Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 13 tháng 5, 2020

Ba cấp độ đọc sách quyết định vị thế của bạn: Kẻ tầm thường "giành" đọc, người thông minh đọc có hiệu quả, người xuất chúng đọc có ý nghĩa

Trong thực tế, nếu bạn giải quyết được vấn đề của người khác thì bạn mới thực sự có "giá trị". Sau khi bạn có được sự công nhận của người khác, bạn có thể biến giá trị thành thu nhập. Vậy bạn đã biết mình ở cấp nào chưa?
01/ Ba cấp độ đọc, bạn đang ở đâu?
Bạn có thể đang thắc mắc: Tại sao tôi cũng đọc sách như người khác, thậm chí là số sách tôi đọc có thể gấp đôi người khác nhưng chẳng kiếm được bao nhiêu tiền so với họ? Không phải ai đọc sách cũng có thể kiếm ra tiền, đó còn tùy vào cách họ đọc nữa. Có ba cấp độ đọc sách và những người thường không "đọc mãi chẳng làm ra được tiền" chỉ đang nằm ở mức đầu tiên.
Cấp độ đầu tiên: Đọc điên cuồng
Cách đọc này rất sai lầm. Bạn đọc mọi thứ mà không có sự chọn lọc, cái gì cũng đọc qua nhưng chẳng hiểu rõ nó là cái gì, không hệ thống kiến ​​thức đã đọc và việc đọc này chẳng khác nào bạn đọc tin trên mạng xã hội. Đọc chỉ để chứng minh cho người khác biết rằng mình có đọc nhưng lại chẳng hiểu gì và điều này chẳng chủ động tạo ra giá trị. Kiến thức bạn thu nạp như lí thuyết suông, bạn sẽ quên nó chỉ khác là sớm hay muộn mà thôi.
Cấp độ thứ hai: đọc hiệu quả

Đọc hiệu quả nghĩa là trong quá trình đọc, người ta cũng nhìn thấy rõ bản chất của vấn đề mà tác giả muốn nhắc đến, thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm vào bên trong câu chữ, tận dụng nó để tạo ra giá trị, có thể là tiền bạc.
Cấp độ thứ ba: đọc có ý nghĩa
Việc đọc có ý nghĩa đề cập đến việc tìm kiếm giá trị và ý nghĩa cuộc sống thông qua việc đọc và giúp nhiều người tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống.
Nhiều người đã đọc sách ở cấp độ thứ ba, họ đọc sách để nghiên cứu cách thức để giải quyết vấn đề cho mình và người khác. Trong thực tế, nếu bạn giải quyết được vấn đề của người khác thì bạn mới thực sự có "giá trị". Sau khi bạn có được sự công nhận của người khác, bạn có thể biến giá trị thành thu nhập.
Vậy bạn đã biết mình ở cấp nào chưa? Nếu bạn đã nhận ra vị trí của mình nhưng chưa biết làm thế nào để cải thiện kĩ năng đọc của mình, ba cách đọc dưới đây có thể hữu ích với bạn đấy.
02/ Trong tác phẩm "Cách đọc sách hiệu quả", điều khiến chúng ta ấn tượng nhất là phương pháp kích thích ham muốn đọc của một người và tăng tần suất đọc bằng cách sắp xếp lại tủ sách.

Đầu tiên, bạn hãy chia tất cả các cuốn sách của bạn thành 3 loại:
*Những cuốn sách chưa đọc
*Những cuốn sách đang đọc
*Những cuốn sách đã đọc và ghi chú.
Sau đó đặt cuốn sách bạn đang đọc trên bàn, hoặc gần bạn. Những cuốn sách chưa đọc được đặt ở nơi dễ thấy nhất ở một kệ sách khác hoặc một ngăn khác, để bạn nhắc nhở bản thân rằng những cuốn sách này chưa được "bóc tem".
Có 3 cách đọc hiệu quả được rút ra từ quyển sách:
Cách thứ nhất: Đọc và ghi chú lên thẻ 

Đọc và ghi chú ngắn gọn trên thẻ cũng giống như bạn đọc từ khóa của bài văn. Nói một cách đơn giản, các từ khóa liên quan đến chủ đề cốt lõi của một cuốn sách sẽ được bạn ghi lại ngắn gọn trong thẻ ghi nhớ. Thẻ bạn sử dụng có thể là danh thiếp trống để bạn ghi chép, viết từ khóa lên danh thiếp và sau đó bạn sẽ phân loại từ khóa thành các danh mục.
Lợi ích của phương pháp đọc này là gì? Nó có thể nhanh chóng giúp bạn nhớ lại nội dung chính của một cuốn sách, bởi vì một cuốn sách sẽ chứa một số từ khóa quan trọng. Nếu bạn nhớ các từ khóa này, bạn gần như nhớ rõ nội dung của cả cuốn sách. Và biết đâu trong tương lai, các từ khóa này sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề thực tế thì sao.
Cách thứ hai: Đọc và tóm tắt kiến thức 

Miễn là bạn đang đọc sách, thì sau khi đọc xong phần nào đó, bạn nên sắp xếp các nội dung quan trọng theo một trật tự hợp lý. Trên thực tế, khi bạn đã hiểu, nắm được kiến ​​thức đã đọc, bạn có thể tóm tắt xem điểm giống và khác nhau của hai sự vật tương tự nhau. Nếu không đọc sách, bạn không biết điểm giống và khác của hai sự việc đặt cạnh nhau, điều đó chỉ khiến bạn ghi nhớ khổ sở hơn.
Đây là cách tốt nhất để một người xây dựng và hệ thống kiến ​​thức tư duy cơ bản.
Việc hệ thống lại kiến ​​thức quan trọng như thế nào? Nhận thức, sự lựa chọn và cách tư duy của bạn đều do kiến thức bạn tiếp thu được quyết định. Ngay cả độ cao trong tư duy của bạn về thế giới cũng được xác định bởi độ rộng của hệ thống kiến ​​thức của bạn.
Cách thứ ba: phương pháp đọc và viết review sách 

Phương pháp đọc đánh giá sách là một phương pháp khó. Bởi vì để đánh giá được cuốn sách, bạn phải đọc, ghi nhớ, tóm tắt được nội dung của quyển sách, nghĩa là bạn phải đạt từ cấp thứ hai được nêu ở đầu bài.
Bạn có thể nắm bắt nội dung cốt lõi của cuốn sách trước, rồi hệ thống kiến thức bạn tiếp thu và viết dưới dạng đánh giá sách và khi đạt đến một trình độ nhất định để có thể viết đánh giá sách, bạn sẽ tổng hợp kiến ​​thức và khái niệm mới dựa trên hệ thống kiến ​​thức hiện có.
Kỹ năng viết review này giúp bạn:
- Tăng sự tập trung và tư duy phản biện lúc đọc, vì ban đầu đã đặt lệnh cho não là cần viết review sau đó.
- Tăng cường trí nhớ.
- Tăng khả năng liên tưởng đến các đối tượng tương đồng. Viết review cần sự so sánh với các tác phẩm khác hay liên hệ với các ý tưởng tương tự trong cuộc sống.
- Tăng khả năng nhìn nhận, nắm bắt vấn đề một cách tổng quát.
- Rèn luyện được khả năng sắp xếp nội dung ưu tiên.
- Nâng cao trách nhiệm trong việc đọc, vì sau đó bài review là để chia sẻ với mọi người.
Nhiều người hỏi, tại sao người khác có thể đọc một cuốn sách và viết review sách mỗi ngày? Bởi vì họ đã mở và đọc cả cuốn sách và hầu hết kiến ​​thức trong đó đều được họ biết đến, nên họ sẽ đọc rất nhanh. Khả năng hiểu không phải là việc bạn có sức mạnh như thế nào, mà phụ thuộc vào lượng kiến ​​thức của bạn sở hữu.
Nhiều người tự nhận thấy kiến thức của họ còn hạn hẹp và thậm chí không có gì cả, họ mở một cuốn sách và đọc sách cho xong việc. Hầu hết chúng là những khái niệm mà họ không biết và khó hiểu. Vậy làm thế nào bạn có thể hiểu một cuốn sách? Làm thế nào để khiến bản thân đọc nhanh?
Bạn cần chọn riêng cho mình một phương pháp đọc phù hợp với khả năng của mình. Không có phương pháp đọc nào là hoàn toàn tốt hay xấu và tốc độ đọc nhanh hay chậm không hẳn là có lợi hay hại hoàn toàn, mà vì mục tiêu của mỗi người khác nhau, nên phương pháp đọc của họ cũng khác nhau.
*Đọc chỉ là một phương tiện, thay đổi mới là mục đích và trưởng thành chính là cái kết.
Một người muốn trở nên xuất sắc thì hãy đọc thật nhiều sách và để trở thành một người xuất sắc thì phải có mục tiêu đọc rõ ràng. Mỗi cuốn sách bạn chọn phải trở thành một nấc thang giúp đạt được mục tiêu, để bạn có thể tiến gần hơn và gần hơn với mục tiêu chứ không phải để bạn đọc cho vui rồi vứt xó. Tiêu chí duy nhất để đo lường sự phát triển của bạn và đạt được mục tiêu của bạn là liệu thu nhập của bạn có được cải thiện hay không. Nếu không, mọi thứ chỉ là ảo tưởng và việc bạn làm sẽ trở nên vô nghĩa. Hãy chọn đúng sách và đọc đúng cách.



Tịnh Kỳ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét