1. Khái niệm của thước đo độ chín chắn – sự điềm tĩnh .
Theo bạn điềm tĩnh là gì? Đó là khi đối mặt với bất kỳ một tình huống nào tâm trạng bạn vẫn nhất quyết không để cảm xúc tiêu cực điều khiển hành động của bản thân. Lúc này bạn sẽ giữ được tâm thế vững vàng đế phân tích rõ vấn đề, đưa ra hướng giải quyết phù hợp nhất, không gấp gáp cũng không quá chậm để mọi chuyện đến mức đi quá xa. Sự điềm tĩnh có biểu hiện rõ nhất ở người có bản lĩnh, tự chủ, đồng thời là một trong những yếu tố cần thiết góp mặt giúp con người xử lý tốt các vấn đề trong giao tiếp và ứng xử.
Sự điềm tĩnh là thước đo mức độ chín chín, là một trong những biểu hiện của sự tự tin, của người có bản lĩnh đồng thời nó còn nằm trong danh sách những sức mạnh nội tâm của con người. Nó không phải là kìm nén hay cam chịu cũng không phải việc lẩn tránh xung đột mà ở một góc độ khác chúng ta đang suy xét vấn đề để “lời nói bay ra không lầm lỡ”. Những người điềm tĩnh có nhiều lợi thế để giải quyết vấn đề. Không thờ ơ trước mọi vấn đề mà chỉ đang nhìn nhận vấn đề ở một chiều hướng tích cực hơn để tìm ra cách giải quyết hợp lý nhất. Đơn cử như một tình huống trên đường đi làm bạn gặp tình huống xấu, xe bạn bị hỏng và bạn không thể đến công ty kịp giờ. Lúc này theo thói quen bạn luống cuống không biết làm sao để giải trình với sếp bởi những lý do đến muộn do tắc đường hay hỏng xe thường rất ít khi thuyết phục được nhà lãnh đạo. Vì nếu bạn chủ động đi làm sớm hơn thì mọi chuyện đã không xảy ra. Thế nhưng trong cái lý vẫn còn cái tính, chụp một bức ảnh xe hỏng do thủng lốp, chết máy do ngập úng sau mưa,… có thể là giải pháp hữu hiệu nhất để chứng minh cho lời nói của bạn giúp bạn tránh bị phạt.
Điềm tĩnh nhưng không thờ ơ, chính là yếu tố góp phần hoàn thiện nhân cách con người giúp bạn suy xét mọi chuyện thấu đáo để có cách giải quyết hợp lý tránh khỏi những sai lầm do nóng vội. Điều này sẽ rất bổ ích cho bạn trong cuộc sống hàng ngày từ công việc tới giao tiếp thậm chí ngay khi giải quyết vấn đề của chính bản thân. Kiểm soát bản thân tốt hơn là điều kiện để sức mạnh của lý trí trong cuộc sống được bộc lộ tối đa.
2. Sẽ ra sao khi sống trong chân dung của sự tức giận .
Giận dữ hay nóng vội không phải là cách tốt để giải quyết vấn đề .
Không khó để nhận biết biểu hiện của người nóng vội, nó có thể được đo lường định lượng qua những con số thống kê mỗi năm có hàng trăm trường hợp nhập viện vì đánh nhau chỉ trong mỗi dịp tết nguyên đánh với những nguyên nhân ngớ ngẩn hết mức mà nói ra thật nực cười: Đánh nhau chỉ vì một cái nhìn không thiện cảm, vì mời rượu không uống, vì xích mích với bạn bè,… Đó chính là nguyên nhân và hậu quả xảy ra từ sự tức giận. Minh chứng thấy rõ, tức giận chỉ giúp vấn đề xảy ra theo chiều hướng xấu đi vậy tại sao ta cứ phải tức giận?
Đôi khi không phải tức giận mà chỉ đang thể hiện cái tôi với hành động sai lầm hoặc cũng có thể giận dữ bộc phát do không kiềm chế được cảm xúc của bản thân đúng theo câu nói của ông cha ta “giận quá thì mất khôn”. Sự giận dữ là một trong những biểu hiện của tính nóng vội một chiều hướng đối lập hoàn toàn với điềm tĩnh. Nếu điểm tĩnh giúp bạn thành công với vị trí lãnh đạo thì nóng vội lại không được đón nhận để thẳng tiến lên cấp bậc này. Đó là thiệt thòi đầu tiên mà người nóng vội nhận lại.
Người nóng vội rất dễ bị tác động từ ngoại cảnh, chỉ một thay đổi bất chợt từ cuộc sống hàng ngày cũng khiến họ mất bình tĩnh để giải quyết vấn đề. Tuy nhiên cũng không tránh khỏi những lúc bản thân bị tác động vượt quá giới hạn và tức nước thì vỡ bờ thôi. Lúc này tức giận lại bùng phát đẩy con người đi sai hướng để rồi khi nhận ra vấn đề sự hối hận lại dày vặt lương tâm. Nguyên nhân sâu xa nhất dẫn tới hệ quả này từ tính nóng vội hay do bản thân không chủ động chi phối được cảm xúc. Vì vậy nếu bạn muốn thay đổi, hoàn toàn có thể được rèn luyện để trở thành một người điềm tĩnh để cuộc sống này trở nên tươi đẹp hơn.
3. Học cách điềm tĩnh để tâm được bình an .
Tính điềm tĩnh của một số người có thể sinh ra đã có nhưng với nhiều người sự điềm tĩnh lại được hình thành ngay trong những trải nghiệm của cuộc sống. Phần lớn sự điềm tính được rèn luyện từ chính bản thân mỗi cá nhân, đó là khi tự mình biết kiềm chế cảm xúc, tập thói quen làm chủ cảm xúc. Hãy đóng dấu cho mình suy nghĩ “bất cứ vấn đề nào cũng có cách giải quyết” và tự đặt ra câu hỏi liệu sự luống cuống hay tức giận của mình có làm cho mọi chuyện tốt lên không? Nóng nảy mất kiểm soát không tự chủ được bản thân chỉ làm mọi việc trở nên tồi tệ hơn. Không một ai căng buồm ra khơi mà thành công trở về với khoang thuyền đầy cá lúc trời giông bão, cũng không có chiếc máy bay nào mạo hiểm cất cánh khi thời tiết xấu,… Không có tình huống nào xấu, chỉ là bạn chưa đủ bình tĩnh để nghĩ theo chiều hướng tốt hơn mà thôi. Vậy nên bạn biết phải làm gì khi đó rồi chứ?
- Lấy lại bình tĩnh cân bằng tâm trạng bằng cách hít thở thật sâu: Chẳng may có những tình huống tác động khiến cơn nóng giận của bạn có nguy cơ bùng phát hãy cố kiềm chế bằng cách hít một hơi thật sâu rồi thở phào một cái như xua hết đi những con vi trùng nóng giận. Đừng dại mà hành động vội vàng vì những hành vi bạn làm trong lúc nóng vội khả năng cao sẽ khiến bạn hối tiếc về sau. Phương pháp này khá hữu hiệu đã được nhiều người áp dụng và kết quả từ thực tế nhận lại rất ấn tượng. Hãy nhắm mắt hít một hơi thật dài cho cơ bụng giãn ra rồi từ từ thở ra nhẹ nhàng giúp giảm lượng adrenaline – chất được tiết ra khi tức giận trong não để lấy lại bình tĩnh.
- Nhìn nhận kỹ lưỡng và phân tích cẩn thận vấn đề: Phương pháp là có thể tự đặt ra một số câu hỏi đơn giản khi bạn đang bị kích động trước khi có phản ứng giải quyết vấn đề. Chẳng hạn như: Tại sao lại xảy ra vấn đề này? Liệu vấn đề có đáng để như vậy không?... . Những câu hỏi đơn giản như vậy sẽ kích thích bộ não của bạn tiếp tục suy nghĩ tránh đưa ra quyết định sai lầm lúc nóng nảy.
- Định hướng những điều muốn làm tiếp theo và tập chung vào nó: Đường chỉ tay nằm trong bàn tay mình, bạn hoàn toàn có thể thay đổi mọi điều diễn ra theo ý muốn vì vậy hãy suy nghĩ về những điều bạn muốn làm trong tương lai gần hoặc tương lai xa thay vì tập trung giải quyết vấn đề trước mắt khi bạn tức giận. Từ những suy nghĩ theo chiều hướng tích cực hơn đó sẽ giúp bạn thư giãn đầu óc từ đó cảm thấy thư thái hơn, tự nhiên các giải pháp cứ theo nguồn cảm hứng mà nảy sinh.
- Loại bỏ ngay những suy nghĩ tiêu cực đang có mầm mống sinh sôi trong đầu: Đừng để những tư tưởng như hắn sẽ phải trả giá rồi nghĩ cách trả thù người khác. Điều này sẽ không giúp bạn cải thiện vấn đề mà càng làm cho sự bực tức của bạn tồi tệ hơn. Phương pháp cho vấn đề là có thể chia sẻ với ai đó để giải tỏa tâm trạng đồng thời để nhận lời khuyên tích cực từ mọi người làm lấn át đi tư tưởng sai lệch.
- Luyện tập sự nhẫn nại: Đây cũng chính là một trong những những biểu hiện của đức tính điềm đạm. Nhẫn nại để có thời gian nhìn nhận vấn đề, chuẩn bị sẵn sàng tinh thần và sức lực đương đầu với khó khăn, thử thách. Hãy thử sức rèn luyện tính nhẫn nại từ những việc đơn giản nhất như chọn một hàng dài trong siêu thị để chờ đợi thanh toán, hẹn đứa bạn thường xuyên để bạn phải chờ đợi lâu nhất đi chơi nhưng không được cáu gắt khi một lần nữa tình huống này lại xảy ra,…
4. Tận hưởng cuộc sống với sự điềm tĩnh .
Sống với đức tính điềm tĩnh con người sẽ có khả năng kiểm soát tốt tình trạng cảm xúc của bản thân, từ đó làm giảm tác động của ngoại cảnh hoặc bị người khác ảnh hưởng dẫn tới những hành vi đi lệch hướng giữa suy nghĩ và hành động. Với đức tính điềm tĩnh việc đối mặt với những tình thế xấu khiến bạn không gặp khó khăn để xoay sở nhờ những biểu hiện chế ngự được cảm xúc để xem xét đưa ra được những phân tích cặn kẽ vấn đề hướng tới giải pháp tối ưu.
Điềm tĩnh chính là một trong những tố chất của người lãnh đạo vì khi ở vị trí này họ chính là người phải thường xuyên đối mặt với rất rất nhiều vấn đề, tình huống xảy ra trong công ty, ngoài công ty, với khách hàng và đối tác,… Họ cần một cái đầu mà theo phong cách bây giờ giới trẻ thường nói là “lạnh” để có sự suy xét sáng suốt trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Với vai trò là một nhà lãnh đạo, một trong những việc làm quan trọng hàng đầu để quản lý nhân sự, tránh được những quyết định sai lầm không đáng có trong lúc nóng nảy nhất thời là bình tĩnh phân biệt mặt tốt – mặt xấu, sự thật và điều giả dối. Cơ hội trở thành nhà lãnh đạo thành công luôn dành cho người điềm tĩnh, bởi với tố chất này, bạn sẽ quản lý được cảm xúc của chính bản thân mình, quản lý được nhân viên.
Cuộc sống này sẽ dễ dàng biết bao nếu điềm tĩnh có sức mạnh tiềm ẩn giúp họ suy xét thấu đáo mọi việc xung quanh, chỉ có như vậy cơ hội để tìm ra giải pháp hữu hiệu ứng xử hợp lý trong mọi trường hợp cho bạn lợi thế hơn những người khác khi họ không có đủ bình tĩnh và kiên nhẫn như bạn. Nói điềm tĩnh là tố chất của người lãnh đạo quả không sai. Trách nhiệm của người lái đò là điều hướng con thuyền vượt qua giông bão và ở vị trí người lãnh đạo, người đứng đầu cũng như vậy, khi có khó khăn họ sẽ là người phải đứng ra chịu trách nhiệm giải quyết mọi việc. Vì vậy nếu không có sự điềm tĩnh để phân tích sự việc sâu xa kỹ lưỡng những quyết định tiếp theo đó sẽ không có hiệu quả, vấn đề vẫn sẽ không được giải quyết mà có thể tiếp tục diễn biến theo chiều hướng xấu hơn.
Cuộc sống của những người điềm tĩnh, trong giao tiếp làm ăn gặp rất nhiều thuận lợi. Điểm tĩnh giúp bản thân suy xét kỹ lượng mọi việc, gây được cảm tình và sự nể trọng của đối tác trong công việc đồng thời còn có thể phát hiện dễ dàng điểm yếu của đối phương. Đánh trúng vào tâm lý đó giúp nâng cao tỷ lệ thành công của bạn lên đáng kể.
Điềm tĩnh là một đức tính tốt giúp ích rất nhiều trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Hiểu điềm tĩnh là gì và cách để rèn luyện đức tính này mỗi ngày giúp bạn đối mặt với những biến cố trong cuộc sống dễ dàng hơn để cảm nhận được giá trị sống tươi đẹp hơn. Chúc các bạn luôn may mắn và nhiều thành công!
Nguyễn Ánh Tuyết
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét