Tìm kiếm Blog này

Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2022

HƯỚNG DẪN MỘT SỐ NGUYÊN TẮC PHỐI TRỘN THUỐC BVTV

1.CÁC KÝ HIỆU CƠ BẢN GHI TRÊN NHÃN THUỐC BVTV:
Thuốc dạng sữa: EC, ND
- Thuốc dạng bột thấm nước: WP, BTN, BHN
- Thuốc bột: D
- Thuốc dạng hạt: G, H
- Thuốc dạng dung dịch: SL, DD
- Thuốc dạng bột tan trong nước: SP
- Thuốc dạng dung dịch huyền phù: SC
- Thuốc phun lượng cực nhỏ: ULV
2. NGUYÊN TẮC PHA THUỐC BVTV:
NGUYÊN TẮC 1: Đổ nhiều nước vào bình hoặc phuy trước khi pha thuốc (2/3 phuy, bình), hòa riêng từng loại, rồi mới đổ từng loại một vào bình hoặc phuy.
NGUYÊN TẮC 2: Thuốc dạng bột hay dạng hạt (ký hiệu WG, HHN) hòa vào nước trước, thuốc dạng nước hòa sau, phân bón lá hòa riêng rồi đổ vào cuối cùng.
NGUYÊN TẮC 3: Khi hỗn hợp các dạng thuốc nước thì thứ tự như sau: Dạng chế tác SC (huyền phù) cho trước —> dạng OD (dầu sinh học)—>EC, ND, SL.
NGUYÊN TẮC 4: Gốc Carbamate kim loại trừ bệnh không nên hỗn hợp với thuốc trừ bệnh gốc kháng sinh.
Một số Carbamate kim loại: hoạt chất Propineb (ANTRACOL), Mancozeb (DITHANE M45), Zineb (Zineb xanh), Ziram (Ziflo), Fosetyl-Aluminium (Aliette),…không nên phối với chất kháng sinh như Streptomycin, Validamycin, Kasuran, Kasumin, Avalon, Lobo,…
NGUYÊN TẮC 5: Các loại thuốc gốc Đồng (Cu) như NORSHIELD, CUPROXAT, CHAMPION, CHAMPP, KOCIDE có thể phối hợp các hoạt chất khác; Ngoại trừ hoạt chất Fosetyl-Aluminium, Chlorpyrifos, Kháng sinh, Phân bón lá. Còn CuSO4, Coc85, Bordo (Booc Đô) chỉ nên phun riêng.
NGUYÊN TẮC 6: Chỉ nên phối các thuốc trừ sâu hoặc trừ bệnh có cơ chế tác động khác nhau, đối tượng phòng trị khác nhau. Không nên phối các thuốc có cùng cơ chế tác động hoặc cùng đối tượng phòng trị.
VÍ DỤ:
a/Thuốc trừ sâu: thuốc trừ sâu (miệng nhai) + thuốc trừ nhện, rệp sáp (miệng chích hút); thuốc tiếp xúc, xông hơi, vị độc, chống lột xác, thuốc làm co cơ, thuốc làm ung trứng với thuốc gây độc thần kinh.
b/Thuốc phòng trừ bệnh: Thuốc phòng bệnh hoạt chất Carbendazim, Propineb, Mancozeb, Zineb, Thiophanate (TOPSIN-M, TOPLAZ),…) với thuốc có đặc tính lưu dẫn trị bệnh (TILT SUPER, NATIVO, RAMPART, ANVIL,SCORE, SUMI-EIGHT, AMISTAR, ENCOLECTON,….)
NGUYÊN TẮC 7: Thuốc trừ sâu rầy có thể phối với thuốc trừ bệnh, chất điều hòa sinh trưởng và phân bón lá NPK-trung vi lượng, nhưng phân bón lá nên sử dụng loại có hàm lượng các chất thấp hoặc pha ở liều lượng thấp.
Thuốc phòng bệnh (tiếp xúc, nội hấp) có thể phối với phân bón lá NPK- trung vi lượng, thuốc điều hòa sinh trưởng (ATONIK, KELPAK, GA3, AUXIN, CYTOKYNIN…) nhưng phân bón lá sử dụng liều thấp hay phân bón lá có hàm lượng các chất thấp khi cây chưa biểu hiện triệu chứng bệnh (phun phòng).
Khi cây có biểu hiện bệnh (phun trị) thì không nên phối hợp phân bón lá NPK, trung vi lượng hay thuốc điều hoà sinh trưởng. Chỉ khi nào trị bệnh dứt điểm mới tiến hành dùng các loại trên để phục hồi cho cây.
NGUYÊN TẮC 8: Các loại thuốc khó phối hợp nhất khuyến cáo nên phun đơn: Như thuốc co` hoạt chất Ziram, Fosetyl-Aluminium, Nano bạc, Coc85, Bordo và các hợp chất có lưu huỳnh (S) là phân có đặc tính như thuốc phòng vi khuẩn FeSO4, CuSO4, ZnSO4.
NGUYÊN TẮC 9: Các thuốc do cùng một công ty trực tiếp sản xuất thường hỗn hợp dễ dàng với nhau. Các sản phẩm thuốc của công ty khác khi sử dụng nên lưu ý các điểm ở trên.
NGUYÊN TẮC 10: Thuốc dạng hạt (ký hiệu sau tên thương mại của sản phẩm là H, GR, G) thì không nên hòa nước để phun.
NGUYÊN TẮC 11: Phối càng nhiều loại thuốc hoặc nhiều nhóm hoạt chất mà không tuân thủ 10 nguyên tắc trên càng dễ dẫn đến hư thuốc (kết tủa, đổi màu, thu - tỏa nhiệt, sủi bọt, đóng váng) làm giảm hiệu quả phòng trừ sâu, bệnh.
Ngoài ra, còn số nguyên tắc khác do các Công ty nghiên cứu và sản xuất ra hoạt chất đó thì dễ dàng phối trộn với nhau. Nên tham khảo kỹ trước khi sử dụng để đạt hiệu quả phòng trừ cao nhất.
(NHT) Phòng thị trường

Thứ Ba, 6 tháng 9, 2022

4 bí mật chỉ nên giữ trong lòng, không tiết lộ ngay cả với người thân



Con người luôn cần và khao khát những sự kết nối để cảm thấy được hiểu, trân trọng, yêu thương nhưng điều đó không có nghĩa là bạn nên chia sẻ, thảo luận mọi chủ đề với người khác.
Cuộc sống muôn màu muôn vẻ, luôn có những chuyện khiến chúng ta muốn tìm người để tâm sự. Thế nhưng lòng người cách xa nhau, bạn hoàn toàn không biết được trong mắt người khác bạn như thế nào. Có thể đối với bạn, câu chuyện bạn muốn kể tựa cả rừng cây, nhưng với người khác, đó chỉ là ngọn cỏ.
Vì vậy, cho dù là những người thân thiết, không phải ai cũng phù hợp để bạn kể hết những chuyện ở trong lòng. Những người thực sự thông minh, họ biết cách giữ miệng và giữ bí mật!
1. Chuyện gia đình


Người ta thường nói: "Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh". Mỗi gia đình đều có một câu chuyện riêng, có vui buồn, có hạnh phúc, cũng có khổ đau, chưa đến 30% dân số trên thế giới cảm thấy hạnh phúc thật sự.
Có nhiều vấn đề sẽ xuất hiện trong tổ ấm của bạn như: mối quan hệ mẹ chồng - con dâu, vấn đề nuôi dạy con cái, vấn đề kinh tế... là yếu tố ảnh hưởng và thâm chí là nguyên nhân của nhiều sự tan vỡ. Khi nhìn vào cuộc sống của người khác, chúng ta sẽ nghĩ rằng tại sao cuộc hôn nhân của họ lại hoàn hảo đến vậy. Nhưng có một sự thật mà bạn không biết rằng, nhiều người họ thà gặm nhấm nỗi đau của mình hơn là đi tâm sự với người khác.
Người ngoài, họ không thực sự quan tâm đến chuyện gia đình bạn. Chia sẻ với người khác quá nhiều không chỉ khiến họ không thoải mái mà còn không tôn trọng người thân của mình. Thậm chí, nếu chia sẻ những bí mật của nhà mình với sai người sẽ còn gây hại về sau.
2. Chuyện tình cảm
Chuyện tình cảm dễ thay đổi và nhiều khi còn phức tạp hơn chuyện gia đình. Khi có vấn đề trong chuyện tình cảm hay hôn nhân, cách tốt nhất để giải quyết vấn đề chính là nói thẳng với người ấy. Chuyện riêng của hai người, nên giải quyết giữa hai người, cùng nhau ngồi lại nói chuyện và tìm cách giải quyết thay vì tìm đến một người ngoài cuộc.
Bạn có thể cho bạn bè hoặc người nhà biết bạn có một số vấn đề nhỏ trong chuyện tình cảm, xin lời khuyên từ họ, thế nhưng không phải trường hợp nào cũng được. Người nhà hay bạn bè thân thiết cũng không gắn bó và hiểu nửa kia bằng bạn. Nếu bạn nói quá sâu, tiết lộ mọi suy nghĩ tiêu cực của mình, điều này có thể dẫn tới một số vấn đề về sau, hay thậm chí, càng nhiều người biết, vấn đề từ nhỏ lại hóa to.
Ngoài ra, những thông tin tiêu cực có thể dễ dàng thu hút sự chú ý của người khác. Nếu bạn chọn sai người để chia sẻ, hậu quả sẽ khó lường. Đôi khi, để lộ những thông tin riêng tư có thể trở thành vũ khí chống lại chính chúng ta.


3. Chuyện của người khác
Chuyện của người khác, đừng bình luận đúng sai, cũng đừng kể cho một ai khác. Bởi vì, một người thích bàn chuyện đúng sai của người khác, thường sẽ trở thành người tạo ra cái đúng sai đó. Càng nói nhiều, càng dễ làm mất lòng nhiều người.
Hemingway từng nói: "Chúng ta mất hai năm để học nói, nhưng lại mất hơn 60 năm cuộc đời còn lại để học cách im lặng."
Đôi khi, chuyện của người khác sẽ khiến bạn hứng thú, thật sự rất khó để kiềm chế sự tò mò đó, nhưng dù cho bạn tin tưởng người muốn chia sẻ cùng đến đâu thì vẫn có khả năng họ tiết lộ một số thông tin bí mật với những người khác nữa. Điều này có thể tác động tiêu cực với bạn và ảnh hưởng mối quan hệ giữa bạn với những người bạn khác.
Dù lòng bạn có nhiều tâm sự đến đâu, có những chuyện phải kín tiếng, không được nói cho người ngoài. Ai cũng đều có một vết thương trong lòng, dù ít hay nhiều, sâu hay cạn. Khi sống trên đời, vui buồn sướng khổ là điều ai cũng phải trải qua, nếu phải chịu đau buồn, hãy xem đó là kinh nghiệm sống. Vì học cách cất giữ bí mật cũng là một loại kỹ năng.




4. Tham vọng của bản thân
Đa số chúng ta đều có những tham vọng và mục tiêu của riêng mình nhưng việc chia sẻ những điều đó cho những người khác chưa chắc đã đúng đắn. Nhiều người cho rằng nếu nói ra mục tiêu của mình với người ngoài thì sẽ có được sự góp ý và giúp đỡ, kế hoạch sẽ dễ dàng thành công hơn.
Tuy nhiên, đa số việc tiết lộ kế hoạch sẽ làm giảm khả năng thực hiện được kế hoạch đó. Người khôn ngoan sẽ giữ những tham vọng đó cho riêng mình và âm thầm thực hiện, như vậy vừa tránh được bị nhiều người dòm ngó và thậm chí ngay cả khi thất bại, cũng chẳng ai cười nhạo họ.

(Theo Aboluowang)