng định, bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Theo các nghiên cứu mới nhất, chúng ta nên nạp 15 - 25% năng lượng dành cho cả ngày trong bữa sáng. Nếu bỏ qua bữa sáng, chúng ta thường cảm thấy đói cồn cào trước bữa trưa và có thể không kiểm soát được lượng đồ ăn cũng như tính chất lành mạnh của thực phẩm nạp vào.
Trước đây, tôi luôn dậy sát giờ đi làm vì thế tôi luôn bỏ bữa sáng. Nhưng bây giờ, khi thức dậy vào 5 giờ 30 mỗi ngày, tôi có đủ thời gian không chỉ để chuẩn bị bữa sáng mà còn có thể thong thả thưởng thức nó. Tôi có thể đảm bảo với bạn, việc đó tốt hơn nhiều so với việc vừa đi vừa ăn hay ăn sáng tại bàn làm việc.
8. Có những giấc ngủ yên bình hơn
Những người có thói quen "cú đêm" thường đi ngủ và thức giấc vào những thời điểm ngẫu nhiên, trong khi những người dậy sớm thường đã thiết lập lịch trình giấc ngủ cho cơ thể. Thói quen ngủ không lành mạnh có thể dẫn đến hậu quả xấu cho sức khỏe của bạn như mức độ cholesterol trong máu cao, nguy cơ béo phì...
Khi bắt đầu thói quen dậy sớm, tôi nhận ra rằng cơ thể và đầu óc luôn tỉnh táo, khoan khoái mà không cần phải ngủ liên tục trong 10 - 12 giờ như trước. Thức dậy lúc 5 giờ 30 khiến tôi cảm thấy được nghỉ ngơi đầy đủ, năng lượng tràn đầy để bắt đầu ngày mới. Một lịch trình ngủ lành mạnh sẽ cải thiện chất lượng giấc ngủ và cho bạn một sức khỏe tốt hơn.
Hoài Thu
Khi chúng ta còn nhỏ, chúng ta có thời gian và sức khỏe nhưng lại không có tiền. Khi chúng ta trưởng thành, chúng ta có tiền và sức khỏe nhưng lại không có thời gian. Và rồi, khi về già, chúng ta có tiền và thời gian nhưng lại không có sức khỏe để hưởng thụ những của cải vật chất đó.
Có 3 thứ chi phối cuộc đời chúng ta: thời gian, sự giàu có và sức khỏe.
Khi chúng ta còn bé, chúng ta có rất nhiều thời gian: thời gian để chơi, thời gian để khám phá, thời gian để lãng phí, thời gian để dành cho sự hiếu kỳ. Khi chúng ta còn bé, chúng ta thường có sức khỏe, chúng ta dồi dào năng lượng, chúng ta có sức mạnh. Nhưng phần lớn lại không có tiền tài vật chất. Chúng ta chưa thể kiếm được tiền. Chúng ta chưa thể mua được tất cả mọi thứ mà ta muốn. Chúng ta chưa thể có được mọi thứ mà ta muốn.
Khi chúng ta là những người trưởng thành, chúng ta vẫn có sức khỏe, có lẽ không dồi dào năng lượng như trước nhưng vẫn rất mạnh mẽ. Nhưng chúng ta lại giàu có hơn, chúng ta có nhiều tiền hơn. Chúng ta có nhà cao cửa rộng, có những trang thiết bị hiện đại, đắt tiền và sở hữu nhiều thứ. Chúng ta có xe, chúng ta tiếp cận được nhiều thứ. Bù lại, chúng ta lại không có thời gian.
Tiền có thể mua được nhà nhưng không thể mua được một mái ấm gia đình hạnh phúc.
Tiền có thể mua được một cái giường nhưng không thể mua được một giấc ngủ ngon.
Tiền có thể mua được một cuốn sách những không thể mua được những kiến thức quý giá.
Tiền có thể mua được địa vị nhưng không thể mua được sự tôn trọng, kính nể.
Tiền có thể mua được một chiếc đồng hồ nhưng không thể mua được thời gian.
Nhiều người trong chúng ta thường nghĩ mình không có thời gian dành riêng cho sức khỏe, vì thế, sớm hay muộn rồi sức khỏe cũng dần yếu đi.
Khi chúng ta còn nhỏ, chúng ta có thời gian và sức khỏe nhưng lại không có tiền. Khi chúng ta trưởng thành, chúng ta có tiền và sức khỏe nhưng lại không có thời gian. Và rồi, khi về già, chúng ta có tiền và thời gian nhưng lại không có sức khỏe để hưởng thụ những của cải vật chất đó.
Vậy chúng ta phải làm gì đây? Chúng ta có thể có tất cả mọi thứ, chỉ là không có tất cả ở cùng một thời điểm. Chúng ta luôn đặt quá nhiều sức ép lên đôi vai bé nhỏ của mình, buộc mình phải đạt được mọi thứ để trở nên hoàn hảo, buộc mình phải đạt mọi thứ để có thể cân bằng được cuộc sống mà không nhận ra rằng chẳng có gì trong những thứ đó có thể tạo ra hạnh phúc thật sự.
Khi chúng ta già đi, thời gian, sức khỏe và sự giàu có cũng sẽ rời bỏ ta. Nhưng chỉ có một điều duy nhất không giờ rời xa chúng ta, đó là sức ảnh hưởng của ta lên những người khác bởi nó kéo dài mãi mãi.
Sức khỏe là nền tảng để chúng ta thiết lập thời gian và sự nghiệp. Chúng ta thường cho đi: thời gian, tiền bạc, năng lượng của ta mà không bao giờ tính toán. Nếu biết sử dụng, những điều đó sẽ tạo nên điều khác biệt tích cực cho cuộc đời của người khác giúp họ tiến về phía trước và tạo ra sức ảnh hưởng của chính mình. Thứ đó sẽ chẳng bao giờ mất đi mà còn ở lại mãi.
Maya Angelou từng nói: "Mọi người sẽ quên điều bạn nói, mọi người sẽ quên điều bạn làm. Nhưng mọi người sẽ không bao giờ quên sức ảnh hưởng của họ đối với bạn."
Jay Shetti
(Cuối năm là thời điểm "vất vả" với doanh nghiệp, kinh nghiệm này rút ra từ thực tế bản thân - có thể cần thiết với một số người cần)
Trước tiên phải khẳng định , Doanh nghiệp PHẢI cố gắng tối đa tuân thủ luật pháp. Gọi là cố gắng tối đa vì có quá nhiều thứ phải tuân thủ nhất là doanh nghiệp khởi nghiệp trăm thứ phải lo, vả lại, có ai tự vỗ ngực xưng mình tuân thủ 100% quy định luật pháp không?
Kinh nghiệm sau đây được viết ra từ người trong cuộc, khi có thời gian khởi nghiệp ít ỏi (sản xuất thực phẩm) để chia sẻ với anh chị nào cần trong quá trình tuân thủ quy định và làm việc với các đoàn kiểm tra
Kiểm tra gồm kiểm tra chuyên ngành (tức kiểm tra liên quan đến nghành, lĩnh vực chính của doanh nghiệp) và kiểm tra khác (Thuế, môi trường, phòng cháy chữa cháy-PCCC, quản lý thị trường, sở hữu trí tuệ….) và có thể là liên ngành.
HỒ SƠ GIẤY TỜ
Với các doanh nghiệp sản xuất thì cần chuẩn bị các hồ sơ bắt buộc như sau:
*) Giấy tờ pháp lý: Đăng ký kinh doanh, giáy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện, các tài liệu công bố sản phẩm, kiểm nghiệm định kỳ
Chú ý một số giấy tờ hay bị thiếu: Về sở hữu trí tuệ (mã vạch, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu…), kiểm định thiết bị cân đong..
Đề án bảo vệ môi trường (giản đơn với cơ sở không có quy mô lớn), còn quy mô lớn thì Đánh giá tác động môi trường thì rõ rồi và báo cáo định kỳ >> Xem thêm ND 29/2011 và TT15 để biết rõ
*) Hồ sơ lao động & nhân sự : Giấy khám sức khỏe định kỳ, hợp đồng lao động, xác nhận kiến thức ATVSTP...
*) Hồ sơ NVL đầu vào gồm: Hợp đồng, hóa đơn/chứng từ, tài liệu chất lượng của các nguyên vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất. Cái này dễ chết nếu như mua hàng hóa không có đủ giấy tờ nè. Càng chi tiết, càng cẩn thận (từ cái hàng hóa nhỏ như cái tem, nắp nút, bang keo) đến cái lớn (như chai lọ, bao bì) càng tốt.
*) Hồ sơ trong quá trình sản xuất: Gồm các form biểu mẫu, để có thể truy xuất nguồn gốc, xác định được chất lượng của từng khâu trong quá trình sản xuất. Cái này cơ sở nào dùng HACP, ISO thì yên tâm nè.
*) Chú ý bao bì tem nhãn: Tham khảo NĐ 43/2017 về tem nhãn hàng hóa để thực hiện cho đúng.
Tùy theo lĩnh vực mà có thêm các quy định khác.
Nên lưu thành file theo chuẩn để khi hỏi phát mang ra luôn.
KINH NGHIỆM LÀM VIỆC
.- Nên lưu trữ lại toàn bộ tài liệu, chứng cứ, biên bản trước, trong và sau khi kiểm tra
- Làm việc qua công văn, có quyết định rồi mới tiếp. Tránh tình trạng bị hù dọa, làm việc qua điện thoại, vòi vĩnh, mất tiền oan.
- Không quá căng thẳng nhưng cũng không nên sợ hãi. Tất nhiên, mình làm đúng thì sợ cái gì còn trong trường hợp chưa đúng thì vẫn còn thời gian khắc phục, sửa chữa. Tránh tình trạng bị hù dọa, mất tiền oan.
Ví dụ kinh nghiệm thực tế về kinh nghiệm làm việc với cảnh sát môi trường hôm nay, ng
Alo, xin chào đồng chí, tôi là ABC, ở phòng CSMT, tuần này tôi có kế hoạch làm việc ở địa phương mình và sẽ làm việc với doanh nghiệp của mình.
Vâng, chào anh. Tôi không có thói quen nhận lịch làm việc qua điện thoại khi tiếp đoàn, tôi chỉ tiếp khi có quyết định của người có thẩm quyền và gửi theo đường công văn.
OK, sẽ có quyết định cho anh. Rồi 1 đoàn 4 người đến. Chủ doanh nghiệp không có nhà, nhân viên tiếp.
Kiểm tra giấy tờ, các thể loại, ghi nhận đầy đủ, rồi đi kiểm tra thực địa. Thấy mọi thứ ổn nên xoay phần bể biogas nước thải. Yêu cầu lấy mẫu. Làm việc qua điện thoại với chủ doanh nghiệp
Trước tiên là vì tôi không có nhà nên về nguyên tắc là chúng tôi không tiếp đoàn khi không có quyết định của người có thẩm quyền. Nhưng các anh đến rồi, làm việc rồi, thì tôi cũng xin có mấy ý kiến thế này:
Các anh thấy đấy, chúng tôi thực hiện đầy đủ các quy định, hồ sơ giấy tờ đày đủ, có Đề án BVMT được phê duyệt. Chúng tôi thực hiện sản xuất theo ISO và có chứng nhận HACP.
Thực tế thì chúng tôi làm mắm trong thùng gỗ, đặt trong nhà, che đậy cẩn thận, rất sạch sẽ, mùi thơm dịu, không có nước thải sản xuất, bã mắm trong thùng sau khi hết thì bốc ra đóng bao chuyển cho đơn vị thức ăn gia súc. Nước thải chỉ là nước mưa, nước sinh hoạt, có bể lắng lọc theo đúng quy định. Không hề có dấu hiệu gì về mặt môi trường cả. Các anh cứ kiểm tra thoải mái.
OK, ghi nhận hồ sơ đầy đủ của anh nhưng chúng tôi sẽ lấy mẫu nước thải trong bể xử lý
OK, tôi chỉ đồng ý lấy mẫu khi việc này thể hiện trong biên bản làm việc, trong đó ghi rõ việc chúng tôi tuân thủ giấy tờ, vị trí lấy mẫu là phía sau bể xử lý, có ghi rõ và ký tá vào 2 mẫu, chúng tôi lưu mẫu đối chứng.
Hôm nay chúng tôi chỉ đi nắm tình hình, lấy mẫu về test chứ không có biên bản. Đợi tháng sau thành lập đoàn rồi chúng tôi làm biên bản ..
Không được, các anh lấy mẫu không ghi rõ rồi các anh mang mẫu khác test rồi vu khống chúng tôi thì sao. Tôi không làm việc bất cứ thứ gì mà không có biên bản.
Cũng nói thêm là, quy định của chính phủ là 1 năm kiểm tra 1 lần mà các anh cứ đến liên tục, không có biên bản thì tôi lấy gì làm chứng cứ để đi kêu....
Qua lại một hồi rồi, OK, hôm nay chúng tôi chỉ đi nắm tình hình, không làm biên bản, không lấy mẫu.
Đoàn kiểm tra ra về và xin hẹn đợt tới đến kiểm tra tiếp và dọa sẽ xử phạt (nếu phát hiện sai phạm)
Thôi thì, tự nhủ là cố gắng làm tốt nhất có thể, mất tiền để làm thủ tục, kiểm định định kỳ, để không có ai dọa mình, cho nó thanh thản đầu óc. Còn nhân vô thập toàn và tiên trách kỷ, hậu trách nhân.
LÊ ANH
Tôi từng đọc được một câu nói rất hay: "Tiền là ông chủ xấu nhưng là nô lệ tốt". Khi trưởng thành, bước ra ngoài cuộc sống mới nhiều người mới hiểu được một điều: Tiền không mua được hạnh phúc nhưng nó có thể mua được nhiều thứ để có được hạnh phúc.
Trong cuộc sống, tưởng rằng khi chúng ta cầm tiền thì chúng ta mới là chủ, đồng tiền chỉ là vật vô tri vô giác làm sao làm chủ được? Nhưng nếu xem xét kĩ, rất ít người làm chủ được đồng tiền.
Bạn có bao giờ căm ghét đồng tiền không? Có rất nhiều người nói rằng: tôi căm ghét đồng tiền, vì nó mà tôi nhà tan cửa nát. Nhưng thử hỏi họ có thể sống được mà trên tay không có chút của cải nào?
Mỗi người có cách nhìn nhận khác nhau về đồng tiền. Chính cách chúng ta kiếm tiền và tiêu tiền sẽ chi phối rất lớn đến cuộc sống.
1/Hãy yêu tiền theo một cách phù hợp
Tiền là một điều tốt mà có thể thay đổi nhiều khía cạnh của cuộc sống của chúng ta. Cho dù tiền không phải là tất cả mọi thứ, nó không thể giải quyết tất cả các vấn đề của cuộc sống, nhưng thiếu tiền, nó sẽ phá vỡ hạnh phúc của mọi người.
Lợi ích lớn nhất của tiền là có thể gia tăng các lựa chọn về cách giải quyết các vấn đề. Càng kiếm được nhiều tiền, bạn càng có nhiều cách giải quyết. Nhưng sau tất cả số tiền đó sẽ đến và đi. Việc theo đuổi tiền giúp ta có một cuộc sống tốt đẹp hơn chứ không phải để bản thân bị tha hóa và rơi vào vòng xoáy của việc kiếm tiền.
Nếu để bản thân bị tha hóa, mọi thứ đã đi ngược lại với mục đích kiếm tiền ban đầu, thật khó có được hạnh phúc tốt đẹp khi kiếm tiền vô đạo đức.
2/Đừng bao giờ là nô lệ của đồng tiền
Bạn có thể xây dựng một cỗ máy kiếm tiền cho chính mình, nhưng bạn không thể biến mình thành một cỗ máy kiếm tiền. Mọi người không sinh ra chỉ để kiếm tiền. Tiền bạc chỉ là một phương tiện và một công cụ cho cuộc sống, và cuộc sống có nhiều điều phải làm hơn.
Những người tập trung vào kiếm tiền và quên đi cuộc sống của họ sẽ trở nên mù quáng trước những cạm bẫy cuộc đời. Nếu họ cứ bận rộn mãi, họ sẽ để con tim chết lặng, nó sẽ chết trong sự mù quáng. Vậy làm sao họ tìm thấy niềm vui cuộc sống?
3/Tiết kiệm là một đức tính, nhưng keo kiệt thì không giống vậy
Sự khác biệt giữa tiết kiệm và keo kiệt có thể thấy rõ, tiết kiệm không phải là một sự lãng phí, và keo kiệt là một sự miễn cưỡng. Tiết kiệm ít nhất sẽ không để bạn rơi vào cảnh nghèo khổ. Nhưng keo kiệt sẽ khiến bạn không có bạn bè và trở thành một người cô đơn. Sự khác biệt trong cách sử dụng tiền này khá lạ.
Có tiền, chi tiêu nhiều hơn với bạn bè, tiền kết nối mọi người lại, nhiều bạn bè thì nhiều con đường hơn. Càng nhiều bạn, càng rộng mở con đường. Con đường càng rộng, càng có nhiều người. Do đó, bất kể bạn là ai hãy tiết kiệm nhưng đừng biến mình trở nên keo kiệt.
4/Đừng so sánh với những người khác và tận hưởng trong giới hạn bạn có thể
Bạn là bạn, bạn khác với bất kỳ ai khác. Chỉ những người ngu ngốc mới so sánh mình với người khác. Điều bạn cần là tận hưởng cuộc sống theo cách của chúng ta và mua những gì chúng ta có thể mua được, và nếu bạn tham lam, bạn sẽ bị mệt mỏi.
Điều này cũng giống như ăn uống, nếu bạn chỉ có thể ăn hai cái bát cơm, nhưng lại "no bụng đói con mắt" mà cố ăn thêm, thì ngay cả việc thưởng thức bình thường cũng biến mất. Ngược lại, bạn sẽ bị đau đớn vì dạ dày bị căng ra. Học cách mong muốn chừng mực, không so sánh là hợp lý nhất.
5/Mặc dù tiền có thể thử bản chất của con người, nhưng đừng lấy tiền để kiểm tra người khác
Không bao giờ cố gắng lấy tiền để thử nghiệm mọi người, nó sẽ khiến bạn rơi ngọn lửa với ham muốn của bản thân và những người khác, vào lúc đó, bạn sẽ thấy rằng không ai trung thành, tốt đẹp, thật lòng với bạn cả. Thử nghiệm với những người khác và bản thân bạn, bạn sẽ bị khuất phục bởi con người và thất vọng sâu sắc.
Sự tham lam của con người trước đồng tiền có thể vượt quá trí tưởng tượng của bạn, do vậy khi giúp đỡ người khác, hãy cho vay với số tiền họ có khả năng trả bạn, nếu không khi cho người khác vay, lúc đầu họ giống như người thân, nhưng khi trả lại họ sẽ là kẻ thù của bạn. Vay tiền chỉ nên giúp trong hoàn cảnh khẩn cấp, mà không nên giúp những người không trả lại.
6/Đừng để dành tất cả tiền cho tuổi già
Nếu bạn phải tổng hợp một lời khuyên không lãng phí cuộc sống của bạn, tôi nghĩ rằng nó phải là: Đừng để những điều tốt nhất ở đến cuối cùng. Chúng ta có thể ra đi vào bất cứ lúc nào, và nó không phụ thuộc vào chúng ta. Sự lựa chọn tốt nhất chúng ta có thể làm là trân trọng hiện tại và sống cho hôm nay, bởi nhiều thứ trong cuộc sống là có hạn, bao gồm cả hạnh phúc.
Có thể nói, tiền không chỉ là một loại hàng hóa đặc biệt, mà còn là nền tảng cho sự phát triển của nhân loại. Thái độ của một người đối với tiền trực tiếp phản ánh thái độ và quan điểm của họ, chúng ta có thể nhận diện một người nhanh nhất và chính xác nhất thông qua tiền bạc.
Hà Lê
Chia tay không chỉ là thuật ngữ dành cho mối quan hệ yêu đương. Một người bạn xấu cũng như một liều thuốc độc và trong trường hợp này, chấm dứt quan hệ có lẽ là điều tốt nhất.
Dưới đây là 7 dấu hiệu của một tình bạn “thiếu lành mạnh”.
1/Bạn không muốn người bạn ấy chia vui cùng mình
Bạn ngại khi phải kể với cô ấy về mối quan hệ mới của mình? Bạn giấu nhẹm những tin vui như được thăng chức, chuyển nhà mới? Đó là dấu hiệu bạn đang cố che giấu niềm hạnh phúc của mình do người bạn của bạn luôn ghen tị, cạnh tranh và tỏ thái độ tiêu cực mỗi khi bạn đạt được thành tựu nào đó.
Theo Cherie Burbach - tác giả cuốn sách “Nghệ thuật của lòng tin: Nghệ thuật truyền thông đi kèm với những thông điệp chân thực”, hãy chú ý đến những điểm ngoặt cảm xúc, thứ khiến bạn dừng lại mỗi khi định chia sẻ thứ gì đó với bạn mình. Burbach cũng cho rằng “người luôn mỉa mai, phủ nhận thành quả của bạn không xứng được làm bạn với bạn”.
Một người bạn tốt phải là một người khiến bạn tự tin chia sẻ mọi tin vui của mình. Nếu cứ giữ khư khư mọi thứ trong lòng, không sớm thì muộn, mối quan hệ của bạn cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
2/Bạn luôn bị cướp lời
Bạn kể về một nhà hàng tuyệt đỉnh mình mới tìm được, đối phương tiếp lời bằng câu chuyện đi ăn hàng tối qua và nói rằng đồ ăn ở đó thật tệ. Tất cả những gì người bạn đó muốn là nói về bản thân mình và lái mọi cuộc hội thoại theo cách của mình. Nhưng khi bạn lên tiếng, họ chẳng bao giờ lắng nghe bạn.
“Đây là kiểu người không hiểu tình bạn phải xuất phát từ hai phía. Lỗ hổng trong mỗi cuộc hội thoại là điều không thể tránh khỏi. Thế nhưng, một người bạn thực sự phải là một người luôn lắng nghe, thấu hiểu bạn”, Burbach nói.
“Một người bạn tồi luôn coi bản thân mình là trung tâm của mọi cuộc nói chuyện. Nếu bạn nhận ra trong mọi cuộc nói chuyện, mình là người độc thoại, hãy cân nhắc bởi tình bạn không phải là đường một chiều. Có đi thì mới có lại”, chuyên gia nghiên cứu các mối quan hệ Andrea Syrtash chia sẻ.
3/Bạn cảm thấy gò bó
“Vì sao cậu lại mua bộ đồ này? Vì sao lại chơi với con bé đó? Cậu mua món quà này cho ai?” Bạn tồi không ngừng đánh giá mọi quyết định và hành vi của bạn bởi họ đơn giản không coi trọng giá trị của bản thân bạn. Bên cạnh đó, bạn xấu không muốn bạn trở nên giống họ.
Con người muốn được thử thách chứ không muốn bị thay đổi. Cạnh tranh với bạn bè theo cách tích cực đôi khi là cần thiết. Tuy nhiên, nếu anh ta/cô ta không ngừng phán xét bạn hay áp đặt quy chuẩn của họ lên bạn, đó là dấu hiệu của một mối quan hệ tệ.
4/Vận đen cứ bám lấy bạn khi ở cạnh người đó
Một người bạn xấu luôn đưa cho bạn những lời khuyên tồi. Anh ta gạ bạn hút thuốc khi bạn đang cố cai hay ép bạn uống vài ly trong khi bạn sắp phải đi về. Một người bạn thực thụ không bao giờ “rèn luyện” hay khuyến khích các thói xấu của bạn. Họ không bao giờ đẩy bạn vào một hoàn cảnh bất lợi. Nhưng bạn xấu thì ngược lại, họ sẵn sàng làm tất cả vì bản thân họ, kể cả khiến bạn rơi vào vòng lao lý.
Theo một chuyên gia tâm lý, “nhằm giảm nhẹ cảm giác tội lỗi về những điều đã làm, người xấu có xu hướng lôi kéo những người xung quanh hành động giống mình”. Vậy đấy, bạn đã nhận ra kẻ ném đá giấu tay xung quanh mình chưa?
5/Người đó chỉ đơn giản là không đáng tin
Hai bạn hẹn gặp ăn tối trước cả tháng trời. Đùng một phát trước hôm hẹn, anh ta nói mình bận vì phải tăng ca. Hay nói cách khác, anh ta đã quên béng lịch hẹn của bạn. Thực ra điều này là bình thường, bị leo cây, bể kế hoạch là chuyện thường xuyên xảy ra với bất cứ ai. Nhưng một hai lần thì được, chứ không phải liên tiếp, lần hẹn nào cũng vậy. Đó là bằng chứng anh ta không tôn trọng thời gian cũng như mối quan hệ bạn bè với bạn.
Một người bạn liên tục hủy kèo đi chơi cùng bạn, hay tệ hơn, chẳng buồn nhớ tới lịch hẹn của bạn, đơn giản chỉ vì bạn không là gì trong mắt người ta cả. Một người bạn tốt phải là người đáng tin và ít khi thất hứa.
6/Người bạn lúc nào cũng rầu rĩ
Cô ấy chưa bao giờ thích các buổi tiệc tùng, chưa bao giờ thích nhà hàng bạn đề xuất, chưa bao giờ có cùng sở thích phim với bạn. Sống cùng những người bi quan như vậy, tâm trạng của bạn cũng bị ảnh hưởng theo chiều hướng xấu đi.
Thế giới đầy rẫy những điều bất công, ngột ngạt và lúc này một người bạn đúng nghĩa là điều cần hơn bao giờ hết. Bạn tốt không phải là người kéo tâm trạng bạn đi xuống mà là người luôn nhìn lên, kéo bạn thoát khỏi trạng thái ủ dột buồn bã. Nếu cô ấy lúc nào cũng rầu rĩ thì có lẽ bạn nên đi tìm một người bạn khác, một người vui vẻ hơn.
7/Bạn chẳng trông mong những cuộc đi chơi cùng nhau
Bạn không bắt máy khi cô ấy gọi, liên tục né tránh gặp nhau bởi bạn cảm thấy tốt hơn khi không ở cạnh cô ấy. Nhưng vấn đề là thế này, bạn bè phải đi chơi cùng nhau cứ không phải lảng tránh như vậy. Đây là dấu hiệu báo rằng hai bạn không phù hợp để làm bạn của nhau. Chúng ta không được lựa chọn cha mẹ khi sinh ra nhưng có quyền chọn ai để làm bạn cùng.
Nếu bạn cứ bám lấy mối quan hệ đầy mặc cảm như vậy, sau cùng, cả hai bên đều tổn thương. Tất cả chúng ta đều có quyền chơi cùng những người khiến chúng ta hạnh phúc.
Không sửa nhanh, thói quen ngụy biện sẽ trở thành tư duy ngụy biện, âm thầm hủy hoại tiền đồ của bạn.
Ngụy biện có thể biến một vấn đề từ sai thành đúng, và từ đúng trở thành sai. Ngụy biện có thể dẫn đến những cái nhìn sai lệch và tư duy sai lầm mà chính bản thân người nói cũng không nhận ra được.
Chúng ta nói được với nhau, giải thích được cho nhau mọi thứ trên đời một cách dễ dàng và đầy thuyết phục. Kể cả những thứ chúng ta hiểu rất ít và thậm chí là cả những thứ chúng ta thực ra không hiểu gì. Đó chính là tư duy ngụy biện.
Xin hãy trung thực với mình! Thử hỏi có bao nhiêu người ngoài 25 tuổi làm điều tốt không vì mục đích cá nhân của mình, mà đơn giản chỉ vì noi gương người tốt việc tốt.
Nói cách khác, một người tốt hoặc xấu không phải vì người khác tốt hoặc xấu, mà vì các lợi ích mà hành động tốt hoặc xấu có thể mang lại cho chính người đó.
Dưới đây là 9 câu “ngụy biện” kinh điển mà rất nhiều người trong số chúng ta vẫn thường dùng, chứng minh rằng “thói quen ngụy biện” dần dần đã trở thành “tư duy” mất rồi. Việc của bạn là hãy soi kỹ bản thân, nếu mắc phải hãy nhanh chóng sửa đổi để bản thân tiến bộ hơn.
1. “Nhìn lại mình đi rồi hẵng nói người khác”
Mình làm sai thì là sai rồi, cớ gì không nhận sai, không nói thẳng vào vấn đề “mình sai” mà lại quay qua tìm điểm yếu của đối phương? Việc này cũng giống như là khi nhận được góp ý: “Viết sai chính tả rồi kìa”, thì thay vì sửa sai, bạn lại bốp chát: “Thế mày chưa viết sai bao giờ à?”
2. “Nó bắt trộm chó thì cứ đánh cho nó chết”
Lập luận này đã khiến cho những kẻ trộm chó vốn không đáng phải chết lại bị giết chết bởi chính những người dân tưởng chừng “lương thiện”. “Ăn trộm chó” là sai, nhưng “giết người” cũng là sai. Hai sai không phải là một đúng, mà là sai lại càng sai.
3. “Có làm được gì cho đời đâu mà to mồm”
Người ta có làm được gì hay không thì là điều mình chưa biết, hơn nữa bạn đã “lạc đề” rồi. Vấn đề người ta nêu ra thì bạn không trả lời, không đưa ra luận điểm logic, mà lại đi đường vòng, chuyển qua công kích người khác.
4. “Làm được như người ta đi rồi hãy nói”
Lại một hình thức “lạc đề”. Luận điểm mà người ta đưa ra thì bạn không xoay quanh mà bàn luận, lại cứ phải công kích cá nhân người khác thì mới vừa lòng sao?
5. “Nếu không hài lòng thì biến ra chỗ khác”
Lời nói này không chỉ đánh lạc hướng vấn đề, mà còn rất bất lịch sự, chuyên dùng để làm người đối diện tức giận, chứ chẳng có một chút logic nào trong đó cả.
6. “Những người chân lấm tay bùn từ nhỏ mới là người cần cù chăm chỉ”
Câu khẩu hiệu vơ đũa cả nắm này đã từng xuất hiện ở Việt Nam trong quá khứ. Ví như chủ đất không nhất định là xấu, chủ doanh nghiệp cũng không nhất định là xấu, và người làm công ăn lương hay nông dân chắc gì đã là một người tốt cần cù chăm chỉ?
7. “Ai mà chẳng thế...Xã hội thiếu gì... Đầy người như thế...."
Vì đầy người vượt đèn đỏ nên tất nhiên tôi cũng phải vượt đèn đỏ? Vì người ta xả rác bừa bãi, nên tôi cũng xả rác. Vì người ta thế nọ nên tôi cũng thế kia. Bạn như một cái máy photocopy, làm theo mọi thứ của đám đông, bất cần biết hành vi đó đúng hay sai.
8. Tại sao anh dám nói chúng tôi sai”
Kiểu lập luận chụp mũ này nghe đơn thuần ít ai nhận ra nó là một lời ngụy biển đẳng cấp. Khi là một cuộc tranh luận giữa các cá thể mà dùng các đại từ chung như “chúng tôi” thế này, thế kia… trong khi chưa có được sự thống nhất của tập thể, hoặc là tập thể không hề có chung quan điểm với người nói.
Câu nói này không hề đưa ra một thứ logic nào, nhưng lại cắt ngang một cái giới tuyến, và tùy tiện chụp mũ cho những người khác cũng giống như mình. Rồi lấy cái số đông “chúng tôi” đó để lôi kéo, chèn ép và bịt miệng đối phương.
9. “Giả sử anh là họ thì anh có làm được không mà đã nói…”
Đặt mình vào vị trí người khác là một tiêu chuẩn người xưa dùng để tu sửa bản thân, hướng vào bản thân tìm lỗi, là một nét văn hóa rất độc đáo của phương Đông. Tuy nhiên câu nói đó chỉ sử dụng khi một người tự răn mình, chứ không phải là một câu nói dùng trong tranh luận. Việc sử dụng nó trong tranh luận không chỉ là sự bịt miệng những phê bình của người khác, không giải thích các luận điểm của người khác, mà còn chứng tỏ rằng chúng ta đang phá hoại và lãng quên văn hóa truyền thống của chính mình.
Tất nhiên trên đây mới chỉ là những câu ngụy biện cơ bản nhất, thường thấy nhất. “Sự ngụy biện” đã ngày càng xuất hiện thường xuyên hơn, muôn hình vạn trạng, và luôn ẩn giấu trong tư duy của chúng ta.
Trong phần nhiều các lỗi ngụy biện thường gặp, có một tâm lý cơ bản hiện rõ ra khi tham gia thảo luận, đó chính là tâm lý tranh đấu, hiếu thắng và không hề tôn trọng người đối diện. Thêm vào đó, chúng ta cũng hay bị ảnh hưởng của tâm lý đám đông, lợi dụng tâm lý đám đông để che đi trách nhiệm của bản thân mình.
Có những lúc bạn không thể dùng mắt thường để nhìn nhận sự việc, thì hãy dùng 6 lăng kính này để mở một lối đi cho bản thân.
Đời người giống như một cuộc hành trình. Trong cuộc hành trình đó, chúng ta không chỉ cần một đôi mắt để nhìn, mà cũng cần mang theo những "lăng kính" để nhìn thấu được mọi việc và sẵn sàng chinh phục những đỉnh cao mới.
1. Kính viễn vọng: để có một tầm nhìn xa
Đỗ Phủ nói: "Hãy đứng trên đỉnh núi, và nhìn ra những ngọn núi nhỏ." Khi bạn đứng ở nơi cao, bạn có thể thấy những ngọn núi nhỏ ở phía xa, và mọi người tự nhiên sẽ có một niềm đam mê và động lực để làm việc trong thời điểm này.
Tô Thức, hay còn biết đến là Tô Đông Pha cũng nói, "Tôi không biết khuôn mặt thật của núi, chỉ khi đứng ở trên ngọn núi này". Chỉ khi đứng trên đỉnh cao, nhìn bao quát được mọi thứ, bạn mới thấy đằng sau những sự phức tạp, cuối cùng chỉ còn lại chân lý.
Trong cuộc đời một người, cần mang kính viễn vọng để có một niềm đam mê không bao giờ chìm, để có khả năng gạt bỏ lớp sương mù và một tâm trí nhìn xa trông rộng để lên kế hoạch cho tương lai.
2. Kính lúp: phóng to tâm trí bạn
Hãy dám nghĩ rằng, bạn có thể thu phục được lòng người. Khi thu phục được lòng người, bạn có thể làm cho mọi việc xảy ra. Nếu một người không có chí lớn, bụng dạ hẹp hòi, thì sẽ không có ai sẵn lòng ở lại với anh ta. Một mình anh ta cô độc thì làm sao có thể chinh phục được thế giới?
Tìm hiểu suy nghĩ của bản thân, phóng đại những ý tưởng của mình, tìm bạn đồng hành để biến những mục tiêu, suy nghĩ thành sự thật.
3. Kính râm: nhìn xuống thế giới và che giấu bản thân
Nhìn thế giới ngoài kia hỗn loạn, nhộn nhịp. Khi ánh sáng bên ngoài không thể chiếu đến trái tim bạn, nghĩa là trái tim bạn sẽ được bao bọc trong một thế giới yên tĩnh hơn, trầm lắng hơn.
Nói một cách thẳng thắn, đó là cách để con người bảo vệ mình. Kính râm sẽ là một chiếc vỏ bọc tốt, để bạn có thể giữ cho mình tránh xa những rắc rối. Vì vậy hãy nhớ rằng trong cuộc sống, đừng bao giờ quá nhiệt tình, đừng lo chuyện bao đồng để rồi đưa bản thân vào rắc rối, thỉnh thoảng che giấu bản thân cũng là một điều tốt.
4. Kính hiển vi: xem chi tiết và tạo chi tiết
Ngựa mất móng có thể khiến cho tướng quân phải bỏ một trận chiến, một con kiến có thể đục hỏng cả một con đê. Các chi tiết cẩu thả nhỏ nhoi có thể phá vỡ một tổng thể. Vô tình những tiểu tiết, những điều nhỏ nhặt có thể tích tụ đủ để làm suy yếu đi toàn bộ chung.
Thật khó để làm mọi thứ, mọi điều lớn lao một cách trọn vẹn. Vì thế chúng ta luôn phải chú ý đến những chi tiết dù là nhỏ nhất, phải học được một sự thật rằng: Sự thay đổi định lượng sẽ gây ra những thay đổi định tính, khi chúng ta làm những điều nhỏ nhặt được tốt đẹp thì những vấn đề lớn cũng sẽ trở nên tốt đẹp. Những việc làm vĩ đại của con người bao giờ cũng là sự tổng hợp của những việc làm bình thường của con người đó. Quy luật này giúp chúng ta tránh được tư tưởng chủ quan trong học tập và trong hoạt động thực tiễn hằng ngày.
5. Gương méo: nhìn mơ hồ
Khi nhìn vào một tấm gương biến dạng, méo mó, bản thân bạn sẽ cảm thấy mơ hồ, không chắc chắn và muốn thoát khỏi cảm giác đó. Tuy nhiên, những người có một cuộc sống mơ hồ lại rất dễ dàng có được hạnh phúc, họ có ít sự quan tâm trong cuộc sống, nhưng lại thực sự chân thành với những người khác. Họ luôn vui vẻ và hài lòng với những gì bản thân có, không quá tham vọng, không quá nhiệt tình và luôn biết cách tận hưởng cuộc sống.
6. Gương phẳng: nhìn núi là núi, thấy nước là nước
Khi kinh nghiệm cuộc sống đã tích lũy đến một mức độ nhất định, bạn sẽ có một sự hiểu biết rõ ràng về thế giới và những bản ngã. Biết những gì bạn đang theo đuổi và những gì bạn phải từ bỏ.
"Mọi người đều là con người, họ không phải cố ý làm người, thế giới là một thế giới, không cần phải dày công để đi đến thế giới". Khi đã biết rõ bản chất của sự vật, sự việc, hãy học cách chấp nhận nó. Luôn nhớ điều này trong tâm trí thì bạn sẽ đạt được bản chất và tính xác thực, sự tự do và yên tĩnh trong tâm hồn.
Trịnh Thơm