Kiến thức trong trường học không làm nên thành công cho người học giỏi. Nhưng kiến thức ngoài xã hội lại là bí quyết thành công của người học dốt.
Hóa ra người học giỏi phải làm thuê cho người học dốt vì 4 lý do này.
Đây không phải chuyện đùa. Nếu chịu quan sát, bạn sẽ thấy không thiếu trường hợp người học giỏi là người làm thuê, trong khi người học dốt hoặc bỏ học lại là chủ thuê.
Tại sao lại như vậy? Tại sao người học giỏi lại thường làm thuê cho người học dốt, cái đám mà bạn coi thường và nhìn bằng nửa con mắt khi còn ngồi trên ghế nhà trường?
Ra ngoài xã hội, mấu chốt không nằm ở bằng cấp, danh hiệu, mà nó nằm ở ý chí, năng lực và nhiều nhân tố khác nhau mà bài viết sau đây sẽ chỉ rõ cho bạn hiểu.
1. Người học dốt không sợ nhục
Người học giỏi nhận được điểm 7 là thấy xấu hổ với bản thân, rồi thì xấu hổ trước bạn bè và thầy cô. Còn người học dốt nhận điểm thấp quen rồi thì có gì mà xấu hổ?
"Mặt dày" không hề xấu, nhất là với những người kinh doanh và muốn thành công. Khi bạn muốn thành công ở bất kỳ lĩnh vực nào, không thấy xấu hổ, không thấy tự ti mà vẫn tiếp tục cố gắng mới lâu bền và nhận được kết quả.
Đối với những người học giỏi, tổn thương, chỉ trích làm họ mất ý chí, tự tin dần phai tàn. Một khi mất ý chí, thành công sẽ không bao giờ được đặt nền tảng và xây dựng được.
Còn những người học dốt đã quen với việc bị chê dốt, dở... nên họ sẽ sẵn sàng theo chân khách hàng nếu bị chê bai, luôn nỗ lực thuyết phục đối tác dù bị cho là mặt dày, không sợ nhục. Vì thế, họ có được nhiều thành công hơn khi kinh doanh, xây dựng sự nghiệp.
2. Người học dốt không sợ thất bại vì đã tắm trong thất bại từ nhỏ
Với một người ít thất bại, nhìn thấy thất bại là họ sợ hãi, chỉ muốn tránh mặt. Còn với một người bị coi là thất bại từ bé, vì đã quá quen với cảm giác đó. Thế nên, họ chẳng ngại thử những điều mới, cơ hội mới, những thứ trả lại cho họ sự thành công.
"Thuận buồm xuôi gió" là từ luôn có trong từ điển của học sinh giỏi. Thế nên chỉ gặp chút bất trắc thôi, thuyền của họ sẽ lung lay, khó đứng vững được.
Trong khi người học dốt thì "vào đời" trước. Khi người học giỏi bận học, người học dốt đi chơi, quan hệ với các anh lớn, học hỏi nhiều kỹ năng xã hội. Họ có một khoảng thời gian dài dung nạp và trải nghiệm những thứ này sớm hơn. Mà có lẽ bạn cũng thừa hiểu, trong làm ăn kinh doanh, chuyên môn không phải là vua. Chính Thái độ và mối quan hệ ngày nay mới là thứ giúp bạn đem về nhiều đơn hàng.
3. Học sinh dốt khát khao được chứng tỏ
Suy nghĩ của học sinh giỏi và học sinh dốt sẽ có điều gì đó tương tự như sau:
Học sinh giỏi: "Học dốt như mày thì sau này làm được gì cho xã hội."
Học sinh dốt: "Một lũ đầu to mắt cận, lúc nào cũng chỉ biết học, học, học. Chúng nó chả biết gì ngoài học!"
Tất nhiên, khao khát chứng tỏ là điều mà ai cũng muốn. Nhưng với một người bị thầy cô, bạn bè, thậm chí bố mẹ ĐÁNH GIÁ THẤP thì cái khao khát chứng tỏ bản thân sẽ mãnh liệt hơn.
"Tôi muốn chứng minh cho mọi người thấy là mình có thể hát." - một cô người mẫu nói.
"Tôi muốn chứng minh cho mọi người thấy là mình không vô dụng." - một người bị đánh giá thất bại cho hay.
"Tôi muốn chứng minh cho mọi người thấy những điều họ nói CHẲNG CÓ Ý NGHĨA GÌ VỚI TÔI CẢ." - một người suốt ngày bị chỉ trích tiết lộ.
Trong cuộc sống, tất cả những người bị đánh giá thấp đều có khao khát mãnh liệt được chứng tỏ. Họ muốn làm những kẻ từng chê bai bẽ mặt, những người từng coi thường phải tôn kính. Họ muốn cho cả thế giới này biết mình là một thứ tài nguyên vô giá, không phải rác rưởi lề đường.
4. Học sinh dốt biết việc học không dừng lại sau khi tốt nghiệp
Học sinh dốt học nhiều từ "trường đời", họ biết thứ kiến thức đó không bao giờ là đủ, ngay cả khi ai đó tốt nghiệp cao đẳng, đại học, thạc sĩ.
Còn học sinh giỏi cứ nghĩ mình đã tốt nghiệp đại học, thạc sĩ rồi. Đã thuộc hạng Elite của xã hội rồi, thế nên chẳng phải học.
Thực tế thì người học giỏi chỉ muốn học từ giáo sư, tiến sĩ, người có bằng cấp cao hơn mình. Chứ họ rất lười học từ những người trình độ kém hơn, hay cho rằng học dốt hơn mình.
Thế nhưng, để thành công được thì kiến thức có thể ở bất kỳ đâu. Một người bán vé số có thể dạy bạn về cách bán hàng, một người ăn xin có thể dạy bạn về cách thuyết phục, một người gánh hàng rong có thể dạy bạn về sự linh hoạt trong cuộc sống. Người học dốt hiểu điều đó, vì thế họ tận dụng cơ hội mở mang đầu óc mọi lúc, mọi nơi.
Kiến thức trong trường học không làm nên thành công cho người học giỏi. Nhưng kiến thức ngoài xã hội lại là bí quyết thành công của người học dốt.*Thái độ sống mới là thứ quyết định tất cả chứ không phải bằng cấp của bạn.
Thái độ sống, cách hành xử sẽ quyết định một người có thành công hay không? Thành tích học tập, bằng cấp và kiến thức là cần thiết. Thế nhưng, khi bạn có đầy đủ những thứ trên mà vẫn không biết phát huy thì bạn cũng chỉ là người giỏi lý thuyết, giáo sư bàn giấy. Không thực tiễn!
Nếu đã là người học giỏi, hãy mang tinh thần và thái độ của một kẻ học dốt để học hỏi và thành công. Còn nếu là một học sinh dốt, hãy giữ thái độ tự tin, tích cực và tinh thần chiến đấu để thành công.
Tuy nhiên, phải khẳng định lại, bài viết không cổ xúy cho việc "Hãy cứ học dốt đi rồi thành công sẽ đến". Con người hơn nhau ở ý chí, sự phấn đấu. Chứ không phải ở cái danh hiệu "học giỏi" hay "học dốt" mà thầy cô giáo ban tặng.
(Chinhem, Lai H.)
Tìm kiếm Blog này
Thứ Sáu, 24 tháng 1, 2020
Thứ Ba, 14 tháng 1, 2020
"Con gái, sau này con kết hôn, cha không gả con vào ba kiểu nhà chồng tệ bạc": Lời cha dặn con, đàn ông đọc thấy giật mình, phụ nữ đọc thấy thấm thía!
Cha không muốn con cưới phải người đàn ông giao phó việc nhà cho con quán xuyến, cha càng không muốn con lấy phải người mà đi bàn chuyện không thành liền về chửi mắng vợ. Con gái, đừng tìm một người đàn ông như vậy.
Con gái yêu của cha!
Cha hi vọng con sẽ có một cuộc hôn nhân hạnh phúc đến già và con xứng đáng được yêu thương.
Vài ngày trước, cha có đọc một mẩu tin rất đáng thương. Ở Ninh Tường, Hồ Nam, có một cặp vợ chồng cãi nhau. Người vợ vô cùng kích động và nhảy lầu, nhưng người chồng không những không khuyên ngăn cô vợ mà thay vào đó, anh đứng trơ trơ dưới lầu và nhìn cô như người xa lạ, không chút xót xa hay thương cảm.
Cảnh sát đến hiện trường và cấp cứu cho người vợ, người cảnh sát có chạy lại bên cạnh chồng, không thể không oán trách anh ta: "Dù anh và chị li hôn nhưng chị cũng là mẹ của hai đứa con của anh, tại sao anh không khuyên chị mà còn trở nên vô tình vô nghĩa đến vậy?"
Con gái, có lẽ cha đã già và cha nghĩ rằng nếu con cưới một người đàn ông như vậy, trái tim con sẽ cảm thấy tồi tệ và cũng có thể sẽ như cô vợ kia.
Hôn nhân đối với một người phụ nữ giống như họ được sinh ra thêm một lần nữa, vậy nên cha không muốn, đứa con gái mà cha mẹ cực khổ nuôi nấng đến khi trưởng thành lại kết hôn với một người đàn ông xấu xa và có cuộc sống không hạnh phúc. Cho nên, cha sẽ chỉ cho con biết ba loại đàn ông mà con đừng nên trao thân gửi phận, nếu gả vào nhà họ, con chẳng khác gì sống trong địa ngục.
1. Gia đình không có gia phong, nề nếp
Con gái, con còn nhớ người dì đã đến thăm nhà chúng ta tháng trước không? Khi còn trẻ, cô ấy cũng là một cô gái rất xinh đẹp. Vào thời điểm đó, có rất nhiều người theo đuổi cô ấy. Cô ấy kết hôn sớm khi mới 22 tuổi. Lúc đầu, chồng cô ấy rất tốt với cô. Cha mẹ luôn nghĩ cô ấy sẽ rất hạnh phúc. Thế nhưng, sau hơn một năm, cô phát hiện chồng mình đã mượn tiền rất nhiều người và nợ nần chồng chất, anh ta còn nợ cả người trong nhà. Điều này không liên quan gì đến cô, nhưng gia đình chồng đã buộc cô phải trở về gia đình để xin tiền trả nợ cho chồng.
Trong khi con cô vừa đầy tháng, nhưng cô quyết định li dị chồng, chấp nhận làm mẹ đơn thân và bồng con về nhà mẹ đẻ. Ai cũng đều sốc và cảm thấy xấu hổ thay cho gia đình chồng. May mắn thay, mặc dù đứa trẻ vẫn chưa đầy một tuổi, nên cô được quyền nuôi con, tất cả các thành viên trong gia đình đều ủng hộ cô ấy vô điều kiện.
Con gái, khi con nhận ra mình đã phải lòng một người mà gia đình họ thích cờ bạc, rượu chè, dễ xung đột, … thì con phải cảnh giác từng chút một. Con muốn anh ta bỏ đi những thói quen này rất khó vì giang sơn dễ đổi còn bản tính thì khó dời. Con đến nhà bạn trai, thấy ở nhà gọn gàng, ngăn nắp, mẹ chồng con dọn dẹp và không cho con trai mình động vào việc nhà hoặc con xuống bếp phụ bà ấy nấu ăn nhưng bà ấy lại kêu người yêu con đừng nhúng tay và có nghĩa là gia đình này có thể do mẹ chồng con quán xuyến tất cả, nghĩa là ngay sau khi con kết hôn, bố mẹ anh ta có thể là người thích can thiệp vào cuộc sống hôn nhân của con trai mình và không cho con mình ra tay giải quyết mọi chuyện.
Có thể con sẽ nói rằng con đã kết hôn với con trai họ, chứ không phải gia đình của họ. Nếu con chỉ đang yêu, cha không phản đối, miễn là người đàn ông đó tốt với con trong giai đoạn này. Nhưng hôn nhân là một vấn đề khác con à, bất kể con ra ở riêng, nhưng vẫn không thể tránh và đối mặt với gia đình của nhau, đây không phải là một hoặc hai lần, mà là nhiều lần. Nếu gia đình đó có gia phong bất chính, đừng dại dây dưa con nhé!
2. Gia đình chồng coi vợ như osin cấp cao
Con gái, mẹ đã chuyển cho cha xem một bài báo cách đây vài ngày trước, nói rằng cả nhà lắng nghe lời mẹ, đó là gia đình hạnh phúc. Mẹ và cha kể từ khi kết hôn đến nay hiếm khi mâu thuẫn, cha không sợ cãi vã, cái cha sợ đó là mẹ con sẽ để chuyện này trong lòng và đau khổ.
Nhà là nơi để nói về tình yêu, không phải là nơi hơn thua về lý do.
Đối với người đàn ông đã lập gia đình, sự tôn trọng người phụ nữ tốt nhất là cố gắng lắng nghe cô ấy. Dù chuyện lớn hay chuyện bé, trừ việc liên quan đến an nguy của gia đình, vấn đề nguyên tắc, thì việc lắng nghe ý kiến của vợ có thể sẽ giải quyết vấn đề, gia đình hòa thuận hơn. Nhưng không phải tất cả các gia đình đều như vậy, trong thực tế, có quá nhiều người đàn ông trong gia đình rất gia trưởng, họ làm ra được ít tiền thì cho mình là nhất, quát mắng vợ con vô cớ, không hề biết đến hai chữ tôn trọng là gì.
Nếu con yêu một anh chàng mà mẹ của anh là người rất khiêm tốn, cha anh ta là người nổi tiếng là gia trưởng, thậm chí khi ông ấy nói một từ sai nhưng không ai dám sửa lại cho ông, con hãy cân nhắc kĩ càng trước khi đi sâu vào mối quan hệ với con trai ông ấy. Bởi vì những đứa trẻ sinh ra trong một gia đình như vậy rất dễ bị ảnh hưởng bởi cha mình.
Cha không muốn, người đàn ông con chọn kết hôn trong tương lai có vẻ không dịu dàng, không nói chuyện từ tốn và luôn cảm thấy mình vượt trội hơn vợ.
Cha không muốn con cưới phải người đàn ông giao phó việc nhà cho con quán xuyến, cha càng không muốn con lấy phải người mà đi bàn chuyện không thành liền về chửi mắng vợ. Con gái, đừng tìm một người đàn ông như vậy.
3. Gia đình quá xa nhà cha mẹ ruột và người chồng không phân rõ trắng đen
Khoảng cách gần hơn, ngay cả khi người đàn ông con chọn để kết hôn không đáng tin cậy, cha mẹ luôn có thể hỗ trợ con. Đối với những gia đình ở quá xa, sẽ luôn có quá nhiều chuyện cha mẹ chỉ biết đứng nhìn con chịu khổ mà không thể làm gì. Đừng đổ lỗi cho cha mẹ cổ hủ và lạc hậu, khi con kết hôn quá xa nhà, sau tất cả, đó là điều bất lợi nhất cho phụ nữ.
Con còn nhớ chị Na, sau khi kết hôn liền theo chồng chuyển từ Nam ra Bắc, ngỡ đâu chồng chị sẽ cảm thông cho chị vượt đèo lội suối để đến về làm dâu nhà anh, nhưng tất cả như tát nước vào mặt chị. Mẹ chồng chị coi thường và bắt chị làm việc nhà. Có hôm, Na bệnh một trận và cơ thể vẫn chưa hồi phục hoàn toàn. Mẹ chồng Na đã để cô rửa chén trong nước lạnh vào mùa đông. Na cảm thấy lấy chồng xa là chuyện ngu ngốc nhất của cô vì cha mẹ cô sẽ không biết con mình sồng như thế nào, khổ cực ra sao. Người hưởng lợi chính là gia đình chồng vì có cô con dâu toàn tâm toàn ý hầu hạ nhà chồng mà không quản nhà mẹ đẻ.
Con gái, ngay cả khi người đàn ông không tốt, con không thể đảm bảo rằng anh ấy thực sự có thể đứng ngang hàng với con sau khi kết hôn.
Không phải tất cả những người đàn ông đều hiểu rõ hai chữ trách nhiệm và con không phải thánh để có thể nhìn rõ ai tốt ai xấu, chỉ có sau kết hôn con mới nhận ra thôi.
Cha luôn nghĩ rằng hôn nhân là chuyện cả cuộc đời. Nhưng tiền đề là con phải tìm đúng người.
Một người đàn ông có tính cách không tốt nếu anh ta và cha mẹ đang trong tình trạng lộn xộn và cha mẹ anh đang cư xử không đúng mực, thì ngay cả khi anh ta không có tính cách xấu của cha mẹ, nhưng dần dần anh sẽ bị nhiễm tính xấu và trở nên thấp kém. Hơn nữa, hầu hết mọi người, càng trưởng thành, họ sẽ càng ngạc nhiên, tại sao họ sống như cha mẹ mình.
Con gái, hôn nhân là việc hệ trọng cả đời nên xin con đừng coi nhẹ chuyện này, đừng nghĩ rằng hôn nhân là việc quyết định nhanh chóng, hôn nhân tưởng dễ khi bắt đầu nhưng sẽ không kết thúc một cách dễ dàng. Cha mẹ sẽ là chỗ dựa mãi mãi của con, nhưng hãy nhớ rằng những người đàn ông của ba gia đình này càng ít liên lạc càng tốt và tốt nhất hãy tránh càng xa.
Tịnh Kỳ
Bước vào tuổi trung niên: Hưởng 8 phúc, học 8 đừng, lĩnh 8 ngộ
Trung niên hưởng 8 phúc
1. Khỏe mạnh là phúc
Con người bước vào tuổi trung niên, nếu không có sức khỏe, bạn sẽ trở thành gánh nặng của con cái; không có sức khỏe, trước khi cha mẹ mất, bạn sẽ không thể tận hiếu. Một người có thể không có sự nghiệp to lớn, có thể không phải là phú ông, có thể không có vận may trên trời rơi xuống, nhưng tuyệt đối không thể không có sức khỏe, sức khỏe không phải là tất cả, nhưng không có sức khỏe sẽ không có tất cả.
2. Gia đình ổn định là phúc
"Gia hòa vạn sự hưng", một câu nói xa xưa nhưng chân lý chưa bao giờ thay đổi. Gia đình ổn định là một pháo đài vững chắc, có gia đình làm hậu phương vững chắc, cái gì cũng không sợ. Bước vào tuổi trung niên nên tận cái gọi là đạo hiếu, sự nghiệp có lớn tới đâu, công việc có bận rộn tới đâu, cũng hãy dành thời gian ở cạnh ba mẹ, cùng họ ăn cơm, nói chuyện, làm gương cho con cháu sau này. Nhớ kĩ: bạn đối xử với cha mẹ ra sao, con cái sau này sẽ đối xử với bạn như vậy.
3. Hòa khí là phúc
Tiến lên một bước là vực thẳm ngàn mắt, lùi một bước là biển rộng sông dài. Hòa khí sinh tài, hòa đồng với mọi người xung quanh chỉ có trăm lợi chứ không có hại. Con người bước vào tuổi trung niên, điều quan trọng nhất là lĩnh ngộ được thế nào là "bất tranh".
4. Chịu thiệt là phúc
Người chịu được thiệt là người có phúc báo. Ông trời rất công bằng, bạn mất gì đó ở phương diện này, ông nhất định sẽ bù đắp lại cho bạn ở phương diện khác.
5. Vui vẻ là phúc
Tâm trạng hạnh phúc, vui vẻ ảnh hưởng rất lớn tới cơ thể và tâm lý của một người. Người lúc nào cũng buồn rầu ủ rũ, không sống lâu được; người nghĩ quá nhiều, nhìn thế nào trông cũng sẽ già hơn bạn bè đồng trang lứa.
6. Thản nhiên, bình tĩnh là phúc
Không tham lam tiền bạc, không mệt mỏi vì danh lợi, không vì thất bại mà gục ngã, có được tâm thái này sẽ bớt đi được rất nhiều phiền não, ăn được nhiều cơm, ngủ được sâu giấc, bình thản đối diện với cuộc đời, đây chính là một loại phúc phần.
Trung niên là độ tuổi không cho phép bạn chưa trưởng thành, chín chắn nữa. Cần phải biết rằng, đối với mọi việc xảy ra trong cuộc sống, bạn đã hoàn thành được quá trình thay đổi từ "nhìn không thuận mắt" sang "nhìn quen rồi", nếu bạn không quen, nó nói lên rằng bạn vẫn chưa đủ chín chắn. Đừng oán thán bản thân, đừng tự làm khó mình, tự mình thêm phiền não cho mình.
7. Biết thỏa mãn là phúc
Sống trên đời, biết thỏa mãn, cảm ngộ sự hài lòng, trân trọng sự hài lòng, mới có thể sống thoải mái, tự tại, vô tư, biết thỏa mãn, trong khổ có phúc.
8. Tùy duyên là phúc
Thế gian có hai loại khổ, một là cái khổ "không có được", hai là "chấp niệm". Dưới tiền đề là sự nỗ lực và cố gắng của bạn, mọi thứ bạn muốn đều là đang đặt cược. Thắng cũng được mà thua cũng chẳng sao. Được là hạnh phúc, không được là mệnh. Có duyên ắt phùng, vô duyên ắt tán. Nói cho cùng, đời người là một hành trình đơn độc.
Trung niên học 8 đừng
1. Có tiền đừng tiếc
Ngạn ngữ nói rất đúng: không sợ tranh được ít, chỉ sợ đi quá sớm. Chỉ cần sức khỏe tốt, không sợ không tranh được.
Tiền là dùng để phục vụ cho cuộc sống và sức khỏe, là để nâng cao chất lượng cuộc sống và sức khỏe, "lúc nên tiêu hãy cứ tiêu".
2. Có bệnh đừng kéo dài, chần chừ
Cơ thể của người trung niên giống như một cái máy đã được vận hành 10 năm, cần phải được "bảo dưỡng" thường xuyên. Một vài "linh kiện" xảy ra một vài vấn đề nhỏ cũng là chuyện bình thường, nhưng một khi nhận thấy dấu hiệu lạ phải kịp thời tìm đến bác sỹ, tránh bệnh nhỏ thành bệnh lớn, bỏ lỡ mất thời gian trị bệnh tốt nhất. Như vậy, bản thân đỡ khổ, con cái cũng đỡ mệt.
3. Tức giận đừng kìm nén
Bước vào tuổi trung niên, đường đời đã đi được một nửa. Con người sống trên đời, phải chung sống với rất nhiều người, đôi khi sẽ gặp phải những chuyện không như ý, "tức giận" cũng là một điều tồn tại khách quan. Nhưng, có tức cũng đừng nén, bởi cục tức khi tích tụ lại sẽ sinh bệnh, chỉ mệt bạn mà thôi.
4. Có việc đừng gấp gáp, nóng vội
Có thể bạn có rất nhiều lý do để vội vàng, nhưng nên nhớ rằng, vội vã, nóng giận không nên được việc lớn. Tuổi trung niên là tuổi đã nhìn thấu được được mất hỉ nộ đời người, đối với hầu hết mọi chuyện, hãy dùng một tâm thái ung dung, bình thản đi ứng phó.
Bước vào tuổi trung niên, càng nên hiểu thế nào là "sống chậm lại": chậm lại, có lợi trong việc xử lý mọi chuyện; chậm lại để ngắm nhìn, thưởng thức vẻ đẹp của cuộc sống.
5. Có "dục" đừng tham
Bước vào tuổi trung niên, mọi thứ đều đã không được như lúc trẻ, càng phải học cách quản lý khát khao, dục vọng của bản thân. Con người, ai chẳng có dục vọng, người trung niên cũng không phải ngoại lệ, khát vọng về tiền bạc, danh lợi, tình cảm... nhất định phải biết cách vạch rõ giới hạn cho mình, nếu không người chịu thiệt sẽ là bạn và cả người thân quanh bạn.
6. Có việc đừng làm quá sức
Bước vào tuổi trung niên, phải biết cách kiểm soát lao động thể lực và hoạt động một cách hợp lý. Đừng lao đầu vào những việc ngoài khả năng, quá sức với mình. Làm một chút việc nhà, đừng làm quá sức, chơi bài chơi cờ, đừng u mê. Thay vào đó, quan tâm người nhà, yêu bản thân, trân trọng hạnh phúc trong tay, tranh thủ thời gian hưởng thụ, trải nghiệm hạnh phúc đời người.
7. Có hận đừng ghi nhớ
Người trung niên nên khoan dung độ lượng, nên biết rằng oán hận tình thù, trước khi hại được người khác thì nó sẽ hại bản thân trước tiên. Trong suốt mấy chục năm đời người, ai chẳng có oán hận tình thù dù lớn dù nhỏ, nhưng đừng để những oán thù đó theo bạn tới tận khi đã trung niên. Trong kinh nghiệm trường thọ của cổ nhân có nhắc tới "3 quên", quên ân oán, quên tuổi tác, quên bệnh tật.
8. Học hỏi đừng ngừng
Con người, dù ở độ tuổi nào cũng đừng ngừng học hỏi. Sống tới già, học tới già, đặc biệt là người trung niên, bỏ học tập chính là tự mình để xã hội bỏ rơi mình.
Trung niên lĩnh 8 ngộ
1. Trên thế gian này, thứ quý giá nhất không phải là tiền
Mà là thời gian, sức khỏe, tình cảm.
Bởi lẽ,
Tiền có thể mua được đồng hồ, nhưng không mua được thời gian.
Tiền có thể mua được thuốc, nhưng không thể mua được sức khỏe.
Tiền có thể mua được nhẫn vàng, nhưng không mua được chân ái.
Tiết kiệm cả nửa đời người rồi, đến tuổi trung niên, dù không thể hoang phí
Nhưng, cái gì nên ăn hãy ăn, nên mặc hãy mặc, nên chơi hãy chơi
Đừng vì tiết kiệm tiền bạc mà hi sinh thời gian và niềm vui của mình.
2. Bước vào tuổi trung niên, đừng làm khó mình nữa
Cuộc sống vốn dĩ không dễ dàng, vô vàn những khó khăn vất vả, mệt mỏi
Có khổ tới đâu cũng đừng làm khó bản thân, cố chấp với chính mình
Có những đoạn tình cảm, hết rồi là hết, vì chung quy thì cũng không cách nào tiếp tục được nữa.
Có vài người, tránh xa được hãy tránh xa, có lẽ họ vốn dĩ không phải cái duyên của mình
Đừng oán than, bạn ca thán hay không, cuộc sống vẫn như vậy
Bạn sầu không sầu, cuộc sống vẫn tiếp diễn
Ca thán nhiều, người mệt là chính mình, chấp niệm nhiều, người khổ cũng vẫn chỉ có mình.
Sao phải khổ để rồi nhìn người khác huy hoàng, cảm thán thế gian vô tình.
3. Mời người không thích ra khỏi cuộc sống của mình
Thứ bạn không cần,
Có tốt tới đâu cũng chỉ là rác.
Nhớ phải dọn dẹp định kì,
Vứt đi những thứ không cần thiết,
Mời những người mình không ưa ra khỏi cuộc sống của mình.
4. Sống vì mình một lần
Nửa đời người sống bận rộn vì sự nghiệp, vì gia đình
Sống mệt mỏi quá rồi.
Đến tuổi này, thời gian còn lại chỉ còn một nửa
Đã đến lúc nên sống vì mình một lần rồi.
Làm việc mình muốn làm, không quan tâm người khác nghĩ gì, nói gì
Bởi bạn không sống phải là để làm hài lòng người khác, hãy sống thật với mình.
5. Thay đổi thái độ sống
Đừng tích chuyện trong lòng, khiến bản thân mệt mỏi
Đến tuổi trung niên, cái gì cũng nên nhìn thấu rồi
Bất kể có ra sao, cũng đừng tự làm khổ mình, mình mình chịu đựng
Nhất định phải đối xử thật tốt với bản thân.
6. Sinh mệnh có điểm cuối
Sự cảm ngộ này khiến bạn hành động,
Đi làm những việc mình muốn
Mà trước đó không làm được.
7. Ngộ ra được thế nào là cam lòng
Cam lòng, là có được; không cam lòng, làm sao có được. Từ bỏ, để trở nên tự tại.
Đau khổ, là vì không cam lòng, hạnh phúc, là vì dám,
Ưu phiền, là vì không nỡ; vui vẻ, là vì cam lòng
Mọi thứ đều chỉ là tạm thời, mọi thứ rồi sẽ trôi qua
Nhưng đều sẽ biến thành những hồi ức tốt đẹp.
8. Cố gắng làm một vài chuyện có ý nghĩa
Đời người ngắn ngủi, đặc biệt là khi bước vào tuổi trung niên, cảm nhận này sẽ càng rõ ràng hơn.
Nên làm những chuyện có ý nghĩa, bớt lãng phí cuộc đời vào những chuyện không đâu
Làm nhiều việc có ích cho sức khỏe, cho cha mẹ, cho con cái, và cả xã hội
Dù chỉ là chuyện nhỏ, quý ở kiên trì, có vậy, cuộc sống tuổi trung niên mới rực rỡ hơn.
KHUYẾT DANH
Thứ Năm, 2 tháng 1, 2020
Y học thực hành : GIẢI THÍCH CÁC KÝ HIỆU THUỐC
Y học thực hành
GIẢI THÍCH CÁC KÝ HIỆU THUỐC
--------------------------------
1. LA : long time ( tác dụng kéo dài)
Vd : Adalat LA
2. Zok : zero order kinetic ( tự động)
Vd : Betaloc zok
3. SR : slow release ( phóng thích chậm)
Vd : Clazic SR. Vastarel SR
4. XL : extra long ( kéo dài hơn)
Vd : Xatral XL 10mg
5. CR : controlled release ( phóng thích có kiểm soát)
Vd : Tegretol CR 200mg
6. MR : Modified release ( phóng thích sửa đổi)
Vd : Vastarel MR
7. Retard ( chậm)
Vd : Nitrostad retard
8. LP : Leberation prolonge ( giải phóng kéo dài 8h)
Vd : tylenol 8h
9. XR : extended release ( phóng thích kéo dài)
Vd : Augmentine XR , glucophage XR
***Theo cơ chế giải phóng dược chất: chia làm 2 nhóm
● Giải phóng ngay (IR: Immediated Release): là những dạng thuốc, quy ước (Conventional Dosage Forms), truyền thống, khi bào chế chưa quan tâm nhiều đến giải phóng dược chất (thường dược chất được giải phóng sau khi uống trong vòng 30 phút).
● Giải phóng biến đổi (MR: Modified Release): là những dạng thuốc trong đó, nhà bào chế chủ động tác động vào tốc độ giải phóng dược chất để điều tiết hòa tan và hấp thu theo nhu cầu điều trị, bao gồm:
+ Giải phóng nhanh (Fast Release, Rapid Disintegration, Rapid Dissolution,…) là dạng bột, hạt, viên nén rã và hòa tan ngay sau khi uống (trong vòng 1-2 phút) như viên pha dung dịch, viên sủi bọt, viên rã nhanh,… Dùng trong trường hợp cần thuốc phát huy tác dụng ngay.
+ Giải phóng muộn (Delay Release): dược chất được giải phóng sau một khoảng thời gian tiềm tàng (lag time) nhất định.
+ Dạng bao tan ở ruột (viên, nang, pellet): theo quy định của nhiều dược điển, vỏ bao phải kháng môi trường dịch vị (pH 1,2) trong vòng 2 giờ và giải phóng dược chất ở môi trường dịch ruột (pH 6,8) trong vòng 30 phút.
+ Dạng giải phóng theo nhịp (Pulsatile Release): giải phóng dược chất sau pha tiềm tàng khoảng 6-9 giờ để điều trị bệnh tại đại tràng hoặc để phòng ngừa cơn bệnh diễn biến theo nhịp ngày – đêm. (thuốc chữa hen, tim mạch,…)
+ Giải phóng kéo dài (Extened Release, Sustained Release, Prolonged Release,…): dược chất giải phóng từ từ và kéo dài sau khi uống để kéo dài tác dụng để kéo dài tác dụngcủa thuốc nhằm giảm bớt số lần dùng thuốc cho người bệnh. Với thuốc uống thường có 2 mô hình: kéo dài 12h mỗi ngày (ngày uống 2 lần) và kéo dài 24 giờ (mỗi ngày uống 1 lần).
+ Giải phóng kiểm soát (Controlled Release): cũng là dạng giải phóng kéo dài nhưng yêu cầu cao hơn: bao hàm việc giải phóng dược chất đều đặn liên tục trong nhiều ngày (3-7 ngày) để duy trì nồng độ dược chất trong máu trong vùng điều trị nhằm làm giải TDKMM của thuốc.
+ Giải phóng theo chương trình (Programmed Release): là dạng thuốc có yêu cầu về giải phóng dược chất rất cao: tốc độ giải phóng phải hằng định trong thời gian dài tuân theo chương trình đã được thiết kế từ trước cho dạng thuốc. Các dạng thuốc này thường là các hệ điều trị như hệ điều trị qua da TTS (Transdermal Therapeutic Systems), hệ đặt tại mắt (Ocusert) hoặc là các “thiết bị” như thiết bị đặt tử cung IUD (Intraurine Device), thiết bị cấy dưới da (Implant)…
+ Giải phóng tại đích (Targetted Release): là thế hệ các dạng bào chế siêu nhỏ, hiện đại nhằm đưa dược chất tới nơi bị bệnh (drug targeting) như tiểu phân nano (nanoparticles) hoặc liposome,… với mục đích giảm tác dụng không mong muốn và nâng cao hiệu quả điều trị.
________
Cre: NguyenBao
GIẢI THÍCH CÁC KÝ HIỆU THUỐC
--------------------------------
1. LA : long time ( tác dụng kéo dài)
Vd : Adalat LA
2. Zok : zero order kinetic ( tự động)
Vd : Betaloc zok
3. SR : slow release ( phóng thích chậm)
Vd : Clazic SR. Vastarel SR
4. XL : extra long ( kéo dài hơn)
Vd : Xatral XL 10mg
5. CR : controlled release ( phóng thích có kiểm soát)
Vd : Tegretol CR 200mg
6. MR : Modified release ( phóng thích sửa đổi)
Vd : Vastarel MR
7. Retard ( chậm)
Vd : Nitrostad retard
8. LP : Leberation prolonge ( giải phóng kéo dài 8h)
Vd : tylenol 8h
9. XR : extended release ( phóng thích kéo dài)
Vd : Augmentine XR , glucophage XR
***Theo cơ chế giải phóng dược chất: chia làm 2 nhóm
● Giải phóng ngay (IR: Immediated Release): là những dạng thuốc, quy ước (Conventional Dosage Forms), truyền thống, khi bào chế chưa quan tâm nhiều đến giải phóng dược chất (thường dược chất được giải phóng sau khi uống trong vòng 30 phút).
● Giải phóng biến đổi (MR: Modified Release): là những dạng thuốc trong đó, nhà bào chế chủ động tác động vào tốc độ giải phóng dược chất để điều tiết hòa tan và hấp thu theo nhu cầu điều trị, bao gồm:
+ Giải phóng nhanh (Fast Release, Rapid Disintegration, Rapid Dissolution,…) là dạng bột, hạt, viên nén rã và hòa tan ngay sau khi uống (trong vòng 1-2 phút) như viên pha dung dịch, viên sủi bọt, viên rã nhanh,… Dùng trong trường hợp cần thuốc phát huy tác dụng ngay.
+ Giải phóng muộn (Delay Release): dược chất được giải phóng sau một khoảng thời gian tiềm tàng (lag time) nhất định.
+ Dạng bao tan ở ruột (viên, nang, pellet): theo quy định của nhiều dược điển, vỏ bao phải kháng môi trường dịch vị (pH 1,2) trong vòng 2 giờ và giải phóng dược chất ở môi trường dịch ruột (pH 6,8) trong vòng 30 phút.
+ Dạng giải phóng theo nhịp (Pulsatile Release): giải phóng dược chất sau pha tiềm tàng khoảng 6-9 giờ để điều trị bệnh tại đại tràng hoặc để phòng ngừa cơn bệnh diễn biến theo nhịp ngày – đêm. (thuốc chữa hen, tim mạch,…)
+ Giải phóng kéo dài (Extened Release, Sustained Release, Prolonged Release,…): dược chất giải phóng từ từ và kéo dài sau khi uống để kéo dài tác dụng để kéo dài tác dụngcủa thuốc nhằm giảm bớt số lần dùng thuốc cho người bệnh. Với thuốc uống thường có 2 mô hình: kéo dài 12h mỗi ngày (ngày uống 2 lần) và kéo dài 24 giờ (mỗi ngày uống 1 lần).
+ Giải phóng kiểm soát (Controlled Release): cũng là dạng giải phóng kéo dài nhưng yêu cầu cao hơn: bao hàm việc giải phóng dược chất đều đặn liên tục trong nhiều ngày (3-7 ngày) để duy trì nồng độ dược chất trong máu trong vùng điều trị nhằm làm giải TDKMM của thuốc.
+ Giải phóng theo chương trình (Programmed Release): là dạng thuốc có yêu cầu về giải phóng dược chất rất cao: tốc độ giải phóng phải hằng định trong thời gian dài tuân theo chương trình đã được thiết kế từ trước cho dạng thuốc. Các dạng thuốc này thường là các hệ điều trị như hệ điều trị qua da TTS (Transdermal Therapeutic Systems), hệ đặt tại mắt (Ocusert) hoặc là các “thiết bị” như thiết bị đặt tử cung IUD (Intraurine Device), thiết bị cấy dưới da (Implant)…
+ Giải phóng tại đích (Targetted Release): là thế hệ các dạng bào chế siêu nhỏ, hiện đại nhằm đưa dược chất tới nơi bị bệnh (drug targeting) như tiểu phân nano (nanoparticles) hoặc liposome,… với mục đích giảm tác dụng không mong muốn và nâng cao hiệu quả điều trị.
________
Cre: NguyenBao
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)