Bán khống là gì?
Lợi ích/rủi ro của bán khống
Cách bán khống tại Việt Nam
I. Bán khống là gì?
Bán khống (short sell) là việc kiếm lợi nhuận từ việc sụt giá của một loại chứng khoán như cổ phiếu/trái phiếu.
Bán khống là hình thức bán tài sản hay cổ phiếu mà người bán không sở hữu nó, bằng cách vay mượn chứng khoán sau đó bán đi với dự đoán giá sẽ giảm, và trong tương lai người bán phải mua lại và hoàn trả đủ số lượng đã vay mượn.
Khi đó:
Người bán khống sẽ lời/lỗ bằng khoảng cách chênh lệch giữa giá bán khống và giá mua lại, chưa kể chi phí vay mượn.
Lời khi giá mua lại thấp hơn giá bán khống, và lỗ khi giá mua lại cao hơn giá bán khống
Ví dụ về bán khống:
A mượn B một lượng vàng và bán đi được 37 triệu đồng. Sau 3 tháng, A mua lại 1 lượng vàng với X triệu đồng để trả cho B. Thì hành động của A được gọi là bán khống vàng.
Nếu x = 34 triệu, thì A sẽ lời là: 37 tr – 34 tr = 3 triệu đồng!
Nếu x = 39 triệu, thì A sẽ lỗ là: 39 tr – 37 tr = 2 triệu đồng!
Tương tự trong thị trường chứng khoán:
X mượn Y với số lượng 10.000 cổ phiếu VNM, và bán với giá 150.000 đồng/cổ phiếu. Sau đó một thời gian X mua lại cổ phiểu VNM trên thị trường với giá t đồng/cổ phiếu và trả lại cho Y, thì hành động đó sẽ được gọi là bán khống chứng khoán hay bán khống cổ phiếu.
Nếu t = 130.000 đồng/cổ phiếu thì X sẽ LỜI là: (150k – 130k) x 10.000 cổ phiếu = 200 triệu đồng.
Nếu t = 165.000 đồng/cổ phiếu thì X sẽ LỖ là: (165k – 150k) x 10.000 cổ phiếu = 150 triệu đồng.
Dựa vào định nghĩa về bán khống, bạn sẽ nhận ra quy trình bán khống chứng khoán sẽ gồm 3 bước:
Vay mượn chứng khoán
Bán chứng khoán trên thị trường tại mức giá, thời điểm mình muốn
Mua và hoàn trả lại số lượng chứng khoán đã bán khống.
II. Những lợi ích trong bán khống chứng khoán:
Một thị trường chứng khoán cởi mở và phát triển thì cần nghiệp vụ bán khống. Việc cho phép bán khống sẽ giống như con đường giao thông 2 chiều trong lĩnh vực tài chính. Do vậy, bán khống sẽ có những ưu điểm đối với NĐT nói riêng và nền kinh tế nói chung:
1. Lợi ích của bán khống cổ phiếu đối với NĐT và quỹ:
*Kiếm được lợi nhuận khi dự đoán đúng được giá cổ phiếu giảm để bán khống.
*Giúp được bên mua có thể mua được cổ phiếu với số lượng nhiều hơn.
*Gia tăng giao dịch phòng ngừa rủi ro giảm giá thị trường, đặc biệt là các quỹ đầu tư nhằm cho quỹ biến động ổn định. Ví dụ quỹ A nắm danh mục 2 tỷ USD cổ phiếu, được đánh giá là có khả năng tăng giá nhiều hơn, và bán đi danh mục 500 triệu USD những cổ phiếu có khả năng giảm giá nhiều, nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của TTCK chung.
2.Lợi ích của bán khống đối với nền kinh tế và thị trường chứng khoán:
*Gia tăng tính thanh khoản cho thị trường chứng khoán.
Việc gia tăng việc bán sẽ gia tăng việc mua, bởi giá quá cao sẽ làm giảm người mua, do đó tăng tính thanh khoản sẽ TTCK đạt tính cân bằng, và tính hiệu quả của doanh nghiệp và thị trường.
*Giúp lật mặt những công ty làm ăn gian dối, xào nấu số liệu, thao túng giá cổ phiếu.
Năm 2001, nhiều NĐT đã “ngửi” ra mùi gian dối, xào nấu của Enron – một trong 7 công ty có doanh số lớn nhất nước Mỹ thời điểm này với hơn 100 tỷ USD, do đó họ đã ào ạt bán khống cổ phiếu này khiến giá Enron sụt giảm nghiệm trọng, trước khi các nhà điều tra tìm ra gian dối tài chính của Enron.
*Giúp hạn chế tình trạng bong bóng thị trường và cổ phiếu.
Khi giá cổ phiếu tăng quá mức, thường sẽ kích thích một lượng bán khống cổ phiếu trên thị trường, giúp cổ phiếu và thị trường hạn chế tình trạng bong bóng. Điều này sẽ giảm những cơn sụt giá mạnh của cổ phiếu và gây ra những hậu quả lớn. Giúp cho thị trường cân bằng và phát triển bền vững, ổn định.
III. Rủi ro bán khống là gì? Cách phòng ngừa rủi ro khi bán khống ở Việt Nam.
1. Rủi ro khi bán khống cổ phiếu
Trong đầu tư, NĐTsẽ có phần thưởng khi đúng và diễn biến giá theo kỳ vọng của họ. Nhưng không phải lúc nào NĐT cũng đúng, và rất thể việc bán khống gây ra thiệt hại tài chính rất lớn nếu NĐT không biết cách phòng ngừa rủi ro.
Dù bạn có đủ kiến thức đúng và cơ sở khoa học, số liệu, cũng như sự nỗ lực để đánh giá một cổ phiếu; nhưng dự đoán việc giá xuống sau khi bán khống có thể sai hoàn toàn. Ví dụ như: Công ty của bạn được mua lại bởi một công ty lớn hơn nhiều và giá cổ phiếu tăng lên, hoặc dù giá cổ phiếu định giá quá cao vẫn tiếp tục tăng lên tiếp, hoặc không quay trở lại nhanh như bạn tưởng, hoặc cổ phiếu đang xu hướng giảm đột ngột tăng giá trở lại… Tất cả những trường hợp như vậy sẽ khiến bạn thua lỗ.
Số tiền bạn mất vì bán khống sẽ là không giới hạn, về lý thuyết cổ phiếu có thể tăng đến vô cực. Trong khi việc mua cổ phiếu, bạn lỗ tối đa chỉ là 100% số tiền bạn đầu tư vào cổ phiếu, vì giá thấp nhất của cổ phiếu là 0 đồng.
Chi phí vay mượn cổ phiếu, tiền lãi sẽ phát sinh nhiều nếu bạn phải chờ thời gian quá lâu để mua lại, có thể khiến bạn chịu thiệt hại về tài chính.
Nếu bán khống xảy ra tràn lan, có thể gây tổn hại rất lớn đến TTCK và nền kinh tế, nên bán khống chỉ diễn ra ở những TTCK phát triển ở một mức nhất định
2. Cách phòng ngừa cho việc bán khống cổ phiếu?
Bán khống là bộ môn xác suất, với độ chính xác không bao giờ là 100% cả, vậy nên để hạn chế thua lỗ, NĐT cần:
Xác định điểm mua, điểm bán hợp lý và xác định những cổ phiếu có giá cao hơn rất nhiều so với giá trị thực nhằm gia tăng khả năng thắng lợi, và khả năng thắng lớn.
Luôn giới hạn việc thua lỗ bằng định mức nhất định, có thể ở mức 7% – 10%.
Trong chứng khoán, luôn có những rủi ro không thể đo lường, nên NĐT chỉ nên bán chứng khoán với một tỷ trọng nhất định
Đối với nhà đầu tư mới, hoặc chưa có kinh nghiệm, tốt nhất không nên tham gia bán khống cổ phiếu để dành cho NĐT đã có kinh nghiệm hoặc đợi khi ta hiểu biết đúng về TTCK
IV. Cách bán khống cổ phiếu ở Việt Nam.
*Trên TTCK cơ sở:
- Xét ở góc độ pháp luật thừa nhận: Hiện nay chưa cho phép bán khống trên thị trường cơ sở Việt Nam, tức là không được bán khống cổ phiếu riêng lẻ.
Ví dụ: Giả định NĐT nhận thấy cổ phiếu ROS quá cao so với giá trị thật, hoặc PTKT chỉ ra cổ phiếu khả năng sụp đổ cao, khi cổ phiếu trên 200.000 đồng (trước chia tách), thì tiến hành bán ra. Nhưng hiện tại NĐT không bán ra được.
- Tuy nhiên, thực tế vẫn có “cách bán khống kiểu Việt Nam”, đó là vay mượn chứng khoán qua để bán giữa các NĐT cá nhân, thông qua chứng khoán, tuy nghiệp vụ phức tạp và ít phổ biến, nhưng thực tế vẫn đang diễn ra.
*Trên thị trường chứng khoán phái sinh:
- Hiện tại, chúng ta có thể bán khống rổ cổ phiếu dựa vào rổ cổ phiếu VN30, với mức đòn bẩy 1:5 đến 1:10, thậm chí lách luật lên đến 1:20 ở một số tổ chức tài chính, công ty chứng khoán, qua các kỳ hạn 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng và 6 tháng.
- Để bán khống hiệu quả trên TTCK phái sinh, dưới góc độ NĐT cẩn trọng có thể dựa vào:
Kinh doanh chênh lệch giá, vừa bán khống và mua ở các kỳ hạn khác nhau, hoặc mua ở TTCK cơ sở và bán khống ở TTCK phái sinh.
- Định giá cổ phiếu và cả thị trường chứng khoán, tức là bán khống khi thị trường chung quá giá trị, có thể dựa vào các phương pháp định giá như P/E thị trường, P/B thị trường hoặc so sánh với TTCK quốc tế.
- Dựa vào phân tích kỹ thuật: Tức là dựa vào biến động đồ thị của VFVN30 để ra quyết định đầu tư, nhằm tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa rủi ro.
- Tìm sự chênh lệch giữa VN30 và chứng khoán phái sinh mà bán khống, Ví dụ cơ sở là 850 điểm, phái sinh 865 điểm, độ chênh là 15 điểm!
Hữu Ngọ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét