7 nỗi khổ của người mắc bệnh đãng trí Alzheimer, làm thế nào để phòng tránh?
Nếu bạn hỏi người già sợ gì nhất? Đại đa số mọi người đều sẽ có cùng một câu trả lời, đó chính là bệnh Alzheimer (bệnh đãng trí) của người già.
Nguyên nhân vì khi bị mắc bệnh rất có thể bạn sẽ không còn nhận ra những người thân yêu nhất trong cuộc đời mình, trí nhớ sa sút nhanh chóng khi tuổi còn chưa quá già. Nữ diễn viên chính trong bộ phim đoạt giải oscar “Still Alice” thậm chí đã gào thét như thế này: “Thà rằng bị bệnh ung thư còn hơn bị mắc bệnh Alzheimer”.
Không phải chịu nỗi đau và suy giảm sức khoẻ lớn như người bệnh ung thư nhưng người mắc bệnh Alzheimer chịu cảnh chỉ “tồn tại” mà không “sống”, chưa kể đến còn là gánh nặng cho người thân trong gia đình.
7 ‘khổ não’ của người mắc bệnh Alzheimer
1. Trí nhớ dần dần suy yếu Một biểu hiện điển hình trở ngại ký ức của các bệnh nhân bị mắc Alzheimer đó là ‘quên những việc vừa xảy ra nhưng không quên những việc xa xưa’.
Ví dụ nói buổi sáng ăn món gì, đã ăn cơm chưa, buổi sáng đã rửa mặt chưa… thì ngay sau đó có thể không biết mình đã thực hiện hay không. Tuy nhiên lại vẫn nhớ được tên của người bạn học cách đây 30 năm.
Nhưng khi đến giai đoạn nặng thì trí nhớ dài hạn cũng sẽ giảm sút.Không nhận ra người thân trong nhà
2. Không thể hoàn thành nhiệm vụ hàng ngàyCó những việc nhẽ ra bệnh nhân có thể làm, thì nay không biết làm nữa, ví dụ quên đi các bước chế biến món ăn mà mình nấu ngon nhất, trường hợp nghiêm trọng thậm chí còn không thể tự chăm sóc bản thân.
3. Sự trở ngại trong việc biểu đạt ngôn ngữBệnh nhân có thể nói những điều mơ hồ khó hiểu hoặc thậm chí hoàn toàn mất khả năng ngôn ngữ.
4. Mất đi sự định hướng về không gian và thời gian
Ví dụ không biết hôm nay là ngày tháng năm nào, không rõ bản thân đang ở nơi đâu, ra khỏi cửa là không tìm được đường về nhà. Trường hợp nghiêm trọng không cả nhận ra được con cái hay vợ hoặc chồng mình.
5. Khả năng lý giải và khả năng suy đoán giảmThời tiết biến đổi cũng không thể lựa chọn loại quần áo cho phù hợp, ví dụ: giữa mùa hè thì mặc áo bông, mùa đông giá rét thì mặc áo cộc tay. Không theo kịp với tư duy suy nghĩ của người đối diện khi nói chuyện, không thể lý giải dù là những sự việc nhỏ.
6. Đa nghi, hoang tưởngĐại đa số vấn đề suy nghĩ hoang tưởng đó là quan niệm bị người khác hãm hại, ví dụ khi đồ đạc của mình để sai vị trí, liền cho rằng bị người khác ăn trộm, hoặc nghi ngờ bạn đời không còn chung thủy với mình.
7. Gặp trở ngại trong giao tiếp xã hội, mất đi sự chủ động
Bệnh nhân mất đi cảm hứng khi giao tiếp với người khác, từ chối các hoạt động tập thể.
Đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính gây bệnh nên biện pháp phòng tránh các yếu tố gia tăng nguy cơ gây bệnh vẫn được chú trọng trước tiên:
9 giải pháp phòng tránh bệnh Alzheimer
1. Vận động thích hợp điều độ, có thể lựa chọn đi bộ hoặc bơi lội, vận động tay cũng rất quan trọng, nên thường xuyên làm những công việc thủ công đòi hỏi tính chính xác tỉ mỉ phức tạp để thúc đẩy sự linh hoạt của não bộ.
2. Sống tích cực vui vẻ cởi mở, luôn giữ tinh thần thoải mái.
3. Tránh uống rượu, hút thuốc một cách quá độ, sinh hoạt điều độ có quy luật. Có một nghiên cứu đã chứng minh, những người uống hơn 0.3 lít rượu một ngày dễ mắc bệnh.
4. Kiểm soát các nhân tố có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như bệnh cao huyết áp, cholesterol cao, bệnh tiểu đường, béo phì (yếu tố tăng mắc bệnh Alzheimer)
5. Ngủ đủ giấc, mỗi tối nên ngủ đủ từ 7-9h, buổi trưa ngủ từ 20 -30 phút
6. Bảo vệ não bộ, chú ý cẩn thận không để vấp ngã, té bị thương ở vùng đầu sẽ dẫn tới mất trí nhớ, những người cao tuổi nếu cần thiết phải dùng ba tong khi di chuyển
7. Chú ý trong ăn uống sinh hoạt, tránh hấp thu quá lượng muối và các loại chất béo động vật.
8. Trò chuyện chia sẻ nhiều với những người xung quanh, giữ mối quan hệ giao tiếp với mọi người.
9. Học cách bồi dưỡng cảm hứng, tích cực làm các công việc có sử dụng tới não bộ như nấu ăn, viết nhật ký,chơi nhạc cụ, vẽ tranh. Tất cả đều là những cách giúp não bộ hoạt động khỏe mạnh.
Theo secretchina.com
Kiên Định
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét