Nhưng khi trái tim của bạn đập nhiều hơn 100 nhịp/phút kèm theo các triệu chứng như hồi hộp, đánh trống ngực, khó thở diễn ra thường xuyên, làm ảnh hưởng đến sức khỏe, khi đó nhịp tim nhanh có thể trở nên nguy hiểm, nhất là ở những người mắc bệnh về tim mạch hoặc rối loạn nhịp tim nhanh trước đó. Vì khi đó, tim sẽ bơm máu kém hiệu quả dẫn đến giảm lưu lượng máu cung cấp cho các phần còn lại của cơ thể, thậm chí chính tim cơ tim cũng sẽ bị thiếu máu. Điều này có thể gây ra một cơn đau tim, đột quỵ thậm chí ngừng tim.
Để giảm thiểu các nguy cơ trên, bạn có thể áp dụng 6 cách sau đây để làm tim đập chậm lại. Tuy nhiên điều bắt buộc là nó phải được thực hiện song song cùng thuốc điều trị rối loạn nhịp tim.
1/Ho mạnh giúp làm chậm nhịp tim
Chắc hẳn bạn sẽ ngạc nhiên khi ho lại có thể làm tim bạn đập chậm lại. Điều này được giải thích rằng: khi ho luồng không khí được ép ra từ các phế nang tạo thành một áp lực lên thành lồng ngực sẽ giúp nhịp tim của bạn đập chậm lại. Vì vậy, khi căng thẳng bạn cảm thấy trái tim mình đập nhanh hơn một chút bạn có thể áp dụng lời khuyên này.
2/Điều chỉnh nhịp tim bằng chế độ ăn
Một chế độ ăn lành mạnh , cân đối chất dinh dưỡng lúc nào cũng được khuyến khích cho người bệnh tim mạch nói chung và rối loạn nhịp tim nhanh nói riêng. Bạn nên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như chuối, táo, bánh mì, sữa chua… Và nhớ tránh xa những thực phẩm không có lợi cho tim như rượu, bia, café, trà đặc…
3/Làm chậm nhịp tim bằng nước lạnh
Sử dụng nước đá (nước lạnh) tát lên mặt, vùng cổ hoặc tắm bằng nước lạnh lại có thể hữu hiệu giúp làm giảm nhịp tim của bạn. Ban đầu nó có thể gây co các mạch máu nhưng chỉ sau một thời gian ngắn các mạch máu trở nên giãn nở do đó máu lưu thông được dễ dàng hơn. Hơn nữa việc này có thể gây sốc thần kinh cơ học giúp hoạt động của não bộ trở nên tỉnh táo.
4/Nghiệm pháp Valsalva giúp làm tim đập chậm lại
Dây thần kinh phế vị của bạn có tác dụng điều khiển nhịp tim. Vì vậy khi bạn tìm cách kích thích vào dây thần kinh phế vị này có thể giúp bạn ngừng hiện tượng đánh trống ngực và phục hồi lại nhịp tim bình thường. Để làm được điều này bạn phải ngậm chặt miệng, lấy tay bịt mũi, tai và hít thật sâu sau đó là ép hơi ra ngoài thật mạnh (bạn có thể tưởng tượng rằng mình đang thổi một quả bóng bay vậy). Tuy nhiên bạn cần lưu ý không nên tự tiến hành một mình mà nên có sự theo dõi của bác sỹ điều trị.
5/Nhịp tim có thể chậm lại nhờ hít sâu, thở chậm
Hít sâu, thở chậm là bài tập tuyệt vời có thể giúp bạn làm chậm nhịp tim, giảm sự lo lắng và cải thiện tình trạng đánh trống ngực. Tuy nhiên điều này có thể khó thực hiện khi trái tim bạn đang có các rối loạn, vì vậy bạn phải kiên cường tập luyện để điều tiết hơi thở tốt hơn.
6/Tập thể dục thường xuyên giúp điều hòa nhịp tim
Nhiều người nghĩ rằng tập thể dục càng làm nặng hơn tình trạng tim đập nhanh. Điều này đúng nhưng lại không hẳn là đủ. Vì quá trình tập luyện cơ thể cần nhiều hơn năng lượng, thúc đẩy làm tim tăng co bóp từ đó làm tăng nhịp tim. Nhưng chính điều này vô tình lại tạo một động thái tốt cho cơ tim của bạn. Vì cơ tim cũng như cơ bắp vậy duy trì tập luyện thường xuyên sẽ khiến cơ bắp khỏe mạnh và có thể làm giảm nhịp tim về ngưỡng bình thường. Không những thế, tập thể dục còn giúp bạn có một sức khỏe dẻo dai, linh hoạt giúp phòng chống các căn bệnh khác.
Để cân đối việc tập thể dục sao cho hợp lý, bạn nên bắt đầu bằng những bài tập đơn giản nhẹ nhàng như ngồi thiền, tập yoga, chạy bộ, đi xe đạp… sau đó khi đã làm quen có thể tăng dần mức độ khó cũng như thời gian tập luyện.
Lê Hoa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét