Tìm kiếm Blog này

Chủ Nhật, 2 tháng 4, 2017

“VÌ SAO VN BẮT CHƯỚC CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA HÀN QUỐC ĐỀU THẤT BẠI”.

TÔI CẤM CHỊ VIẾT NHỮNG BÀI NHƯ THẾ NÀY NHÉ: “VÌ SAO VN BẮT CHƯỚC CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA HÀN QUỐC ĐỀU THẤT BẠI”. 3/4/2017- Phương Thơ
Trong bài báo: "Không chỉ là chuyện hai quốc tịch". Nguồn: www.thesaigontimes.vn/…/Khong-chi-la-chuyen-hai-quoc-tich.h…. Ở đây tôi nhắc lại chuyện khá chuyên môn là tại Hàn Quốc năm xưa quốc gia này thiếu vốn và khủng hoảng nợ thì chính quyền Hàn Quốc kêu gọi dân chúng góp vốn như $, và vàng để cứu nguy kinh tế, sau đó giới chức VN dẫn nguồn tờ Tuổi Trẻ phát biểu của ông Phan Trung Lý - Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật, khi ông này cho biết, xin trích: "Ở Hàn Quốc trước đây xảy ra khủng hoảng tài chính, người ta coi nợ xấu là vấn đề của xã hội nên đã kêu gọi người dân góp tiền giải quyết.". Nguồn: tuoitre.vn/…/20141…/dan-gop-tien-de-xu-ly-no-xau/652834.html
Đây là một lý luận thiếu chuyên môn, họ cứ tưởng là họ nói cái gì cũng đúng, ai cũng phải nghe theo. Hãy nhớ rằng Hàn Quốc gây ra khủng hoảng nợ là do cả dân chúng lẫn chính quyền đều bị liên quan, vì lợi ích khi đó là tài sản quốc gia được chia đều cho các hộ gia đình, cả dân chúng Hàn Quốc từ doanh nghiệp tư nhân đến doanh nghiệp nhà nước đều đối xử bình đẳng như nhau, và chính quyền lẫn dân chúng đều tham gia góp vốn phát triển kinh tế khi lãnh đòn khủng hoảng tất nhiên ai cũng có phần trách nhiệm vào đó cả.
Thực tế, sau khủng hoảng thì Hàn Quốc cải sửa bộ máy kinh tế rất nhanh, và họ đã thành công và nhanh chóng trở thành một nước có năng suất lao động và sức cạnh tranh rất cao, họ đã vươn lên từ đống tro tàn trở thành một quốc gia vượt qua "bẫy thu nhập trung bình" hay "middle-income trap", mà dân chúng có thu nhập cao, trở thành nước công nghiệp tiên tiến theo sát khối kinh tế công nghiệp hóa Mỹ, Âu châu, Nhật,... và ngày nay họ trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp hàng đầu với nhiều nước Âu, Mỹ, Nhật Bản trên nhiều lĩnh vực. VN thì phải đợi đến 100 năm sau thì may ra mới bằng được Hàn Quốc bây giờ.
Riêng đối với VN thì các đại công ty doanh nghiệp quốc doanh nhà nước chi phối thì đều do nhà nước chịu trách nhiệm, vì người ta muốn như vậy, và lãnh đạo các tập đoàn doanh nghiệp nhà nước do đảng viên lãnh đạo chứ dân thường thì cho ra rìa, trong khi lương bổng, tiền thưởng đều do người của đảng hưởng hết nếu họ kinh doanh có lời chứ dân thường hay tư doanh thì 1 xu lẻ cũng không được chia.
Về các món nợ xấu tại VN đều do các tập đoàn kinh tế quốc doanh gây ra, ngân hàng cho vay cũng là công cụ do ngân hàng quốc doanh chi phối. Khi nhà nước kích thích kinh tế bằng cách hạ lãi suất cho vay thì lãi suất này được cấp phát xuống thì doanh nghiệp nhà nước lại là người đầu tiên nhận được tiếp cận lãi rẻ nhất, còn doanh nghiệp tư doanh và dân chúng khi tiếp cận được lãi vay này thì nó đã qua nhiều tầng lãi suất nên luôn chịu thiệt về lãi vay đắt.
Khi nợ xấu xẩy ra vì các khoản nợ và các khoản đầu tư độc hại của các doanh nghiệp nhà nước tạo ra như Vinashin, Vinalines, Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Vinachem), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Sông Đà, EVN,...danh sách dài như sơ táo quân kể ra không hết thì bảo người dân góp vàng cứu ngân hàng, cứu các tập đoàn kinh tế này, trong khi những kẻ tạo ra nợ thì sống nhởn nhơ như ông hoàng bà chúa, thì đúng là họ xem thường người dân quá, có lẽ họ hay nói “do trình độ dân trí tại VN thấp”.
Thứ nữa về quốc tịch, hãy nhớ rằng trước đây khi khủng hoảng tài chính bùng phát tại Hàn Quốc thì chính quyền Hàn Quốc cũng có chính sách thu hút tài nguyên tiền bạc và trí tuệ với khẩu hiệu một công dân hai quốc tịch, tức là chính phủ Hàn Quốc kêu gọi các "Hàn kiều", mà nói theo người nhà tại VN là "Việt kiều", ám chỉ người dân bản xứ của họ định cư tại nước ngoài.
Họ kêu gọi là bất kể công dân Hàn Quốc nào sinh sống tại nước ngoài đã có quốc tịch Mỹ chẳng hạn, chỉ cần có 2 triệu $ trở lên khi đầu tư vào Hàn Quốc thì sẽ được mang quốc tịch Hàn Quốc, và được đối xử như những công dân bản xứ theo pháp luật quy định, và áp dụng luôn cho nhà đầu tư nước ngoài cũng có thể mang quốc tịch Hàn Quốc nếu họ mang tri thức và tiền bạc đầu tư vào Hàn Quốc, họ vẫn có quyền có chức vụ ở bộ máy công quyền kể cả tham gia điều hành các công ty Hàn Quốc,...
Người Mỹ dẫn đầu danh sách mang hai quốc tịch Mỹ-Hàn, và hiện nay các chuyên gia Mỹ, từ các nhà quản trị, cho đến các kỹ sư, các nhà kinh tế, hay các nhà phát triển thị trường vốn cho Hàn Quốc, như các chuyên viên phân tích và đầu tư chứng khoán tại Phố Wall họ đã về Mỹ sống, sau khi mang hai quốc tịch chứ họ cũng chả lấy đi quốc tịch hay quyền lợi của Hàn Quốc làm gì, vì họ cũng đã kiếm được món lợi rất lớn cùng chính quyền Hàn Quốc, vì đôi bên đều có lợi.
Đối với VN thì ai cũng thấy rõ, quốc gia này có "chủ nghĩa lý lịch", tức là hiện nay ngay cả chính người VN của họ định cư tại nước ngoài được chính quyền VN kêu gọi về quê hương đóng góp cho đất nước thì cũng rất rắc rối, là "phải có lý lịch trong sạch",...đòi hỏi đấy thì rất khó đáp ứng, vì hầu hết những những người VN định cư tại nước ngoài họ có ý thức hệ đối lập là chủ nghĩa tư bản chứ không phải xã hội chủ nghĩa. Mà tư bản hay xã hội chủ nghĩa thì cũng là người VN nhau cả, miễn là chính quyền VN có dám hi sinh đặc quyền đặc lợi để chia sẻ cho họ hay cả dân chúng hay không mà thôi.
Về kinh nghiệm phát triển kinh tế của các nước học tắt, đón đầu, chủ yếu tôi phân tích sơ lược về Hàn Quốc. Trước hết trong phát triển kinh tế, việc các nước nghèo học theo mô hình thành công của các nước khác, tức là đi tắt đón đầu thì đó là ý tưởng hay, và rất tốt, thậm chí là còn được các tổ chức định chế tài chính quốc tế như WB, IMF, ADB, hay các tổ chức phân tích kinh tế của các tập đoàn ngân hàng đầu tư uy tín quốc tế khuyến khích, vì nó rút ngắn được thời gian giúp các nước đi sau tiến nhanh hơn lên mô hình phát triển của các nước tiên tiến.
Tuy nhiên, việc các chính phủ đó có đủ trình độ nghiệp vụ chuyên môn để tổ chức đầu máy phát triển theo mô hình phát triển kinh tế của các nước đó hay không lại là chuyện khác. Trên thế giới thì có rất nhiều nước học tắt đón đầu các nước tiên tiến để trở thành "cường quốc kinh tế của thế giới". Ở đây tôi không đề cập đến siêu cường quốc tư bản Mỹ mà chỉ đề cập đến mô hình thành công của các xứ Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, kể cả TQ,...
Có lẽ cần nói thêm rằng, trên thế giới có lẽ có những mô hình phát triển kinh tế thành công và thất bại kinh điển sáng tạo nhất, đó là mô hình phát triển kinh tế của Nhật, được biết đến với biệt tài nổi danh với các "Keiretsu" của Nhật Bản đã bị khủng hoảng mấy chục năm trước đó, và thành công, thất bại lẫn lộn, rồi kinh nghiệm sau đó là các "Chaebols" của Đại Hàn (Hàn Quốc) học tập theo mô hình của các "Keiretsu" của Nhật Bản. Ngày nay thì cả các "Keiretsu", hay "Chaebols" đã không còn áp dụng tại hai xứ Nhật - Hàn nữa vì nó không còn thích hợp. Tuy nhiên, hiện nay trên thế giới vẫn còn hai quốc gia theo cùng ý thức hệ XHCN là TQ và VN vẫn còn tìm tòi đào bới mô hình phát triển kinh tế "Keiretsu", và "Chaebols" có chọn lọc để học cái tốt,...
Đối với VN thì quốc gia này từng có một giai đoạn học theo mô hình các "Chaebols" của Đại Hàn rất quyết liệt như một quốc sách qua việc thành lập các tập đoàn kinh tế "quả đấm thép", lấy vai trò chủ đạo của nền kinh tế và trả giá thất bại nặng nề vì nhiều lý do như không có trách nhiệm cá nhân, hay individual responsibility, như trường hợp thất bại quá lớn của Vinashin, Vinalines,...
Ở đây tôi nhắc lại ngắn gọn là khi học tập ai thì cần phân biệt hoàn cảnh của mỗi nước, đó là bởi vì Hàn Quốc, hay Nhật thì tổng thống, hay thủ tướng, quốc hội đều do dân cử và do người dân bầu lên và giám sát rất chặt chẽ, lãnh đạo từ cấp thủ tướng, tổng thống, cấp bộ trưởng thì thay phiên nhau cầm quyền lên xuống từ chức như đèn kéo quân, vì người ta không cho phép lãng phí thời gian để những người yếu kém ngồi lỳ cái ghế đó sẽ gây tốn kém và gây trì trệ cho đất nước, và mất niềm tin của giới đầu tư.
Trước đây, Hàn Quốc họ áp dụng chiến lược phát triển kinh tế cho toàn dân, nó gần như một quốc sách để thi hành chính sách công nghiệp hóa "có định hướng của nhà nước", tức là mọi doanh nghiệp tư doanh lẫn quốc doanh đều được nâng đỡ và có yểm trợ của nhà nước đứng sau. Tất cả các luật lệ kinh doanh và đầu tư đều được công khai minh bạch, được giám sát rất chặt chẽ của cả dân chúng lẫn bộ máy công quyền nhà nước với tinh thần dân tộc rất cao độ chứ ít thấy hoặc không có nhóm lợi ích cá nhân nào chi phối với môi trường chính trị của họ, và họ thể hiện trách nhiệm cá nhân cao độ. Vậy mà họ vẫn có những nhóm lợi ích chi phối khiến họ cũng gặp nhiều thất bại, huống hồ là tại VN thì nhóm lợi ích chi phối quá lớn thì làm gì mà học tập được của thiên hạ.
Đối với VN thì không được vậy, quốc gia này theo thể chế “đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ” và đi theo mô hình kinh tế mơ hồ không có luật pháp cá nhân của những người đưa ra học thuyết kinh tế đó phải chịu trách nhiệm cá nhân, mà họ lý luận chịu trách nhiệm tập thể, đó là mô hình “kinh tế thị trường XHCN”, là những người lãnh đạo từ chính trị cho đến các tập đoàn kinh tế nhà nước đều do đảng viên lãnh đạo, họ chỉ chịu trách nhiệm kỷ luật của đảng chứ không chịu trách nhiệm trước quốc dân, làm sai thì rút kinh nghiệm, hay kiểm điểm sâu sắc, thậm chí còn kèm cụm từ "đúng quy trình", tức là người ta không chịu nhận sai, đó là điều mỉa mai, hoặc người ta khinh thường người dân,...
Hiện VN vẫn còn cố bám vào mô hình phát triển kinh tế của Hàn Quốc, và học một phần quản lý vốn các mô hình các tập đoàn kinh tế của Temasek Holdings bên Singapore qua hình thức lập "siêu ủy ban" mà ngay lần đầu tiên tôi đã phân tích nó đã là một thất bại, vì những người quản lý nó đều là thành phần quan chức, đảng viên, họ thiếu kinh nghiệm về đầu tư và quản lý vốn nhưng thừa bằng cấp để làm lãnh đạo kiêm nhiệm nhiều chức vụ.
Về hướng phát triển kinh tế của Hàn Quốc, ta cần nhấn mạnh là trong phát triển kinh tế, Hàn Quốc rất khôn khéo là luôn để mức nợ của chính phủ theo phần trăm của GDP là rất thấp, mức cao nhất của họ là 35,12% trong năm 2014 mà thôi, năm 2015 thì tăng giảm không đáng kể. Tức là chính phủ Hàn Quốc đã khôn khéo là không tạo ra nợ quá cao gây rủi ro cho người dân gánh thuế, họ vay thêm tiền để tài trợ cho kinh tế, như tăng đầu tư khi nợ quá lớn vì sẽ áp lực lên lãi suất cao khiến doanh nghiệp của họ bị thiệt là chi phí tài chính bị đẩy cao là sẽ khó cạnh tranh,...Thậm chí năm 1996 trước 1 năm sau đó quốc gia này bị khủng hoảng nơ thì các khoản nợ của chính phủ so với GDP của họ ở mức siêu thấp, tức là mức chưa tới 8,25%.
Vì giữ được mức nợ thấp rất quan trọng này mà lãi suất của Hàn Quốc khi đi vay trong và nước ngoài luôn rất thấp, vì dân chúng, các chủ nợ cho vay luôn tin rằng chính phủ Hàn Quốc luôn có khả năng trả nợ, và nếu có đi vay thì không trả lãi nặng nên tiền vay được đều đưa vào đầu tư cho kinh tế chứ không phải đi vay chỉ để trả lãi như VN hiện nay. Mức lãi trần mà các ngân hàng tại Hàn Quốc cho doanh nghiệp, dân chúng, các hộ gia đình của họ vay hiện nay ở mức 3,45%, lãi suất cơ bản chỉ ở mức 1,25%.
Hãy nhớ rằng, trong phát triển kinh tế, Hàn Quốc dựa vào nội lực vốn của người dân là rất lớn, họ không cần dựa vào vốn vay ODA, vì mất chủ quyền trong đầu tư. VN thì ngày nay vẫn còn nhận vốn vay ODA. Tuy nhiên, hiện nay Hàn Quốc vẫn đang nợ nước ngoài lên đến 385 tỷ $, có giảm đôi chút gần 1 tỷ $ so với tháng 3/2016, nhưng dự trữ ngoại hối của Hàn Quốc lại lên đến 370 tỷ $, dự trữ vàng 105 tấn và Hàn Quốc cũng đứng thứ 17 là chủ nợ của Mỹ, khi họ đang nắm giữ 83 tỷ $ trái phiếu kho bạc Mỹ dưới hình thức niêm yết bằng đồng $. Tức là Hàn Quốc cũng chẳng nợ bao nhiêu cả so với khối dự trữ ngoại hối, và sản lượng kinh tế của họ.
Tại Hàn Quốc, hiện nay tính hết năm 2015, quốc gia này có nền kinh tế với 1.377,87 tỷ $, rất có ảnh hưởng trên thế giới, đó là chỉ xếp sau Mỹ, TQ, Nhật, Đức, Vương quốc Anh, Pháp, Ấn Độ, Ý, Brazil, Canada và đứng trước cả nước Úc, Nga,...Tuy với dân số ít ỏi, chỉ hơn phân nửa dân số của VN, nhưng Hàn Quốc là quốc gia nhiều năm được xếp hạng dễ kinh doanh nhất thế giới, hiện nay họ xếp hạng 4 của thế giới, chỉ xếp sau Singapore, New Zealand, Đan Mạch và đứng trước cả Hồng Kông, Anh, Mỹ, Thụy Điển, Na Uy,...Trong khi VN là quốc gia luôn nằm trong danh sách đội sổ,...về nạn nhũng nhiễu, tham nhũng móc ngoặc thì làm sao mà bắt chước thiên hạ được, có lẽ họ chỉ bắt trước học cái kinh nghiệm là làm sao chiêu dụ được 500 tấn vàng của người dân thôi chứ họ chả có học tập kinh nghiệm ai cả, vì có đủ năng lực chuyên môn đâu mà học họ.
    FB.Phương Thơ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét