Khi mới bắt đầu tìm hiểu về nhạc giao hưởng, bạn sẽ được nghe nhắc nhiều đến những cái tên như J.Haydn, Mozart, L.V.Beethoven, cùng các tác phẩm trường tồn theo thời gian như các bản giao hưởng Es-dur (số 39), G-moll (số 40), C-dur (số 41), Anh hùng ca - số 3, Định mệnh - số 5, Đồng quê - số 6 và Niềm vui số 9… đây là những tác giả và tác phẩm đỉnh cao thuộc trường phái âm nhạc cổ điển Viên. Về sau này, nhạc giao hưởng tiếp tục phát triển mạnh mẽ vào thế kỷ 19, 20, với sự sáng tạo của các thiên tài thế hệ sau như Schubert, Traicovsky, Berlioz, List…
Trên con đường phát triển, âm nhạc giao hưởng từ châu Âu đã lan tỏa đến khắp các châu lục khác và giờ đây đã không còn mới mẻ và xa lạ. Tuy nhiên, nhạc giao hưởng vẫn là thể loại kén thính giả bởi rất nhiều lý do.
1. Đòi hỏi người nghe phải am hiểu và có kiến thức nhất định
Như đã nói, nhạc giao hưởng là sự kết hợp của nhiều loại nhạc cụ riêng biệt và phong phú, vì vậy đòi hỏi người nghe phải có chút kiến thức nhất định để phân biệt và thấu hiểu. Hơn nữa, việc nghe nhạc cổ điển phụ thuộc rất nhiều vào bản sắc văn hóa và trình độ văn hóa của từng dân tộc. Ví dụ như đối với dân tộc Việt Nam từ xa xưa đã quen với âm nhạc theo kiểu hát để nói lên tâm tư tình cảm đời thường của mình (hát ả đào, hò, vọng cổ…) cùng với những nhạc cụ giản đơn (như trống, phách, đàn cò, đàn kìm…) nên việc tiếp cận với một nền âm nhạc mang văn hóa lâu đời và nhiều phức tạp phương Tây là một điều không dễ dàng.
2. Đòi hỏi sự tĩnh lặng khi thưởng thức
Nếu như ở các buổi biểu diễn khác, người nghe có thể thoải mái nhún nhảy lắc lư theo điệu nhạc hoặc vô tư chuyện trò trong buổi diễn, thì ngược lại, để thưởng thức một chương trình nhạc giao hưởng, thính giả phải giữ im lặng hoàn toàn, tập trung vào màn trình diễn chỉ hấp dẫn về phần nghe nhiều hơn phần nhìn. Hơn nữa, việc lên ngôi và xuất hiện không ngừng của những dòng nhạc hiện đại như Rock, EDM, hoặc sự lên ngôi của các thế hệ ca sĩ thần tượng ngoại hình lung linh… phần nào khiến nhạc giao hưởng trở nên khó tiếp cận và ít hấp dẫn hơn.
3. Muốn nghe nhạc giao hưởng là rất khó
Kể cả khi bạn đã có niềm say mê với nhạc giao hưởng rồi, thì việc muốn tìm nghe nhạc giao hưởng cũng rất khác. Có rất ít chương trình nhạc giao hưởng được biểu diễn trong một năm, và nếu có thì giá vé cũng khá cao nếu không muốn nói là “trên trời”, đặc biệt là ở Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét