Tìm kiếm Blog này

Thứ Bảy, 29 tháng 4, 2017

31.07.2012 - NGƯỜI VIỆT NAM HÈN HẠ

HAN PHAN
19/9/2012 14:38
Bài viết này sẽ không có một chữ việt nam nào được viết hoa.
Bởi chúng ta có xứng đáng được trân trọng như vậy không? Không hề.
Cách đây đã lâu, tôi đọc “người trung quốc xấu xí” của ông Bá Dương (Đài Loan), chưa bàn tới hay/ dở/ đúng/ sai của nội dung cuốn sách gây tranh cãi ầm ĩ đó, tôi chỉ nhớ lại cảm giác giật mình của tôi khi đó. Khi tôi đọc lướt qua vài trang sách. Tôi như vỡ ra một niềm cảm khái mà từ lâu nó cứ âm ỉ trong lòng. Tôi biết thế giới đã từng có những cuốn “Người Mỹ xấu xí”, “Người Nhật Bản xấu xí”, rồi mới đến cuốn của ông Bá Dương. Tôi vừa đọc, vừa tự hỏi, tại sao người việt nam chúng ta không có một cuốn như thế này? Tại sao chúng ta cứ tự ru ngủ mình trong cái điệp khúc dân tộc việt nam là “cần cù, nhân hậu, thông minh, kiên cường, bất khuất, đoàn kết thương yêu nhau,…” & nhìn đâu cũng thấy anh hùng, liệt sĩ… Nếu thực sự chúng ta có những tố chất đó, nếu thực sự chúng ta là những người như thế, sao kết quả chúng ta hiện nay lại là một đất nước như thế này?
Một đất nước mà hơn phân nửa các cô cậu tú tài đi thi cử nhân khoe rằng mình có quay cóp một cách hoàn toàn không có chút tự trọng (đó là được hỏi, còn báo chí không cần hỏi vẫn có những hình ảnh phao thi trắng cả trường thi! Vậy thì thi cái gì? Thi xem ai quay cóp giỏi hơn chăng?). Trong đó còn có cả những đứa trẻ bảo rằng năm nay không thi thì năm sau thi, chứ làm bài mà phỉ báng “thần tượng Su-Ju” của nó là nó không thi! Mặc cho bao nhiêu tâm sức, kỳ vọng của gia đình, nhà trường, xã hội – những nền tảng đã cho nó có được cuộc sống và kiến thức để mà tiếp cận được với Su-Ju danh giá của nó. Thế mà nó vẫn được rất nhiều đứa trẻ khác tung hô! Chính là những đứa trẻ sẵn lòng khóc lóc, quỳ gối, hôn ghế… trước thần tượng. Một dân tộc gì đã sản sinh và nuôi dạy ra một thế hệ kế thừa như thế?
Con nít nó học cha anh mà ra, chúng ta đã nuôi dạy trẻ con thành ra như thế sao? Đừng ai đổ thừa cho ai. Vì trường học đổ cho cha mẹ, cha mẹ đổ cho xã hội, xã hội đổ cho cha mẹ & nhà trường. Tóm lại, đừng đổ nữa. Hãy biết hốt về mình đi! Tất cả chúng ta là người lớn, chúng ta đều có lỗi.
Bởi người lớn có hơn gì? Một xã hội mà người ta đang sẵn lòng thuốc chết nhau đi từng ngày bởi tiền bạc bất kể lương tri. Làm quan thì chỉ lo vơ vét, tham nhũng, quỳ gối trước ngoại bang để duy trì sự thống trị trước nhân dân. Gần 40 năm thống nhất, việt nam có hơn gì thời chiến ngoài đống xe máy chạy đầy đường & trong túi ai cũng có một cái điện thoại di động? Dù nhà ở không có, đất đai không có, bảo hiểm không có, tương lai cho con cái không có,… nhưng bia rượu chảy tràn lan mỗi ngày trong quán nhậu. Người ta được ru giấc suốt 40 năm bằng niềm ước mơ cháy bỏng “cơm no, áo ấm”. Hạnh phúc chỉ thế thôi! Muốn hạnh phúc hơn thì hãy làm giàu, làm giàu, làm giàu! “Doanh nhân là chiến sĩ thời bình”. Cứt! Tôi ỉa vào cái khẩu hiệu sặc mùi con buôn, đầy phân chợ trời đó! Tiếng súng không còn nổ ngoài đường. Một cuộc chiến khác đậm chất mafia, côn đồ, đảo Sicily chắc còn phải chào thua nhà cầm quyền việt nam trước khả năng dùng “luật im lặng” của họ với dân mình. Cuộc chiến đó là rình mò, là theo dõi, là cấm cản, là kiểm duyệt, là vu cáo, là bắt bớ, là dùi cui, là tù đày, là chết không lý do, là bị bịt miệng tại tòa, là con cháu theo lời lãnh đạo cầm gậy gộc ra ngoài đồng ức hiếp ông bà cha mẹ chòm xóm của mình vì họ đang giữ đất. Trong khi họ giữ đất cho ai? Những đứa thanh niên đó nó đang nghĩ gì khi quay lưng lại với dân tộc mình? Đơn giản thôi. Nó tin rằng nếu trung thành với cái thể chế mà nó đang phục vụ, thể chế đó sẽ cho nó công việc ổn định, đặc quyền, đặc lợi hơn người. Vậy là nó nhắm mắt làm theo, coi nhân dân là cỏ rác, cũng vì lợi ích cá nhân & gia đình nó – nếu nó có nghĩ tới. Chứ ngoài ra, liệu còn cái lý tưởng cao đẹp nào có thể tin vào lúc này? Đừng nói với tôi là “lý tưởng Hồ Chí Minh” hay “lý tưởng cộng sản” nhé! Hỏi những đứa mặc áo xanh cán bộ Đoàn thử xem, nó nói có trôi chảy không? Tôi đã thử rồi, rốt cuộc là ngồi im nghe tôi nói huyên thuyên toàn những điều mà trường học gọi là “phản động”.
Cuộc chiến này được khoác lên chiếc áo bảo vệ hòa bình, tự do, hạnh phúc. Còn bên trong là để bảo vệ quyền lợi, quyền lực cho một nhóm người gắn kết với nhau bằng những chiếc răng cùng gặm vào xương máu người nghèo, người thất học, người bán buôn lương thiện hàng ngày. Những người mỗi ngày chỉ biết tạ ơn trời phật đã cho chúng con một ngày yên ổn làm ăn, không bị cán bộ thuế đến nhũng nhiễu, không bị CSGT thổi phạt kiếm ăn, không bị đội dân phòng rượt đuổi, không bị ông chủ đẩy vào toa-lét để sờ soạng, không bị cắt tiền tăng ca, không bị cho ăn cơm thiu ngộ độc, không bị bệnh đột ngột phải vào bệnh viện nằm gầm giường chờ chết,..
Thế là cái dân tộc đầy sợ sệt, bất an đó cuống cuồng kiếm tiền, cuống cuồng vơ chỗ này, cấu chỗ kia để lo cho cái thân mình. Họ còn biết làm gì nữa?
Và khi họ chăm chắm vào tiền và sự yên ổn cho mình, họ để mặc cho một bọn ác khác lên ngôi, bọn này là sản phẩm của công thức: Bên trên, chúng nhìn thấy cách hành xử của một chính quyền côn đồ, có tiền là ra luật + Bên cạnh, chúng nhìn thấy những con người thờ ơ với người khác, chỉ còn biết nghĩ tới mình + Bên dưới, chúng nhận ra một đám người khổ sở, sợ sệt, yếu ớt = Chúng chợt nhận ra chúng có khả năng luồn cúi bên trên, tránh né bên cạnh & ức hiếp bên dưới.
Sao mà tôi sợ bọn người đó như thế?!
Bọn đó tập trung vào các cơ quan công quyền, làm quản lý, làm công an, làm công chức,… làm “đầy tớ” của nhân dân!
Bọn công bộc đó đã cùng nhau đẩy những cụ già bỏ quê bỏ xứ, lên Sài gòn ngồi vạ vật dầm mưa dãi nắng suốt ngày đêm, ngày này qua tháng nọ để kêu oan.
Bọn công bộc đó đã đẩy 2 mẹ con người phụ nữ nọ phải dùng đến cách phản kháng cuối cùng mà họ có là khỏa thân ở giữa đường để đòi lại công bằng. Vì trong tay họ còn có gì để chống lại chúng ngoài phẩm cách của người đàn bà vốn được coi là thiêng liêng? Họ dùng đến cách đó, và cuối cùng bị chúng lôi kéo dọc đường và nỗi oan của họ có ai thèm đoái tới?
Bọn công bộc đó đã đẩy đến đỉnh điểm hôm nay, một người mẹ uất ức tự thiêu trước cổng 1 cơ quan công quyền vì không còn sức để chịu đựng chúng…
Tôi sợ bọn chúng vì bọn chúng đông quá, đông như kiến cỏ. Chúng nhan nhản khắp nơi, ngày ngày bóp chết mọi ước mơ, triệt tiêu mọi khao khát, thêm sự dốt nát của chúng vào nữa là hoàn hảo để tạo ra một nền kinh tế xã hội thụt lùi đến chóng mặt, quay cuồng trong dối trá và danh lợi. Đáng sợ hơn, cuộc sống ấm êm no đủ của chúng nhờ vào tính cơ hội – thu vén lại là sự thèm khát của những tầng lớp khác. Khiến cho những con thiêu thân non trẻ khác lao vào như một cơ hội ngàn vàng.
Bọn này tiếp tay cho bọn con buôn cũng lưu manh không kém. Thế là chúng ta ăn thức ăn có độc mỗi ngày, con cháu chúng ta uống sữa độc mỗi ngày, chúng ta đi trên những con đường hiểm họa mỗi ngày, chúng ta tiêu dùng những gì chúng mang tới, chúng ban phát, với giá mà chúng ấn định, với mức thuế mà chúng muốn,… không còn một lựa chọn nào khác. Không biết làm gì khác, không có phản ứng gì khác! Vì chúng ta lương thiện.
Kẻ không lương thiện có những phản ứng tàn độc hơn, hoặc biến hẳn sang một trạng thái sống khác, như một sự kết tinh cao cấp hơn của một xã hội đương nhiên sẽ sản sinh ra nó.
Tôi nghĩ đến bọn này khi tôi đọc tin về tên bác sĩ lợi dụng lúc mẹ của bệnh nhi đi lấy giấy xét nghiệm, hắn hãm hiếp đứa bé mới 3 tuổi.
Tôi đọc tin ông bà chủ đánh trẻ làm công đến thương tật.
Tôi đọc tin một gã thanh niên có học chặt chém bạn gái mình thành từng khúc chỉ vì một chiếc xe máy và chút ít tài sản.
Tôi đọc tin bọn chủ & lơ xe vứt xác hành khách bị lèn chết giữa đường mà cả xe không ai phản ứng.
Tôi đọc tin nữ sinh phải ngủ với thầy giáo để được điểm tốt.
Tôi đọc tin người đi đường bị cướp, may mắn giật lại được túi tiền, nhưng túi rách, tiền bay ra, xung quanh thiên hạ xúm lại nhặt, nhưng không phải nhặt giúp, mà nhặt hết đi không chừa lại đồng nào. Thay vì bị 1 đứa cướp, anh ta bị cả con đường đè ra mà cướp!
… còn rất nhiều tin.
Một dân tộc gì mà độc ác và hèn hạ thế?
Dĩ nhiên không chỉ có mình tôi biết đau đớn vì những điều đó.
Chúng ta có cả một thứ to tát mà tôi tạm gọi là “nền văn chương than khóc”.
Trong những tác phẩm thi ca xuất bản từ khoảng 20 năm trở lại đây, tôi không dám nói mình đọc nhiều hay nghe nhiều, nhưng tôi cố gắng đọc, nghe, cố gắng tìm tòi, cố gắng tìm kiếm một tác phẩm nó xứng đáng làm cho tôi thấy dân tộc việt nam của tôi thực sự là “cần cù, nhân hậu, thông minh, kiên cường, bất khuất, đoàn kết thương yêu nhau,…” một cách đúng nghĩa. Vì hãy quên những hình tượng cách mạng cao đẹp trong văn chương hay cả âm nhạc của miền Bắc thời chiến tranh đi! Đó không phải là văn chương, nó là thuốc pháo, tìm cách dẫn dắt, thôi thúc người ta chém giết & chết. Không hơn không kém.
Các bạn có tìm kiếm giống tôi không? Và các bạn có tìm thấy không? Hay đầy rẫy xung quanh chúng ta chỉ có 3 loại:
- Loại mờ nhạt, rẻ tiền, xúc cảm vu vơ, vụn vặt, vô thưởng vô phạt.
- Loại có trăn trở, có suy tư, nhưng toàn đau đáu những nồi niềm xưa cũ, tương lai chả biết phải vứt đi đâu và vứt cho ai?
- Loại mạnh mẽ hơn, trực diện hơn, nhưng tầm vóc tác phẩm chỉ ở mức gẩy lên 1 tiếng đàn, rồi thôi!
Tinh thần chúng ta đang được nuôi dưỡng bằng những thứ chỉ đến mức đó thôi.
Còn những thứ hổ lốn lai căng phát trên TV, bán ngoài sạp báo mỗi ngày, tôi không dám kể tới, vì đó là nỗi kinh hoàng mà nếu phân tích thêm, chỉ muốn vứt cái đầu mình đi, không cần suy nghĩ nữa làm gì cho mệt óc.
Vậy cái gì đã gây nên nông nỗi?
Tôi không muốn tạo ra sự hiểu lầm là cái gì cũng do lỗi cộng sản.
Nhiều người rất cực đoan, nói ra cái gì sai, họ cũng đổ vấy hết cho cộng sản.
Nhưng cộng sản tệ đến thế mà cai trị được chúng ta đến ngày giờ này, thì chúng ta cũng tệ không kém!
Nghe nói cụ Tản Đà có câu:
Cũng bởi thằng dân ngu quá lợn!
Cho nên quân ấy mới làm quan.
Những gì độc ác, bẩn thỉu của cộng sản, những người khác đã nói đầy cả ra rồi, tôi nghĩ mình cũng không cần nhắc lại.
Tôi chỉ nghĩ đến một điều, cái gì đã làm cộng sản tồn tại lâu như thế?
Ngoài sự cấu kết quyền lực – quyền lợi để cùng bảo vệ lẫn nhau, cộng sản đã làm gì để chúng ta thành ra một dân tộc việt nam hèn hạ tự trên xuống dưới, từ già tới trẻ như ngày hôm nay? Ngoài sự mafia, côn đồ, trấn áp bằng sợ hãi, giáo dục một cách ngu dân ra, chúng còn làm gì nữa?
Ai từng học luật đều biết, khi quy phạm pháp luật không điều chỉnh được, thì hành vi con người sẽ phải điều chỉnh bởi quy phạm đạo đức. Pháp luật không theo con người lên giường, vào toa-lét, xuống bếp. Nhưng đạo đức theo ta khắp nơi, tận trong ngõ ngách tâm hồn. Pháp luật cũng không ép tạo ra đạo đức. Chính sự vô thần vô thánh, không thừa nhận đức tin mà cộng sản triệt để nhồi nhét từ khi họ nắm được dân tộc này đã hun đúc ra những con người sẵn sàng bán thịt thối cho người ta ăn, đút sữa độc vào miệng con nít, chém mẹ ruột, giết con đẻ,… Vì những người này họ không sợ, hoặc họ tin rằng họ sẽ tránh được sự trừng trị của pháp luật. Khi pháp luật không trị được mà người ta không sợ luân hồi, không sợ quả báo, không sợ bị đày xuống địa ngục,… thì họ còn sợ gì nữa? Việc gì mà họ không dám làm?
Còn những kẻ yếu không có niềm tin là có Phật, có Chúa, có Thánh Allah luôn soi sáng mình, giúp đỡ mình, ngự trị trong mình, thì họ còn biết dựa vào đâu để tìm lại niềm lạc quan mà sống? Mà tranh đấu để tự tìm lấy giá trị sống thiêng liêng mà đấng tạo hóa đã ban cho mỗi chúng ta?
Tôi có cảm giác như mình đang sống giữa một bầy đàn hỗn loạn nhưng hoang vu, hỗn loạn về vật chất – nhưng hoang vu về tinh thần. Bạn có thấy như thế không?
Giữa sự hỗn loạn và hoang vu ấy, cái ác sẽ luôn luôn ngự trị, kẻ có sức mạnh sẽ luôn trấn áp chúng ta. Chúng ta - những kẻ được đến trường nhưng thật ra thất học, những kẻ nghĩ mình lương thiện nhưng thật ra không có lương tri, những kẻ đủ ăn mặc nhưng thật sự chưa hề nếm mùi vị hạnh phúc, những kẻ đọc sách – nghe nhạc mỗi ngày nhưng không biết đó chẳng phải là nghệ thuật đích thực – một nền nghệ thuật có thể soi sáng tâm hồn ta chứ không phải ru ta ngủ trong quên lãng. Những kẻ hoang mang không biết tin ai, không hiểu nên làm gì cho đúng.
Lúc đó, lúc hỗn loạn và hoang vu đó, anh cộng sản xuất hiện và nói: Đời chúng mày chỉ cần độc lập – tự do – hạnh phúc.
Chúng ta tưởng thế là hay ho lắm! Dù nền độc lập này có mang lại tự do không? Có hạnh phúc không? Hay chúng ta đang cúi đầu nô dịch cho ai đây? Chúng ta thực chất đang sống thế nào đây? Và đang để lại cho con cháu chúng ta di sản gì?
Chúng ta đeo bám theo họ, quên cả chính bản thân mình, một con người, cần phải sống sao cho đúng nghĩa, đúng phẩm cách, hành động đúng theo những gì mà một con người có lương tri cần phải hành động.
Bạn có đang tự hào vì mình là người việt nam không? Hỡi những con người ấu trĩ mang trong mình một đinh ninh sắt đá là tôi rất tự hào vì tôi là người việt nam “cần cù, nhân hậu, thông minh, kiên cường, bất khuất, đoàn kết thương yêu nhau,…” đã từng đấu tranh thắng Mỹ, các bạn không thấy điều đó nó hết thời rồi à? Ta thắng Mỹ để có một xã hội phồn vinh, một dân tộc được tôn trọng. Chứ còn thắng Tàu, thắng Pháp, thắng Mỹ, thắng khắp nơi… Mà ngày nay những kẻ ta từng thắng đó, nó coi chúng ta còn không hơn con chó thì cái chiến thắng đó nhắc tới làm chi cho thêm nhục?
Mặt phải, chúng ta ra rả trên báo mỗi ngày là “Mỹ đã đến biển Đông”, “bà Hillary dọa TQ không nên gây hấn”,.. để mong lòng dân yên ổn. Mặt trái, chúng ta tổ chức ngày hội gặp gỡ những lớp cán bộ đã từng được Tàu đào tạo để cám ơn họ đã “dạy dỗ” cả đám chóp bu việt nam. “Đĩ” chưa từng thấy! Chưa có cái chính quyền nào mà “đĩ” như chính quyền việt nam hiện tại. Dựa hơi mà cũng không biết dựa hẳn bên nào cho trót. Lá mặt lá trái như thế bảo sao quốc tế nó không khinh?
Còn dân việt nam thì sao? Dám cầm súng đánh TQ hay đánh bất cứ thằng nào xâm lược việt nam nữa không? Mà cầm súng để làm gì? Kết quả của gần 40 năm độc lập, ai cũng thấy cả rồi, không cần nói nữa.
Và cả bọn hèn hạ chúng ta đang ôm lấy nhau, hồi hộp chờ đợi hồi chuông báo tử.
* * *
Bổ sung:
Sau khi bài này được upload, tôi nhận được khá nhiều comments và cả message. Không biết phải đánh giá như thế nào về những comments hỏi ngược lại tôi với một thái độ khinh khỉnh, qua nhiều câu chữ khác nhau, nhưng đại khái cùng 1 ý: "Vậy bạn có hèn không?". He he...
Tôi chỉ muốn nhấn mạnh lại 1 điều, suốt cả bài viết, tôi không gọi những người hèn là "các bạn", tôi gọi là "chúng ta". Như vậy có dễ hiểu hơn chưa nhỉ?
Tôi không thích tự nhận hay gán ghép. Tôi chỉ nói lên những suy nghĩ của mình, còn đánh giá tôi hay đánh giá chính mình, các bạn cứ tự làm lấy. Thiết nghĩ, đâu cần phải tranh luận chuyện ai hèn, ai không hèn ở đây! Biết hay không biết mới là quan trọng. Mà cái sự khổ sở để đi từ cái "không biết/ chưa biết" đến cái "biết" nó sẽ là một quá trình gian nan mà mỗi người phải tự thân trải nghiệm. Không ai giúp ai được đâu. Và tôi hiểu, cái "biết" của tôi nó cũng chỉ giới hạn trong tầm nhân sinh quan nhỏ bé của cá nhân tôi mà thôi. Còn bạn, hãy tiếp tục giữ lấy niềm lạc quan của bạn. Con cừu vẫn có được niềm hạnh phúc mỗi ngày được gặm cỏ non, uống nước suối, ngắm bầu trời xanh, chờ đến ngày xẻ thịt mà! Đúng không? Hạnh phúc vẫn khắp quanh ta! Những con cừu không biết "tự sướng", không biết "thủ dâm tinh thần" thì quả thực là ngu còn hơn... cừu! He he...
* * *
Bổ sung tiếp:
"... Ông bảo xã hội nào cũng có những điều bẩn thỉu. Tôi công nhận điều ấy. Nhưng xã hội bẩn thỉu nhất ông có biết là xã hội nào không? Là xã hội mà thằng ăn cắp không cho rằng nó phạm pháp, nó đang làm điều xấu, người lương thiện thì run sợ, thằng bất lương lại coi việc nó làm là bình thường và kẻ vô liêm sỉ như ông thì vênh vang tự đắc: ta là số đông. Chính là xã hội này đây..." (trích comment@khongnoibiet).

Thứ Năm, 27 tháng 4, 2017

Mẹo đổ xăng giúp bạn vừa tránh bị gian lận lại tiết kiệm tiền

Hành vi gian lận tại một số cây xăng khiến nhiều người vô cùng bất mãn. Dưới đây là một số mẹo đổ xăng vừa tránh bị gian lận lại cực lời.

Không đổ xăng đầy bình
Đổ lượng xăng vừa phải cho hành trình, xăng càng ít, xe nhẹ thì lượng tiêu thụ nhiên liệu cũng tiết kiệm hơn.Chia sẻ trên tờ VTC News, một nhân viên kỹ thuật ô tô cho biết, trường hợp khách hàng không đổ theo một số tiền nhất định mà đổ đầy bình thì vẫn có khả năng sẽ phải trả nhiều tiền hơn so với số xăng thực được đổ.
Nhân viên này nói rõ: "Với cơ chế "cò" bơm tự động, khi đổ xăng tới thời điểm xăng đầy lên và chạm tới mép của vòi bơm, tức ngưỡng an toàn để tránh cho xăng bị trào ra ngoài, thì cột bơm sẽ tự động điều khiển cò ngắt bơm (khi đó khách hàng sẽ nghe thấy tiếng ngắt rất lớn của cò vòi).
Điều này có thể dễ hiểu bởi hút ngược một lượng xăng lại là để tránh việc xăng đầy kín bình, trong khi trong bình xăng cần phải có một khoảng trống nhất định cho việc xăng giãn nở (vì nhiệt lớn) cùng hơi xăng, hơi ga dư thừa, đảm bảo an toàn cho xe và người điều khiển".
Do đó, chỉ số bơm xăng vẫn sẽ chạy nhưng lượng xăng thực đổ vào xe sẽ bị ít hơn so với chỉ số hiển thị.
Không mua xăng theo số tiền chẵn
Thông thường người tiêu dùng hay mua xăng theo tiền, và số tiền chẵn như 20.000, 30.000, 50.000 đồng… Tuy vậy, cách mua này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hành vi gian lận khi đổ xăng, do hiện tượng “nhảy số tiền” mà đôi khi khách hàng không để ý.
Để tránh tình trạng này, người tiêu dùng nên mua xăng theo dung tích, ví dụ: 1 lít, 2 lít… Khi bình xăng đã gần cạn, kim chỉ vạch đã về mức màu đỏ, khách hàng chỉ cần đề nghị bơm số lít chẵn, thấp hơn dung tích bình xăng là có thể yên tâm xăng không bị tràn ra xe.
Nhìn người đổ xăng
Việc đổ một bình xăng mà có tới hai người cùng thao tác là không cần thiết. Khi bạn nhận thấy một cột bơm xăng có tới 2 người cùng thao tác: một người bơm và một người bấm số, thì nhiều khả năng cây xăng có gian lận.
Có trường hợp, khách mua 20.000 đồng thì đồng hồ đo sẽ nhảy số khi được 14.000 - 16.000 đồng. Còn nếu bạn mua từ 30.000 đồng trở lên, có thể chỉ 2/3 số tiền đó chuyển thành xăng của bạn.
Yêu cầu nhân viên chuyển đồng hồ về "0"
Với lý do khách hàng nhiều, hoặc do đứng xa trụ bơm nên nhiều nhân viên thường để nguyên đồng hồ ở những lần bơm trước, và tiếp tục bán xăng cho bạn. Việc này dù vô tình hay cố ý thì người chịu thiệt sẽ là bạn, bởi luôn có sai số trong phép tính trừ giá tiền giữa 2 lần bơm.
Mua theo "cánh taxi"
Bạn nên mua xăng ở các cây xăng có nhiều lái xe taxi hoặc xe tải ghé vào. Những lái xe taxi hoặc xe tải thường xuyên đi lại, do đó họ có nhiều kinh nghiệm trong vấn đề xăng dầu hơn chúng ta. Họ là những người đi đầu trong việc tìm kiếm các cây xăng tốt, bởi vì nếu bị gian lận thì số tiền thiệt hại có thể lên đến hàng trăm nghìn mỗi lần mua.
Hãy chú ý quan sát hoặc tham khảo ý kiến các bác tài nếu quen biết.
Mua xăng buổi sáng sớm
Lợi dụng đặc tính giãn nở của xăng do nhiệt độ lớn hơn so với nước, người tiêu dụng nên mua xăng vào buổi sáng lúc nhiệt độ vẫn còn thấp. Làm như vậy, các bạn sẽ mua được lượng xăng nhiều hơn với số tiền tương đương khi mua vào buổi trưa hoặc chiều.
Thông thường, sau một đêm, xăng đã “co” lại và hơi xăng trong bồn chứa cũng ngưng tụ gần hết. Những người đến cây xăng đầu tiên sẽ mua được “mẻ” xăng chất lượng nhất với số lượng lớn hơn mà không phải trả thêm tiền. Nếu mua vào lúc trời nóng, hơi xăng sẽ chiếm tỷ lệ cao trong bồn, khiến khách hàng bị thiệt.
Không nên mua lúc xe bồn đang bơm xăng
Vào khoảng 23-24h đêm, xe bồn sẽ bơm xăng vào bể chứa làm gia tăng áp suất bên trong khiến xăng giãn nở. Nếu đổ xăng vào thời điểm đó, người tiêu dùng sẽ phải mua một lượng lớn hơi xăng. Trên thực tế, tỷ lệ chênh lệch giữa xăng và hơi xăng không đáng là bao. Tuy nhiên, người tiêu dùng vẫn nên tránh mua xăng lúc xe bồn đang bơm để đảm bảo tính mạng vì nguy cơ hỏa hoạn rất cao.

Thứ Ba, 25 tháng 4, 2017

Rốt cuộc thì người có tiền thực sự muốn một cuộc sống ra sao?

Hồi còn nhỏ ngồi chiếc xe đạp cà tàng, ăn dưa cải muối, nhìn thấy người ta ngồi xe gắn máy tiêu diêu tự tại, lòng không khỏi ao ước. Đợi đến sau này sắm được chiếc xe gắn máy rồi lại nhìn thấy người ta có tiền lái xe hơi, ăn thịt, uống rượu, hút thuốc, sống ở thành phố lớn, lòng thật thèm muốn biết bao!
Sau này lớn lên dốc sức kiếm tiền, cuối cùng cũng đã lái được xe hơi, ăn thịt, uống rượu. Lúc này ngoái đầu nhìn thì lại thấy người có tiền đang đạp xe đạp, ăn mấy món rau dại mà lúc trẻ ta dùng để nuôi heo trong nhà, không còn hút thuốc, cũng không uống rượu nữa, hơn nữa còn chuyển về sống ở vùng thôn quê.
Trời đất ơi, rốt cuộc là họ đang nghĩ gì? Có thể nói cho tôi biết trước một tiếng hay không? Nếu biết trước là thế, tôi đã đợi các ông ở chỗ ban đầu. Mấy chục năm nay vì để được như họ, tôi đã khổ sở mệt mỏi biết bao, giờ đây lại phải chạy trở về.
Tối qua cùng ăn cơm với mấy ông chủ lớn, tôi hỏi họ: “Các ông có tiền nhiều như vậy, lý tưởng và mục tiêu sống của các ông rốt cuộc là gì vậy?”. Họ nói: “Đợi phấn đấu thêm mấy năm nữa sẽ về làng quê, mua một miếng đất, nuôi một bầy gà, vịt, ngỗng, heo, chó, trồng một chút hoa cỏ. Mùa xuân hái rau dại, mùa hè thì câu cá, mùa thu thì bẻ bắp ngô, mùa đông thì quét dọn tuyết. Còn những lúc nhàn rỗi không có chuyện gì thì hẹn mấy người bạn đánh mấy ván cờ, uống chút rượu, trò chuyện tán gẫu, cuộc sống làng quê thật là thanh bình dễ chịu!”.
Ăn cơm xong tôi về nhà ngẫm nghĩ cả một hồi lâu. “Trời ơi, ước vọng của những người có tiền lại chính là cuộc sống hiện giờ của mình! Thế thì tôi còn phấn đấu làm gì nữa. Lên giường đánh một giấc thôi!”.
Lời bàn:
Chuyện cười này chia làm hai đoạn, vậy nên tâm đắc cũng chia thành hai đoạn.
Đoạn thứ nhất:

Người ta sở dĩ sống được ung dung tự tại là bởi biết sống vì bản thân. Còn những người sở dĩ sống thật mỏi mệt là bởi họ sống là vì người khác. Con người ta thường luôn ngưỡng mộ người khác, vậy nên hay lấy đối phương là mục tiêu để mình theo đuổi cả đời. Nhưng sau khi bản thân mình đuổi kịp rồi, lại ngưỡng mộ người khác lần nữa, bởi vậy lại gắng sức theo kịp người ta.
Cuộc sống này vốn là của mình, ta cũng nên lý trí cân nhắc xem cuộc sống thật sự mà mình mong muốn là gì. Nếu như cứ nhất mực thèm muốn khuôn mẫu cuộc sống của người khác, thế thì lại dốc cả một đời để theo đuổi. Dù cho một ngày kia có đuổi kịp rồi, lúc đó lại phát hiện cuộc sống của đối phương chưa hẳn đã thích hợp với mình. Rốt cuộc, điều mà chúng ta nhìn thấy được chỉ là cái vỏ bề ngoài của cuộc sống người khác. Ai cũng không biết rõ được rằng lối sống đó có thật sự thích hợp với mình, có thật là điều mình mong muốn hay không?
Đoạn thứ hai:
Trong câu chuyện trên nhìn thì thấy cuộc sống của mấy người bạn kia như nhau, nhưng trên thực tế lại không hoàn toàn giống nhau. Người trước là vì cuộc sống, người sau là vì niềm vui. Dẫu rằng hai bên đều là cuộc sống như nhau, nhưng tâm trạng và bản chất lại có chỗ khác biệt rất lớn.
Rốt cuộc người trước là vì cuộc sống nên phải làm việc cật lực, vậy nên cần phải làm tốt công việc, không cho phép có bất cứ sai sót nào. Còn người sau thì cuộc sống đã không cần phải lo toan, làm việc chỉ là vì hứng thú, làm tốt làm dở đều không có quan hệ gì, điều quan trọng trong quá trình làm việc cảm nhận được niềm vui là được rồi.
Nhưng câu chuyện này cũng đã nói ra một loại mâu thuẫn của con người. Người ta lúc trẻ đã hy sinh sức khỏe để theo đuổi tiền bạc, đến khi về già, thân thể bệnh tật lại bỏ tiền ra để tìm lại sức khỏe. Con người ta cả đời đều là trải qua trong quá trình theo đuổi. Thiết nghĩ nếu như có thể giảm thiểu dục vọng, ham muốn, vậy thì cuộc sống hẳn sẽ bình thản và hạnh phúc hơn biết bao rồi!

Thiện Sinh biên dịch

Lúc khó khăn mới biết ai là bạn, khi hoạn nạn mới hiểu bạn là ai…

Có câu nói rằng: Lúc khó khăn mới biết ai là bạn, khi hoạn nạn mới hiểu bạn là ai!”. Quả đúng vậy, chỉ khi gặp khó khăn, bế tắc, bạn mới nhận ra ai tốt với bạn, ai yêu bạn thực sự, mới hiểu được cuộc sống này đôi khi còn nhiều điều ngang trái.
Trời mưa rồi, mới biết ai sẽ là người đưa dù cho bạn. Gặp chuyện rồi, mới biết ai sẽ là người đối đãi với bạn thật lòng. Có những người chỉ biết thêu hoa trên gấm, chứ không biết đưa than trong những ngày đông. Lại có những người chỉ biết thêm dầu vào lửa, chứ không biết đối đãi chân thành.
Người bạn quen biết rất nhiều, nhưng người thật sự có thể giúp đỡ bạn liệu có được mấy?
Vậy nên đừng nói bạn quen biết bao nhiêu người, mà hãy nên xem lúc bạn có khó khăn, còn có mấy người “quen biết” bạn. Bạn bè chỉ cần chất lượng, không cần số lượng, khoai tây chất đầy cỗ xe chẳng bằng một viên minh châu phát sáng.
Người muốn đưa tiễn bạn về nhà, đông nam tây bắc đều sẽ thuận đường. Người muốn cùng bạn ăn cơm, chua ngọt đắng cay đều thích ăn. Người muốn gặp mặt bạn, 24 giờ đều có thời gian rảnh.
Tôi có một quả táo, chia cho bạn một nửa, đấy chính là tình bạn. Tôi chỉ ăn một miếng, còn lại đều đưa cho bạn, đấy chính là tình yêu. Tôi không ăn miếng nào mà đưa ngay cho bạn hết, đấy chính là cha mẹ bạn. Tôi đem giấu đi, nói với người khác rằng tôi cũng đói rồi, đấy chính là xã hội.
Đàn ông chỉ có khổ một lần mới sẽ biết người phụ nữ nào yêu bạn thật lòng. Phụ nữ chỉ có xấu một lần, mới biết người đàn ông nào sẽ không rời bỏ bạn.
Con người ta chỉ một lần sa cơ, mới biết ai thật lòng, ai quan tâm đến mình nhất. Làm bạn không phải là bởi bạn có tiền tôi mới theo sau, trân quý không phải bạn xinh đẹp tôi mới quan tâm.
Điều mà thời gian lưu lại không phải là tài phú, không phải là vẻ đẹp, mà là sự chân thành. Hoa nở rồi sẽ tàn, thời gian trôi đi sẽ không quay trở lại. Lâu ngày không hẳn sẽ sinh tình, nhưng nhất định sẽ thấy được lòng người.
Những người hời hợt chớ nên quen thân. Những người chân thành hãy nhớ nắm bắt. Xin hãy trân quý những người đáng phải trân quý, làm những việc mà bản thân ta nên làm, đừng quan tâm nhiều quá về những điều khác.
Lời lẽ dù có hoa mỹ hơn, nhưng không giữ lời hứa, cũng là lời nói suông. Tình bạn dù có sâu sắc hơn, nhưng nếu không biết trân quý, cũng là uổng phí.
Đời người, tụ hội bởi duyên, ấm áp bởi tình, tan rã bởi không biết trân quý. Khi sống, hãy nên thiện đãi bản thân, đừng chạy vào trong sinh mệnh của người khác làm kẻ chen ngang.
Không kể là tình bạn hay là tình yêu, đến rồi, thì hãy nhiệt tình đối đãi và đi rồi thì hãy thản nhiên buông tay!
Những thứ không thuộc về ta, thì ta không cần. Những thứ nếu không phải thật lòng cho ta thì cũng không cần phải quý tiếc.
Thời gian đang thay đổi, con người cũng đang thay đổi. Có những chuyện không cần phải giải thích. Tin tưởng nhau hay không chính ngay trong một ý niệm của con người.
Người đã hiểu bạn, vốn không cần phải giải thích. Người không hiểu bạn cần gì phải giải thích mất công? 
Thiện Sinh biên dịch 

Thứ Tư, 5 tháng 4, 2017

Đừng bao giờ lùi bước trước cảm giác sợ hãi, hãy… đi qua nó

Trong đời, ai cũng có những nỗi sợ hãi riêng ám ảnh mình. Nhưng thực sự chúng có đáng sợ như vậy? 
Có phải sợ không nếu trên đầu bạn chẳng còn sợi tóc nào? Bạn có thể bị gọi là kẻ hói, nhưng bạn nên hiểu rằng các ý tưởng vẫn có thể được mọc lên từ cái đầu trơ trọi đó.
Có phải sợ không nếu bạn không có được một ngôi nhà khang trang rộng rãi? Hãy nhớ rằng ngôi nhà chỉ là một ngôi nhà, một trái tim đau khổ không thể vui vẻ trong bất kỳ ngôi nhà rộng lớn nào nhưng một trái tim hạnh phúc sẽ mang đến niềm vui cho mọi ngôi nhà nhỏ bé.
Có phải sợ không nếu bạn đột nhiên mất việc? Hãy làm những việc bạn thích và thấy hữu ích, thực hiện các ước nguyện mà trước đây bạn không thể làm do không có thời gian.
Có phải sợ không nếu dáng của bạn bỗng trở nên phục phịch, không còn mảnh mai? Hãy chuyển sang chăm chút cho tâm hồn mình, trí tuệ mình, bạn sẽ thấy vẻ đẹp trí tuệ lấn át vẻ đẹp hình thể, nó sẽ làm bạn toả sáng một cách tự nhiên. Bạn sẽ tự tin, yêu đời hơn mỗi ngày.
Có phải sợ không nếu bạn bị tật nguyền và không thể dạy con đá bóng? Hãy dạy con cách đi trong trận đấu đường đời, điều này thực sự có ích hơn rất nhiều.
Có phải sợ không nếu bạn trở nên già đi mỗi ngày? Hãy trao tặng những người xung quanh sức mạnh của niềm tin, sự sâu sắc trong cách sống, sự lạc quan của một tâm hồn đã được tôi luyện qua năm tháng.
Đừng bao giờ lùi bước trước cảm giác sợ hãi, điều gì đến thì sẽ đến, hãy sẵn sàng đối diện với sự thật, thừa nhận nó, rồi tiếp tục công việc bản thân bạn cần làm. Đừng để cảm giác sợ biến thành chướng ngại ngăn cản con đường đi của bạn. Điều bạn mong muốn đang ở phía trước, đừng viện lý do để dừng lại, thay vào đó, hãy thừa nhận nỗi lo sợ hiện hữu trong lòng nhưng hãy sẵn sàng tiến bước.
Đừng mong đợi những khoảnh khắc hoàn hảo, đừng mong đợi mọi chuyện là tuyệt đối an toàn, cuộc sống luôn là những chặng đường leo núi, không trải qua gian khổ, bạn không thể chiến thắng.
Nhật Hạ

Thứ Ba, 4 tháng 4, 2017

'Dân Sài Gòn thẳng tính, lương thiện'


Mặc dù rất nhiều người cảm thấy bị sốc khi lần đầu tiên đến với thành phố hỗn loạn và lớn nhất Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh (tên gọi cũ là Sài Gòn), nơi này lại được cư dân địa phương yêu quý như một nơi bình an và trật tự đến đáng kinh ngạc.
"Giao thông trông có vẻ hỗn loạn, nhưng một khi bạn bắt đầu đi, xe hơi di chuyển với vận tốc chậm rãi và ổn định, và bạn hiếm khi thấy cảnh tượng nguy hiểm trên đường," James Clark, một người Úc sống ở đây từ năm 2012 và chuyên viết về những chuyến đi của mình trên trang mạng Normadic Notes, nói.

Kelsey Cheng đến từ Chicago và đã sống ở Tp. HCM khi làm thiện nguyện, đồng ý với điều này. "Sài Gòn là một nơi rất bình tĩnh, bất chấp tất cả những hỗn loạn. Phong thái sống thư giãn và mọi người gần như có thể luôn đến nơi đúng giờ."
Thành phố nhộn nhịp này cũng mang những gương mặt thân thiện, với quang cảnh xã hội sinh động và là một trong những nơi có thức ăn đường phố ngon nhất (và rẻ nhất) trên thế giới.
Nhưng "phải tốn chút thời gian để 'hiểu kỹ' trước khi bạn có thể thực sự ưa thích thành phố," Matt Barker, sáng lập viên trang Horizon Guides, người đã chuyển đến sống ở thành phố từ Anh Quốc vào năm 2015, nói. Đám đông hỗn loạn và những con đường ngập tràn xe máy khiến nhiều du khách bỏ chạy thẳng đến những nơi khác ở Việt Nam. Nhưng đó là một sai lầm, Barker nói. "Nếu bạn có thời gian loanh quanh, bạn sẽ khám phá ra một thành phố tràn đầy tính cách, cách ứng xử và thức ăn."

Tử tế và thẳng thắn

Cư dân TP.HCM thẳng thắn và bộc trực, có thể thấy đây là sự đối lập với miền bắc Việt Nam hoặc các nước láng giềng Đông Nam Á khác, "đặc biệt là so với người Thái vốn nổi tiếng về sự nồng hậu," Barker nói.
Trong khi một số người vô tình diễn giải điều này là thô lỗ, những công dân thành phố nói điều này có nghĩa là bạn dễ dàng hiểu điều người khác muốn hay không muốn - một điệp khúc thường thấy là khi một người miền bắc nói "có" thì có thể lại có nghĩa là "không", trong khi dân TP.HCM nói "không", thì nghĩa là "không".
Cư dân trẻ cũng đầy tham vọng. "Tất cả họ có vẻ như đều muốn trở thành doanh nhân," nhà tư vấn Alan Murray từ công ty InterNations nói. Ông là người đến từ Anh đã sống ở thành phố hơn 10 năm. "Mọi người đều nắm chặt điện thoại trong tay và vội vàng lao đi trên xe máy."
Dù nhịp độ sống nhanh, cư dân địa phương sẵn sàng giúp đỡ khi người khác cần. "Trong vài ngày ở đây, tôi đi lạc ở Quận Ba và truy cập vào một mạng wifi miễn phí để gọi xe Grab Bike [dịch vụ xe ôm tại địa phương]. Vào lúc này, gần như hoảng loạn, tôi đưa điện thoại cho một người đàn ông đứng gần đó và ông nói chuyện với tài xế Grab Bike hộ tôi," Cheng cho biết. "Tôi nghĩ những người ở miền trung Tây [cư dân bản địa Bắc Mỹ] thân thiện nhưng người Việt Nam còn hơn vậy. Mọi người đều thân thiện với hầu như tất cả mọi người."An Duong, giám đốc công nghệ tại công ty start-up về du lịch tên TourMega và là người địa phương ở đây đồng ý với nhận định này.
"Người Sài Gòn là những người cho đi và không cần nhận lại gì cho bản thân họ," ông nói. "Bạn sẽ thấy một bình trà đá miễn phí trên đường để phục vụ người nghèo như lái xe ôm và người bán hàng rong. Mọi người giúp người khác tự nguyện và nhiệt tình như thể họ là người trong gia đình."
An Duong, giám đốc công nghệ tại công ty start-up về du lịch tên TourMega và là người địa phương ở đây đồng ý với nhận định này.
"Người Sài Gòn là những người cho đi và không cần nhận lại gì cho bản thân họ," ông nói. "Bạn sẽ thấy một bình trà đá miễn phí trên đường để phục vụ người nghèo như lái xe ôm và người bán hàng rong. Mọi người giúp người khác tự nguyện và nhiệt tình như thể họ là người trong gia đình."
Cách tốt nhất để nhìn thấy thành phố là đi bằng xe máy, nhờ đó bạn có thể lên xuống xe, đi nhiều quận khác nhau và thử nhiều món ăn trên các xe quà vặt đầy ắp.
Barker đề nghị thử món bún thịt nướng, một món ăn vỉa hè truyền thống với bún, thịt heo nướng và rau xà lách xắt nhỏ. "Bạn có thể tìm thấy các xe trên hầu hết các góc đường, chỉ cần rút ra một cái muỗng nhựa và ăn," anh nói.
The Lunch Lady ở Quận 1, một trong những cửa hàng bán món địa phương được đầu bếp Anthony Bourdain ưa thích, có bán nhiều loại mì khác nhau mỗi ngày - không có menu.

Bạn muốn sống ở đâu?

Thành phố chia thành 24 quận. Hầu hết người nước ngoài bắt đầu bằng cách sống ở Quận 1, khu trung tâm với các thương xá hiện đại, chợ Bến Thành nổi tiếng và khu phố Tây Phạm Ngũ Lão sôi động về đêm.
"Phường Đa Kao ở Quận 1 là nơi ưa thích của tôi," Cheng nói. "Ở đó có các tiệm bánh mì và người bán hàng rong trên đường, nhưng bạn vẫn chỉ cách khu trung tâm một quãng rất ngắn."
Quận 2, qua bên kia sông Sài Gòn, là một trong những khu vực mới phát triển hơn của thành phố, với nhiều nhà hàng, thương xá và cao ốc. Người nước ngoài tập trung ở khu vực Thảo Điền thời thượng gần sông, nơi có một số công trình xây dựng mới nhất và nhiều loại nhà hàng, khu dân cư và trường học. Rất nhiều người nước ngoài sống lâu dài hoặc những người có con cái, chọn sống ở khu vực Quận 7 hiện đại ngoài ven hơn, cách trung tâm thành phố 20km, vì nơi này có nhiều trường quốc tế và nhà rộng hơn.

Bạn có thể đi chơi ở đâu?

Những ai muốn đi chơi trong ngày sẽ đến bãi biển Vũng Tàu (93km về hướng đông nam), hoặc Đồng bằng sông Cửu Long (200km về hướng Tây Nam), nhưng sân bay có nhiều hãng hàng không của thành phố khiến việc di chuyển xa hơn dễ dàng.
Đảo Phú Quốc, nằm ở vùng biển phía tây Tây Việt Nam, chỉ cách đây một giờ bay, thu hút du khách nhiều nơi trên thế giới đến thăm vì vùng nước xanh ngọc và những khu rừng mưa nguyên sơ (nửa hòn đảo này là công viên quốc gia) , cùng với thức ăn, âm nhạc và quang cảnh lễ hội ngày càng nhiều.
Những người muốn tránh nóng thường đi đến Đà Lạt ở Tây Nguyên (300km về phía đông bắc), nổi tiếng là thành phố mùa xuân vì thời tiết ôn hòa, hoặc tỉnh Đak Lak (350km về phía đông bắc) với nhiều thác nước, cafe nổi tiếng thế giới và sự đa dạng văn hóa (vùng đất này có hơn 40 dân tộc sinh sống).
Các chuyến bay đến các thành phố Châu Á khác có giá khá tốt và nhanh chóng. Bangkok, Kuala Lumpur và Singapore cách đây chỉ hai giờ bay, và Hong Kong, Đài Loan cách ba giờ bay.

Giá cả có rẻ không?

Thành phố này có giá cả cực kỳ rẻ so với các thành phố phương Tây, đặc biệt việc đi ăn ở ngoài rất phổ biến và rẻ, giá chỉ 80.000đ hoặc thấp hơn cho một bữa ăn. Nhà cửa cũng rất rẻ, từ khoảng 6.800.000đ/tháng cho một căn hộ một người nhỏ, rẻ hơn 85% so với một nơi tương tự ở New York, theo trang Expatisan.com.
"Có rất nhiều cách tiêu tiền, nhưng nếu bạn thuê một nơi không quảng cáo trên các trang web dành cho người nước ngoài và bạn ăn thức ăn địa phương, bạn có thể sống với mức dưới 1.000 đô la Mỹ một tháng [22.800.000 đồng]," Clark nói.
"Trong tháng đầu tiên ở đây, tôi tiêu hết 724 đô la Mỹ [16.500.000 đồng]," anh nói, mà đó là đã tính gồm cả khoản tiền cà phê hết 150 đô la rồi [3.400.000 đồng], vì thành phố này nổi tiếng với văn hóa cà phê sôi động, nơi số lượng quán cà phê đồng thời là không gian văn phòng dành cho những cư dân kỹ thuật số ngày càng tăng.
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Travel.

Thứ Hai, 3 tháng 4, 2017

VÌ SAO VIỆT NAM NGHIỆN THAN THÉP, VÀ NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN

VÌ SAO VIỆT NAM NGHIỆN THAN THÉP, VÀ NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN
Câu trả lời của tôi là thuần về kinh tế và kinh doanh thì xưa nay thiên hạ hay đầu tư vào cái gì? Đó là xưa nay thiên hạ chỉ đầu tư vào cái gì có chi phí tài chính rẻ, chứ đâu ai lại đi đầu tư vào những dự án án có chi phí cao. Đó là trên thế giới còn xót lại hai quốc gia là TQ-VN, đặc biệt nhất là VN. Và tôi tóm tắt vài ý về kinh tế TQ.
Đối với TQ, đó là quốc gia này không phải giàu có như người ta nghĩ. Và hiệu quả đầu tư có phẩm chất cao như người ta hay lạc quan. Thực tế mà nói TQ mới là quốc gia đầu tư cao nhưng kém phẩm chất. Trong nhiều năm phát triển kinh tế thì TQ đã được hưởng mức tăng trưởng trên 10% trong hơn 30 năm qua và có lúc tích lũy được gần 3,994 tỷ $ dự trữ ngoại hối vào tháng 6/2014, từ mức thấp nhất cuối năm 1980 khi dự trữ ngoại hối của TQ chỉ có 2,26 tỷ $. Và chính thức vươn lên hàng cường quốc kinh tế kém phẩm chất đứng hạng hai của thế giới năm 2010 khi vượt qua Nhật, đó là GDP của TQ đạt được 6,1 nghìn tỷ $ (thực tế GDP của TQ khi đó vẫn kém Nhật là chỉ vào khoảng 4.970 tỷ $, vì khai phồng con số tăng trưởng).
Đó là TQ dựa vào đầu tư cao, bơm tín dụng nhiều. Ôi thôi tôi lại mỉa mai, đó là TQ họ có mức tăng trưởng cao như vậy, đó là họ đầu tư rất nhiều cho GDP của họ rất nhiều, mỗi năm là chiếm khoảng 46% của GDP, trong khi Nhật Bản họ chỉ đầu tư vào tăng trưởng GDP rất thấp là chỉ khoảng 18,7%, Mỹ và các nước khác cũng vậy, họ đầu tư cho GDP cũng khá thấp. Nhật có thể lấy lại ngôi vị số hai nếu họ đầu tư cho GDP cao như TQ, nhưng họ không háo danh để làm chuyện đó.
Thứ nữa trong phát triển kinh tế thì TQ đầu tư vào tài sản giá rẻ để tích lũy tiền nhằm mơ danh hiệu nền kinh tế lớn thứ hai kém phẩm chất của thế giới, đó là họ đầu tư vào lĩnh vực than-thép rất lớn để hỗ trợ cho ngành công nghiệp gọi là “công xưởng toàn cầu” của họ. Hậu quả bây giờ là tại TQ có đến 1/3 hoặc gần 2/3 đất canh tác nông nghiệp của họ bị nhiễm độc nặng, và phải nhập khẩu lương thực rất lớn từ bên ngoài, cũng như nạn ô nhiễm môi trường quá nặng có thể đe dọa sự sụp đổ của chế độ Bắc Kinh.
Đó là việc TQ trở thành quốc gia sản xuất ra khoảng một nửa sản lượng than của thế giới, và cũng là quốc gia sản xuất ra 49.6% sản lượng thép của thế giới. Hậu quả sau cùng là mỗi năm TQ phải bỏ ra 200 tỷ $ để dọn dẹp nạn ô nhiễm môi trường, và chi phí sức khỏe y tế của người dân đã đang âm ỷ gây phẫn nộ trong dân chúng (nếu TQ loại bỏ nó thì VN dại gì không nhận nó).
Đối với quốc gia đông dân này, chính quyền Bắc Kinh đã ra chỉ thị cho Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBC) là cấm các ngân hàng thương mại hay ngân hàng quốc doanh cho vay vào hai lĩnh vực than-thép này nữa. trong khi Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia (NDRC) đã kết hợp với Cục Quản lý Năng lượng Quốc gia (NEA),…theo dõi sát việc đầu tư cắt giảm và cho đóng cửa 29% các mỏ than và nhà máy sản xuất thép. Chế độ Bắc Kinh ra chỉ thị trong vòng 3-5 năm tới phải cắt giảm nửa tỷ tấn than, tức là 500 triệu tấn than, và cần đóng cửa thay thế dần dần 27% các nhà máy nhiệt điện chạy than, và sau đó loại bỏ hết cho đến năm 2030 hoặc 2035.
Riêng đối với thép, thì Bắc Kinh ra chỉ thị  trong 5 năm tới phải tiêu hủy 150 triệu tấn thép, còn 3 năm thì phải tiêu hủy 100 triệu tấn thép. Đồng thời sẽ cho đóng cửa 28% các cơ sở nhà máy sản xuất thép không hiệu quả.
Ôi thôi có lẽ hôm nào có dịp thì tôi trở lại hồ sơ này, vì nó khá phức tạp, vì 1 tháng nay tôi chưa đặt chân đến Thượng Hải.
Tôi thì nghi ngờ rằng TQ họ sẽ không tiêu hủy nó mà doanh nghiệp TQ và nhóm lợi ích sẽ tuồn những thứ này sang VN, kể cả bứng nguyên cả nhà máy nhiệt điện hay nhà máy thép qua VN với các dự án vĩ cuồng kia, dù là con số không, nhưng nếu bọn quan tham và nhóm lợi ích của TQ và VN cấu kết nhau thì họ sẽ kiếm ra món lợi lớn nhiều chục tỷ USD thông qua các dự án phế thải về thép, than đổ vào bãi rác VN để biến quốc gia này trở thành thiên đường rác thải cho TQ thu lợi dù mà lẽ ra họ phải tốn phí tiêu hủy nó thì bán cái cho VN cũng kiếm được mớn lời lớn và phí cái đám người Bộ Công thương cũng thu được món tiển rất to, và hậu quả người dân VN phải bỏ tiền ra dọn bãi rác thải độc hại đó sau vài năm sử dụng,…
Hãy nhớ rằng, xây nhà máy nhiệt điện thì rất khó kiểm toán, vì hiện nay nhiều nước đã bỏ nó từ lâu, nên việc kiểm toán đánh giá đầu tư là rất khó khăn, chính vì thế người ta ở VN vẽ ra dự án 5 tỷ $ mà Bộ Công Thương đang lên kế hoạch xây trung tâm nhiệt điện tại tỉnh Long An, sát cạnh Cần Giờ khiến TP.HCM thì giá đó có thể 2 tỷ $ hoặc 3,5 tỷ $, hoặc con số không tỷ $ cho không cũng có để người ta nhập than dư thừa của TQ thì đám người đó và những kẻ cơ hội ở Bộ Công thương và quan chức thân TQ sẽ kiếm được món lời lớn nhiều tỷ $ thay vì phải tiêu hủy nó đi. Đúng là ghê tởm và thối nát.
 FB.Phương Thơ

Chủ Nhật, 2 tháng 4, 2017

“VÌ SAO VN BẮT CHƯỚC CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA HÀN QUỐC ĐỀU THẤT BẠI”.

TÔI CẤM CHỊ VIẾT NHỮNG BÀI NHƯ THẾ NÀY NHÉ: “VÌ SAO VN BẮT CHƯỚC CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA HÀN QUỐC ĐỀU THẤT BẠI”. 3/4/2017- Phương Thơ
Trong bài báo: "Không chỉ là chuyện hai quốc tịch". Nguồn: www.thesaigontimes.vn/…/Khong-chi-la-chuyen-hai-quoc-tich.h…. Ở đây tôi nhắc lại chuyện khá chuyên môn là tại Hàn Quốc năm xưa quốc gia này thiếu vốn và khủng hoảng nợ thì chính quyền Hàn Quốc kêu gọi dân chúng góp vốn như $, và vàng để cứu nguy kinh tế, sau đó giới chức VN dẫn nguồn tờ Tuổi Trẻ phát biểu của ông Phan Trung Lý - Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật, khi ông này cho biết, xin trích: "Ở Hàn Quốc trước đây xảy ra khủng hoảng tài chính, người ta coi nợ xấu là vấn đề của xã hội nên đã kêu gọi người dân góp tiền giải quyết.". Nguồn: tuoitre.vn/…/20141…/dan-gop-tien-de-xu-ly-no-xau/652834.html
Đây là một lý luận thiếu chuyên môn, họ cứ tưởng là họ nói cái gì cũng đúng, ai cũng phải nghe theo. Hãy nhớ rằng Hàn Quốc gây ra khủng hoảng nợ là do cả dân chúng lẫn chính quyền đều bị liên quan, vì lợi ích khi đó là tài sản quốc gia được chia đều cho các hộ gia đình, cả dân chúng Hàn Quốc từ doanh nghiệp tư nhân đến doanh nghiệp nhà nước đều đối xử bình đẳng như nhau, và chính quyền lẫn dân chúng đều tham gia góp vốn phát triển kinh tế khi lãnh đòn khủng hoảng tất nhiên ai cũng có phần trách nhiệm vào đó cả.
Thực tế, sau khủng hoảng thì Hàn Quốc cải sửa bộ máy kinh tế rất nhanh, và họ đã thành công và nhanh chóng trở thành một nước có năng suất lao động và sức cạnh tranh rất cao, họ đã vươn lên từ đống tro tàn trở thành một quốc gia vượt qua "bẫy thu nhập trung bình" hay "middle-income trap", mà dân chúng có thu nhập cao, trở thành nước công nghiệp tiên tiến theo sát khối kinh tế công nghiệp hóa Mỹ, Âu châu, Nhật,... và ngày nay họ trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp hàng đầu với nhiều nước Âu, Mỹ, Nhật Bản trên nhiều lĩnh vực. VN thì phải đợi đến 100 năm sau thì may ra mới bằng được Hàn Quốc bây giờ.
Riêng đối với VN thì các đại công ty doanh nghiệp quốc doanh nhà nước chi phối thì đều do nhà nước chịu trách nhiệm, vì người ta muốn như vậy, và lãnh đạo các tập đoàn doanh nghiệp nhà nước do đảng viên lãnh đạo chứ dân thường thì cho ra rìa, trong khi lương bổng, tiền thưởng đều do người của đảng hưởng hết nếu họ kinh doanh có lời chứ dân thường hay tư doanh thì 1 xu lẻ cũng không được chia.
Về các món nợ xấu tại VN đều do các tập đoàn kinh tế quốc doanh gây ra, ngân hàng cho vay cũng là công cụ do ngân hàng quốc doanh chi phối. Khi nhà nước kích thích kinh tế bằng cách hạ lãi suất cho vay thì lãi suất này được cấp phát xuống thì doanh nghiệp nhà nước lại là người đầu tiên nhận được tiếp cận lãi rẻ nhất, còn doanh nghiệp tư doanh và dân chúng khi tiếp cận được lãi vay này thì nó đã qua nhiều tầng lãi suất nên luôn chịu thiệt về lãi vay đắt.
Khi nợ xấu xẩy ra vì các khoản nợ và các khoản đầu tư độc hại của các doanh nghiệp nhà nước tạo ra như Vinashin, Vinalines, Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Vinachem), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Sông Đà, EVN,...danh sách dài như sơ táo quân kể ra không hết thì bảo người dân góp vàng cứu ngân hàng, cứu các tập đoàn kinh tế này, trong khi những kẻ tạo ra nợ thì sống nhởn nhơ như ông hoàng bà chúa, thì đúng là họ xem thường người dân quá, có lẽ họ hay nói “do trình độ dân trí tại VN thấp”.
Thứ nữa về quốc tịch, hãy nhớ rằng trước đây khi khủng hoảng tài chính bùng phát tại Hàn Quốc thì chính quyền Hàn Quốc cũng có chính sách thu hút tài nguyên tiền bạc và trí tuệ với khẩu hiệu một công dân hai quốc tịch, tức là chính phủ Hàn Quốc kêu gọi các "Hàn kiều", mà nói theo người nhà tại VN là "Việt kiều", ám chỉ người dân bản xứ của họ định cư tại nước ngoài.
Họ kêu gọi là bất kể công dân Hàn Quốc nào sinh sống tại nước ngoài đã có quốc tịch Mỹ chẳng hạn, chỉ cần có 2 triệu $ trở lên khi đầu tư vào Hàn Quốc thì sẽ được mang quốc tịch Hàn Quốc, và được đối xử như những công dân bản xứ theo pháp luật quy định, và áp dụng luôn cho nhà đầu tư nước ngoài cũng có thể mang quốc tịch Hàn Quốc nếu họ mang tri thức và tiền bạc đầu tư vào Hàn Quốc, họ vẫn có quyền có chức vụ ở bộ máy công quyền kể cả tham gia điều hành các công ty Hàn Quốc,...
Người Mỹ dẫn đầu danh sách mang hai quốc tịch Mỹ-Hàn, và hiện nay các chuyên gia Mỹ, từ các nhà quản trị, cho đến các kỹ sư, các nhà kinh tế, hay các nhà phát triển thị trường vốn cho Hàn Quốc, như các chuyên viên phân tích và đầu tư chứng khoán tại Phố Wall họ đã về Mỹ sống, sau khi mang hai quốc tịch chứ họ cũng chả lấy đi quốc tịch hay quyền lợi của Hàn Quốc làm gì, vì họ cũng đã kiếm được món lợi rất lớn cùng chính quyền Hàn Quốc, vì đôi bên đều có lợi.
Đối với VN thì ai cũng thấy rõ, quốc gia này có "chủ nghĩa lý lịch", tức là hiện nay ngay cả chính người VN của họ định cư tại nước ngoài được chính quyền VN kêu gọi về quê hương đóng góp cho đất nước thì cũng rất rắc rối, là "phải có lý lịch trong sạch",...đòi hỏi đấy thì rất khó đáp ứng, vì hầu hết những những người VN định cư tại nước ngoài họ có ý thức hệ đối lập là chủ nghĩa tư bản chứ không phải xã hội chủ nghĩa. Mà tư bản hay xã hội chủ nghĩa thì cũng là người VN nhau cả, miễn là chính quyền VN có dám hi sinh đặc quyền đặc lợi để chia sẻ cho họ hay cả dân chúng hay không mà thôi.
Về kinh nghiệm phát triển kinh tế của các nước học tắt, đón đầu, chủ yếu tôi phân tích sơ lược về Hàn Quốc. Trước hết trong phát triển kinh tế, việc các nước nghèo học theo mô hình thành công của các nước khác, tức là đi tắt đón đầu thì đó là ý tưởng hay, và rất tốt, thậm chí là còn được các tổ chức định chế tài chính quốc tế như WB, IMF, ADB, hay các tổ chức phân tích kinh tế của các tập đoàn ngân hàng đầu tư uy tín quốc tế khuyến khích, vì nó rút ngắn được thời gian giúp các nước đi sau tiến nhanh hơn lên mô hình phát triển của các nước tiên tiến.
Tuy nhiên, việc các chính phủ đó có đủ trình độ nghiệp vụ chuyên môn để tổ chức đầu máy phát triển theo mô hình phát triển kinh tế của các nước đó hay không lại là chuyện khác. Trên thế giới thì có rất nhiều nước học tắt đón đầu các nước tiên tiến để trở thành "cường quốc kinh tế của thế giới". Ở đây tôi không đề cập đến siêu cường quốc tư bản Mỹ mà chỉ đề cập đến mô hình thành công của các xứ Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, kể cả TQ,...
Có lẽ cần nói thêm rằng, trên thế giới có lẽ có những mô hình phát triển kinh tế thành công và thất bại kinh điển sáng tạo nhất, đó là mô hình phát triển kinh tế của Nhật, được biết đến với biệt tài nổi danh với các "Keiretsu" của Nhật Bản đã bị khủng hoảng mấy chục năm trước đó, và thành công, thất bại lẫn lộn, rồi kinh nghiệm sau đó là các "Chaebols" của Đại Hàn (Hàn Quốc) học tập theo mô hình của các "Keiretsu" của Nhật Bản. Ngày nay thì cả các "Keiretsu", hay "Chaebols" đã không còn áp dụng tại hai xứ Nhật - Hàn nữa vì nó không còn thích hợp. Tuy nhiên, hiện nay trên thế giới vẫn còn hai quốc gia theo cùng ý thức hệ XHCN là TQ và VN vẫn còn tìm tòi đào bới mô hình phát triển kinh tế "Keiretsu", và "Chaebols" có chọn lọc để học cái tốt,...
Đối với VN thì quốc gia này từng có một giai đoạn học theo mô hình các "Chaebols" của Đại Hàn rất quyết liệt như một quốc sách qua việc thành lập các tập đoàn kinh tế "quả đấm thép", lấy vai trò chủ đạo của nền kinh tế và trả giá thất bại nặng nề vì nhiều lý do như không có trách nhiệm cá nhân, hay individual responsibility, như trường hợp thất bại quá lớn của Vinashin, Vinalines,...
Ở đây tôi nhắc lại ngắn gọn là khi học tập ai thì cần phân biệt hoàn cảnh của mỗi nước, đó là bởi vì Hàn Quốc, hay Nhật thì tổng thống, hay thủ tướng, quốc hội đều do dân cử và do người dân bầu lên và giám sát rất chặt chẽ, lãnh đạo từ cấp thủ tướng, tổng thống, cấp bộ trưởng thì thay phiên nhau cầm quyền lên xuống từ chức như đèn kéo quân, vì người ta không cho phép lãng phí thời gian để những người yếu kém ngồi lỳ cái ghế đó sẽ gây tốn kém và gây trì trệ cho đất nước, và mất niềm tin của giới đầu tư.
Trước đây, Hàn Quốc họ áp dụng chiến lược phát triển kinh tế cho toàn dân, nó gần như một quốc sách để thi hành chính sách công nghiệp hóa "có định hướng của nhà nước", tức là mọi doanh nghiệp tư doanh lẫn quốc doanh đều được nâng đỡ và có yểm trợ của nhà nước đứng sau. Tất cả các luật lệ kinh doanh và đầu tư đều được công khai minh bạch, được giám sát rất chặt chẽ của cả dân chúng lẫn bộ máy công quyền nhà nước với tinh thần dân tộc rất cao độ chứ ít thấy hoặc không có nhóm lợi ích cá nhân nào chi phối với môi trường chính trị của họ, và họ thể hiện trách nhiệm cá nhân cao độ. Vậy mà họ vẫn có những nhóm lợi ích chi phối khiến họ cũng gặp nhiều thất bại, huống hồ là tại VN thì nhóm lợi ích chi phối quá lớn thì làm gì mà học tập được của thiên hạ.
Đối với VN thì không được vậy, quốc gia này theo thể chế “đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ” và đi theo mô hình kinh tế mơ hồ không có luật pháp cá nhân của những người đưa ra học thuyết kinh tế đó phải chịu trách nhiệm cá nhân, mà họ lý luận chịu trách nhiệm tập thể, đó là mô hình “kinh tế thị trường XHCN”, là những người lãnh đạo từ chính trị cho đến các tập đoàn kinh tế nhà nước đều do đảng viên lãnh đạo, họ chỉ chịu trách nhiệm kỷ luật của đảng chứ không chịu trách nhiệm trước quốc dân, làm sai thì rút kinh nghiệm, hay kiểm điểm sâu sắc, thậm chí còn kèm cụm từ "đúng quy trình", tức là người ta không chịu nhận sai, đó là điều mỉa mai, hoặc người ta khinh thường người dân,...
Hiện VN vẫn còn cố bám vào mô hình phát triển kinh tế của Hàn Quốc, và học một phần quản lý vốn các mô hình các tập đoàn kinh tế của Temasek Holdings bên Singapore qua hình thức lập "siêu ủy ban" mà ngay lần đầu tiên tôi đã phân tích nó đã là một thất bại, vì những người quản lý nó đều là thành phần quan chức, đảng viên, họ thiếu kinh nghiệm về đầu tư và quản lý vốn nhưng thừa bằng cấp để làm lãnh đạo kiêm nhiệm nhiều chức vụ.
Về hướng phát triển kinh tế của Hàn Quốc, ta cần nhấn mạnh là trong phát triển kinh tế, Hàn Quốc rất khôn khéo là luôn để mức nợ của chính phủ theo phần trăm của GDP là rất thấp, mức cao nhất của họ là 35,12% trong năm 2014 mà thôi, năm 2015 thì tăng giảm không đáng kể. Tức là chính phủ Hàn Quốc đã khôn khéo là không tạo ra nợ quá cao gây rủi ro cho người dân gánh thuế, họ vay thêm tiền để tài trợ cho kinh tế, như tăng đầu tư khi nợ quá lớn vì sẽ áp lực lên lãi suất cao khiến doanh nghiệp của họ bị thiệt là chi phí tài chính bị đẩy cao là sẽ khó cạnh tranh,...Thậm chí năm 1996 trước 1 năm sau đó quốc gia này bị khủng hoảng nơ thì các khoản nợ của chính phủ so với GDP của họ ở mức siêu thấp, tức là mức chưa tới 8,25%.
Vì giữ được mức nợ thấp rất quan trọng này mà lãi suất của Hàn Quốc khi đi vay trong và nước ngoài luôn rất thấp, vì dân chúng, các chủ nợ cho vay luôn tin rằng chính phủ Hàn Quốc luôn có khả năng trả nợ, và nếu có đi vay thì không trả lãi nặng nên tiền vay được đều đưa vào đầu tư cho kinh tế chứ không phải đi vay chỉ để trả lãi như VN hiện nay. Mức lãi trần mà các ngân hàng tại Hàn Quốc cho doanh nghiệp, dân chúng, các hộ gia đình của họ vay hiện nay ở mức 3,45%, lãi suất cơ bản chỉ ở mức 1,25%.
Hãy nhớ rằng, trong phát triển kinh tế, Hàn Quốc dựa vào nội lực vốn của người dân là rất lớn, họ không cần dựa vào vốn vay ODA, vì mất chủ quyền trong đầu tư. VN thì ngày nay vẫn còn nhận vốn vay ODA. Tuy nhiên, hiện nay Hàn Quốc vẫn đang nợ nước ngoài lên đến 385 tỷ $, có giảm đôi chút gần 1 tỷ $ so với tháng 3/2016, nhưng dự trữ ngoại hối của Hàn Quốc lại lên đến 370 tỷ $, dự trữ vàng 105 tấn và Hàn Quốc cũng đứng thứ 17 là chủ nợ của Mỹ, khi họ đang nắm giữ 83 tỷ $ trái phiếu kho bạc Mỹ dưới hình thức niêm yết bằng đồng $. Tức là Hàn Quốc cũng chẳng nợ bao nhiêu cả so với khối dự trữ ngoại hối, và sản lượng kinh tế của họ.
Tại Hàn Quốc, hiện nay tính hết năm 2015, quốc gia này có nền kinh tế với 1.377,87 tỷ $, rất có ảnh hưởng trên thế giới, đó là chỉ xếp sau Mỹ, TQ, Nhật, Đức, Vương quốc Anh, Pháp, Ấn Độ, Ý, Brazil, Canada và đứng trước cả nước Úc, Nga,...Tuy với dân số ít ỏi, chỉ hơn phân nửa dân số của VN, nhưng Hàn Quốc là quốc gia nhiều năm được xếp hạng dễ kinh doanh nhất thế giới, hiện nay họ xếp hạng 4 của thế giới, chỉ xếp sau Singapore, New Zealand, Đan Mạch và đứng trước cả Hồng Kông, Anh, Mỹ, Thụy Điển, Na Uy,...Trong khi VN là quốc gia luôn nằm trong danh sách đội sổ,...về nạn nhũng nhiễu, tham nhũng móc ngoặc thì làm sao mà bắt chước thiên hạ được, có lẽ họ chỉ bắt trước học cái kinh nghiệm là làm sao chiêu dụ được 500 tấn vàng của người dân thôi chứ họ chả có học tập kinh nghiệm ai cả, vì có đủ năng lực chuyên môn đâu mà học họ.
    FB.Phương Thơ

Lý giải kiều hối tăng mạnh và 33 tỷ USD “xuất ngoại”

Kiều hối, Rửa Tiền và Nhập Lậu???

TS Vũ Quang Việt – Diễn Đàn – 26 Jan 2015


Phân tích những số liệu chính thức : từ 2008 đến 2013, 33 tỉ đô la đã tuồn lậu ra nước ngoài ; kiều hối là một kênh đưa “tiền rửa” về đầu tư trong nước.
Con số 33 tỷ USD từ năm 2008 đến năm 2013 chảy ra nước ngoài không hợp pháp này là có thật, và đặc biệt là mức chảy ra ngoài tăng mạnh từ sau năm 2008. Năm 2009, số tiền chảy ra nước trên 9 tỷ, từ năm 2010 có giảm xuống nhưng lại ngày càng tăng và đạt mức gần 9 tỷ năm 2013 . Đây là con số tính được từ bản cân đối thanh toán với nước ngoài (coi Hình 1 và Bảng 1).
Hình 1: Tiền chuyển chui ra nước ngoài






Giải thích về cách tính
Trong bảng cân đối thanh toán quốc tế, phần mà Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có thể nắm được chính xác là số ngoại tệ được dùng làm dự trữ ngoại tệ, tức là tiền và gần như tiền, mà NHNN có thể nhanh chóng chuyển thành tiền, để sử dụng bất cứ lúc nào nhằm ảnh hưởng tới hối suất trên thị trường. Tiền nằm trong tay NHNN (X) là tổng số ngoại tệ nhận được từ nước ngoài (X1) trừ đi tiền chuyển ra nước ngoài một cách hợp pháp (X2). X= X1-X2. Nếu có chu chuyển bất hợp pháp thì X=(X1- X2) + Y. Nếu Y là âm thì đó là tiền chuyển ra nước ngoài bất hợp pháp, và nếu là dương thì là tiền chuyển vào bất hợp pháp. Các trao đổi hợp pháp quốc tế được phản ánh trong các thanh toán hợp pháp và được ghi lại trong bảng cán cân thanh toán quốc tế.
Khi các thông tin về X1 và X2 không chính xác mà chỉ có X là chính xác, thì Y là sai số. Trong việc tính toán cán cân thanh toán, sai số ở mức 3-5% là thường tình, và nếu là sai số thì có tính bất định, khi dương khi âm. Nhưng khi sai số chỉ là số âm và lại rất lớn thì không thể không nghĩ đến tình trạng chuyển ngoại tệ ra nước ngoài bất hợp pháp. Đây là tình trạng của Việt Nam.
Phân tích kết quả
Trong trao đổi ngoại tệ với nước ngoài và trong điều kiện của Việt Nam, ngoại tệ được chuyển ra nước bao gồm các khoản dùng để nhập khẩu, trả lãi và trả nợ; còn ngoại tệ chuyển vào VN là tiền nhận được từ xuất khẩu, từ đầu tư trực tiếp để sản xuất và gián tiếp vào thị trường cổ phiếu, từ vay mượn qua trái phiếu và nợ nước ngoài, từ viện trợ và nhất là từ người Việt cư trú hoặc xuất khẩu lao động gửi về. Để đơn giản hóa trong phần trình bày, bảng 1 chỉ ghi giá trị ròng thí dụ cán cân ngoại thương về hàng hóa là xuất khẩu trừ nhập khẩu. Số dương chỉ lượng tiền chuyển vào trong nước, số âm chỉ lượng tiền chuyển ra nước ngoài.
Cán cân thương mại: Thí dụ năm 2013, xuất siêu hàng hóa là 8.7 tỷ USD (xuất là 132.4 tỷ và nhập là -123.1 tỷ). Còn dịch vụ là -8.7 tỷ USD nhập siêu (xuất là 10.8 tỷ và nhập là -19.5 tỷ). Xuất nhập khẩu bao gồm xuất nhập khẩu vàng chính thức qua hải quan mà có lúc như năm 2008 nhập thuần đến 2.4 tỷ và năm 2011 nhập thuần đến 2 tỷ. Tất nhiên nếu có nhập lậu thì phần này sẽ đi vào sai số. Nhập vàng lớn là vì đồng tiền Việt mất giá và do đó tạo thành tình trạng vàng hóa kinh tế. Tình trạng này coi như chấm dứt vào năm 2012-2013 khi nhập thuần vàng chỉ còn dưới 40 triệu.1 Ngoài ra là chuyển đô la lậu, điều này thì khó mà biết, nhưng có thể không lớn.

2008
2009
2010
2011
2012
2013
1. Cán cân ngoại thương hàng hóa
-12.8
-7.6
-5.1
-0.5
8.7
8.7
2. Cán cân thương mại dịch vụ và thu nhập
-5.4
-5.4
-7.0
-8.0
-7.7
-8.7
3. Chuyển giao vãng lai (kiều hối, v.v.)
7.3
6.4
7.9
8.7
8.2
9.5
   3.1 Của tư nhân
6.8
6.0
7.6
8.3
7.9
8.9
   3.2 Của nhà nước/quốc tế
0.5
0.4
0.3
0.4
0.3
0.6
4. Chuyển giao vốn tư bản
12.3
6.8
6.2
6.5
8.7
-0.2
   4.1 Đầu tư trực tiếp (FDI)
9.3
6.9
7.1
6.6
7.2
6.9
   4.2 Đầu tư gián tiếp
-0.6
-0.1
2.4
1.5
2.0
1.5
   4.3 Vay mượn ngắn và dài hạn
3.0
4.7
3.8
4.9
5.6
3.5
   4.4 Tiền và tiền gửi ngân hàng nước ngoài
0.7
-4.8
-7.1
-6.4
-6.0
-12.0
5. Sai số
-1.0
-9.0
-3.7
-5.6
-6.1
-8.8
6. Tăng dự trữ ngoại tệ
0.5
-8.9
-1.8
1.1
11.9
0.6
Nhập lậu từ TQ
0.9
0.4
-2.9
-4.2
-5.2
-11.7
Bảng 1. Cán cân thanh toán quốc tế, 2008-2013 (Tỷ USD)
Nguồn: Asian Development Bank, Key Indicators for Asia and the Pacific 2014,
bảng về Việt Nam, số liệu do VN cung cấp. Số liệu về chi tiết hơn cho năm 2013
có thể xem thêm trên website của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Nhập lậu từ TQ dựa vào số liệu của UN Comtrade Database.
2
Chú thích: Số liệu hàng (5) tính như sau: (6) – [(1) + (2) + (3)+ (4)].  Số liệu hàng (7) là độc lập, tính bằng: xuất khẩu vào VN theo báo cáo của TQ, trừ đi nhập theo báo cáo của VN.
Chuyển giao vãng lai: Chuyển giao vãng lai (còn gọi là chuyển giao hiện hành) ở VN chủ yếu là tiền người Việt cư trú ở nước gửi về nước (thường gọi là kiều hối) cho gia đình. Kiều hối tăng mạnh từ sau năm 2006 và năm 2013 đạt 8.9 tỷ (coi hình 2). Con số này thấp hơn con số 11 tỷ mà báo chí Việt Nam đưa ra, dù là dựa vào thông tin của Ngân hàng Thế giới (NHTG). Số liệu do NHTG ghi chú là nguồn là từ VN và IMF, nhưng khác hẳn con số của VN ở trên và khó tin. Thật ra kiều hối từ nguồn VN hay NHTG cũng đều khó tin, và rất có thể chúng không chỉ gồm kiều hối mà còn là gồm cả tiền bẩn gửi về để rửa.
Hình 2: Nguồn: ADB như trên.
Lý do tiền gửi về cho gia đình không chỉ là kiều hối có thể giải thích như sau. Người Việt ở nước ngoài gồm khoảng 3 hay 4.5 triệu kiều dân (tùy nguồn),3trong đó 1.3 sống ở Mỹ (số liệu ở Mỹ này là đáng tin cậy). 4 Theo nguồn tin phỏng vấn một chuyên viên cao cấp của Western Union ở Hà Nội và đăng trên mạng của Bộ Ngoại giao, lao động nước ngoài là 400 ngàn và gửi về khoảng 1.6 tỷ. 5 Còn nguồn khác, lao động là 825 ngàn.6 Theo thông tin của Bộ Lao động thì số lao động là 500 ngàn.7 Nếu lấy số 500 ngàn và tiền gửi về là 1.6 tỷ thì tính trung bình để phân tích thì một lao động nước ngoài gửi về 3,200 USD một năm. Một con số có thể tin được vì gia đình của người xuất khẩu lao động còn ở VN. Số còn lại của 8.9 tỷ là 7.1 tỷ là do 4 triệu Việt kiều còn lại (lấy số cao nhất và không kể lao động xuất khẩu) sống vĩnh viễn ở nước ngoài gửi về, như vậy họ phải gửi trung bình một người là 1,400 USD một năm, và một gia đình có 3 người trung bình gửi về 4,200 USD một năm là điều khó tin. Nếu chỉ tính riêng cho Mỹ dựa theo một nghiên cứu của Viện Quản lý Trung ương ở VN là 57% số kiều hối là từ Mỹ8 thì Việt kiều Mỹ đã gửi về 3,900 USD một người, hay 11,700 USD một gia đình, một con số hoàn toàn không thể tin được. Nếu dùng số liệu của NHTG, cao hơn nhiều so với số đã dùng ở trên, thì lại càng khó tin.
Hình 2 cho thấy số liệu về kiều hối từ năm 2000 đến 2013. Kiều hối tăng đột biến (63%) năm 2007 sau khi Việt Nam tham gia WTO và có giảm xuống khi kinh tế khủng hoảng năm 2008, nhưng sau đó lại tăng trở lại.
Tại sao tiền gửi về không thể tin được là hoàn toàn do người Việt định cư hay lao động ở nước ngoài gửi về? và đâu là nguồn gốc tiền gửi này?
Có người lý luận rằng kiều hối tăng cao như thế là để ăn chênh lệch lãi suất vì do lạm phát cao trong giai đoạn 2008-2012, lãi suất ở VN cao hơn ở nước ngoài trong khi đó hối suất ở VN lại ổn định. Điều này chỉ là lý luận cho vui, không dựa vào một điều tra nào cả.9 Sự thật ai cũng biết là rủi ro đồng tiền VN mất giá là rất cao, khó lòng tiên đoán, nhưng nghiêm trọng hơn cả là việc không thể chuyển lại tiền trở ra nước ngoài dễ dàng dù có lãi lớn: vậy lợi ích của người đầu cơ là ở chỗ nào? Ngoài ra còn thêm một lý do có thể dùng để bác bỏ lập luận trên là tiền chuyển vào VN hiện nay vẫn tiếp tục tăng trong năm 2013, và ở mức cao dù chênh lệch lãi suất đã xuống vì lạm phát giảm và khủng hoảng kinh tế ở VN.
Như thế, dù không có bằng chứng, người viết này cho rằng lý do rửa tiền có lẽ là hợp lý nhất. Khi làm ăn bất chính, cách đơn giản để các công ty nước ngoài liên quan đến đầu tư trực tiếp, hoặc xuất nhập khẩu tạo thế đứng và lợi nhuận là tăng chi phí phải trả cho phía VN, một phần chi phí này được lại quả cho quan chức liên quan qua việc thiết lập tài khoản cho họ ở nước ngoài. Những quan chức này tất nhiên muốn chuyển tiền về VN, và đơn giản nhất là dùng hình thức kiều hối.
Nguồn gốc của chuyển ngân ra nước ngoài là bất hợp pháp.
Tổng kết lại toàn bộ thì dù có lượng “kiều hối” gửi về lớn, thì nền kinh tế VN đang có có tình trạng chuyển tiền bất hợp pháp ra nước ngoài rất lớn, đạt mức gần 9 tỷ năm 2013 và tổng số là 33 tỷ kể từ năm 2008. Vậy nguyên nhân là từ đâu? Có thể có hai lý do chính để giải thích chuyển ngân bất hợp pháp trên. Một là giới nhà giầu chuyển ngân lậu ra nước ngoài. Hai là tiền chuyển ra nước ngoài chủ yếu là để chi trả cho nhập lậu từ Trung Quốc. Chuyển ngân lậu bằng cách đem tiền ra là rất khó. Có lẽ lý do chính là để trả cho nhập lậu từ TQ.
Kết luận
Bài này chủ yếu nhằm vào việc tính và giải thích tình hình chuyển ngân lậu ra nước ngoài nhưng cũng đưa đến việc cần thiết lý giải hiện tượng kiều hối ngày càng lớn và càng tăng. Như thế ta thấy VN đang gặp hai vấn đề.
Vấn đề thứ nhất là việc chuyển ngân lậu có thể chủ yếu là để nhập lậu từ Trung Quốc. Nhập lậu này rất lớn và ngày càng lớn, đặc biệt là từ năm 2008 đến nay, đạt mức 11.7 tỷ năm 2013 (coi bảng 1), lên đến 10% tổng giá trị nhập khẩu của Việt Nam.10 Nhập lậu được tính bằng cách lấy số xuất sang Việt Nam theo báo cáo của Hải quan Trung Quốc trừ số nhập được Việt Nam báo cáo chính thức qua hải quan. Nhập lậu ngày càng tăng đang là mối đe dọa lớn cho nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt có khả năng làm phá sản sản xuất của nông dân và doanh nghiệp nhỏ.
Vấn đề thứ hai là tình hình làm ăn phi pháp của người có chức quyền ở Việt Nam có vẻ ngày càng tăng, và điều này có thể đã được chứng tỏ bằng việc chuyển tiền trở về nước ngày càng lớn nhằm rửa tiền qua dạng kiều hối. Tại sao kiều hối có yếu tố rửa tiền? Đơn giản là, như đã tính toán, khả năng kiều bào chuyển tiền về nước cho gia đình cao như hiện nay là khó tin, hay nói rõ ra là không thể. Tất nhiên đem tiền về là tốt, nhưng việc một xã hội tạo cơ hội cho việc làm giầu bất chính như thế là điều khó lòng chấp nhận.
Vũ Quang Việt
Chú thích :
1 Vàng nhập thuần (triệu USD), nguồn: UN Comtrade Database.
2000  2001  2002  2003  2004  2005  2006  2007  2008  2009  2010  2011  2012  2013

1       0       12     176    564    814   1871  1300  2367   -440   902   2010    14      40