Tìm kiếm Blog này

Thứ Sáu, 19 tháng 6, 2020

Chiến lược sử dụng RSI để giao dịch đảo chiều hiệu quả







Trong quyển sách "How Markets Really Work", tác giả Larry Connors đã từng nói "chúng tôi không khuyến khích các bạn chỉ sử dụng 1 indicator để giao dịch, nhưng nếu bắt buộc chỉ sử dụng 1, thì RSI 2 kỳ sẽ là sự lựa chọn tốt cho bạn."

Larry Connors là một trader giàu kinh nghiệm và một nhà nghiên cứu trading chuyên nghiệp (ai cần tiểu sử của ông này, xem ổng có giàu có không thì mời comment bên dưới để tôi giải thích, trong bài này tránh dài dòng để không làm loãng bài).

RSI 2 kỳ có thực sự ngon không mà Larry Connors lại đánh giá cao như thế? Hôm nay tôi sẽ chia sẻ cho các bạn phương pháp và các quy tắc vào lệnh dựa trên chỉ một công cụ duy nhất - RSI 2 kỳ.

RSI 2 KỲ MÀ CŨNG THÀNH CHIẾN LƯỢC ĐƯỢC Ư?

Cái này không phải do tôi sáng chế, tôi chỉ được học lại từ ông Larry Connors và chia sẻ cho các bạn. Vấn đề của các bạn vẫn là thử - sai - thử hiểu được mình muốn gì.

Thường thường, trong một hệ thống sẽ có một indicator xu hướng và một indicator đo lường độ dao động (sức mạnh của giá). Tuy nhiên, đối với RSI 2 kỳ này, thì nó sẽ đóng vai trò cả hai vừa là indicator động lượng như bình thường vừa cung cấp đầu mối về xu hướng thị trường. Đó mới chính là điểm lạ của RSI 2 kỳ.
Do được tính chỉ trong 2 giai đoạn, nên RSI 2 rất nhạy với giá. Chúng ta sẽ thường thấy giá trong tình trạng quá mua liên tục khi đang uptrend. Dĩ nhiên, hầu hết đều là tín hiệu nhiễu. Đó là hạn chế của RSI nhưng cũng chính là điểm vô cùng đặc biệt để chúng ta lợi dụng nó để biết được khi nào trend đảo chiều. Nghe có vẻ mông lung nhỉ. Vậy thì tôi sẽ vào bài ngay đây.

QUY TẮC VÀO LỆNH BUY

1. RSI 2 kỳ giảm dưới mức 5.

2. Giá breakout khỏi kháng cự trước khi RSI có tín hiệu tăng giá (quá mua)

3. RSI 2 kỳ giảm xuống dưới mức 5 một lần nữa.

4. Mua khi xuất hiện cây nến tăng lên breakout cây nến giảm có RSI nằm dưới 5.

QUY TẮC VÀO LỆNH SELL

1. RSI 2 kỳ tăng mức 95.

2. Giá breakout khỏi hỗ trợ trước khi RSI có tín hiệu giảm giá (quá bán)

3. RSI 2 kỳ tăng lên trên mức 95 một lần nữa.

4. Bán khi xuất hiện cây nến giảm breakout cây nến tăng có RSI nằm trên 95.

Vẫn mông lung đúng không. Vậy thì mời các bạn xem tiếp hình minh họa.

1 VÍ DỤ ĂN VÀ 1 VÍ DỤ THUA



Đầu tiên chúng ta đổi thông số của RSI hai mức 30 - 70 thành 5 - 95. Như hình bên ta thấy:
1. RSI giảm xuống dưới mức 5. Đây là tín hiệu để ta tìm kiếm một đỉnh ngắn hạn trước đó. Chúng ta sẽ chờ cho giá tăng lên tới đỉnh đó và RSI ra sao.

2. Giá di chuyển lên breakout kháng cự (dẫu là breakout giả). RSI lúc đó cũng tăng trên 95 (quá mua). Nó không phải là tín hiệu vào lệnh, mà chỉ là tín hiệu báo sắp có uptrend.

3. RSI nhanh chóng rớt về dưới 5, đồng thời cây nến tại đó là một cây nến giảm. Chúng ta sẽ chờ cho một cây nến tăng tăng vượt qua mức đóng cửa của cây nến giảm trước đó và vào lệnh BUY. Đó là chiến lược RSI 2 kỳ mà tôi muốn chia sẻ cho các bạn.

Còn đây là một ví dụ thua. Thua là bởi vì có lý do.



1. Giá đang ở trạng thái quá mua (RSI > 95), chúng ta sẽ tìm kiếm một đáy ngắn hạn để làm hỗ trợ.

2. Giá giảm xuống và breakout hỗ trợ (breakout giả), RSI đang rơi vào thế quá bán một lần nữa.

3. Chờ RSI lên vùng giá mua và tạo cây nến tăng. Đến khi một cây nến giảm giảm thấp hơn mức mở cửa của cây nến tăng trước đó thì vào lệnh. Nhưng trong trường hợp này, cây nến đó khá yếu và nhỏ, nó không giảm vượt qua cây nến xanh được. Điều đó chứng tỏ, lực giảm vẫn còn rất yếu. Ai vào setup này dĩ nhiên xác suất thua lỗ sẽ cực kỳ lớn.

Đó là cách mà Larry Connors chia sẻ phương pháp RSI 2 kỳ để giao dịch đảo chiều xu hướng.

The Blade

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét