Thanh khoản cổ phiếu: yếu tố quyết định giải ngân
Thanh khoản của một cổ phiếu là một trong các yếu tố khá quan trọng trong việc quyết định mua bán của nhà đầu tư, đặc biệt của các nhà đầu tư tổ chức và các quỹ giải ngân quy mô lớn (như quỹ ETF).
Vì tiền lớn khi giải ngân vào các cổ phiếu thanh khoản kém sẽ mất chi phí hơn nhiều, ví dụ quỹ muốn mua vào 1 triệu cổ phiếu A, nếu thanh khoản tốt chỉ cần mua trong 3 phiên, nhưng nếu thanh khoản kém sẽ phải mua trong vài tuần với giá trần liên tiếp. Trường hợp tương tự việc bán cổ phiếu kém thanh khoản sẽ giảm giá trị rất lớn của danh mục quỹ.
Thứ hai là cổ phiếu thanh khoản sẽ tạo độ “nóng” trên thị trường và dễ thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư khác tham gia giao dịch, do đó cần một bàn tay “nhào nặn” thanh khoản để thu hút dòng vốn đầu tư.
Một yếu tố thứ ba và là yếu tố quan trọng nhất khiến đội lái quan tâm đến thanh khoản của cổ phiếu đó là khả năng được chọn vào rổ ETF. Rất nhiều cổ phiếu trên sàn đáp ứng đủ yêu cầu của ETF về vốn hóa, tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài, tỷ lệ tự do chuyển nhượng (free-float) nhưng hầu hết đều không qua được “cửa ải” về thanh khoản.
Ví dụ, để được thêm mới vào rổ Market Vector Vietnam ETF, cổ phiếu phải có thanh khoản bình quân 3 kỳ liên tiếp 1 triệu USD/phiên, trong khi điều kiện vào rổ FTSE Vietnam Index cũng dựa trên thanh khoản của rổ FTSE Vietnam All-share.
3 cách để làm tăng thanh khoản
Thanh khoản của một cổ phiếu do khối lượng và giá giao dịch cấu thành. Có 3 cách để đội lái làm tăng thanh khoản:
* Cách thứ nhất là giữ nguyên giá và tăng khối lượng giao dịch (KLGD)
* Cách thứ 2 là KLGD giữ nguyên và giá tăng
* Cách thứ 3 là tăng cả giá và KLGD.
Để tăng thanh khoản cho cổ phiếu 1 cách bền vững là phải tăng được số lượng nhà đầu tư giao dịch cổ phiếu. Khi thanh khoản của cổ phiếu đang thấp bắt buộc các đội lái - nhà tạo lập thị trường (Market Maker) phải tác động một cách chủ động tạo ra nhiều sóng trong một khoảng thời gian đủ dài để kích thích và hình thành thói quen cho nhà đầu tư. Khi đạt yêu cầu thanh khoản đội lái rút dần tác động.
Đầu tiên, đẩy khối lượng giao dịch, giữ nguyên giá. Giá giữ nguyên ở đây được hiểu là giá đóng cửa đi ngang trong 1 khoảng thời gian với biên độ tối đa là 10%.
Ví dụ cổ phiếu ABC có giá đóng cửa đang giao động trong biên độ 40.000-44.000 đồng/cp trong 1 tháng. Market maker sẽ hình thành thói quen cho nhà đầu tư bằng việc mua tăng dần khối lượng khi giá từ 40.000 lên 44.000 đồng/cp và bán với khối lượng giảm dần từ 44.000 về 40.000 đồng/cp.
Khối lượng Giá
10,000 41,000
20,000 42,000
30,000 43,000
Bước 2 Tay trái đặt mua Tay phải đặt bán dần
Khối lượng Giá
30,000 43,000
20,000 42,000
10,000 41,000
Cụ thể, tay trái đặt bán cp ABC 10.000 cổ phiếu giá quanh 41.000 đồng/cp, 20.000cp giá quanh 42.000 đồng/cp, 30.000 cp giá quanh 43.000 đồng/cp. Tay phải đặt mua dần, sau đó làm ngược lại tay trái đặt mua 30.000 cp giá quanh 43.000 đồng/cp, 20.000 cp giá quanh 42.000 đồng/cp, 10.000 cp giá quanh 41.000 đồng/cp. Tay phải đặt bán dần. Sau khi đạt được thanh khoản yêu cầu thì duy trì trong vòng ít nhất 1 tháng để gọi thêm nhà đầu tư tham gia.
Bước 2, đẩy KLGD kết hợp đẩy giá. Đây là bước đội lái chủ động đẩy giá vượt vùng tích lũy 40.000-44.000 đồng/cp với khối lượng giao dịch tăng ít nhất 50%. Giai đoạn này rất cần có thông tin tốt hỗ trợ và nhà đầu tư lúc này bị coi như "lùa gà" khi thấy cổ phiếu vượt ngưỡng cản với KLGD tăng.
Ví dụ sau khi ổn định khối lượng giao dịch của CP ABC là 30.000cp/ngày trong biên độ 40.000-44.000 đồng/cp. Giá của cổ phiếu được đẩy lên 45.000 đồng/cp với thanh khoản ít nhất 45.000 cp/ngày. Đội lái tiếp tục tác động tay trái mua tay phải bán cùng với thị trường để đảm bảo mục tiêu thanh khoản.
Bước 3, đẩy giá tăng, khối lượng giao dịch giữ nguyên. Giá được đẩy lên tiếp với khối lượng giao dịch duy trì tốt. Đội lái tiếp tục tác động tay trái mua tay phải bán cùng với thị trường để đảm bảo mục tiêu thanh khoản.
Bước 4, duy trì giá và KLGD. Sau khi đã có được mức thanh khoản mới thì đội lái lại chủ động đưa cổ phiếu vào trạng thái tích lũy mới. Biên độ giao động trong giai đoạn này luôn nhỏ hơn 2/3 tỷ lệ tăng của giai đoạn trước đó. Ví dụ nếu giai đoạn trước tăng 15% thì giai đoạn này biến động trong khoảng nhỏ hơn 10%. Sau 1 khoảng thời gian thì có thể lặp lại bước 2 khi cổ phiếu có thông tin hỗ trợ mới.|
Để quá trình tạo thanh khoản thành công Market maker luôn phải đảm bảo giá cổ phiếu tương ứng với giá trị nội tại của doanh nghiệp và theo sát phản ứng của thị trường trong quá trình tác động.|
Đối với các nhà đầu tư, khi lao theo các cổ phiếu nóng với thanh khoản giả tạo rất có thể sẽ phải “ôm” cổ phiếu ở trên đỉnh trong khi các đội lái đã thoát hàng từ trước đó.
Quay trở lại câu chuyện ETF, không thể phủ nhận lợi ích nếu cổ phiếu được vào rổ ETF, các quỹ này thường mua cổ phiếu “bất chấp” yếu tố cơ bản như doanh thu, lợi nhuận mà chỉ dựa vào các yếu tố như thanh khoản, vốn hóa, tỷ lệ sở hữu NĐT nước ngoài…
Ngoài ra dòng tiền mới với giá trị hàng triệu USD ra vào hàng ngày tại các quỹ cũng góp phần tăng thanh khoản cho cổ phiếu. Đó là lý do “đội lái” thường nhắm các cổ phiếu nào đã gần đạt các chỉ tiêu của ETF, chỉ cần đẩy thanh khoản cổ phiếu là có thể được “xem xét”.
Tuy nhiên hoạt động “bắt bài” ETF trong giai đoạn này không còn chính xác như thời gian trước, các quỹ ETF cũng có nhiều quyết định bất ngờ vào phút chót và nhà đầu tư sẽ là những người "mua cuối cùng".
Nguyễn Duy Khánh
Đầu tiên, đẩy khối lượng giao dịch, giữ nguyên giá. Giá giữ nguyên ở đây được hiểu là giá đóng cửa đi ngang trong 1 khoảng thời gian với biên độ tối đa là 10%.
Ví dụ cổ phiếu ABC có giá đóng cửa đang giao động trong biên độ 40.000-44.000 đồng/cp trong 1 tháng. Market maker sẽ hình thành thói quen cho nhà đầu tư bằng việc mua tăng dần khối lượng khi giá từ 40.000 lên 44.000 đồng/cp và bán với khối lượng giảm dần từ 44.000 về 40.000 đồng/cp.
Khối lượng Giá
10,000 41,000
20,000 42,000
30,000 43,000
Bước 2 Tay trái đặt mua Tay phải đặt bán dần
Khối lượng Giá
30,000 43,000
20,000 42,000
10,000 41,000
Cụ thể, tay trái đặt bán cp ABC 10.000 cổ phiếu giá quanh 41.000 đồng/cp, 20.000cp giá quanh 42.000 đồng/cp, 30.000 cp giá quanh 43.000 đồng/cp. Tay phải đặt mua dần, sau đó làm ngược lại tay trái đặt mua 30.000 cp giá quanh 43.000 đồng/cp, 20.000 cp giá quanh 42.000 đồng/cp, 10.000 cp giá quanh 41.000 đồng/cp. Tay phải đặt bán dần. Sau khi đạt được thanh khoản yêu cầu thì duy trì trong vòng ít nhất 1 tháng để gọi thêm nhà đầu tư tham gia.
Bước 2, đẩy KLGD kết hợp đẩy giá. Đây là bước đội lái chủ động đẩy giá vượt vùng tích lũy 40.000-44.000 đồng/cp với khối lượng giao dịch tăng ít nhất 50%. Giai đoạn này rất cần có thông tin tốt hỗ trợ và nhà đầu tư lúc này bị coi như "lùa gà" khi thấy cổ phiếu vượt ngưỡng cản với KLGD tăng.
Ví dụ sau khi ổn định khối lượng giao dịch của CP ABC là 30.000cp/ngày trong biên độ 40.000-44.000 đồng/cp. Giá của cổ phiếu được đẩy lên 45.000 đồng/cp với thanh khoản ít nhất 45.000 cp/ngày. Đội lái tiếp tục tác động tay trái mua tay phải bán cùng với thị trường để đảm bảo mục tiêu thanh khoản.
Bước 3, đẩy giá tăng, khối lượng giao dịch giữ nguyên. Giá được đẩy lên tiếp với khối lượng giao dịch duy trì tốt. Đội lái tiếp tục tác động tay trái mua tay phải bán cùng với thị trường để đảm bảo mục tiêu thanh khoản.
Bước 4, duy trì giá và KLGD. Sau khi đã có được mức thanh khoản mới thì đội lái lại chủ động đưa cổ phiếu vào trạng thái tích lũy mới. Biên độ giao động trong giai đoạn này luôn nhỏ hơn 2/3 tỷ lệ tăng của giai đoạn trước đó. Ví dụ nếu giai đoạn trước tăng 15% thì giai đoạn này biến động trong khoảng nhỏ hơn 10%. Sau 1 khoảng thời gian thì có thể lặp lại bước 2 khi cổ phiếu có thông tin hỗ trợ mới.|
Để quá trình tạo thanh khoản thành công Market maker luôn phải đảm bảo giá cổ phiếu tương ứng với giá trị nội tại của doanh nghiệp và theo sát phản ứng của thị trường trong quá trình tác động.|
Đối với các nhà đầu tư, khi lao theo các cổ phiếu nóng với thanh khoản giả tạo rất có thể sẽ phải “ôm” cổ phiếu ở trên đỉnh trong khi các đội lái đã thoát hàng từ trước đó.
Quay trở lại câu chuyện ETF, không thể phủ nhận lợi ích nếu cổ phiếu được vào rổ ETF, các quỹ này thường mua cổ phiếu “bất chấp” yếu tố cơ bản như doanh thu, lợi nhuận mà chỉ dựa vào các yếu tố như thanh khoản, vốn hóa, tỷ lệ sở hữu NĐT nước ngoài…
Ngoài ra dòng tiền mới với giá trị hàng triệu USD ra vào hàng ngày tại các quỹ cũng góp phần tăng thanh khoản cho cổ phiếu. Đó là lý do “đội lái” thường nhắm các cổ phiếu nào đã gần đạt các chỉ tiêu của ETF, chỉ cần đẩy thanh khoản cổ phiếu là có thể được “xem xét”.
Tuy nhiên hoạt động “bắt bài” ETF trong giai đoạn này không còn chính xác như thời gian trước, các quỹ ETF cũng có nhiều quyết định bất ngờ vào phút chót và nhà đầu tư sẽ là những người "mua cuối cùng".
Nguyễn Duy Khánh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét