Bạn là loài nào trên sàn chứng khoán năm 2014?
Bò và gấu là hai con vật tiêu biểu trên thị trường chứng khoán tượng trưng cho hai xu hướng tăng và giảm, mang tính toàn cầu. Theo định nghĩa,
* Thị trường con gấu (bear market) là thuật ngữ dùng để nói một xu hướng đi xuống kéo dài, như cú tát của con gấu từ trên xuống.
*Thị trường bò tót (bull market) dùng để nói một xu hướng đi lên kéo dài, như cú húc của chú bò tót từ dưới lên.
Trong năm 2014, cuộc chiến giữa bò và gấu diễn ra vô cùng khốc liệt và dai dẳng trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Nếu bò khởi động xu hướng tăng đầu năm, kéo dài cho đến cuối quý 3 và tưởng chừng như có thể kết thúc một năm trong tư thế độc tôn thì gấu bất ngờ tỉnh giấc và tung cú tát chí mạng khiến cả thị trường một phen lao đao.
Sức mạnh của gấu vẫn chưa hề suy yếu nhưng kết thúc năm 2014 bò vẫn bảo vệ được ngôi vương trong tư thế yếu ớt khi VN-Index tạm dừng ở 545.63 điểm, tăng 7.9% so với thời điểm đầu năm.
Liên quan đến bò và gấu, hai thuật ngữ khác cũng thường được sử dụng là “bẫy tăng giá” (bulltrap) và “bẫy giảm giá” (beartrap).
Sức mạnh của gấu vẫn chưa hề suy yếu nhưng kết thúc năm 2014 bò vẫn bảo vệ được ngôi vương trong tư thế yếu ớt khi VN-Index tạm dừng ở 545.63 điểm, tăng 7.9% so với thời điểm đầu năm.
Liên quan đến bò và gấu, hai thuật ngữ khác cũng thường được sử dụng là “bẫy tăng giá” (bulltrap) và “bẫy giảm giá” (beartrap).
*Bẫy tăng giá (bulltrap ) là khi thị trường có xu hướng tăng nhưng sau đó quay ngược giảm giá mạnh.
*Bẫy giảm giá ( beartrap) sẽ làm thị trường ban đầu có dấu hiệu giảm nhưng sau đó sẽ tăng mạnh.
Bẫy giảm giá dễ gây thua lỗ hoặc làm giảm khoản lời của nhà đầu tư. Trong năm 2014, bẫy tăng giá đáng chú ý được “giăng” ra trong giai đoạn 2 tuần giao dịch đầu tháng 10 khi VN-Index được cho là “tăng giả” rồi sau đó nhanh chóng lao dốc trở lại. Đây cũng là vùng giá mà theo một chuyên gia trong ngành tài chính chứng khoán thì rất nhiều nhà đầu tư đã bị “kẹp hàng” nặng.
Đi cùng với xu hướng tăng giảm của thị trường, tâm lý nhà đầu tư cũng tách ra thành hai biểu tượng riêng biệt là “bìm bịp” và “chim lợn”.
Đi cùng với xu hướng tăng giảm của thị trường, tâm lý nhà đầu tư cũng tách ra thành hai biểu tượng riêng biệt là “bìm bịp” và “chim lợn”.
* Chim lợn luôn hô cho thị trường đi xuống bằng cách đưa ra những cảnh báo, các tin xấu hay các bài phân tích có chủ ý nhằm tạo tâm lý hoang mang.
* Bìm bịp thì ngược lại, luôn đưa tin tốt, thổi phồng quá mức các chỉ báo, kêu gào cho nhà đầu tư mua vào bằng cách đánh vào lòng tham.
Chim lợn và bìm bịp là hai loài được nhắc đến hằng ngày trên các diễn đàn chứng khoán. Mà về cơ bản, trong bản thân mỗi nhà đầu tư đều tồn tại cả hai con này, lúc xả hàng xong hay khi cầm tiền nhiều thì họ là chim lợn và khi gom hàng xong họ trở thành bìm bịp.
Bên cạnh đó, để tạo sóng trên thị trường thì không thể không kể đến "cá voi" , "cá mập".
* Cá voi các tổ chức đầu tư lớn ngoại quốc
Chim lợn và bìm bịp là hai loài được nhắc đến hằng ngày trên các diễn đàn chứng khoán. Mà về cơ bản, trong bản thân mỗi nhà đầu tư đều tồn tại cả hai con này, lúc xả hàng xong hay khi cầm tiền nhiều thì họ là chim lợn và khi gom hàng xong họ trở thành bìm bịp.
Bên cạnh đó, để tạo sóng trên thị trường thì không thể không kể đến "cá voi" , "cá mập".
* Cá voi các tổ chức đầu tư lớn ngoại quốc
* Cá mập được hiểu như các “đại gia” chứng khoán, là người khởi tạo những "con sóng lớn" trên TTCK và có cả “thao túng giá” nhiều cổ phiếu. Năm vừa qua, người ta nhắc đến cá mập với những chiêu “săn mồi” hết sức tinh vi, trong đó có cả hình thức kết hợp với cả doanh nghiệp, với cổ đông lớn để thuận tiện lèo lái giá cổ phiếu. Khẩu vị ưa thích của cá mập trong năm 2014 được nhắc đến là nhóm cổ phiếu phát hành thêm và cổ phiếu mới lên sàn.
Mồi ngon của cá mập không ai khác chính là các nhà đầu tư nhỏ lẻ mới tham gia thị trường, như kiểu “con nai vàng” ngơ ngác. Hay ngay cả những nhà đầu tư lâu năm hơn nhiều lúc cũng bị cuốn vào đám đông theo kiểu “bầy cừu” (animal spirit).
* Đám đông theo kiểu “bầy cừu” (animal spirit). Tâm lý này chính là một trong những nguyên nhân đẩy thị trường chứng khoán vào “thế chết” khi nhà đầu tư phản ứng thái quá và quyết bán cho bằng được.
Ngoài ra, còn rất nhiều thuật ngữ hàm ý chứng khoán được liên tưởng qua các con vật như:
Mồi ngon của cá mập không ai khác chính là các nhà đầu tư nhỏ lẻ mới tham gia thị trường, như kiểu “con nai vàng” ngơ ngác. Hay ngay cả những nhà đầu tư lâu năm hơn nhiều lúc cũng bị cuốn vào đám đông theo kiểu “bầy cừu” (animal spirit).
* Đám đông theo kiểu “bầy cừu” (animal spirit). Tâm lý này chính là một trong những nguyên nhân đẩy thị trường chứng khoán vào “thế chết” khi nhà đầu tư phản ứng thái quá và quyết bán cho bằng được.
Ngoài ra, còn rất nhiều thuật ngữ hàm ý chứng khoán được liên tưởng qua các con vật như:
* Gà - chỉ những nhà đầu tư mới tham gia thị trường.
* Trâu chậm uống nước đục – ám chỉ vào lỡ sóng
* Cá - chỉ mức độ chốt lời của nhà đầu tư tùy phần đầu, thân hay đuôi…
Tri Nhân
Tri Nhân