1. Bạch hoa xà
Vị thuốc bạch hoa xà, là rễ và lá của cây bạch hoa xà (Plumbago zeylanica L.), họ đuôi công (Plumbaginaceae). Bạch hoa xà là loại cây thảo, chỉ cao độ 50 – 70cm. Thân ít nhiều bị hóa gỗ, khúc khuỷu, có đốt và có khía dọc. Lá so le, dài 5 – 7cm, rộng 3 – 5cm, hình trứng hay bầu dục thuôn, mép lượn sóng, đầu lá nhọn, mặt trên màu lục, mặt dưới trắng nhạt, cuống lá như ôm vào thân. Cụm hoa mọc thành bông ở ngọn, gồm nhiều hoa màu trắng, đài hoa hình trụ có cạnh rõ, phủ đầy lông tuyến dính. Hoa màu trắng, 5 cánh hình trứng ngược. Cây được trồng làm cảnh và làm thuốc ở nhiều nơi, chủ yếu ở vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ nước ta.
Bạch hoa xà có các thành phần flavonoid, phenol, triterpen, các hợp chất plumbagin 0,91%, chitranon, zeylenon, matrinon…; axít hữu cơ: acid palmitic, linoleic… Bạch hoa xà trên thực nghiệm có tác dụng chống viêm, ức chế nhiều chủng vi khuẩn: tụ cầu vàng, trực khuẩn than, trực khuẩn đại tràng, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn mủ xanh…; còn có tác dụng kháng nấm: Penicillium canadense, Penicillium notatum, tác dụng chống đông máu, chống bệnh bạch cầu lympho, chống khối u, chống sự làm tổ của trứng. Do đó, bạch hoa xà cấm dùng cho phụ nữ có thai. Và do vị thuốc này có độc tính mạnh nên chủ yếu chỉ được dùng ngoài. Sau đây là một số cách dùng bạch hoa xà làm thuốc
– Chữa đinh nhọt, tràng nhạc, phong hủi, lở ngứa: lấy lá tươi hay rễ non, giã nát, đắp vào chỗ bị bệnh, cũng có thể lấy rễ tươi, giã nát, băng vào chỗ bị chai chân với thời gian khoảng 2 giờ. Lưu ý: lá và rễ của cây này dễ gây rộp da nên khi đắp cần gói thuốc trong miếng vải gạc rồi băng bên ngoài, khi có cảm giác nóng thì bỏ ra.
– Chữa thấp khớp, đau đớn, nhức mỏi: chỉ lấy phần thân trên mặt đất, bỏ hết lá, rửa sạch, phơi khô, thái mỏng, sao vàng vàng, ngâm rượu (100g dược liệu với 500ml rượu 35 độ) trong 2 – 3 tuần lễ, uống ngày 2 lần, mỗi lần 20ml trước bữa ăn.
Có thể dùng rễ bạch hoa xà ngâm rượu để xoa bóp khi bị đau nhức xương. Ngoài ra có thể dùng rượu ngâm rễ bạch hoa xà để chữa hắc lào, ghẻ lở.
2. Bạch hoa xà thiệt thảo
– Chữa đinh nhọt, tràng nhạc, phong hủi, lở ngứa: lấy lá tươi hay rễ non, giã nát, đắp vào chỗ bị bệnh, cũng có thể lấy rễ tươi, giã nát, băng vào chỗ bị chai chân với thời gian khoảng 2 giờ. Lưu ý: lá và rễ của cây này dễ gây rộp da nên khi đắp cần gói thuốc trong miếng vải gạc rồi băng bên ngoài, khi có cảm giác nóng thì bỏ ra.
– Chữa thấp khớp, đau đớn, nhức mỏi: chỉ lấy phần thân trên mặt đất, bỏ hết lá, rửa sạch, phơi khô, thái mỏng, sao vàng vàng, ngâm rượu (100g dược liệu với 500ml rượu 35 độ) trong 2 – 3 tuần lễ, uống ngày 2 lần, mỗi lần 20ml trước bữa ăn.
Có thể dùng rễ bạch hoa xà ngâm rượu để xoa bóp khi bị đau nhức xương. Ngoài ra có thể dùng rượu ngâm rễ bạch hoa xà để chữa hắc lào, ghẻ lở.
2. Bạch hoa xà thiệt thảo
Cây bạch hoa xà thiệt thảo (Hedyotis difusa Will.), họ cà phê (Rubiaceae) là loài thân thảo, chỉ cao độ 20-25cm. Thân vuông màu nâu nhạt. Lá mọc đối, hình mác, thuôn, đầu lá nhọn, dài 1 – 1,3cm, rộng 1 – 3mm, gốc và đầu lá nhọn, có gân giữa nổi rõ. Hoa màu trắng, có cuống, có 4 cánh, ống tràng dài 1,5mm, mọc đơn độc hoặc đôi một ở kẽ lá. Bạch hoa xà thiệt thảo mọc hoang ở nhiều nơi trong nước ta, thu hái vào mùa hạ, nhổ toàn cây, rửa sạch đất cát, phơi khô, khi dùng sao qua là được. Trong cây chủ yếu chứa iridoid: asperulosid, scandosid, feruscandosid…, các axít: asperulosidic, oleanolic, p. coumaric… Stigmasterol, beta – sistosterol…
Trên thực nghiệm, bạch hoa xà thiệt thảo có tác dụng ức chế hiện tượng gây đột biến do aflatoxin B1 tạo nên, khi dùng chủng vi khuẩn Samonella tiphymorium TA 100. Còn có tác dụng chống viêm, đặc biệt ức chế mạnh tế bào ung thư lympho, tế bào ung thư bạch cầu hạt và bạch cầu đơn nhân, với nồng độ 0,5 – 1g dược liệu/ml, còn có tác dụng ức chế tế bào báng ehrlich và tế bào carcinom. Do đó, người ta thường dùng bạch hoa xà thiệt thảo phối hợp với cây bán chi liên (Scutenlaria barbata) để trị ung thư.
Theo y học cổ truyền, bạch hoa xà thiệt thảo có vị ngọt đắng, tính hàn, quy kinh vị, đại tràng, tiểu tràng, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu u, tán ứ, lợi thấp. Có thể dùng liều 15- 60g, sắc uống. Một số cách dùng bạch hoa xà thiệt thảo làm thuốc:
Trị các bệnh thận cấp tính, nước tiểu có albumin: bạch hoa xà thiệt thảo 15g, bạch mao căn 30g, chi tử 9g, tô diệp 6g, sắc uống.
Chữa sỏi mật: bạch hoa xà thiệt thảo, kim tiền thảo, nhân trần mỗi thứ 30g, xa tiền tử 16g. Sắc uống ngày 1 thang.
Trẻ em bị sốt cao, co giật: bạch hoa xà thiệt thảo tươi, khoảng 30g, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt, uống mỗi lần 1 thìa canh, ngày 2-3 lần.
Trên thực nghiệm, bạch hoa xà thiệt thảo có tác dụng ức chế hiện tượng gây đột biến do aflatoxin B1 tạo nên, khi dùng chủng vi khuẩn Samonella tiphymorium TA 100. Còn có tác dụng chống viêm, đặc biệt ức chế mạnh tế bào ung thư lympho, tế bào ung thư bạch cầu hạt và bạch cầu đơn nhân, với nồng độ 0,5 – 1g dược liệu/ml, còn có tác dụng ức chế tế bào báng ehrlich và tế bào carcinom. Do đó, người ta thường dùng bạch hoa xà thiệt thảo phối hợp với cây bán chi liên (Scutenlaria barbata) để trị ung thư.
Theo y học cổ truyền, bạch hoa xà thiệt thảo có vị ngọt đắng, tính hàn, quy kinh vị, đại tràng, tiểu tràng, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu u, tán ứ, lợi thấp. Có thể dùng liều 15- 60g, sắc uống. Một số cách dùng bạch hoa xà thiệt thảo làm thuốc:
Trị các bệnh thận cấp tính, nước tiểu có albumin: bạch hoa xà thiệt thảo 15g, bạch mao căn 30g, chi tử 9g, tô diệp 6g, sắc uống.
Chữa sỏi mật: bạch hoa xà thiệt thảo, kim tiền thảo, nhân trần mỗi thứ 30g, xa tiền tử 16g. Sắc uống ngày 1 thang.
Trẻ em bị sốt cao, co giật: bạch hoa xà thiệt thảo tươi, khoảng 30g, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt, uống mỗi lần 1 thìa canh, ngày 2-3 lần.
Cây lưỡi rắn
Ngoài ra, cần tránh nhầm lẫn giữa cây bạch hoa xà thiệt thảo với cây lưỡi rắn, còn gọi là cây xương cá hay cây vương thái tô [Hedyotis corymbosa (L.) Lamk.] vì chúng cùng chi (Hedyotis), lại cùng họ cà phê (Rubiaceae). Về hình thái thực vật trông hao hao giống nhau, cũng là loài cỏ, độ cao tương tự nhau, thân cũng vuông, lá cũng mọc đối, hoa cũng màu trắng… Chỉ khác là cụm hoa của lưỡi rắn mọc ở kẽ lá thành xim, gồm 2 – 5 hoa. Khác với bạch hoa xà thiệt thảo, cây lưỡi rắn chủ yếu dùng trị rắn cắn: sau khi xử lý vết rắn cắn, như garô, nặn máu…, dùng 100g cây tươi giã nát, lấy nước cốt uống, bã đắp vào vết thương. Có thể dùng cây này nấu nước rửa vết thương, mụn nhọt…
GS.TS. Phạm Xuân Sinh-Nguồn : Sức Khỏe Đời Sống
Ngoài ra, cần tránh nhầm lẫn giữa cây bạch hoa xà thiệt thảo với cây lưỡi rắn, còn gọi là cây xương cá hay cây vương thái tô [Hedyotis corymbosa (L.) Lamk.] vì chúng cùng chi (Hedyotis), lại cùng họ cà phê (Rubiaceae). Về hình thái thực vật trông hao hao giống nhau, cũng là loài cỏ, độ cao tương tự nhau, thân cũng vuông, lá cũng mọc đối, hoa cũng màu trắng… Chỉ khác là cụm hoa của lưỡi rắn mọc ở kẽ lá thành xim, gồm 2 – 5 hoa. Khác với bạch hoa xà thiệt thảo, cây lưỡi rắn chủ yếu dùng trị rắn cắn: sau khi xử lý vết rắn cắn, như garô, nặn máu…, dùng 100g cây tươi giã nát, lấy nước cốt uống, bã đắp vào vết thương. Có thể dùng cây này nấu nước rửa vết thương, mụn nhọt…
GS.TS. Phạm Xuân Sinh-Nguồn : Sức Khỏe Đời Sống
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét