Tìm kiếm Blog này

Thứ Bảy, 23 tháng 5, 2020

Muốn sống sung túc, hãy dùng tiền để đầu tư vào chính mình: Nhà không thể xây nếu chỉ có thợ, người không thể giàu nếu chỉ biết kiếm vài đồng bạc lẻ

Dù kiếm được bao nhiêu, tốt nhất bạn nên dùng nó để đầu tư vào chính mình.
Tôi không lớn lên trong cảnh nghèo khổ - ngược lại, gia đình tôi khá giàu có. Thế nhưng, tôi hiểu thế nào là sự bấp bênh về tài chính.
Năm 2006, công ty xây dựng của bố tôi phá sản vì khủng hoảng kinh tế; cả gia đình trở thành những kẻ trắng tay. Chúng tôi mất xe, bị đuổi khỏi nhà và nợ hàng chục nghìn USD chưa tính thuế. Bố tôi phải ra nước ngoài tìm việc, còn tôi thì nương nhờ nhà của một người bạn và ngủ trên ghế sô pha suốt hai tuần cuối năm lớp 12.
Sự thật là, người giàu luôn tìm cách mua tài sản - những thứ giúp họ làm ra tiền, trong khi người nghèo cứ không ngừng mắc nợ, rước về những thứ chẳng sinh ra đồng nào.Càng mua linh tinh, bạn càng không thể tự do. Diễn giả Neil Patel từng nói: “Thật ngu ngốc khi chúng ta cứ mải mê theo đuổi những thiết bị công nghệ mới nhất, những chiếc siêu xe sang chảnh, những món đồ chơi thời thượng chỉ vì việc sở hữu chúng khiến chúng ta cảm thấy bắt kịp thời đại và tràn đầy sức sống”.
Người giàu không suy nghĩ như vậy. Họ đọc, họ làm, họ nói và họ tránh nhiều thứ. Họ bỏ tiền cho những thứ khác với người thường. Người giàu thường hiểu biết hơn về tài chính; họ hiểu đồng tiền và biết dùng tiền để sinh lời.
Người giàu ăn chơi xa xỉ từ số tiền mà họ kiếm được từ những đồng tiền khác; người nghèo ăn chơi xa xỉ từ mồ hôi, công sức của chính mình.Nếu muốn trở nên giàu có, bạn cần bắt đầu bỏ tiền ra mua tài sản - những thứ sẽ giúp bạn kiếm tiền trong tương lai.
*Những tài sản bạn có thể mua với giá rẻ...Nhờ bỏ tiền ra để mua những thứ này, tôi đã kiếm được rất nhiều tiền
- Những khóa học online trong lĩnh vực của bạn
- Những khóa huấn luyện cá nhân (thể thao, tài chính, trị liệu, tinh thần…)
- Sách nói về lĩnh vực của bạn
- Thực phẩm lành mạnh
- Những thứ giúp bạn ngủ ngon hơn
*Những món nợ bạn nên tránh
Đừng bao giờ bỏ tiền mình vất vả kiếm được ra để tiêu vào những thứ này
- Các món đồ công nghệ không cần thiết
- Một chiếc xe bóng bẩy khiến bạn trở nên sành điệu
- Những thứ phù phiếm dùng để đánh bóng hình ảnh bản thân (quần áo hay phụ kiện sang chảnh
Thật ra, bạn có thể mua bất cứ thứ gì bạn muốn. Nhiều sản phẩm công nghệ thực sự rất tuyệt vời, nếu bạn đủ giàu để mua tất cả. Tuy nhiên, bạn nên mua những thứ đó bằng số tiền lời mình kiếm được từ tiền, chứ không phải tiền mình trực tiếp làm ra.
*Dùng tiền để sinh lời cho mình
“Tiết kiệm mà không có mục tiêu là vứt. Tiền của bạn phải được dùng để sinh lời, không phải để để một chỗ”, doanh nhân kiêm diễn giả nổi tiếng người Mỹ Dave Ramsey cho biết.
Hầu hết mọi người chỉ biết làm việc để kiếm tiền. Họ không biết dùng tiền để sinh lời cho mình.
Trong cuốn truyện ngụ ngôn “Người đàn ông giàu có nhất Babylon”, George S. Clason giải thích rằng mỗi đồng xu là một người lao động. Người lao động này có khả năng sinh thêm nhiều “người lao động” khác cho bạn.
Về cơ bản, từng xu bạn kiếm được đều là những hạt giống có thể phát triển và nảy mầm thành nhiều đồng xu khác. Đó chính là bản chất của việc “dùng tiền sinh lời”.
Như vậy, mỗi khi mua đồ ăn nhanh, tôi lại ném đi 4-5 “người lao động” có thể kiếm tiền cho tôi. Việc mua cà phê và những thứ linh tinh khác cũng như vậy.
Ngoài ra, bạn sẽ lãng phí tiềm năng của đồng tiền nếu chỉ biết tiết kiệm. Doanh nhân nổi tiếng Ramit Sethi đã chỉ ra: “Nếu chỉ để tiền một chỗ, bạn sẽ mất tiền mỗi ngày vì lạm phát”.
Mỗi năm, giá cả đều tăng trung bình 2%, còn lương chỉ tăng lên 1%. Quả thực, tôi đang mất rất nhiều tiền. Từng đồng tiền tôi không sử dụng sẽ là từng hạt giống bị lãng phí và không thể phát triển thành cây “sinh lời”.
Hiểu ra điều này, tôi đã học cách dùng tiền để sinh lời cho mình.
Bí quyết nằm ở các nguồn thu nhập thụ động và việc đầu tư. Hầu như mọi người đều không biết đến cái cảm giác sung sướng khi ngủ dậy và phát hiện ra mình vừa kiếm thêm hàng trăm, hàng nghìn USD trong lúc ngủ.
Nếu nhìn theo cách này, người kiếm được 2.000 USD/tháng từ nguồn thu nhập thụ động còn đáng ghen tị hơn người có thu nhập 10.000 USD/tháng từ công việc. Người đầu tiên vẫn còn thời gian để kiếm thêm tiền từ nhiều nguồn thu nhập thụ động khác, trong khi người thứ hai phải dành cả ngày để làm việc mới ra tiền. Anh ta sẽ bị hạn chế về cả thời gian cũng như công sức. Nếu không thể tiếp tục làm việc, anh ta sẽ không có tiền.
Doanh nhân kiêm tác giả cuốn “Cha giàu, cha nghèo” Robert Kiyosaki cho biết: “Người giàu càng giàu thêm nhờ liên tục tái đầu tư lợi nhuận vào tài sản”. Đa số mọi người đều không biết cách dùng tiền để sinh lời. Nếu muốn sở hữu một gia tài đồ sộ, bạn phải bỏ tiền ra đầu tư trước.
Người giàu càng giàu vì họ hiểu biết nhiều lĩnh vực hơn những người khác
Thế giới này vẫn tồn tại nhiều bất công khiến cho nhóm người thiểu số gặp khó thành công hơn những người khác. Đó là điều chúng ta phải tìm cách sửa chữa.
Tuy nhiên, trong lúc ấy, chúng ta không thể ngồi yên và chờ thế giới trở nên công bằng và bình đẳng. Chúng ta phải không ngừng đầu tư vào bản thân mình, học hỏi, phát triển và hiểu biết hơn trên nhiều lĩnh vực.
Để kiếm 10 USD/ngày không khó, nhưng để kiếm 1.000 USD/ngày thì là cả một thử thách. Mỗi một cấp độ đều đòi hỏi bạn phải nâng cao kiến thức. Thứ giúp bạn đạt đến cấp này chưa chắc đã giúp bạn lên tới cấp cao hơn. Muốn kiếm được nhiều tiền, bạn càng phải hiểu biết nhiều hơn, mà cách nhanh nhất là làm chủ các lĩnh vực mới.
“Mỗi một kỹ năng mới mà bạn học được sẽ nhân đôi cơ hội thành công của bạn”, diễn giả Scott Adams viết. Nếu bạn muốn lương tăng thêm 3%, điều này hoàn toàn khả thi. Nhưng nếu bạn muốn lương tăng thêm 300%, bạn sẽ phải nâng cấp lại toàn bộ tư duy và kỹ năng của mình.
Ngoài kia còn rất nhiều điều bạn chưa biết, và nguy hiểm hơn, còn rất nhiều điều bạn không nhận ra là mình chưa biết. Đó là những lĩnh vực giúp người giày càng giàu thêm và đang chờ bạn tới khám phá.
Để có thêm kiến thức, bạn phải đọc nhiều hơn, học hỏi nhiều hơn về cách lĩnh vực. Người giàu cứ giàu vì đa số họ đều nhìn thấy những thứ chúng ta không thể, và hiểu cách thức hệ thống vận hành mà chúng ta không biết.
Thay vì đợi thế giới trở nên công bằng, chúng ta phải tự trau dồi kiến thức cho bản thân. Càng biết nhiều, bạn càng giỏi, càng dễ làm giàu.

***
"Bạn không thể xây một lâu đài khi chỉ có những người thợ mộc trong tay", bộ phim Samurai Champloo từng có câu như vậy.
Bạn không thể xây dựng một cơ ngơi triệu USD khi còn chẳng biết làm thế nào để kiếm 100 USD/ngày. Bạn cần nhiều kỹ năng và kiến thức hơn để làm nên chuyện lớn. Kể từ khi tôi biết cách đầu tư vào bản thân và mua thêm tài sản bằng tiền mình có, thu nhập của tôi chưa bao giờ cao đến như vậy.
Tháng trước, tôi kiếm được rất nhiều tiền, nhờ liên tục học hỏi các kỹ năng mới như quảng cáo, sale, thiết kế web, xây dựng quan hệ với các influencer quan trọng... và tái đầu tư bằng tiền của mình trong những lĩnh vực này. Vì thế, bạn nên dùng phần lớn tiền của mình để tái đầu tư vào bản thân. Việc này cũng giống như trồng một cái cây: cứ tưới nước nhiều nhất có thể và cây sẽ lớn.
Hãy mua những thứ giúp bạn kiếm thêm thật nhiều tiền.
You better reinvest as much of your money as you can into yourself. It’s like planting a money tree — just keep watering it. As much as you can.
Bài chia sẻ trên Medium của Anthony Moore - blogger chuyên viết về kinh doanh, tài chính cho Business Insider, Fast Company, Thought Catalog, CNBC...
Ngọc Hà

Thứ Bảy, 16 tháng 5, 2020

Cỗ máy kiếm tiền Stan Druckenmiller: 'Khả năng phục hồi theo hình chữ V là ảo tưởng'

Cỗ máy kiếm tiền Stan Druckenmiller cho biết những tính toán về sự đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận đối với cổ phiếu đang ở mức tệ nhất trong sự nghiệp của ông, và các chương trình kích thích của Chính phủ sẽ không đủ để giải quyết các vấn đề kinh tế thực sự trên thế giới.



Cỗ máy kiếm tiền Stan Druckenmiller


“Dường như ngoài kia thị trường đang tin rằng: ‘Đừng lo, có Fed sau lưng mà’”, ông Druckenmiller cho biết trong hội thảo của Câu lạc bộ Kinh tế New York trong ngày thứ Ba (12/05). “Nhưng các phân tích của chúng tôi lại đưa ra bức tranh rất khác”.
Mặc dù các trader nghĩ thanh khoản “rất khổng lồ” và các chương trình kích thích đủ lớn để giải quyết các vấn đề của nước Mỹ, nhưng tác động về kinh tế từ Covid-19 có thể kéo dài và sẽ dẫn đến hàng loạt vụ phá sản, vị chuyên gia này chia sẻ.
“Tôi mong là mình sai, nhưng tôi chỉ nghĩ khả năng hồi phục theo hình chữ V là ảo tưởng”, vị chuyên gia quản lý quỹ đầu cơ huyền thoại cho biết.
Bình luận của ông Druckenmiller nằm trong số những nhận định mạnh mẽ và quyết liệt nhất về triển vọng kinh tế Mỹ từ các ông lớn trên Phố Wall. Những nhận định này cũng tương phản với tâm lý lạc quan đã đẩy chỉ số S&P 500 hồi phục gần 30% kể từ đáy tháng 3/2020, ngay khi đại dịch Covid-19 đóng sầm cánh cửa hoạt động của kinh tế và đặt dấu chấm hết thị trường con bò dài nhất trong lịch sử.
Trước tình cảnh dịch bệnh hoành hành, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã tung ra chương trình cho vay khẩn cấp và Quốc hội Mỹ cũng thông qua gói kích thích 3 ngàn tỷ USD. Tuy vậy, ông Druckenmiller cho rằng vẫn chưa đủ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong tương lai.
“Về cơ bản, đây là chuyển tiền cho các cá nhân, thậm chí trả cho họ còn nhiều hơn lúc đi làm”, ông nói. “Bên cạnh đó, các cơ quan cũng chi ra cả đống tiền cho các công ty zombie để duy trì sự sống”.
Vị chuyên gia này cho biết ông nghĩ tình hình thanh khoản hiện tại sẽ sớm thu hẹp khi hoạt động đi vay của Bộ Tài chính Mỹ lấn át cả nền kinh tế tư nhân và thậm chí khiến Fed cảm thấy choáng ngợp.
“Cỗ máy kiếm tiền vĩ đại nhất lịch sử” - một người sở hữu kỹ năng phân tích của Jim Roger, khả năng giao dịch của Geogre Soros và sự liều lĩnh của một con bạc - đó là cách người ta mô tả Stanley Druckenmiller.
Ông Druckenmiller (66 tuổi) – từng là trưởng bộ phận chiến lược cho nhà đầu tư huyền thoại George Soros – đã chuyển quỹ đầu cơ của ông thành Công ty quản lý tài sản gia đình Duquesne trong năm 2010.
Druckenmiller đạt tỷ suất sinh lợi trung bình mỗi năm là 30% trong 3 thập kỷ - một thành tích ngoại hạng. Điều thậm chí còn ngạc nhiên hơn chính là ông Druckenmiller duy trì một sự ổn định theo cách không thể tin nổi… Ông gần như chưa bao giờ thua lỗ! Nhờ đó, ông trở thành một trong những nhà quản lý tài sản hàng đầu trên thế giới. Theo chỉ số Bloomberg Billionaires Index, tổng tài sản của ông là 5.8 tỷ USD.
Cũng giống như những nhà đầu tư và nhà lãnh đạo trên Phố Wall, ông Druckenmiller đồng tình rằng đại dịch sẽ dẫn tới việc áp đặt thêm quy định và thuế cao hơn. Các nhà đầu tư kỳ cựu khác cũng đưa ra lập trường mang tính phòng thủ hơn. Đầu tháng 5/2020, ông Tudor Jones – người vận hành quỹ Tudor Investment – nói với khách hàng rằng ông đang đầu tư vào vàng và thậm chí còn đặt cược chút ít tài sản vào Bitcoin. Trong khi đó, huyền thoại Carl Icahn cho biết ông không mua cổ phiếu, thay vào đó là nắm giữ tiền mặt và bán khống chỉ số bất động sản thương mại.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

Cỗ máy kiếm tiền Stanley Druckenmiller: Muốn chiến thắng thì hãy là một chú heo và chơi lớn! [Phần cuối]

Cỗ máy kiếm tiền Stanley Druckenmiller: Muốn chiến thắng thì hãy là một chú heo và chơi lớn! [Phần cuối]

“Điều đầu tiên tôi được nghe vào những ngày chân ướt chân ráo, đó là bò làm ra tiền, gấu cũng làm ra tiền, chỉ có heo là bị làm thịt. Nhưng giờ tôi ở đây để cho bạn biết rằng, tôi chính là một chú heo. Tôi nghĩ việc đa dạng hóa và tất cả những thứ mà người ta dạy tại các trường kinh doanh ngày nay có lẽ toàn những khái niệm sai lầm.”
Đó chính là lời khuyên của Stanley Druckenmiller - huyền thoại đầu tư với thành tích sinh lợi bình quân 30% mỗi năm trong 3 thập kỷ và gần như chưa từng thua lỗ. Ông cũng được biết đến là cánh tay phải của “kẻ đánh sập Ngân hàng Anh” - Geogre Soros.



Stanley Druckenmiller (trái) và Geogre Soros (phải).


Trông chừng kỹ giỏ trứng và giữ khô thuốc súng
Druckenmiller ném sự thông thái của số đông - về quan điểm đa dạng hóa danh mục đầu tư - ra khỏi cửa sổ. Thay vì đặt nhiều khoản cược nhỏ đa dạng, ông là người theo triết lý “chơi lớn”, nghĩa là Druck tập trung triển khai một vài khoản cược đáng kể.
Dưới đây là những lời Druckenmiller mô tả về triết lý cược lớn của mình:
“Điều đầu tiên tôi nghe được vào những ngày chân ướt chân ráo, đó là bò (bull-market) làm ra tiền, gấu (bear-market) cũng làm ra tiền, chỉ có heo là bị làm thịt. Nhưng giờ tôi ở đây để cho bạn biết rằng, tôi chính là một chú heo. Và tôi cực kỳ tin rằng cách duy nhất để đạt hiệu suất sinh lời trên trung bình trong dài hạn tại ngành của mình là phải trở thành một chú heo.
Tôi nghĩ việc đa dạng hóa danh mục đầu tư, cũng như tất cả những thứ mà người ta dạy tại các trường kinh doanh ngày nay có lẽ toàn những khái niệm sai lầm. Nếu bạn nhìn vào tất cả những nhà đầu tư vĩ đại như Warren Buffett, Carl Icahn, Ken Langone, thì họ có xu hướng đặt cược rất, rất tập trung. Họ thấy cơ hội, họ đặt được vào nó, và họ đặt cả “sổ đỏ” vào đó luôn. Đó là nền tảng cho triết lý đầu tư của tôi.
Lỗi lầm mà hầu hết các nhà quản lý quỹ và các cá nhân mắc phải chính là việc lúc nào họ cũng cảm thấy rằng phải nhảy vào cuộc chơi, trong khi cuộc chơi đó là một đống hỗn tạp, chả biết đường nào mà lần.”





Theo Druckenmiller, để kiếm được mức lợi nhuận trên trung bình trong dài hạn thì phải sẵn sàng đặt cược lớn khi bạn có cơ sở quả quyết về tình huống giao dịch. Thêm vào đó, nhà đầu tư cũng cần phải bảo vệ tiền của mình bằng việc không phí phạm nó vào một “đống hỗn tạp”.
Ý tưởng trên cũng tương tự điều mà nhà đầu tư nổi tiếng Seth Klarman đã viết trong cuốn “Margin of Safety” (Tạm dịch “Biên An Toàn”):
“Tránh thua lỗ nên là mục tiêu tiên quyết của mọi nhà đầu tư. Điều này không có nghĩa là nhà đầu tư lúc nào cũng có tâm thế né tránh rủi ro thua lỗ. Mà đúng hơn, 'đừng để mất tiền' tức là qua nhiều năm, một danh mục đầu tư không nên bị thua lỗ một lượng vốn đáng kể.
Đương nhiên chẳng ai muốn gánh chịu thua lỗ cả, nhưng nếu cứ hành xử giống số đông thì bạn sẽ chẳng bao giờ thoát khỏi nó. Sự thôi thúc đầu cơ trong mỗi chúng ta rất mạnh mẽ. Viễn cảnh về một bữa trưa miễn phí cực kỳ hấp dẫn, đặc biệt khi những người khác có vẻ đang chia phần ngay trước mắt ta.
Thật khó để tập trung vào những khoản lỗ khi mà kẻ khác lại đang háo hức kiếm lãi lớn và mấy anh bạn môi giới thì cứ gọi điện liên hồi mời chào những cổ phiếu IPO “nóng sốt mới ra lò”. Tuy thế, việc tránh đi thua lỗ chính là cách chắc chắn nhất để đảm bảo một kết quả sinh lời.”

Bạn cần giữ cho thuốc súng khô ráo để khi thời cơ đến, bạn có thể bóp cò một phát “ngất ngây con gà tây”.

Cờ đến tay ai người ấy phất

Tầm quan trọng của chiến lược “cờ đến tay ai người ấy phất” là thứ mà Druckenmiller học được khi làm việc cho Geogre Soros.
“Tôi học được nhiều điều từ Geogre Soros, nhưng có lẽ điều quan trọng nhất là việc bạn đúng hay sai chẳng hề quan trọng, quan trọng là bạn kiếm được bao nhiêu khi đúng và mất bao nhiêu khi sai. Có đôi lần Soros từng chỉ trích tôi khi mà tôi thật sự đúng về thị trường nhưng lại không tối đa hóa lợi nhuận có thể kiếm được từ cơ hội đó.”
Tập trung cao độ vào việc bảo toàn vốn đi kèm với đặt cược lớn chính là triết lý bản lề của nhiều nhà đầu tư vĩ đại. Còn việc giữ những thua lỗ ở mức thấp và thúc đẩy thật mạnh những “kẻ chiến thắng” (những vị thế đạt lợi nhuận) chính là tên của trò chơi đầu cơ. Theo Druckenmiller, tình trạng rút vốn khỏi các quỹ đầu tư chủ động (được quản lý chủ động) mà chúng ta chứng kiến hiện nay không đơn giản chỉ vì giới quản lý quỹ đầy rẫy những kẻ xoàng xĩnh, mà ngoài ra động thái đó còn đến từ việc các nhà quản lý e sợ phải chấp nhận những rủi ro cần thiết để tạo ra những năm lợi nhuận lớn. Họ quản lý danh mục quá giống với chỉ số tham chiếu chung, cùng với đó định hướng của họ cũng quá tập trung vào ngắn hạn. Những điều kể trên chính là công thức cho một thành tích đầu tư trung bình. Dưới đây là ý kiến của Druck:
“Nhiều nhà quản lý quỹ, một khi họ kiếm được lợi nhuận 30-40%, thì họ sẽ ‘kết năm’ tại đó. Nghĩa là họ sẽ giao dịch cực kỳ cẩn trọng để phần còn lại của năm đó không làm ảnh hưởng đến thành tích tốt đã đạt được. Cách để có được lợi nhuận thật sự phi thường trong dài hạn là hãy nỗ lực cho đến khi bạn kiếm được 30-40%, và rồi nếu bạn vẫn quả quyết là mình đúng, hãy tiếp tục cho đến 100%. Nếu bạn có thể đạt được mức sinh lợi đâu đó khoảng 100% trong một vài năm và tránh được những năm thua lỗ, thì khi đó bạn có thể đạt được kết quả thật sự tuyệt vời trong dài hạn.”



Tâm trí của nhà giao dịch và cách kiểm soát thua lỗ
Theo Druck, để trở thành một nhà giao dịch chiến thắng bạn cần phải “quyết đoán, cởi mở trong suy nghĩ, ứng biến tốt và cạnh tranh cao độ.”
Một ngày trước cú sụp năm 1987, Druckenmiller chuyển đổi các vị thế của mình từ bán ròng (net-short) sang 130% mua ròng (net-long) vì ông nghĩ rằng đợt bán tháo đã chấm dứt. Druck nhận thấy thị trường bật lên từ các ngưỡng hỗ trợ (về kỹ thuật). Nhưng đột nhiên cũng trong ngày hôm đó, ông nhận ra mình đã phạm một sai lầm khủng khiếp. Ngày tiếp theo, ông đảo ngược vị thế thành bán khống thị trường và thực tế đã kiếm được tiền. Đây chính là kiểu tâm lý cởi mở, mềm dẻo ứng biến có trong máu của mọi nhà giao dịch vĩ đại nhất. Druckenmiller có lẽ là người đã thể hiện đức tính này nổi bật hơn hết thảy.
Phong cách “kiên định với quan điểm, cởi mở với thay đổi” thật sự khó nhưng chính là điều tối quan trọng để thành công.
Để có được một tâm trí cởi mở như thế, bạn cần học cách tách cái tôi của mình ngay tức thời khỏi các kết quả giao dịch, như một câu thành ngữ của Việt Nam: “Thắng không kiêu, bại không nản.”
Nếu bạn cho phép thua lỗ ảnh hưởng đến đánh giá của mình, bạn chắc chắn sẽ phạm phải sai lầm lớn. Druckenmiller đã học bài học này khá sớm từ chính Soros.
“Soros là người đón nhận thua lỗ tuyệt nhất mà tôi từng thấy. Ông ấy chả quan tâm liệu ông thắng hay bại đối với một giao dịch. Nếu một giao dịch không ổn, ông ấy đủ tự tin về khả năng thắng những giao dịch khác,và như thế ông ấy có thể dễ dàng quên cái vị thế thua lỗ đó đi.
Có rất nhiều giày xếp ngay ngắn trên giá gỗ, bạn chỉ cần mang vào những đôi vừa vặn với chân mình. Nếu bạn tự tin thật sự, thua lỗ chẳng khiến bạn phiền lòng.”
Một trong những điều hay nhất về cuộc chơi trên thị trường tài chính là miễn bạn vẫn sống sót (bảo vệ được nguồn vốn) thì bạn luôn có thể chơi tiếp (thực hiện thêm những thương vụ khác). Druckenmiller nói rằng: “Điều tuyệt vời trong ngành kinh doanh của chúng tôi đó là tính 'thanh khoản' của nó (ý chỉ có thể chơi nhiều cuộc chơi và dễ dàng thay đổi vị thế), và đương nhiên bạn cũng cần phải biết cách để bước qua những lỗi lầm. Miễn là tôi vẫn kiểm soát tình thế - tức là, miễn tôi vẫn theo sát được những vị thế của mình - thì chẳng có lý gì để mà lo lắng cả.”
Trong một cuộc phỏng vấn,Druckenmillertừng được hỏi tại sao sau từng ấy năm và với cả đống tiền mà ông đã kiếm được, thì Druck vẫn dành ra 60 giờ một tuần để giao dịch?




Để vươn tới đẳng cấp của Druckenmiller, bạn phải giao dịch/đầu tư bởi vì đó là thứ bạn phải làm. Giao dịch/đầu tư phải là lẽ sống của chính bạn.

Thừa Vân - Vũ Hạo (lược dịch)

Cỗ máy kiếm tiền Stanley Druckenmiller: Triết lý đằng sau huyền thoại gần như chưa từng thua lỗ [Phần 1]

Cỗ máy kiếm tiền Stanley Druckenmiller: Triết lý đằng sau huyền thoại gần như chưa từng thua lỗ [Phần 1]

“Cỗ máy kiếm tiền vĩ đại nhất lịch sử” - một người sở hữu kỹ năng phân tích của Jim Roger, khả năng giao dịch của Geogre Soros và sự liều lĩnh của một con bạc - đó là cách người ta mô tả Stanley Druckenmiller. Nghe qua thì quả là một lời tâng bốc, nhưng chỉ cần nhìn vào thành tích của Druckenmiller, bạn sẽ hiểu rằng nó hoàn toàn xứng đáng.

Huyền thoại gần như chưa từng thua lỗ
Druckenmiller đạt tỷ suất sinh lợi trung bình mỗi năm là 30% trong 3 thập kỷ - một thành tích ngoại hạng. Điều thậm chí còn ngạc nhiên hơn chính là ông Druck duy trì một sự ổn định theo cách không thể tin nổi… Ông gần như chưa bao giờ thua lỗ!
Cụ thể, ông chưa có một năm thua lỗ nào, và chỉ có 5 quý đi lùi xét trong 120 quý đầu tư suốt sự nghiệp. Một thành tích thật sự vô tiền khoáng hậu. Tại đỉnh cao sự nghiệp, Druck quản lý hơn 20 tỷ USD và ông vẫn trên đường nối dài kỷ lục.



Chân dung "máy kiếm tiền" Stanley Druckenmiller.


Mỗi khi ai đó nghiên cứu về Druckenmiller, họ sẽ tìm thấy những đức tính/đặc điểm mà ông đã xây dựng trong một phòng thí nghiệm sâu trong một khu rừng già nào đó, nơi ông đặt từng mảnh ghép một lại với nhau và tạo nên một nhà giao dịch hoàn hảo. Xét mọi phẩm chất tạo nên một nhà đầu cơ giỏi, Druck còn giỏi hơn cả thế, những thứ tựa như:

- Lý trí linh hoạt

- Suy nghĩ độc lập

- Cạnh tranh tối đa

- Không ngừng tò mò, đặt câu hỏi

- Cảnh giác, nhận thức sâu về bản thân

Druckenmiller quá cá biệt, hay có lẽ ông đơn thuần là một nhà giao dịch kiên định không ngừng nghỉ - đang bước đi trên con đường hoàng kim cả đời người. Nói một cách khác, chúng ta không thể bỏ lỡ cơ hội nghiên cứu những suy nghĩ và hành động của một trong những tay chơi hàng đầu của thị trường tài chính.

Điều gì làm cổ phiếu dịch chuyển
Trong cuốn Tân Phù thủy Thị trường (The New Market Wizards) của Jack Schwager, Druckenmiller đã trả lời như sau với câu hỏi về cách mà ông đánh giá cổ phiếu:
“Vào những ngày đầu, tôi tiến hành những nghiên cứu chuyên sâu kỹ càng mọi khía cạnh của một cổ phiếu hay một ngành công nghiệp. Trước khi trình bày ý tưởng về cổ phiếu đó với hội đồng đầu tư, trước tiên tôi phải nộp bài phân tích cho trưởng bộ phận phân tích. Tôi nhớ như in cái lần mà tôi đưa cho anh ấy bản nghiên cứu về ngành ngân hàng của tôi. Thực sự mà nói, lúc đó tôi rất tự hào về thành quả của mình. Thế nhưng, anh ấy lướt qua nó và nói - 'Thứ này là đồ bỏ. Điều gì làm cổ phiếu lên và xuống?'
Câu hỏi đó khiến tôi bừng tỉnh, nó giống như khoảnh khắc con chim cúc cu chui ra khỏi chiếc đồng hồ quả lắc vậy. Từ đó về sau, tôi tập trung phân tích để tìm kiếm và xác định những yếu tố trọng số ảnh hưởng đến bước dịch chuyển của giá cổ phiếu, thay vì xem xét mọi yếu tố nền tảng của doanh nghiệp/ngành. Thẳng thắng mà nói, thậm chí đến ngày nay, nhiều chuyên viên phân tích vẫn chả biết điều gì khiến thị giá của những cổ phiếu mà họ theo sát lên và xuống.”
Theo Druckenmiller, thế giới tài chính bị nhồi nhét bởi vô vàn thông tin nhiễu loạn và những thứ vô nghĩa. Thế giới đó lấp đầy bởi những kẻ trông có vẻ thông minh – những kẻ chẳng biết gì về cách mọi thứ thực sự vận hành. Cơ cấu giải thưởng của hệ thống tài chính được thiết lập để trao thưởng cho những anh bạn phân tích nói năng thông minh và biết cách giả vờ là họ biết tại sao cổ phiếu đi lên, chỉ cần có thế là họ có tiền rồi. Điều này đúng với tất cả những kẻ nói nhiều và “những chuyên gia”. Với những người giao dịch bằng tiền thật, họ hoặc sẽ học được cách chơi hoặc sẽ bị đào thải; còn đối với “những chuyên gia” thì không.

Trở thành một kẻ cạnh tranh trong đấu trường tài chính, Druckenmiller được thúc đẩy học hỏi từ sớm về những yếu tố thật sự chi phối các diễn biến giá (giá chứng khoán, tiền tệ,…). Đây là thứ mà ông đúc kết được:

“Những con số lợi nhuận không làm dịch chuyển toàn bộ thị trường, mà chính là Cục Dự trữ Liên bang (Fed). Hãy giành sự tập trung đối với những động thái của các ngân hàng trung ương và chú ý đến dòng chảy của vốn.”



Theo Stanley Druckenmiller, dòng chảy vốn là sự mở rộng hay co lại của nguồn cung tiền, đặc biệt là vốn tín dụng. Nó chính là biến số lớn nhất dẫn dắt các nhu cầu trong một nền kinh tế và đó chính là lý do tại sao việc luôn để mắt đến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) là điều tối quan trọng.

Tập trung vào những yếu tố quan trọng và tương lai
Tuy vậy, quan điểm trên không phải nghĩa là phủ nhận tầm quan trọng của những con số doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Chúng vẫn rất quan trọng xét trên mức độ từng cổ phiếu cụ thể. Druckenmiller chia sẻ:
“Rất thường xuyên, yếu tố trọng số sẽ liên quan đến thành tích lợi nhuận. Điều này đặc biệt đúng với nhóm cổ phiếu ngân hàng. Tuy nhiên, các cổ phiếu ngành hóa chất thì lại khác. Đối với ngành công nghiệp này, yếu tố cốt lõi chính là công suất sản xuất. Thời điểm lý tưởng để mua cổ phiếu ngành hóa chất là sau khi công suất của ngành giảm mạnh và có một yếu tố xúc tác mà bạn đánh giá rằng sẽ thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ sản phẩm gia tăng. Ngược lại, thời điểm lý tưởng để bán những cổ phiếu này là khi thông tin về những nhà máy mới xuất hiện, chứ không phải là khi lợi nhuận sụt giảm. Lý do cho mẫu hình chiến lược này chính là việc phát triển những nhà máy mới bao hàm ý nghĩa rằng lợi nhuận sẽ đi xuống trong khoảng 2 đến 3 năm tiếp theo, và thị trường có xu hướng dự đoán những tiến trình như vậy.”
Thị trường là một cỗ máy chiết khấu tương lai. Điều này nghĩa là lợi nhuận đương nhiên ảnh hưởng lên giá cổ phiếu, nhưng lợi nhuận tương lai thì quan trọng hơn là lợi nhuận quá khứ. Hầu hết người tham gia thị trường cứ lấy những con số lợi nhuận gần đây rồi phóng chiếu chúng vào tương lai. Họ thất bại trong việc thật sự nhìn vào cơ chế dẫn dắt lợi nhuận ròng của một công ty hay một ngành cụ thể. Chìa khóa để làm một nhà đầu tư/nhà giao dịch giỏi là phải xác định được những yếu tố sẽ dẫn dắt những con số lợi nhuận tương lai, chứ không phải những thứ đã dẫn dắt lợi nhuận trong quá khứ.
Druckenmiller từng nói trong một cuộc phỏng vấn rằng: “Công việc tôi làm suốt 30 năm qua là dự đoán những thay đổi xu hướng trong dòng chảy kinh tế mà những kẻ khác không nghĩ đến, và vì thế chúng chưa được phản ánh vào giá cổ phiếu.”

Sử dụng bất cứ gì hiệu quả
Một điều khiến ông Druck trở nên vượt trội là việc ông sẵn sàng sử dụng bất cứ thứ gì có hiệu quả, kiểm soát và ứng dụng bất kể phong cách đầu tư nào hay dùng bất cứ công cụ gì để truy tìm những giao dịch/khoản đầu tư tốt. Druckenmiller cho biết:
“Một nguyên tắc mà tôi học được đã giúp tôi xác định liệu một cổ phiếu sẽ lên hay xuống đó là phân tích kỹ thuật. Drelless (sếp cũ của Druckenmiller) cực kỳ nghiêng về phân tích kỹ thuật và tôi có lẽ là kẻ có thể thoải mái tiếp thu những kiến thức về phân tích kỹ thuật nhiều hơn so với bất cứ ai tại nơi làm việc. Thậm chí mặc dù Drelles là sếp, nhiều người nghĩ rằng ông ấy cứ như một gã cuồng khi nhìn thấy số lượng sách về đồ thị kỹ thuật mà ông sở hữu. Tuy nhiên, tôi thấy rằng phân tích kỹ thuật có thể sẽ rất hiệu quả.
Tôi không bao giờ dùng định giá để xác định thời điểm giao dịch trên thị trường. Tôi xem xét dòng tiền và dùng những phân tích kỹ thuật để xác định thời điểm.”




Druckenmiller nói rằng ông sử dụng những cách tiếp cận tổng hợp - từ phân tích cơ bản, vĩ mô, kỹ thuật cho đến phân tích tâm lý - để có thể mở rộng tầm nhìn về cuộc chiến mà ông tham gia.

Thừa Vân - Vũ Hạo (lược dịch)

24 nguyên tắc xã giao cơ bản nhất nhưng chẳng mấy ai làm được

Học cách “đứng thẳng người”, đừng khom lưng cúi đầu, người khác mới không nạt bạn, khi bạn luôn rỏ ra yếu đuối, côn trùng ngay lập tức sẽ cắn bạn một phát. 

1. Làm người phải chân thành, đừng kiêu ngạo; khiêm tốn nhưng đừng khiến mình trở nên quá nhỏ bé; thái độ làm việc phải hết mình, đừng giả vờ cố gắng, học cách "dụi mắt bảy lần", cẩn thận không để bị lừa cũng là một loại bản lĩnh.

2. Đừng bao giờ đánh giá quá cao quan hệ của bạn với bất cứ ai, thực ra, mọi người hợp tác với nhau, suy cho cùng cũng chỉ là quan hệ lợi dụng và bị lợi dụng mà thôi. Khi bạn không còn giá trị để bị lợi dụng, cái bạn gọi là "quan hệ thân thiết" cũng sẽ chẳng còn tồn tại nữa.

3. Học cách biết ơn, học cách trở thành "quý nhân" của người khác, bạn mới có thể gặp được "quý nhân" của mình. Cũng giống như vận may, đây là điều vô cùng quan trọng, nhưng tất cả mọi sự may mắn được được tạo ra trên cơ sở của sự nỗ lực, không có nỗ lực, bạn sẽ không có được vận may.

4. Luôn luôn ghi nhớ: trước mắt không bình luận người khác tốt xấu, sau lưng không bàn tán thị phi. Chỉ có những kẻ ngu ngốc và vô công rỗi nghề mới đi bàn tán sau lưng người khác.

5. Học cách "đứng thẳng người", đừng khom lưng cúi đầu, người khác mới không nạt bạn, khi bạn luôn rỏ ra yếu đuối, côn trùng ngay lập tức sẽ cắn bạn một phát.

6. Khiêm tốn nhưng không được thấp cổ bé họng, không có lập trường. Khiêm tốn là một trí tuệ giúp sinh tồn, là một mánh khóe trong xử thế, làm một mỹ đức trong làm người, nhưng thấp cổ bé họng lại cho thấy năng lực thấp kém, là biểu hiện của kẻ vô năng.

7. Học cách giữ thể diện cho người khác, đó mới là thể diện lớn nhất của bản thân. Tuyệt đối đừng để người khác cho bạn "thể diện", khi bạn cầu xin người khác giữ thể diện cho mình, là khi đó bạn đang vô cùng tự ti, thiếu tự tin. Hãy nhớ: thể diện là tự mình tranh lấy, đừng để người khác phải cho mình; mọi thể diện đều được xây dựng trên cơ sở năng lực tài giỏi của bản thân, nếu không thì dù người khác cho bạn thể diện thì bạn vẫn là bạn, dù bên ngoài oai phong lẫm liệt, nhưng bên trong sớm đã quỳ rạp trước người ta.

8. Đừng bao giờ nghe ngóng chuyện riêng tư của người khác. Khi bạn thích đi "hóng hớt" chuyện của người khác, người ta sẽ cho rằng bạn muốn xen vào chuyện riêng của họ, người thông minh sẽ vĩnh viễn giữ khoảng cách với bạn, người hẹp hòi sẽ tìm cách "chơi" lại bạn.

9. Cẩn thận với những người cố ý tiếp cận bạn, cũng đừng chỉ biết qua lại với những người dẻo miệng nhưng lại luôn tỏ ra kín đáo, bí hiểm, không biết chừng đằng sau lưng bạn họ đã tính kế với bạn xong rồi, bởi lẽ họ không bao giờ xem bạn là người bạn thật sự.

10. Khi nói chuyện với người khác, đừng nhìn điện thoại, trừ phi bạn có ý định kết thúc cuộc nói chuyện. Nói chuyện với người khác nhưng lại không ngừng lướt điện thoại hay tập trung sự chú ý vào việc khác, điều đó cho thấy bạn không tôn trọng đối phương, không phải ai cũng sẽ cho bạn cơ hội nói chuyện lần thứ hai đâu.

11. Đừng hứa hẹn với người khác điều gì, nhớ rằng: lời hứa nhất định phải được thực hiện, nếu không người khác sẽ gắn cho bạn cái mác "không đáng tin".

12. Không oán than. Người hay oán than là bởi nội tâm âm u, họ muốn thông qua phương thức ca thán để giải tỏa tâm lý u ám đó, nhưng họ đã tìm sai cách. Oán than là cách nhanh chóng nhất khiến một ai đó xấu xí và già đi; oán than cũng là cách tập hợp năng lượng tiêu cực nhanh nhất, bạn càng oán than nhiều, tâm trạng càng không tốt, làm việc sẽ càng không thuận lợi.

13. Quan hệ có thân thiết tới đâu, cũng cần giữ khoảng cách, có chừng mực. Người không biết chừng mực là người không có quy tắc, người khác tự nhiên sẽ không tôn trọng hay thích bạn, và tất nhiên cũng sẽ chẳng muốn giúp bạn.

14. "Ngôn đa tất thất", nói nhiều ắt có chỗ sơ hở, đó là đạo lý từ hàng ngàn năm nay. Nói nhiều, dễ nói hớ, dễ đắc tội người khác, vì vậy, nói ít quan sát nhiều, nói ít làm nhiều, mới là kẻ trí.

15. Giữ khoảng cách nhất định với người khác giới mới là quan hệ xã giao đúng mực nhất. Bạn khác giới có thể là người bạn tốt nhất, nhưng nhất định phải giữ một khoảng cách nhất định, có vậy mới không "chệch đường ray", mới là sự yêu thương và cảm giác an toàn tuyệt với nhất mà bạn mang đến cho gia đình nhỏ của mình.

16. Đừng bao giờ để người khác giúp bạn miễn phí. Khi bạn để người khác giúp mình miễn phí, nó sẽ chẳng khác gì việc đi xin ăn cả. Chỉ khi bạn trả phí cho sự giúp đỡ của người khác, hay nói đơn giản là có qua có lại thì bạn mới có thể đường đường chính chính ngẩng cao đầu, người khác mới đánh giá cao bạn.

17. Học cách chậm lại, làm sao để người khác vội còn mình thì hãy vẫn ung dung. Càng vội vàng càng dễ hỏng việc. Xã hội xô bồ, vồn vã, chỉ khi bạn "tĩnh" lại, bạn mới có thể tránh được rắc rối hoặc bẫy thương trường. Đừng quên, người khác thể hiện lo lắng ra ngoài, mục đích chỉ là để đánh lạc hướng và khiến trở nên hỗn loạn hơn mà thôi.

18. Nhận thức rõ ai mới là vai chính, đó mới là trí tuệ trong quan hệ đôi bên. Hoàn cảnh mỗi cuộc giao tiếp qua lại đều khác nhau, nhân vật chính mới là quan trọng nhất. Đặc biệt là khi người khác mời bạn ăn cơm hay tụ tập, đừng bao giờ ra vẻ ta đây, coi mình là trung tâm, nhớ rằng: ánh đèn sân khấu không được làm lu mờ nhân vật chính, nếu không thì, bạn sẽ chẳng bao giờ lại có cơ hội giao lưu với người ta lần thứ hai.

19. Học cách cự tuyệt, học cách nói "không", có vậy, người khác mới không bắt nạt bạn, mà thay vào đó họ sợ và tôn trọng bạn.

20. Đừng bao giờ gảy đàn cho trâu nghe, gặp kẻ ngang ngược, bảo thủ, dứt khoát mà tránh xa họ ra.

21. Đừng bao giờ tranh luận với những người không cùng tầng tri thức với bạn, bởi lẽ họ sẽ kéo bạn xuống tầng tri thức của họ rồi sau đó tranh luận với bạn không hồi kết.

22. Thà cô đơn, cũng phải dừng các mối quan hệ xã giao vô dụng lại. Những mối quan hệ vô dụng sẽ chỉ lôi bạn xuống tầng lớp thấp hơn mà thôi, rời xa những mối quan hệ xã giao không đâu mới là lựa chọn đúng đắn nhất.

23.
 Đừng bao giờ chịu để cảm xúc tiêu cực chi phối, kiểm soát cảm xúc cá nhân mới giữ lại được cái phúc, cái duyên của bạn. Không biết quản lý cảm xúc của bản thân, bạn sẽ đuổi người khác đi lúc nào không hay.

24. Mọi mối quan hệ xã giao đều nên được thiết lập trên cơ sở mọi bên đều thắng, nếu chỉ khư khư một mình bạn thắng, một mình bạn có lợi, thì thực ra là bạn đang thua.

Alexx

Thứ Tư, 13 tháng 5, 2020

Ba cấp độ đọc sách quyết định vị thế của bạn: Kẻ tầm thường "giành" đọc, người thông minh đọc có hiệu quả, người xuất chúng đọc có ý nghĩa

Trong thực tế, nếu bạn giải quyết được vấn đề của người khác thì bạn mới thực sự có "giá trị". Sau khi bạn có được sự công nhận của người khác, bạn có thể biến giá trị thành thu nhập. Vậy bạn đã biết mình ở cấp nào chưa?
01/ Ba cấp độ đọc, bạn đang ở đâu?
Bạn có thể đang thắc mắc: Tại sao tôi cũng đọc sách như người khác, thậm chí là số sách tôi đọc có thể gấp đôi người khác nhưng chẳng kiếm được bao nhiêu tiền so với họ? Không phải ai đọc sách cũng có thể kiếm ra tiền, đó còn tùy vào cách họ đọc nữa. Có ba cấp độ đọc sách và những người thường không "đọc mãi chẳng làm ra được tiền" chỉ đang nằm ở mức đầu tiên.
Cấp độ đầu tiên: Đọc điên cuồng
Cách đọc này rất sai lầm. Bạn đọc mọi thứ mà không có sự chọn lọc, cái gì cũng đọc qua nhưng chẳng hiểu rõ nó là cái gì, không hệ thống kiến ​​thức đã đọc và việc đọc này chẳng khác nào bạn đọc tin trên mạng xã hội. Đọc chỉ để chứng minh cho người khác biết rằng mình có đọc nhưng lại chẳng hiểu gì và điều này chẳng chủ động tạo ra giá trị. Kiến thức bạn thu nạp như lí thuyết suông, bạn sẽ quên nó chỉ khác là sớm hay muộn mà thôi.
Cấp độ thứ hai: đọc hiệu quả

Đọc hiệu quả nghĩa là trong quá trình đọc, người ta cũng nhìn thấy rõ bản chất của vấn đề mà tác giả muốn nhắc đến, thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm vào bên trong câu chữ, tận dụng nó để tạo ra giá trị, có thể là tiền bạc.
Cấp độ thứ ba: đọc có ý nghĩa
Việc đọc có ý nghĩa đề cập đến việc tìm kiếm giá trị và ý nghĩa cuộc sống thông qua việc đọc và giúp nhiều người tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống.
Nhiều người đã đọc sách ở cấp độ thứ ba, họ đọc sách để nghiên cứu cách thức để giải quyết vấn đề cho mình và người khác. Trong thực tế, nếu bạn giải quyết được vấn đề của người khác thì bạn mới thực sự có "giá trị". Sau khi bạn có được sự công nhận của người khác, bạn có thể biến giá trị thành thu nhập.
Vậy bạn đã biết mình ở cấp nào chưa? Nếu bạn đã nhận ra vị trí của mình nhưng chưa biết làm thế nào để cải thiện kĩ năng đọc của mình, ba cách đọc dưới đây có thể hữu ích với bạn đấy.
02/ Trong tác phẩm "Cách đọc sách hiệu quả", điều khiến chúng ta ấn tượng nhất là phương pháp kích thích ham muốn đọc của một người và tăng tần suất đọc bằng cách sắp xếp lại tủ sách.

Đầu tiên, bạn hãy chia tất cả các cuốn sách của bạn thành 3 loại:
*Những cuốn sách chưa đọc
*Những cuốn sách đang đọc
*Những cuốn sách đã đọc và ghi chú.
Sau đó đặt cuốn sách bạn đang đọc trên bàn, hoặc gần bạn. Những cuốn sách chưa đọc được đặt ở nơi dễ thấy nhất ở một kệ sách khác hoặc một ngăn khác, để bạn nhắc nhở bản thân rằng những cuốn sách này chưa được "bóc tem".
Có 3 cách đọc hiệu quả được rút ra từ quyển sách:
Cách thứ nhất: Đọc và ghi chú lên thẻ 

Đọc và ghi chú ngắn gọn trên thẻ cũng giống như bạn đọc từ khóa của bài văn. Nói một cách đơn giản, các từ khóa liên quan đến chủ đề cốt lõi của một cuốn sách sẽ được bạn ghi lại ngắn gọn trong thẻ ghi nhớ. Thẻ bạn sử dụng có thể là danh thiếp trống để bạn ghi chép, viết từ khóa lên danh thiếp và sau đó bạn sẽ phân loại từ khóa thành các danh mục.
Lợi ích của phương pháp đọc này là gì? Nó có thể nhanh chóng giúp bạn nhớ lại nội dung chính của một cuốn sách, bởi vì một cuốn sách sẽ chứa một số từ khóa quan trọng. Nếu bạn nhớ các từ khóa này, bạn gần như nhớ rõ nội dung của cả cuốn sách. Và biết đâu trong tương lai, các từ khóa này sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề thực tế thì sao.
Cách thứ hai: Đọc và tóm tắt kiến thức 

Miễn là bạn đang đọc sách, thì sau khi đọc xong phần nào đó, bạn nên sắp xếp các nội dung quan trọng theo một trật tự hợp lý. Trên thực tế, khi bạn đã hiểu, nắm được kiến ​​thức đã đọc, bạn có thể tóm tắt xem điểm giống và khác nhau của hai sự vật tương tự nhau. Nếu không đọc sách, bạn không biết điểm giống và khác của hai sự việc đặt cạnh nhau, điều đó chỉ khiến bạn ghi nhớ khổ sở hơn.
Đây là cách tốt nhất để một người xây dựng và hệ thống kiến ​​thức tư duy cơ bản.
Việc hệ thống lại kiến ​​thức quan trọng như thế nào? Nhận thức, sự lựa chọn và cách tư duy của bạn đều do kiến thức bạn tiếp thu được quyết định. Ngay cả độ cao trong tư duy của bạn về thế giới cũng được xác định bởi độ rộng của hệ thống kiến ​​thức của bạn.
Cách thứ ba: phương pháp đọc và viết review sách 

Phương pháp đọc đánh giá sách là một phương pháp khó. Bởi vì để đánh giá được cuốn sách, bạn phải đọc, ghi nhớ, tóm tắt được nội dung của quyển sách, nghĩa là bạn phải đạt từ cấp thứ hai được nêu ở đầu bài.
Bạn có thể nắm bắt nội dung cốt lõi của cuốn sách trước, rồi hệ thống kiến thức bạn tiếp thu và viết dưới dạng đánh giá sách và khi đạt đến một trình độ nhất định để có thể viết đánh giá sách, bạn sẽ tổng hợp kiến ​​thức và khái niệm mới dựa trên hệ thống kiến ​​thức hiện có.
Kỹ năng viết review này giúp bạn:
- Tăng sự tập trung và tư duy phản biện lúc đọc, vì ban đầu đã đặt lệnh cho não là cần viết review sau đó.
- Tăng cường trí nhớ.
- Tăng khả năng liên tưởng đến các đối tượng tương đồng. Viết review cần sự so sánh với các tác phẩm khác hay liên hệ với các ý tưởng tương tự trong cuộc sống.
- Tăng khả năng nhìn nhận, nắm bắt vấn đề một cách tổng quát.
- Rèn luyện được khả năng sắp xếp nội dung ưu tiên.
- Nâng cao trách nhiệm trong việc đọc, vì sau đó bài review là để chia sẻ với mọi người.
Nhiều người hỏi, tại sao người khác có thể đọc một cuốn sách và viết review sách mỗi ngày? Bởi vì họ đã mở và đọc cả cuốn sách và hầu hết kiến ​​thức trong đó đều được họ biết đến, nên họ sẽ đọc rất nhanh. Khả năng hiểu không phải là việc bạn có sức mạnh như thế nào, mà phụ thuộc vào lượng kiến ​​thức của bạn sở hữu.
Nhiều người tự nhận thấy kiến thức của họ còn hạn hẹp và thậm chí không có gì cả, họ mở một cuốn sách và đọc sách cho xong việc. Hầu hết chúng là những khái niệm mà họ không biết và khó hiểu. Vậy làm thế nào bạn có thể hiểu một cuốn sách? Làm thế nào để khiến bản thân đọc nhanh?
Bạn cần chọn riêng cho mình một phương pháp đọc phù hợp với khả năng của mình. Không có phương pháp đọc nào là hoàn toàn tốt hay xấu và tốc độ đọc nhanh hay chậm không hẳn là có lợi hay hại hoàn toàn, mà vì mục tiêu của mỗi người khác nhau, nên phương pháp đọc của họ cũng khác nhau.
*Đọc chỉ là một phương tiện, thay đổi mới là mục đích và trưởng thành chính là cái kết.
Một người muốn trở nên xuất sắc thì hãy đọc thật nhiều sách và để trở thành một người xuất sắc thì phải có mục tiêu đọc rõ ràng. Mỗi cuốn sách bạn chọn phải trở thành một nấc thang giúp đạt được mục tiêu, để bạn có thể tiến gần hơn và gần hơn với mục tiêu chứ không phải để bạn đọc cho vui rồi vứt xó. Tiêu chí duy nhất để đo lường sự phát triển của bạn và đạt được mục tiêu của bạn là liệu thu nhập của bạn có được cải thiện hay không. Nếu không, mọi thứ chỉ là ảo tưởng và việc bạn làm sẽ trở nên vô nghĩa. Hãy chọn đúng sách và đọc đúng cách.



Tịnh Kỳ

Thứ Sáu, 8 tháng 5, 2020

Những cổ phiếu hạ ‘knock-out’ tự doanh công ty chứng khoán




Những cổ phiếu hạ ‘knock-out’ tự doanh công ty chứng khoán

Có cổ phiếu khiến tự doanh của khối công ty chứng khoán (CTCK) lỗ cả trăm tỷ đồng trong quý 1/2020.

Ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Canh Tý (2020), thị trường chứng khoán đã chứng kiến đợt sụt giảm mạnh. Trong vòng 2 tháng,VN-INDEX giảm 33% về mức đáy 662 điểm (từ 31/01 - 30/03.) Những phiên giảm tới 5 - 6% dần trở nên bình thường với nhà đầu tư. Thế nhưng, cú sụt giảm này đã có tác động mạnh tới các nhà đầu tư chứng khoán, không chỉ các nhà đầu tư cá nhân mà thậm chí, ngay cả khối tự doanh chuyên nghiệp của các CTCK.

Trong mùa báo cáo tài chính quý 1/2020, hàng loạt CTCK báo lỗ tự doanh trong quý. Có khối tự doanh của công ty lỗ tới hơn 300 tỷ đồng. Theo giải trình của các CTCK, do thị trường chịu ảnh hưởng xấu từ dịch Covid-19 là nguyên nhân chính khiến danh mục tự doanh giảm mạnh. Tới cuối kỳ, danh mục tài sản ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL) của nhiều CTCK bị đánh giá giảm mạnh. Bên cạnh đó là những khoản cắt lỗ trong kỳ.


20 CTCK lỗ tự doanh nặng nhất quý 1/2020. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: Tổng hợp từ BCTC quý 1 của các CTCK


Vậy, đâu là những cổ phiếu đã knock-out khối tự doanh của CTCK trong quý 1?

Trong danh mục tự doanh của CTCK FPT(FPTS, HOSE:FTS), cổ phiếu MSH ghi nhận khoản đánh giá giảm gần 136 tỷ đồng. Đây là nguyên nhân chính khiến FPTS báo lỗ tự doanh xấp xỉ 134 tỷ đồng. Đáng nói MSH là cổ phiếu chủ lực, có tỷ trọng lớn nhất trong danh mục tự doanh cổ phiếu của FPTS. Nhờ MSH tăng mạnh mà FPTS ghi lãi sau thuế hơn 205 tỷ đồng và vượt kế hoạch năm 2019 chỉ trong 2 quý đầu năm. Sau đó, Công ty đã có động thái đăng ký bán chốt lời đối với cổ phiếu này, tuy nhiên, đều không bán được như ý. Kết quả là MSH đã biến từ "công thần" trở thành "tội đồ" của FPTS.
Trong khi đó, ROS là khoản tự doanh có giá trị lỗ lớn nhất nhì khối CTCK trong quý 1. CTCK BOS (ART) ghi nhận khoản đánh giá lại hơn 25.4 tỷ đồng và đã cắt lỗ 109.5 tỷ đồng với cổ phiếu này trong quý 1. Như vậy, chỉ riêng ROS đã khiến tự doanh của ART lỗ tới gần 135 tỷ đồng.
DIG lại là cú đòn đau với VDS Công ty phải đánh giá giảm hơn 59 tỷ đồng với cổ phiếu này vào thời điểm cuối quý 1. Chỉ riêng khoản đánh giá giảm này đã chiếm tới hơn nửa khoản mục chênh lệch đánh giá giảm danh mục FVTPL của VDS trong quý 1. Trong kỳ này, VDS lỗ tự doanh tới gần 104.5 tỷ đồng.
Tự doanh của CTCK SSI chịu ít nhất 2 “cú đòn” là DBC và HPG. Cụ thể, DBC khiến tự doanh của SSI lỗ gần 35 tỷ đồng. Trong đó, Công ty đã cắt lỗ gần 7 tỷ đồng và đánh giá giảm gần 28 tỷ đồng. Còn HPG, Công ty phải cắt lỗ gần 7 tỷ đồng và đánh giá giảm hơn 40.3 tỷ đồng với mã này.
Một trường hợp khác là PVP, trở thành khoản tự doanh lỗ nặng nhất của VCBS khi bị đánh giá giảm gần 43 tỷ đồng.
Một số cổ phiếu thì xuất hiện trong danh mục của nhiều CTCK và kéo giảm mảng tự doanh của các công ty này. Điển hình như FPT, cổ phiếu công nghệ này đã khiến SSI đánh giá giảm gần 77 tỷ đồng, FPTS đánh giá giảm hơn 6.2 tỷ đồng, BSI đánh giá giảm hơn 8.5 tỷ đồng.
Trong khi đó,MBB được SSI đánh giá giảm gần 19 tỷ đồng trong khi VDS ghi nhận khoản đánh giá giảm gần 6 tỷ đồng.
MWG cũng khiến SSI phải đánh giá giảm tới 40.5 tỷ đồng và TVS đánh giá giảm hơn 4.5 tỷ đồng.
Một mã khác là ABC có mặt trong danh mục của VDS và TVS. Mã này khiến hai công ty kể trên lần lượt phải ghi đánh giá giảm hơn 13.2 tỷ đồng và 19.4 tỷ đồng.


Soi các khoản lỗ FVTPL của các CTCKlỗ 
nặng tự doanh
Nguồn: Người viết tổng hợp
Vẫn còn nhiều khoản tự doanh khác với con số lỗ không quá lớn. Song, các khoản lỗ nhỏ như vậy cũng góp phần kéo lợi nhuận của khối CTCK nói chung và khối tự doanh nói riêng suy giảm không ít trong quý.
Cũng cần lưu ý một điểm, hầu hết các khoản lỗ tự doanh đều đang ghi nhận ở mục đánh giá giảm, nghĩa là các CTCK vẫn đang nắm giữ. Do vậy, rất có thể các mã này sẽ lại “lấy công chuộc tội” với lợi nhuận của CTCK nếu hồi phục lại trong quý 2.

Chí Kiên