Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 16 tháng 9, 2020

8 định luật lớn giúp kiếm ra tiền, tay trắng lập nên cơ đồ!

Muốn kiếm được tiền, bạn nhất định phải có hứng thú với nó trước. Bạn phải tự thiết lập cho mình quan niệm: Tiền có khắp nơi, kiếm tiền thật dễ! Nếu bạn nghĩ kiếm tiền quá khó, bạn rất dễ trở nên nhút nhát, chán nản và lựa chọn từ bỏ.
*Định luật thứ nhất: Bạn muốn trở thành một con sói hay một con cừu?
Dù là chơi cổ phiếu hay là mở công ty, lập nghiệp, vĩnh viễn luôn có tầm 10% số người kiếm được tiền và 90% số người phải mất tiền, đó là định luật muôn đời của thị trường. Như vậy, số người sẽ trở thành người nghèo chiếm đa số.
Vậy muốn kiếm được tiền, đừng đi theo số đông, đừng làm một trong đa số người đó.
Để trở thành một trong những số ít những người giàu, bạn cần phải thay đổi cách suy nghĩ, tư duy theo "lối người giàu".
Đừng chạy theo tư duy số đông, chỉ có loài cừu mới sống hợp đàn. Loài sói thực sự tự có can đảm và giác quan nhạy bén để sống một mình.
Trong xã hội này, chỉ 10% số người đạt 90% của cải, và ngược lại 90% số người chỉ có 10% của cải trong tay.
"Người giàu nghĩ về tương lai, người nghèo nghĩ cái trước mắt." Đây chính là sự khác biệt giữa người giàu và người nghèo, nhưng cũng là định luật kiếm tiền đầu tiên!
*Định luật thứ hai: Tiền có khắp mọi nơi, kiếm tiền thực dễ dàng!
Tiền không phải tội đồ, thích kiếm tiền không điển hình cho việc hám tiền. Đó là năng lực cá nhân của người ta, biểu thị giá trị con người cũng như trình độ trí tuệ của họ.
Muốn kiếm được tiền, bạn nhất định phải có hứng thú với nó trước. Bạn phải tự thiết lập cho mình quan niệm: Tiền có khắp nơi, kiếm tiền thật dễ! Nếu bạn nghĩ kiếm tiền quá khó, bạn rất dễ trở nên nhút nhát, chán nản và lựa chọn từ bỏ.
Ngược lại, hãy nghĩ rằng kiếm tiền không khó, chỉ cần biết vận dụng đầu óc, và nỗ lực đến cùng.
Thiết lập lại quan niệm về tiền, chính là định luật kiếm tiền thứ hai!
*Định luật thứ ba: Cách kiếm tiền hữu hiệu nhất chính là tập trung vào một lĩnh vực
Có hàng ngàn cách để kiếm tiền, nhưng nhiều phương pháp càng phức tạp càng chỉ kiếm được số tiền nhỏ lẻ. Ngược lại, có nhiều cách đơn giản, chỉ cần chuyên tâm là kiếm được bộn tiền.
Chẳng hạn, Bill Gates đã trở thành người giàu nhất thế giới bằng cách lập phần mềm. Warren Buffett chuyên về chứng khoán, và cũng sớm trở thành tỷ phú. Nữ nhà văn người anh Rowling bắt đầu viết văn từ năm 40 tuổi, và trở thành tỷ phú khi cho ra đời tác phẩm Harry Potter.
Thế nên, dù bạn không có bộ óc thiên tài đi nữa, hãy tận dụng sự tập trung cao độ và ý chí kiên cường của bản thân để nhanh chóng kiếm được nhiều tiền.
*Định luật thứ tư: Muốn kiếm nhiều tiền nhất định phải có mục tiêu
Nói về làm giàu, người giàu đều có chung một điểm, đó là mục tiêu.
Muốn xây nhà cần bản vẽ, muốn sửa cầu cần đo đạc, muốn thành công cần có mục tiêu. Người không có mục tiêu chỉ mù quáng hoàn thành mục tiêu cho những người có mục tiêu.
Những người có mục tiêu lớn kiếm được số tiền lớn, những người có mục tiêu nhỏ kiếm được chút đỉnh tiền, và những người không có mục tiêu suốt ngày chỉ biết lo lắng về cơm áo gạo tiền.
Không có mục tiêu, bạn muốn cố gắng nhưng không biết nên bắt đầu từ đâu. Hơn nữa, rất dễ khiến bản thân đi sai hướng, phạm sai lầm, thậm chí lầm đường lạc lối, trở nên lười biếng, ỷ lại.
*Định luật thứ năm: Nhất định phải kiếm tiền bằng trí
Sống ở thời đại này, bạn muốn nhanh kiếm được nhiều tiền, nhất định nên vận dụng trí tuệ của mình.
Bạn đã thấy ai kiếm được nhiều tiền bằng việc lao động chân tay chưa? Nhiều người sẽ trả lời là các vận động viên, nhưng Michael Jordan từng khẳng định rằng:
"Tôi không dùng chân tay kiếm tiền, tôi dùng trí!"
Thử nghĩ xem, dù là vận động viên đi nữa, nếu họ không vận động não bộ suy nghĩ kĩ đường đi nước bước, phối hợp với phản ứng nhanh nhẹn của chân tay cho ra bước đi đúng đắn, thì làm sao có thể chiến thắng đổi thủ được.
Việc kiếm tiền luôn bắt đầu từ những ý tưởng, tiền của người giàu đều do "nghĩ" ra. Họ nghĩ ra nó và hành động nó. Thế nên dù có bị xã hội "ném" lại thành người nghèo đi nữa, họ vẫn có thể sử dụng trí tuệ của mình làm giàu trở lại.
*Định luật thứ sáu: Dám hành động!
Cách kiếm tiền thì nhiều lắm, nhưng người dám "mạo hiểm" theo thì rất hiếm.
Đa phần ai cũng thích những thứ ổn định, họ chấp nhận cuộc sống không đặc sắc để tránh rủi ro trong việc đầu tư kiếm nhiều tiền, nhưng lại không biết sự ổn định "giả tạo" ấy một khi mất đi sẽ đem đến rủi ro lớn gấp bội so với hiện tại.
Không có bữa ăn nào là miễn phí. Bạn không thể giàu nếu bạn "chây lười", trì hoãn không chịu hành động. Nếu đã dám nghĩ về nó, thì phải dám thực hiện nó.
Nhà triết học người Đức Fichte từng nói: "Lợi nhuận và rủi ro luôn tỷ lệ thuận với nhau."
Hãy hành động, đừng sợ hãi, cố gắng bước ra khỏi vùng an toàn, dù thất bại cũng là một trải nghiệm có ích.
*Định luật thứ bảy: Học cách kiếm tiền
Trên thế giới này có rất nhiều người thông minh, nhưng không phải ai thông minh cũng giàu có. Nếu bạn muốn kiếm nhiều tiền, bạn phải học cách kiếm tiền!
Đại học không phải con đường đem đến 100% thành công, nhưng tự học có thể.
Dù là cấp tiểu học hay đại học đi nữa, thầy cô cũng chỉ dạy kiến thức, chứ chưa bao giờ chỉ rõ cách để chúng ta kiếm tiền thực sự là gì. Vì thế, muốn kiếm tiền, chúng ta phải tự cọ xát với thực tế rồi tự học lấy.
Những người giàu có như Lý Gia Thành, Son Masayoshi, Bill Gates không phải nhiều tiền chỉ vì có IQ cao. Tất cả họ đều có hai đặc điểm chung đó là có mong muốn kiếm tiền và khả năng học hỏi mạnh mẽ.
Dù là đọc sách, thực tập hay tự lập nghiệp học hỏi thực tế đi nữa, bạn không chỉ cần nỗ lực, mà còn cần không ngừng cải thiện chỉ số tài chính của mình.
*Định luật thứ 8: Muốn kiếm bộn tiền, phải đưa ra lựa chọn.
Lựa chọn cũng là một dạng vận may, lựa chọn tốt đem đến tài phú, lựa chọn không tốt sẽ phải mất vốn, mất thời gian, mất công sức vô ích.
Mục đích của sự lựa chọn là sự tập trung cao độ và quá trình kiên trì bền bỉ. Thế nên không cần chọn lựa theo xu hướng, hãy chọn lựa thứ phù hợp với mình.
Bạn muốn khởi nghiệp, vậy bạn phải đưa ra lựa chọn về nghề nghiệp cụ thể. Theo phân tích về giới nhà giàu trên thế giới, đa phần ngành nghề họ thường đầu tư là bất động sản và cổ phiếu, hơn 60% người dân ở Mỹ và châu Âu đầu tư vào cổ phiếu.
Nhưng đó là nước Mỹ, còn ở nước Việt Nam cũng sẽ có nhiều lựa chọn khác. Hãy đưa ra lựa chọn thông minh nhất.
Dùng thời gian của riêng bạn làm những gì bạn thích. Dùng tự do của bạn làm tự do tài chính của bạn. Người sống trên đời, dù là kiếm tiền, cũng đừng đuổi theo cái lợi danh bên ngoài, mà hãy đuổi theo giá trị ý nghĩa mà nó đem lại. Như vậy cuộc sống mới đầy ắp niềm vui.
Thiên Tuyết

Thứ Sáu, 4 tháng 9, 2020

Đức Giáo hoàng chỉ cách phân biệt được Chúa hay Satan đang nói









WGPSG /Aleteia -- Đức Giáo Hoàng Phanxicô cung cấp một số cách phân định những tiếng nói mà chúng ta nghe thấy trong lương tâm của chúng ta.

Phân biệt được tiếng nói của Chúa với tiếng nói của Satan là một yếu tố cho thấy rất rõ sự trưởng thành tâm linh. Vào trưa Chủ nhật, trước khi đọc kinh 'Lạy Nữ Vương Thiên Đàng', Đức Giáo hoàng Phanxicô đã đưa ra một bài học nhỏ về sự phân định này:
Chúa nhật thứ tư Mùa Phục sinh hôm nay, chúng ta hướng lòng về Chúa Giêsu Mục tử nhân lành. Tin Mừng nói rằng: "Chiên nghe tiếng của anh; anh gọi tên từng con, rồi dẫn chúng ra." (Ga 10: 3). Chúa gọi tên ta, Ngài gọi ta vì Ngài yêu thương ta. Nhưng Tin Mừng sau đó cho chúng ta biết, có những tiếng nói khác, không được chiên nghe theo: đó là tiếng của những người lạ, của kẻ trộm và những kẻ có ý làm hại con chiên.
Những tiếng nói khác nhau này cộng hưởng trong chúng ta. Có tiếng nói của Thiên Chúa, Đấng nói lời tốt lành trong lương tâm, và cũng có tiếng nói cám dỗ dẫn đến cái ác.
Làm thế nào chúng ta có thể nhận biết tiếng nói của mục tử nhân lành hơn là tiếng của kẻ trộm, làm thế nào chúng ta có thể phân biệt lời linh hứng của Thiên Chúa với những gợi ý của ma quỷ?
Người ta có thể học cách nhận ra hai giọng nói này: đó là hai ngôn ngữ khác nhau, với những cách đối nghịch gõ vào cửa trái tim chúng ta. Hai ngôn ngữ khác nhau: Cũng giống như khi ta phân biệt được ngôn ngữ này với ngôn ngữ khác, ta cũng có thể phân biệt tiếng nói của Chúa với tiếng nói của ma quỷ.
1. TÔI CÓ TỰ DO KHÔNG?
Tiếng nói của Thiên Chúa không bao giờ ép buộc chúng ta: Thiên Chúa đề xuất chính Ngài, Ngài không áp đặt chính Ngài. Ngược lại, giọng nói ma quỷ thì quyến rũ, tấn công, áp đặt: nó khơi dậy những ảo ảnh rực rỡ, những cảm xúc đầy cám dỗ nhưng chóng qua.
2. TÔI ĐANG BỊ TÂNG BỐC?
Lúc đầu, nó tâng bốc, nó làm cho chúng ta tin rằng chúng ta toàn năng, nhưng sau đó nó khiến chúng ta trống rỗng bên trong và buộc tội chúng ta: Bạn không có giá trị gì cả. Trái lại, tiếng nói của Chúa sửa chữa chúng ta, với sự kiên nhẫn tuyệt vời, nhưng luôn khuyến khích chúng ta, an ủi chúng ta: nó luôn nuôi dưỡng hy vọng.
3. 
TÔI CÓ ĐANG NHÌN VỀ PHÍA TRƯỚC?
Tiếng nói của Chúa là tiếng nói có một chân trời, trong khi giọng nói của ác quỷ dẫn bạn đến một bức tường, nó đẩy bạn vào góc tường.
4. TÔI CÓ SỐNG TRONG HIỆN TẠI KHÔNG?
Có một sự khác biệt nữa. Tiếng nói của ma quỷ làm chúng ta xao lãng khỏi hiện tại và muốn chúng ta tập trung vào nỗi sợ hãi về tương lai hay nỗi buồn về quá khứ - ma quỷ không muốn hiện tại - nó mang đến sự cay đắng, những ký ức về những sai lầm gây đau đớn, những người đã làm tổn thương chúng ta, và nhiều kỷ niệm xấu. Ngược lại, tiếng nói của Chúa nói về hiện tại: “Bây giờ con có thể làm tốt, bây giờ con có thể thực hiện được sự sáng tạo của tình yêu, bây giờ con có thể từ bỏ những hối tiếc và hối hận khiến trái tim con bị giam cầm.” Tiếng nói đó truyền cảm hứng, dẫn ta đi tới, và nói ngay trong hiện tại: ngay bây giờ.
5. NÓ CÓ NÓI VỀ ‘CÁI TÔI’?
Xin nhắc lại một lần nữa: hai tiếng nói đặt ra những câu hỏi khác nhau trong chúng ta. Tiếng nói từ Thiên Chúa sẽ là: “Điều gì tốt cho tôi?” Ngược lại, tiếng ma quỷ nhấn mạnh vào một câu hỏi khác: “Tôi cảm thấy như thế nào?” Điều tôi cảm thấy là: tiếng ma quỷ xoay quanh ‘cái tôi’, thôi thúc, đòi hỏi: mọi sự phải có ngay. Nó giống như cơn thịnh nộ của một đứa trẻ: mọi thứ phải có ngay bây giờ. Ngược lại, tiếng Chúa không bao giờ hứa hẹn niềm vui thấp hèn, nhưng mời gọi ta vượt lên trên ‘cái tôi’của mình để tìm thấy sự tốt lành và bình an thực sự.
6. NÓ ĐỂ LẠI DƯ VỊ NÀO?
Chúng ta hãy nhớ rằng: cái ác không bao giờ mang lại cho chúng ta sự bình an, nó gây ra sự điên cuồng trước tiên và để lại sự cay đắng sau đó. Đây là phong cách của cái ác.
7. TÔI TÌM KIẾM ÁNH SÁNG HAY BÓNG TỐI?
Tiếng nói của Chúa và của ma quỷ, cuối cùng, phát ra trong các ‘môi trường’ khác nhau: Ma quỷ thích bóng tối, giả dối và buôn chuyện; Chúa yêu ánh sáng mặt trời, sự thật và sự minh bạch chân thành.
8. TÔI CÓ HƯỚNG ĐẾN NIỀM TIN TƯỞNG?
Ma quỷ sẽ nói với ta: “Hãy tự khép mình lại, không ai hiểu và lắng nghe bạn đâu, đừng tin ai cả!” Ngược lại, Thiên Chúa mời gọi chúng ta mở lòng ra, để hiểu rõ và tin tưởng vào Thiên Chúa cũng như tin tưởng vào người khác.
Anh chị em thân mến, trong thời gian này quá nhiều suy nghĩ và lo lắng khiến chúng ta phải hướng nội vào chính mình. Chúng ta hãy chú ý đến những tiếng nói đến với trái tim của chúng ta. Hãy tự hỏi chúng đến từ đâu. Hãy xin ơn nhận biết và đi theo tiếng nói của Mục Tử nhân lành, Đấng đưa chúng ta ra khỏi vòng vây của sự ích kỷ và dẫn chúng ta đến đồng cỏ của tự do thực sự.

Xin Mẹ Maria, vị Tư vấn tốt lành, hướng dẫn và đồng hành với những phân định của chúng con.

Kathleen N. Hattrup (Aleteia) / Mạnh Tú chuyển ngữ / Nguồn: WGPSG

Thứ Ba, 1 tháng 9, 2020

Những điều nên tự hỏi trước khi sửa nhà

Cải tạo có thể làm tăng giá trị ngôi nhà của bạn, nhưng cũng có thể dẫn đến thảm họa.
Dưới đây là tám điều bạn nên tự hỏi mình trước khi cải tạo nhà ở, theo các chuyên gia Mỹ
1/Ngôi nhà có đáng cải tạo không?
Hãy chắc chắn ngôi nhà có giá trị trước khi quyết định thực hiện bất cứ thay đổi nào. Theo Robin Kencel, nhà môi giới bất động sản có 20 năm kinh nghiệm ở Greenwich, Connecticut, bạn nên xác định xem ngôi nhà có những ưu điểm nào nổi bật, ví dụ như được xây dựng cẩn thận hoặc nằm ở vị trí thuận lợi. Nếu không có những ưu điểm này, bạn đừng nên nghĩ đến việc cải tạo.
2/Ngân sách của bạn là bao nhiêu?
"Tôi nghĩ hai sai lầm lớn lớn nhất khi cải tạo nhà là không xác định ngân sách và không có nhà thầu tôn trọng ngân sách đó", Kencel phân tích. Nếu mắc phải hai sai lầm này, bạn sẽ không tránh khỏi việc tiêu tốn quá đà.
3/Bạn cần gì và muốn gì?
Khi lập ngân sách cho việc cải tạo, bạn nên phân biệt giữa những thứ cần thiết như tủ lạnh và những thứ muốn bổ sung như hầm rượu. Theo Kencel, điều này đảm bảo bạn dành đủ tiền cho những gì quan trọng nhất.


4/Bạn có dành ra một khoản tiền đề phòng hay không?
David Tortolini, người môi giới đất đai ở Keller Williams, Virginia nhận định khi bắt đầu cải tạo, không ai có thể biết hết mình phải chi những gì nên dành một khoản đề phòng là điều quan trọng.
"Trong trường hợp của mình, tôi mới cải tạo nhà bếp và phát hiện máy rửa bát sau khi được lắp vào chỗ mới thì không hoạt động nữa. Ngân sách ban đầu của chúng tôi không hề có chỗ cho máy rửa bát nhưng may mắn tôi đã chừa ra một khoản nên có thể đi mua máy mới ngay ngày hôm sau", ông chia sẻ.
5/Bạn có đang làm việc với đội ngũ uy tín?
Trước khi thuê kiến trúc sư hay nhà thiết kế nội thất để cải tạo ngôi nhà, bạn nên chủ động tìm kiếm thông tin để kiểm chứng chất lượng của họ. Hãy cẩn trọng nếu không ai biết về những kiến trúc sư, nhà thiết kế đó hoặc bạn không thể tìm kiếm thông tin về họ trên mạng
6/Người môi giới bất động sản nghĩ gì về việc sửa chữa nhà của bạn?
Cả Kencel lẫn Tortolini đều cho rằng các gia chủ nên tham khảo ý kiến của người môi giới bất động sản về việc có nên sửa chữa nhà hay không.
"Thị trường luôn luôn thay đổi và không bao giờ có thể đảm bảo rằng việc cải tạo sẽ đem tới lợi nhuận trong tương lai", Tortolini phân tích. "Tuy nhiên, nhìn chung, sửa lại một phòng đã cũ trong nhà, đặc biệt là bếp và nhà tắm hoặc mở rộng thêm diện tích ít khi là ý kiến tồi".
7/Nếu tự sửa nhà, liệu bạn có làm nổi không?
Nhiều người muốn tự sửa nhà để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, Kencel khuyến cáo trước khi bắt đầu, dù là sơn tường hay sửa cửa, bạn cũng cần đánh giá một cách trung thực kỹ năng của mình.
"Đừng mạo hiểm với tài sản của mình nếu bạn chưa từng tự cải tạo bao giờ", Kencel cảnh báo.
8/Nhà được cải tạo dành cho ai?
Hãy xác định rõ bạn sửa nhà cho bản thân để dùng lâu dài hay dự định sẽ bán lấy lời. Theo Tortolini, nếu dùng cho bản thân, bạn hãy làm những gì khiến mình vui vẻ. Dù sau này có bán và không được giá, bạn vẫn hài lòng vì từng có quãng thời gian tốt đẹp khi sống ở đó.
Trường hợp sửa để bán lại, bạn sẽ cần hy sinh một chút sở thích cá nhân và tạo ra thứ khiến số đông hài lòng.

Thu Nguyệt (Theo Insider)

Thứ Bảy, 8 tháng 8, 2020

Bao nhiêu tiền thì đủ để đầu tư chứng khoán?

Tự do tài chính luôn là mơ ước của nhiều người. Có rất nhiều kênh đầu tư kiếm lời, hiện thực hóa giấc mơ đó. Trong khuôn khổ bài viết này, tôi xin đề cập đến đầu tư chứng khoán.
Để trả lời cho câu hỏi trên tiêu đề, hãy lấy hai ví dụ thực tế như sau:
1. Một giám đốc doanh nghiệp, phân bổ cả 30 tỷ tài sản đầu tư vào cổ phiếu, không may bị thua lỗ 50% và chỉ còn lại 15 tỷ. Mất 15 tỷ nhưng ít nhất ở vị thế hiện tại, các nhu cầu tài chính của anh ta cũng đã được đáp ứng đầy đủ từ mua nhà, mua xe, chu cấp cho gia đình. Mất 15 tỷ chắc chắn sẽ rất tiếc nuối, nhưng với 15 tỷ còn lại vẫn thừa sức chu toàn cho những nhu cầu căn bản nhất của gia đình anh ta trong tương lai.
2. Tuy nhiên, nếu một nhân viên văn phòng đi làm được 3 năm, tích lũy được tầm 300 triệu, đầu tư với cùng chiến lược và cũng bị thua lỗ 50% thì tài sản chỉ còn lại 150 triệu. Ở giai đoạn này, khả năng cao anh ta đang có rất nhiều dự định như lập gia đình, mua xe, mua nhà, rồi lo cho tương lai con cái. Với 150 triệu còn lại, hầu như những mục tiêu quan trọng như thế đều trở nên rất xa vời và thậm chí còn để lại áp lực tâm lý cực kỳ lớn.
Xét trên khía cạnh tâm lý đầu tư, khi những khoản đầu tư rơi vào thua lỗ lớn (ít nhất là trong ngắn hạn bởi các yếu tố nhất thời như dịch Covid-19 vừa rồi), thì người đã tích lũy chu toàn cho các mục tiêu căn bản trong cuộc sống sẽ đỡ bị áp lực hơn rất nhiều so với những người còn nhiều mục tiêu tài chính quan trọng phụ thuộc vào khoản đầu tư này. Điều này đồng nghĩa, người chưa tích lũy nhiều sẽ dễ gặp áp lực lớn hơn và có khả năng cắt lỗ sớm hơn những người đã an tâm về vấn đề tài chính. Việc cắt lỗ diễn ra liên tục sẽ bào mòn tài sản và dẫn đến trạng thái vô sản rất nhanh chóng!
Tóm lại, tích sản càng nhiều thì mới chịu được rủi ro càng cao. Sau đây là 5 cấp độ tích sản được đúc kết từ hàng nghìn khách hàng của chúng tôi và những kênh đầu tư phù hợp của từng nhóm. Vậy bạn đang ở đâu trong 5 cấp độ này?
Đầu tư dù nhỏ hay lớn nhất định bạn cần phải trang bị kiến thức, nắm bắt thông tin thị trường, cài app 24hmoney để cập nhật 24/7
Nhóm 1 - Thu nhập trung bình
Đây là cấp độ tích sản thấp nhất. Về mặt định lượng, nhóm này có thu nhập dưới 15 triệu/tháng và dễ bắt gặp ở các bạn độc thân, mới đi làm từ 1 - 3 năm hoặc người làm các công việc tay chân thu nhập thấp. Đối với mức thu nhập như vậy, hầu như chỉ đủ đáp ứng được các nhu cầu cơ bản như ăn uống, thuê nhà, mua sắm thiết yếu, đó là chưa kể phải có trách nhiệm chăm lo cho người thân.
Với tỷ lệ tiết kiệm thấp hơn 25% thì thặng dư mỗi tháng chưa tới 4 triệu, đây là một mức tương đối thấp và phần lớn được để dành cho các nhu cầu bất ngờ trong cuộc sống như đau bệnh, đám tiệc, chu cấp cho người thân. Thế nên mức độ tích lũy tương đối bị giới hạn, làm khoảng 3 năm mà không chi tiêu gì lớn thì cũng tích lũy chưa tới 150 triệu. Đây là nhóm dễ bị cuốn vào những khoản vay ngắn hạn với lãi suất cao khi có một nhu cầu chi tiêu lớn bất ngờ.
Thế nên ở giai đoạn này, những cú sốc như mất việc, hay tai nạn sẽ tạo một gánh nặng rất to lớn và chi phí phát sinh có thể lớn hơn cả 150 triệu nói trên. Nên việc bảo toàn và gia tăng tài sản một cách ổn định thông qua các kênh GỬI TIẾT KIỆM nên là ưu tiên hàng đầu. Thêm vào đó, có thể cân nhắc tới các công cụ phòng vệ như BẢO HIỂM, để có thể nhận được những khoản tiền hỗ trợ khi bất trắc xảy ra.
Nhóm 2 - Chi tiêu quá mức
Đây là nhóm bắt đầu có thu nhập gia tăng nhờ vào thâm niên công việc, hoặc xây dựng thêm các nguồn thu nhập “tay trái”. Thu nhập đã bắt đầu vượt mốc 15 triệu/tháng, tuy nhiên áp lực chi phí cũng gia tăng theo một cách nhanh chóng bởi các nhu cầu phát triển mối quan hệ trong cuộc sống, cũng như chi tiêu cho các mục tiêu mới phát sinh như chi phí kết hôn, chi tiêu cho con cái, trả nợ vay mua nhà, mua xe. Thế nên, đặc trưng đáng chú ý nhất của nhóm này là tỷ lệ tiết kiệm dưới 25% (thu nhập 20 triệu, nhưng để dành chưa tới 5 triệu).
Nếu để ý, nhóm này có thu nhập vượt trội hơn so với nhóm 1, nhưng về cơ bản thặng dư mỗi tháng vẫn chưa thể gia tăng vì áp lực của nhiều loại chi phí mới trong cuộc sống. Tuy nhiên vì đã có thời gian tích lũy dài hơn, nên tổng tài sản đã bắt đầu chạm mốc quanh con số 500 triệu – 1 tỷ. Phân nữa trong số này đã có thể sẵn sàng để dịch chuyển lên những loại hình đầu tư có lợi suất và rủi ro cao hơn gửi tiết kiệm.
Tuy nhiên, bởi các áp lực định phí mới phát sinh tương đối lớn như trả nợ vay mua tài sản, chi phí cho con cái, chi phí phát triển mối quan hệ, nên với quy mô tài sản chưa đủ lớn như vậy, nhu cầu bảo vệ tài sản vẫn phải được duy trì. Lúc này những loại tài sản có rủi ro cao hơn gửi tiết kiệm, nhưng vẫn tạo ra sự phòng vệ tài sản ổn định như TRÁI PHIẾU lại là một lựa chọn mới phù hợp.
Nhóm 3 - Tích lũy tiết kiệm
Sau một thời gian tiếp tục gia tăng thu nhập và bước lên những vị trí cao hơn trong công việc, đồng thời các áp lực chi phí có nói tới ở nhóm 2 bắt đầu không gia tăng, hoặc thậm chí có thể suy giảm khi mà các khoản chi trả nợ vay mua tài sản giảm dần theo dư nợ, cũng như chi tiêu cho con cái giảm dần khi chúng bắt đầu độc lập và có nghề nghiệp riêng. Lúc này tỷ lệ tiết kiệm sẽ gia tăng dần và vượt lên trên mốc 25%. Tổng tài sản tích lũy lúc này cũng đã đạt quanh 3 tỷ, nhưng vẫn chưa vượt mốc 5 tỷ.
Với thặng dư (của cá nhân hoặc cả gia đình) trung bình quanh 8 – 10 triệu/tháng, cũng như các nhu cầu cơ bản như mua nhà, mua xe, chăm lo cho con cái đã dần được hoàn thành, đây là thời điểm mà sự phụ thuộc vào các khoản tiền nhàn rỗi giảm dần. Và điều này cũng làm cho nền tảng chấp nhận rủi ro tăng lên và những người thuộc nhóm 3 đã có thể dịch chuyển lên các phân lớp tài sản rủi ro hơn như CỔ PHIẾU.
Tuy nhiên, so với trái phiếu, để dịch chuyển lên cổ phiếu nhà đầu tư cần phải có một thời gian đủ lâu (ít nhất 1 – 3 năm) để có thời gian tìm hiểu về các phương pháp đánh giá cơ hội đầu tư cũng như làm quen với sự biến động tương đối lớn của phân lớp này (+/- 7% mỗi ngày). Thế nên ở giai đoạn trung gian như vậy, QUỸ ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU là một lựa chọn khá phù hợp bởi rủi ro đầu tư đã được tiết giảm tương đối nhờ sự đa dạng hóa của danh mục nhiều cổ phiếu cũng như có sự hỗ trợ của các chuyên gia quản lý quỹ.
Nhóm 4 - Gia tăng tài sản
Đây thường là nhóm bước vào độ tuổi trung niên. Ở giai đoạn này, về kinh nghiệm và thâm niên trong nghề đã ở mức độ chuyên gia và thu nhập cũng đã ở mức cao tương xứng, hầu như con cái đã có công việc ổn định, các nhu cầu cơ bản như mua nhà, mua xe đã được hoàn thành và các áp lực tài chính liên quan cũng không còn nữa. Ở những giai đoạn này nhu cầu nghỉ dưỡng, kết nối bạn bè cũ và du lịch xa bắt đầu phát sinh, nhưng bởi sự suy giảm của các loại chi phí trước đó mà thặng dư hàng tháng cũng không bị ảnh hưởng quá lớn.
Lúc này, tổng tài sản đã bắt đầu vượt lên trên con số 5 tỷ, tài sản đầu tư cũng đạt quanh 2 – 3 tỷ. Lúc này vấn đề thu nhập không còn là vấn đề lớn vì cơ bản chỉ cần để 2,5 tỷ vào một kênh đầu tư 8% thì mỗi năm cũng đã có 200 triệu, tương đương gần 17 tr/tháng. Đây là một nguồn thu nhập thụ động rất ổn định bên cạnh nguồn thu nhập chính từ công việc.
Với quy mô tài sản đầu tư lớn, thu nhập cao và đa dạng đủ để đáp ứng các chi phí phát sinh khi có bất trắc xảy ra, đây là giai đoạn mà nhu cầu gia tăng tài sản nhanh chóng thông qua các phân lớp tài sản rủi ro cao hơn như BẤT ĐỘNG SẢN và CỔ PHIẾU được hình thành. Đây cũng là lúc mà các biến động lớn ngay cả của những cổ phiếu đơn lẻ cũng không tạo áp lực quá nhiều đối với nhà đầu tư, và điều này giúp hạn chế trường hợp dễ hoảng loạn và phải cắt lỗ nhiều lần.
Nhóm 5 – Tài chính bền vững
Sau thời gian dài tích lũy từ thu nhập và tài sản gia tăng dần, giá trị tài sản đầu tư bắt đầu vượt mốc 5 tỷ (lúc này tổng tài sản đã có thể chạm mốc 10 tỷ hoặc hơn thế nữa). Nhóm này thường đã đạt được các vị rất cao trong công việc, hoặc đã tách ra làm chủ doanh nghiệp riêng của mình. Chỉ cần đơn giản đầu tư 5 tỷ vào một kênh lợi suất 8%/năm thì mỗi tháng đã có một dòng thu nhập thụ động hơn 30 triệu. Với thu nhập này thì ngay cả không đi làm vẫn có thể đáp ứng được phần lớn các nhu cầu cơ bản, thậm chí có thể đạt được một mức sống tương đối cao.
Đây là giai đoạn mà chúng ta thường gọi là “tự do tài chính”. Người nhóm 5 thường bắt đầu vượt ra khỏi những ranh giới “cơm, áo, gạo tiền”, cũng như lo toan cho con cái, và bắt đầu tìm đến những giá trị tâm linh – tinh thần, cũng như những kế hoạch từ thiện – hỗ trợ cộng đồng.
Tiền không còn là vướng bận quá lớn, nên ở giai đoạn này sự biến động ở các kênh tài sản hầu như không tác động nhiều đến tâm lý của nhóm này như ở các nhóm thấp hơn. Lúc này bên cạnh các kênh đầu tư có nhắc tới trước đó, người nhóm 5 đã có thể phân bổ tài sản vào những kênh tài chính rủi ro hơn như PHÁI SINH hoặc tài trợ vốn cho các hoạt động KINH DOANH KHỞI NGHIỆP.

Bạn thuộc nhóm nào?

Việc nhận biết được mức độ tích sản ở từng nhóm sẽ cho bạn cơ sở để xác định được phân lớp tài sản rủi ro cao nhất mà mình có thể phân bổ vào. Việc đầu tư vào các loại tài sản quá rủi ro so với nền tảng chấp nhận rủi ro dựa trên quy mô tài sản hiện có là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thất bại trong quá trình tích sản bền vững.

Bên cạnh năng lực tích sản, vẫn còn nhiều yếu tố tác động tới việc chọn phân lớp tài sản đầu tư phù hợp nói chung cũng như cách thức xây dựng một danh mục đầu tư chi tiết nói riêng.

Nguyễn Nhật Tiến

Thứ Sáu, 7 tháng 8, 2020

24 mẹo đối nhân xử thế cần ghi nhớ, phải tự trở nên lớn mạnh mới có thể chống lại mọi phong ba

Trên đời này có nhiều chuyện, bạn phải hiểu rõ rồi mới có thể trở nên mạnh mẽ, mạnh mẽ rồi mới có thể chống lại mọi phong ba.


1. Định luật im lặng: có những lúc bạn bắt buộc phải im lặng để được lắng nghe nhiều hơn.

2. Kẻ kiệm lời thường luôn nghĩ nhiều hơn.

3. Tránh xa những người vừa gặp đã khiến bạn thấy khó chịu.

4. Cảnh giác với người mà tất cả mọi người đều nghĩ là người tốt.

5. Bớt tiếp xúc với những người suốt ngày đeo bám nịnh nọt bạn, đằng sau nịnh nọt lúc nào cũng là một mục đích khác.

6. Đừng tin tưởng những kẻ không bao giờ chịu tin tưởng người khác.

7. Rất nhiều khi, cấp trên nổi giận không phải vì anh ta/cô ta không khống chế được bản thân, đấy là "mánh khóe" của họ.

8. Khi bạn quyết tâm sống mà không đắc tội bất cứ ai, thì thực ra bạn đã đang đắc tội tất cả mọi người rồi.

9. Nhất định đừng đưa ra quyết định vào buổi tối, ngủ một giấc đã, đợi hôm sau dậy tỉnh táo sáng suốt rồi hãy quyết.

10. Nếu có ai đó không thể hòa nhập được với những người xung quanh, thì người đó hoặc là thiên tài, hoặc là bị điên.

11. Muốn phán đoán về một con người, hãy xem các câu hỏi của người đó, chứ đừng nhìn đáp án họ đưa ra.

12. Người thấy rõ tất cả nhưng im lặng không vạch trần, thực ra cũng không phải âm mưu thâm sâu gì cả, chỉ là ngại phiền phức mà thôi.

13. Người không đăng bài trên mạng xã hội, chưa chắc đã là một người trầm tĩnh, có khi chính người đó lại đóng vai lắm lời trong đám bạn của mình.

14. Trong quá trình yêu đương, hãy để ý đến những điều vụn vặt, nhỏ nhặt trong cuộc sống, xem đối phương xử lý thế nào, nghe những lời vô ý của họ, nghe những gì họ nói khi cáu giận... bạn sẽ thấy được bản chất của một con người.

15. Định luật 20-80 là thật đó, trên thế giới này luôn chỉ có 20% mọi người suy nghĩ, 80% còn lại thì bị giam cầm trong rất nhiều loại xiềng xích vô hình.

16. Các mối quan hệ luôn chỉ có giá trị thêm hoa trên gấm, giúp bạn phát triển hơn khi đang thành công sẵn, còn khi khó khăn thì đừng mong mỏi nhiều. Bởi vì cái gốc của mạng lưới quan hệ đó chính là giá trị của bạn. Quan hệ sẽ không bao giờ là cái vốn để khiến bạn thành công cả.

17. Nhìn cách một người đánh giá về những người khác, là có thể đoán được đó là con người như thế nào. Những người luôn thật lòng tán thưởng cái tốt của người khác thường sẽ không thể là người xấu.

18. Trang cá nhân của một người luôn cho thấy các mà họ muốn mọi người nghĩ về họ.

19. Người thông minh nhất luôn là người giỏi che giấu cái giỏi của mình nhất.

20. Nam sinh nữ tướng, một đời phú quý. Nếu gặp nam giới có ngoại hình dịu dàng như con gái, bạn nên chủ động kết bạn. Người như thế thường có gen di truyền và xuất thân không tệ, làm gì cũng có quý nhân giúp đỡ.

21. Đánh giá của kẻ địch hay đối thủ về chúng ta, thường luôn là đánh giá gần với sự thật nhất.

22. Sở dĩ bạn cảm thấy có thể hiểu rõ về một con người, là vì ở người đó có bóng dáng chính bạn của ngày xưa.

23. Người thực sự ưu tú luôn thích âm thầm nỗ lực. Ngược lại, kẻ càng gióng trống khua chiêng thì thực ra ngày nào cũng là ngày bắt đầu, mãi không thấy tiến lên.

24. Một người thấy bài viết hay là nhấn like, nhất định là người biết ơn cuộc sống, vui vẻ cổ vũ người khác, trong cuộc sống cũng luôn nhận được hồi đáp tốt đẹp.
Thu Thuỷ

Tư duy nào sẽ giúp một người bình thường trở thành tỷ phú?

Các nhà kinh tế học nhìn vào những thứ đang diễn ra và cố kiểm soát chúng. Tuy nhiên, đó lại là tư duy cản trở bạn trở nên giàu có. Tiền bạc chạy từ người cố giữ nó sang người dám mạo hiểm.
Việc bạn học cách sử dụng tiền từ ai và như thế nào là yếu tố quyết định. Vì sao 20% người giàu chiếm 80% tài sản của thế giới? Chỉ cần một từ có thể giải thích gốc rễ vấn đề này: "Khan hiếm" - khái niệm biểu thị mối quan hệ giữa tính có hạn của nguồn lực kinh tế và tính vô hạn của nhu cầu xã hội về hàng hóa và dịch vụ.
Đó là lý do các chuyên gia kinh tế tìm cách để quản lý tài chính, khiến họ không dám mạo hiểm và khó trở nên giàu có.
Nhà kinh tế học là người quản lý những gì đang tồn tại và diễn ra. Ngay từ định nghĩa này, bạn có thể thấy vì sao sinh viên hay giảng viên các ngành kinh tế lại có những người không trở nên giàu có.
Nguyên nhân là bởi họ luôn muốn cân bằng những gì đang có, ít khi nào nghĩ đến việc tạo ra nhiều hơn. Lý do thứ hai là khi họ có cơ hội, dựa vào những gì được dạy ở trường lớp, họ lo lắng về cái được và mất, không dám mạo hiểm, hay còn gọi là "chi phí cơ hội".
Quản lý là một kỹ năng tốt và cần thiết, nhưng kinh tế thế giới vốn không thực hiện bước tiến lớn chỉ với cách cân bằng mọi yếu tố.
Trong khoảng 300 năm qua, nhờ có những nhà đầu tư, kinh doanh mạo hiểm, tài chính thế giới đã có sự thay đổi chóng mặt. Một nền kinh tế tuyệt vời không phải là một sản phẩm của quản lý tuyệt vời. Một nền kinh tế tuyệt vời là một sản phẩm của phát minh, đổi mới và khám phá.
Nếu bạn vẫn còn đang mơ hồ, hãy lấy thử ví dụ minh họa. Nếu hỏi một nhà kinh tế học giỏi khoảng 1 thế kỷ trước, thử tiên đoán về tình hình tài chính ngày nay, với dân số toàn cầu mới nhất, bạn nghĩ họ sẽ nói gì? Họ chắc chắn sẽ không biết sự tồn tại của Internet – thứ ảnh hưởng quan trọng đến tình trạng kinh tế hiện nay.
Đấy chính xác là quy luật đang vận hành, các nhà kinh tế học đang ra quyết định dựa vào những gì đang sẵn có, họ cho rằng ngày mai cũng sẽ giống hôm nay. Nhưng đâu có ai biết trước được tương lai?
Ai đang giảng dạy về tiền bạc?
Triệu phú và tỷ phú nổi tiếng được coi là những nhân tài đặc biệt. Nhưng họ cũng chỉ là con người bình thường. Thứ tạo nên sự khác biệt là họ biết tập trung vào thứ giúp kiếm ra nhiều tiền và cách sử dụng tiền sau khi thành công.
Những người thành đạt thường chia sẻ về cách họ làm giàu bằng những quy tắc, đường đi sao cho đơn giản nhất. Thế nhưng chúng ta đã bị nhồi nhét quá nhiều bởi những luồng thông tin sai lệch, khó có thể thay đổi và những kiến thức này thường đến từ trường học.
Trường học dạy về kinh tế, không phải về tiền bạc.
Có sự khác biệt sự giảng dạy kinh tế và tiền bạc. Kinh tế học nghiên cứu về sự "khan hiếm", tiền bạc nghiên cứu về giá trị và cách tạo ra giá trị. Mọi người đang cố tìm hiểu về tiền bạc thông qua các bài giảng về kinh tế. Một khi đã bị ảnh hưởng bởi ý tưởng về sự "khan hiếm" này, bạn khó lòng thay đổi tư duy về tiền bạc.
Đây là lý do vì sao các tỷ phú chúng ta thấy thường là tự thân lập nghiệp, dừng việc học sớm hoặc sinh ra trong một gia đình giàu có, nơi có tư duy tiền bạc khác biệt và có hiệu quả.
Sự hiểu biết của bạn phản ánh kết quả việc bạn lắng nghe ai. Những nhà kinh tế học giảng dạy về tiền bạc và bạn sẽ có tư duy tài chính giống hệt họ. Giới truyền thông thường khi phỏng vấn những nhà triệu phú hay tỷ phú, họ sẽ chỉ được hỏi về bản thân và ý kiến chứ ít khi được xin lời khuyên về tài chính.
Nếu có một cuộc tranh cãi giữa nhà kinh tế và một tỷ phú, chắc chắc nhà kinh tế sẽ thắng bởi họ logic hơn, nhưng hãy nhìn vào thực tế, họ vẫn đang làm thuê để giúp các nhà tỷ phú trở nên giàu có hơn.
Các nhà kinh tế nghiên cứu và viết báo cáo tài chính nhưng điều đáng nói ở đây rằng chính báo cáo này là thứ khiến chúng ta giới hạn bản thân, thận trọng quá mức. Cũng giống như cuộc thi chạy 1 dặm trong 4 phút, mới đầu khi không ai hoàn thành được việc này, các nhà khoa học sẽ ngay lập tức cho rằng cơ thể người không đủ thế chất để đáp ứng.
Có một câu chuyện về hiện tượng này. Một giáo sư đưa ra đề bài cho lớp và nói: "Các giáo sư khác đều đã thử và không giải được", các sinh viên cũng bắt tay và làm nhưng dần bỏ cuộc. Giáo sư sau đó đi ra ngoài, một cậu sinh viên đến muộn vào lớp và ngay lập tức giải được câu hỏi dù cậu không phải là một trong những sinh viện giỏi nhất.
Tư duy để trở nên giàu có
Hãy nghĩ về số lần trong một ngày bạn nghe những từ như không đủ, quá tệ, cần thiết, không có, thiếu thốn, tệ hại… Những từ này liên quan mật thiết với khái niệm "khan hiếm" và phản ảnh tư duy của bạn về tài chính.
Vậy đâu là những từ giúp mọi người trở nên giàu có? Đó là "dồi dào, dư thừa, giàu có..." – tư duy mọi thứ đều vô hạn. Tại trường lớp, mọi người thừa được dạy rằng nguồn tài nguyên có hạn, người khác nhiều lên thì ai đó sẽ vơi bớt đi. Nhưng hoàn toàn không phải vậy.
Vì vậy, hãy cứ nghĩ lớn đi. Thế giới có nhiều tài sản, tiền bạc chờ đợi ai biết giải quyết các vấn đề. Nếu bạn tìm ra giải pháp, bạn có quyền sở hữu chúng. 

An Phương

Ở đời hễ gặp 6 điều sau nhất định phải nói KHÔNG, bởi đó là khởi nguồn của nhiều đen đủi, tai ương khó lường

Tăng Quốc Phiên, một Nho gia nổi tiếng của Trung Quốc từng nói: "Hành sự không được cảm tính, nói năng không được tùy miệng".
Người thông minh và khôn ngoan luôn biết nói những lời tốt đẹp, hành xử tinh tế để đem lại thiện cảm cho người xung quanh. Lời có giá trị thì nói càng nhiều càng tốt, ngược lại, những điều không cần thiết thì đừng nên nói vẫn hơn.
Nói dai, nói dài thành ra nói dại. Không làm chủ được lời nói của mình thì rất dễ rước họa vào thân. Chính vì thế, khi cần học cách im lặng thì đừng vội vàng lên tiếng, nhớ lấy 6 điều tuyệt đối không nói sau đây, bạn sẽ thu lợi cả đời.
1. Không buộc tội, không dùng lời ác độc để nói về thiếu sót và khuyết điểm của người khác
Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển, người ta rất dễ rơi vào tình trạng “quá tải thông tin” mà không kịp chắt lọc hay xác thực kỹ càng. Từ những hiểu biết bề ngoài đó, nếu bạn dùng để đánh giá hay nhận xét một cách cảm tính về một con người hoặc sự việc nào đó sẽ rất dễ phạm sai lầm.
Miệng lưỡi thế gian là con dao sắc bén nhất, giết người mà không cần đổ máu. Mỗi lời ác ý nói ra đều vô tình hoặc cố ý để lại những dấu vết cho cả người nghe lẫn chính mình. Ác ý chê bai hay đâm chọc vào khuyết điểm của người khác như một trò tiêu khiển, đưa chuyện giữa bạn bè cũng khiến chúng ta gánh thêm “khẩu nghiệp” vào người.
Bên cạnh đó, mỗi người đều có những vấn đề nhạy cảm riêng, là “cấm kỵ” không nên đụng chạm tới, bạn cũng đừng nên tùy tiện phát ngôn, tránh làm tổn thương lòng tự trọng của họ, gây rạn nứt mối quan hệ.
2. Không nói lời thị phi, tạo scandal
Có câu nói rằng: “Người thêu dệt thị phi chính là kẻ thị phi”.
Đã là thị phi thì chủ yếu toàn tin đồn vô căn cứ, nói nhăng nói cuội, thêm mắm dặm muối… Chỉ những ai rảnh rỗi không có gì làm, thiếu bản lĩnh và tài năng mới đi nói xấu sau lưng người khác, đưa điều những chuyện thị phi.
Người hay bàn luận thị phi thì sớm muộn tâm hồn cũng dần dần bị vẩn đục. Họ có thể nói xấu người khác trước mặt bạn thì cũng có thể nói xấu bạn trước mặt người khác. Do đó, mọi người sẽ chẳng bao giờ muốn xây dựng quan hệ thân thiết hay trao lòng tin tưởng cho một người nổi tiếng “miệng rộng”.
Miệng lưỡi thế gian là con dao sắc bén nhất, giết người mà không cần đổ máu. Mỗi lời ác ý nói ra đều vô tình hoặc cố ý để lại những dấu vết cho cả người nghe lẫn chính mình. Ác ý chê bai hay đâm chọc vào khuyết điểm của người khác như một trò tiêu khiển, đưa chuyện giữa bạn bè cũng khiến chúng ta gánh thêm “khẩu nghiệp” vào người.
3. Không cãi nhau, tranh chấp với người khác biệt quan điểm, môi trường sống
Sau cuộc cãi vã, dù ai là người thắng cũng sẽ làm tổn thương tình cảm đôi bên. Do vậy, một người thông minh sẽ chọn cách thông minh trong cư xử và hành động thay vì cứ "cãi nhau". Nếu bạn đúng, không cần phải cãi; nếu bạn sai, lại càng không nên cãi.
Người xưa đã có câu rằng: “Đạo bất đồng bất tương vi mưu.”
Câu này có xuất xứ trong Luận Ngữ, có thể hiểu nghĩa như là: Nếu hai người có tư tưởng, quan niệm khác nhau thì không cùng nhau bàn luận trao đổi được. Nếu cứ cố chấp mà cưỡng ép nhau thì ắt sẽ gây ra đại họa, đau khổ và bất hạnh đến nhau.
4. Không nói quá thẳng thắn, trực diện "sát thương" đối phương
Một lời nói thật khó nghe có giá trị hơn ngàn lời nói dối nịnh nọt. Thế nhưng, người khôn ngoan thực sự luôn chọn cho mình cách thể hiện sự thật bằng những phương pháp tinh tế và mềm mại, nói không với những điều có thể đụng chạm tới sĩ diện và lòng tự ái của người khác.
Thay đổi cách nói chuyện từ trực tiếp sang uyển chuyển hơn, bạn vẫn có thể truyền đạt ý tốt và lời thật lòng của mình, mà lại giữ được thể diện cho đối phương. Như vậy, người nghe sẽ tiếp nhận sự nhận xét, đánh giá một cách tích cực hơn. Một mặt khác, họ cũng thấy biết ơn khi bạn đã trân trọng cảm xúc của họ lên hàng đầu.
Quả thật, nói chuyện chính là một môn nghệ thuật. Con người ta ai mà chẳng muốn nghe những lời hay ý đẹp. Thế nên các cụ cũng dạy rằng, “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.”
Phương thức khi nói không quá trực tiếp, huỵch toẹt, mang nặng cảm xúc chỉ trích sẽ giúp người khác muốn nghe và nghe lọt tai hơn. Có như vậy, lời nói mới đạt tới giá trị giao tiếp đích thực của nó.
Quả thật, nói chuyện chính là một môn nghệ thuật. Con người ta ai mà chẳng muốn nghe những lời hay ý đẹp. Thế nên các cụ cũng dạy rằng, “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.”
5. Không nói những điều hàm hồ, nông cạn
Một lời nói ra giống như bát nước đổ đi. Nó không chỉ ảnh hưởng tới hình tượng, mà còn là sự tín nhiệm và trọng lượng lời nói trong ấn tượng của mọi người xung quanh.
Chẳng phải tự nhiên mà chúng ta có câu, “Uốn lưỡi 7 lần trước khi nói”. Trước khi phát ngôn, nhất định phải suy nghĩ cẩn thận. Những người quen nói lời hàm hồ, nông cạn, nói mà không dùng não, nói xằng nói bậy mà không suy nghĩ cẩn trọng thì sẽ khiến chẳng còn ai muốn đặt lòng tin tưởng hay giao phó trách nhiệm quan trọng. Đây đồng nghĩa với việc mất đi nền tảng lập thân trong xã hội.
Do đó, muốn được người khác nể trọng và kết giao chân thành, lời nói và việc làm phải rõ ràng, dứt khoát, có ý nghĩa và xác thực.
6. Nói không với sự phàn nàn, oán than
Ai cũng có những trách nhiệm phải gồng gánh trên vai, cũng có mệt mỏi, nhọc nhằn của riêng mình. Do đó, lời kêu ca của bạn chỉ làm tăng thêm phiền muộn cho cả đôi bên mà chẳng giải quyết được gì. Lắng nghe tâm sự đôi ba lần còn được, về lâu về dài, ai cũng thấy khó chịu khi luôn trở thành “sọt rác” để bạn trút hết mọi điều tiêu cực trong cuộc sống lên người.
Khi bạn gặp vấn đề khó khăn, thay vì chỉ tập trung vào sai lầm và phàn nàn về nó, hãy đi tìm nguyên nhân thực sự, sau đó đề xuất ra một phương hướng giải quyết. Như vậy, trong lúc trao đổi cùng bạn bè, họ còn có thể chân tình đưa ra một vài lời khuyên. Nếu chỉ ngồi đó để oán than thì không chỉ mọi chuyện bế tắc mà cả những mối quan hệ xung quanh cũng dần dần đi vào ngõ cụt. Chẳng ai có thời gian rảnh rỗi mà suốt ngày ngồi lắng nghe bạn nói chuyện vô nghĩa cả. Thà đổ mồ hôi để đổi lấy kết quả tốt đẹp hơn.

Sống ở đời, thay vì oán than và phàn nàn, hãy nỗ lực.

Phương Thúy

Thứ Hai, 3 tháng 8, 2020

Margin là gì? Khi nào nên sử dụng margin (HIỆU QUẢ)?

Margin là gì?
Margin trong chứng khoán hay còn gọi là đòn bẩy tài chính. Đây là việc công ty chứng khoán cho bạn vay tiền để mua thêm chứng khoán.
Những cổ phiếu trong danh mục hiện tại của bạn sẽ là tài sản đảm bảo cho khoản vay đó.
Giống như cách bạn vay mua nhà, chỉ với 300 triệu đã sở hữu ngay căn nhà 1 tỷ đồng.
Chứng khoán cũng vậy…
Nếu bạn đang có 100 triệu, bạn có thể vay Margin từ công ty chứng khoán thêm 100 triệu để đầu tư vào chứng khoán.
Có nghĩa là…
Bạn sẽ mua được thêm nhiều cổ phiếu để gia tăng lợi nhuận (đồng thời rủi ro cũng tăng tương ứng).
Ví dụ:
Giả sử hiện tại bạn đang sở hữu 10.000 cổ phiếu REE với tổng giá trị 300 triệu VNĐ.
Cơ cấu tài sản ròng của bạn sẽ như sau:
Trước khi dùng Margin (triệu đồng):
– Giá trị cổ phiếu (a)                     300
– Tiền mặt (b)                                    0
Giá trị danh mục (c) = (a) + (b)     300
Nợ margin (d) 0
Tài sản ròng (e) = (c) – (d)            300
Khi đó, mặc dù bạn không còn tiền mặt nhưng công ty chứng khoán sẽ cho bạn vay tiền để mua thêm cổ phiếu.
Hiểu đơn giản, giao dịch margin là giống như 1 giao dịch cho vay cầm cố. Cụ thể:
Công ty chứng khoán cho bạn vay tiền để mua thêm cổ phiếu
Tài sản cầm cố chính là giá trị cổ phiếu hiện có trong danh mục (trong ví dụ trên là 300 triệu cổ phiếu REE)
Cách sử dụng margin:
Trong phần dưới đây chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết hơn về giao dịch này, cách thức sử dụng, tỷ lệ ký quỹ và những ngưỡng rủi ro quan trọng.
3 ngưỡng Margin quan trọng cần phải biết?
Đầu tiên bạn cần nắm rõ cách tính:
Tỷ lệ ký quỹ MarginCông thức tính Tỷ lệ ký quỹ margin:

Tỷ lệ ký quỹ hiện tại = Tài sản ròng / Giá trị danh mục

Trong đó:

Tài sản ròng là giá trị của lượng cổ phiếu bạn đã mua sau khi đã trừ nợ vay margin (gồm cả gốc và lãi), tính theo giá thị trường hiện tại.

Giá trị danh mục là giá trị của lượng cổ phiếu bạn đã mua từ tiền thực có và tiền nợ vay margin (bao gồm cả gốc và lãi vay).
Ví dụ ở trên:
Nếu bạn sử dụng margin vay thêm 250 triệu để mua tiếp cổ phiếu REE.
Cơ cấu tài sản của bạn sẽ là:
Sau khi vay Margin mua thêm 250 triệu cổ phiếu REE:
– Giá trị cổ phiếu (a)                         550
– Tiền mặt (b) 0
Giá trị danh mục (c) = (a) + (b)       550
– Nợ gốc margin (d1)                         250
– Nợ lãi vay margin (d2) 0
Nợ margin (d) = (d1) + (d2)               250
Tài sản ròng (e) = (c) – (d)               300
Tỷ lệ ký quỹ margin (f) = (e) / (c)   55%

Giả định giá cổ phiếu REE vẫn đang giữ nguyên.
Khi đó, tỷ lệ ký quỹ hiện tại của bạn sẽ là:

Tỷ lệ ký quỹ hiện tại = 300/550 = 55%

Tuy nhiên, bạn cần phải hiểu rằng…
Thứ nhất, giá cổ phiếu luôn biến động mỗi ngày, từ đó giá trị danh mục và giá trị tài sản ròng cũng biến động theo.
Thứ hai, ngoài phần nợ gốc vay margin, mỗi ngày bạn sẽ phải trả lãi vay margin, tương ứng với mức lãi suất khoảng 12 – 14%/năm.
Vì vậy, giá trị tài sản ròng của bạn sẽ biến động mỗi ngày và làm thay đổi tỷ lệ ký quỹ margin.
Tỷ lệ ký quỹ margin càng giảm (càng thấp) thì càng rủi ro.
Khi tỷ lệ ký quỹ nhỏ hơn 50% nghĩa là tài sản ròng của bạn đang thấp hơn số nợ margin mà bạn phải trả.
Để phòng tránh rủi ro tổn thất khi sử dụng margin, bạn nhất định phải biết 3 ngưỡng Margin quan trọng sau đây:
*Margin sau mua
Mặc dù, mỗi mã chứng khoán sẽ có tỷ lệ Margin khác nhau 50%, 60%…
Nhưng không phải lúc nào bạn cũng có thể vay tối đa.
Các công ty chứng khoán thường sẽ quy định giới hạn Tỷ lệ ký quỹ Margin sau mua tối thiểu là 50%.
Điều đó có nghĩa là:
Tỷ lệ Margin hiện tại của bạn đang dưới 50% bạn sẽ không thể vay thêm.
Nếu muốn vay thêm?Bạn phải bổ sung ký quỹ bằng tiền, chứng khoán hoặc bán bớt những cổ phiếu kém hiệu quả nhằm tăng tỷ lệ Margin.
Tiếp tục ví dụ ở trên:
Giả sử giá trị cổ phiếu REE giảm 10%, và
Giả sử lãi vay margin phải trả là 10 triệu đồng (chú ý, mức lãi vay càng lớn nếu thời gian bạn vay càng lâu, lãi suất quy đổi khoảng 12 – 14%/năm)
Khi đó, cơ cấu tài sản của bạn sẽ như sau:
Giá trị cổ phiếu REE giảm 10%:
– Giá trị cổ phiếu (a)                          495
– Tiền mặt (b)                                        0
Giá trị danh mục (c) = (a) + (b)          495
– Nợ gốc margin (d1)                         250
– Nợ lãi vay margin (d2)                      10
Nợ margin (d) = (d1) + (d2)               260
Tài sản ròng (e) = (c) – (d)                 235
Tỷ lệ ký quỹ margin (f) = (e) / (c)        47%

Bạn có thể thấy:
Giá trị cổ phiếu REE chỉ còn 495 triệu (giảm 10% từ mức 550 triệu)
Ngoài phần nợ gốc vay margin 250 triệu, bạn còn phải trả thêm 10 triệu tiền lãi vay
Tỷ lệ ký quỹ khi đó sẽ giảm xuống chỉ còn 47%.
Vậy rủi ro ở đây là gì?*Nếu bạn không vay margin, mức lỗ của bạn sẽ là: 300 triệu x (-10%) = 30 triệu.
Nhưng vì bạn có vay nợ margin để mua cổ phiếu, mức lỗ trên tổng giá trị cổ phiếu tăng thêm. Đồng thời, bạn phải trả thêm cả lãi vay margin.
Vì vậy, mức lỗ của bạn sẽ là:
Lỗ từ cổ phiếu: 550 triệu x (-10%) = 55 triệu.
Nợ từ lãi vay margin: 10 triệu.
Tổng lỗ: 65 triệu.
Hoặc bạn có thể tính nhanh bằng chênh lệch giữa Giá trị tài sản ròng và phần Vốn đầu tư ban đầu của bạn:Cụ thể:
Tổng lỗ khi vay margin = 235 triệu (tài sản ròng) – 300 triệu (vốn ban đầu) = -65 triệu
Bạn có thể thấy, việc sử dụng margin đã làm tăng mức lỗ của bạn lên gấp đôi, từ 30 triệu thành 65 triệu.
Đây là mặt rủi ro của giao dịch margin.
Ở chiều ngược lại, khi giá trị cổ phiếu tăng lên thì mức lãi của bạn cũng tăng lên rất nhiều (cách tính tương tự).
Margin call
Tôi tin là bạn đã nghe nhiều nhưng chưa thực sự hiểu rõ sự nguy hiểm khi sử dụng margin.
Thậm chí người ta từng làm một bộ phim với tựa đề Margin call nói về cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
Vậy Margin Call là gì…
Đây là mức tỷ lệ ký quỹ margin tối thiểu bạn phải duy trì.
Ở Việt Nam, ngưỡng Margin Call thông thường là 40%.
Nếu tỷ lệ ký quỹ thấp hơn mức margin call thì sao?
Khi đó công ty chứng khoán sẽ gọi điện, nhắn tin thông báo bạn bổ sung ký quỹ.
Sau 3 ngày, bạn vẫn chưa thực hiện bổ sung. Công ty chứng khoán có quyền bán cổ phiếu của bạn để thu hồi nợ.
Bạn có thể hiểu đơn giản rằng, bạn sẽ bị… siết nợ.
Force sell
Đây là ngưỡng cảnh báo cuối cùng và có lẽ cũng nhiều đau thương nhất.
Nếu bạn theo dõi những phiên thị trường điều chỉnh mạnh, nhiều mã giảm sàn đồng loạt.
Tỷ lệ ký quỹ Margin của nhiều nhà đầu tư cũng sẽ giảm mạnh chạm ngưỡng Force Sell.
…thông thường là 30%
Tại ngưỡng này, nếu bạn không thực hiện bổ sung ký quỹ trong ngày hôm sau…
Công ty chứng khoán sẽ thực hiện bán giải chấp với giá sàn để thu hồi nợ.
——————————
Có nên sử dụng Margin?
Đồng ý việc sử dụng Margin trong chứng khoán có thể cho bạn mức lợi nhuận cao vượt trội.
Nhưng có lẽ bài học từ cuộc khủng hoảng năm 2008…
Hay chính Việt Nam năm 2011 khi lần đầu ban hành quy định về Margin vẫn còn nguyên đó.
Giống như những nhà đầu tư mới tìm hiểu khác…
Tôi thật lòng khuyên bạn không nên sử dụng Margin trong chứng khoán.
Có rất nhiều lý do khiến tôi khuyên bạn nên làm như vậy.
Nhưng sau cùng có 3 điều tôi cho là quan trọng nhất:
1/Bạn là người mới, không có nhiều kinh nghiệm
Qua nhiều năm, tôi chứng kiến không ít nhà đầu tư kinh nghiệm phải trả giá vì quá tự tin sử dụng Margin đòn bẩy cao.
Và khởi đầu, họ đều nói với tôi sẽ chỉ thử một chút…
2/Bạn chỉ nên bắt đầu với Margin khi đã biết cách kiểm soát rủi ro và làm chủ cảm xúc.
Áp lực ký quỹ, trả lãi vay có thể dẫn đến các quyết định sai lầm
3/Thông thường khi bạn đã sử dụng đến Margin, tức tiền thực có là không đủ cho nhu cầu đầu tư.
Nhưng…
Khi sử dụng Margin, công ty chứng khoán yêu cầu bạn đảm bảo mức ký quỹ tối thiểu.
Vô hình chung, bạn luôn phải đối mặt với áp lực cổ phiếu giảm giá thì phải bổ sung ký quỹ như thế nào?
Khi đó việc ra các quyết định sẽ không còn được chính xác.
Mặt khác, thời gian đến hạn cho mỗi khoản vay Margin chỉ vỏn vẹn 3 tháng…
Nếu bạn dùng Margin để đầu tư dài hạn là một sai lầm lớn.
Chưa kể, với mức lãi vay hiện tại tôi tin bạn sẽ phải cân nhắc lại:

*Rủi ro từ thay đổi chính sách MarginThời gian gần đây khi mà VN-Index giảm từ hơn 1.200 về 900 điểm.
Nếu bạn để ý nhiều công ty chứng khoán đã hạ tỷ lệ margin của nhiều mã.
Thậm chí cắt Margin để giảm thiểu rủi ro.
Nếu cổ phiếu bạn đang vay Margin với tỷ lệ 50% bị siết lại còn 60%…
Đồng nghĩa bạn sẽ ngay lập tức phải nộp tiền hoặc bán cổ phiếu để duy trì tỷ lệ ký quỹ mới.
Lời kết
Trong đầu tư, Margin luôn được ví như một con dao hai lưỡi.
Sử dụng Margin có thể giúp bạn kiếm được lợi nhuận lớn chỉ với lượng vốn nhỏ
…Nhưng cũng vì Margin mà thành quả của bạn cũng có thể bị xóa sạch.
Vì thế việc sử dụng đòn bẩy Margin là hết sức mạo hiểm
Nhiều nhà đầu tư giá trị như Warren buffet cũng không ít lần cảnh báo về sự nguy hiểm của việc sử dụng đòn bẩy trong đầu tư.
Nếu bạn muốn khoản đầu tư của mình được đảm bảo, chống chọi qua những giai đoạn xấu của thị trường
Thì lời khuyên tốt nhất là bạn chỉ nên sử dụng tiền mặt để đầu tư.
DUY QUANG

Thứ Bảy, 25 tháng 7, 2020

Ông Phan Dũng Khánh: Một lần đầu tư sai, 8 năm ròng rã làm đủ nghề trả nợ


- Những ngày đầu tiên đầu tư chứng khoán, với ông, là như thế nào?

Thứ ba, 21/7/2020, 09:00 (GMT+7)



Lời tòa soạn: 28/7/2000 - thị trường chứng khoán Việt Nam có phiên giao dịch đầu tiên với chỉ vỏn vẹn 2 cổ phiếu, khớp lệnh 1 lần/ngày, 3 ngày 1 tuần. Hai mươi năm qua là chặng đường dài với thị trường chứng khoán của một quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Không khó để nhìn ra những kết quả đạt được của thị trường chứng khoán khi thể hiện rõ vai trò là kênh dẫn vốn quan trọng của nền kinh tế, theo nhiều góc độ về định lượng như quy mô vốn hóa, cơ sở nhà đầu tư, số lượng sản phẩm, giá trị giao dịch hàng ngày… hay định tính như tính chuyên nghiệp của các thành viên….

Người Đồng Hành thu thập các số liệu, viết lại các câu chuyện được chia sẻ từ những nhà đầu tư cá nhân, những người làm công tác quản lý, lãnh đạo các công ty chứng khoán với hy vọng mang lại cho độc giả và nhà đầu tư những câu chuyện thú vị của một chặng đường dài đã qua.

Ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc Tư vấn Đầu tư Công ty Chứng khoán Maybank Kim Eng, đồng thời là một nhà đầu tư cá nhân đã gắn bó với thị trường chứng khoán ngay từ những ngày đầu tiên.



- Tôi vẫn nhớ cho đến tận bây giờ là sự hào hứng. Lần đầu tiên tôi biết đến thị trường chứng khoán (TTCK) là năm 1993, tìm tòi đọc sách dịch tiếng Việt, coi phim Hong Kong thấy doanh nghiệp thâu tóm, sáp nhập… Tôi thấy hay hay nên nghiên cứu, xem chứng khoán là gì mà người ta có thể giàu lên nhanh chóng rồi cũng vì đó mà có thể thù hằn, ghét bỏ nhau.

Tới năm 1998 – 1999, khi đọc tờ báo chứng khoán đầu tiên được phát hành tại Việt Nam, tôi có cơ hội tìm hiểu kỹ hơn. Khi đó, tôi là sinh viên trường Công nghệ thông tin, học chuyên ngành kỹ sư mạng máy tính nhưng cầm báo chứng khoán, nói chuyện về chứng khoán khiến nhiều bạn ngưỡng mộ lắm. Năm 2000, khi biết phiên giao dịch đầu tiên của thị trường chứng khoán Việt Nam, tôi còn mất ngủ.


Sáng sớm 28/7, tôi phi xe lên sàn giao dịch ở Nguyễn Công Trứ, hồi hộp hơn cả lần đầu gặp người yêu (cười). Nhưng cảm giác hồi hộp chỉ xuất hiện vào ngày hôm đó. Tôi phát hiện ra rằng nhiều người không có kiến thức về chứng khoán và tôi dần trở nên tự tin hơn.

Lên sàn, tôi quen một chị là cổ đông của 2 mã chứng khoán đầu tiên REE và SAM. Chị ấy cảm thấy băn khoăn vì trước có sổ cổ đông, được cầm nắm trên tay, giờ niêm yết sàn chứng khoán thì không biết tài sản đi về đâu. Chị sợ mất, chạy lên sàn canh “như canh con gái mới lớn lần đầu hẹn hò bạn trai”. Cổ phiếu của chị khi ấy ngày ngày đều tăng trần, tiền vô ào ào, chị không ngờ có thể kiếm tiền nhanh như thế.

- Ông đọc về chứng khoán vì thích hay vì cảm thấy sẽ nhanh giàu?

- Mình thích thôi! Hồi đó thấy mua mua bán bán, thông qua chứng khoán người ta làm giàu được, thâu tóm doanh nghiệp, điều khiển được chiến lược của công ty hay nhìn mấy ông chủ tịch cũng oách.

- Ông chọn mua cổ phiếu nào những ngày đầu tiên ấy?

Khi ấy tôi là sinh viên năm cuối, lại là sinh viên nghèo nên không có tiền mua. Hơn nữa thời điểm đó, không ai bán cả, chỉ giữ thôi vì ngày nào cũng tăng trần, dư mua khủng khiếp. Khi tôi gặp chỉ bảo chị kia mấy ngày, giải thích khái niệm niêm yết rồi cách giao dịch nên chị em cũng thân. Thấy tôi sinh viên nghèo nên chị tặng cho một lô 10 cổ phiếu mệnh giá 100.000 đồng “để chị em mình đầu tư chung có nhau cho vui”. Mình trở thành nhà đầu tư bất đắc dĩ thông qua việc cho tặng đó.



- Ông làm gì với lô cổ phiếu được tặng đó?

- Lô cổ phiếu vẫn mang tên chị ấy, khi nào bán sẽ gửi lại cho tôi. Tôi nhớ lô cổ phiếu tăng ầm ầm từ năm 2000 qua tháng 5/2001 lên cả triệu đồng. Tuy nhiên một lần lên sàn, tôi thấy chị ấy ôm bảng điện khóc. Hỏi ra mới biết, chị đã bán cổ phiếu và không ngờ kiếm được số tiền lớn quá sức tưởng tượng. Nhưng chị khóc vì lỡ bán mất mà giá nó lại lên điên cuồng.

Tuy nhiên, thấy giá cổ phiếu lên quá, chị ấy lại vào mua đúng cổ phiếu đã bán ở đỉnh và điều gì đến cũng phải đến. Từ tháng 6/2001, cổ phiếu tụt dốc không phanh, thấp hơn cả khi bắt đầu. Vì vậy, chị ấy từ bỏ và tôi cũng không còn lô cổ phiếu ban đầu đó nữa. Nên tôi mới nói, một trong những điều tôi thấy trên thị trường là sự cô đơn, không gặp người quen vì đa số họ đã “chết”.

- Thời điểm nào ông tự mua cổ phiếu?

- Tháng 6/2001, TTCK bắt đầu rớt cho tới năm 2003. Cuối năm 2003 đầu năm 2004, TTCK bắt đầu tăng trở lại. Tới năm 2004, tôi chính thức quay lại tham gia thị trường, mua cổ phiếu HAP của Tập đoàn Hapaco. Thời gian này, tôi hàng ngày làm công nghệ thông tin, tối nghiên cứu chứng khoán. Nhưng có lúc trong giờ làm, tôi cũng lên sàn ngồi.

Tới giai đoạn 2006 – 2008, người người chơi chứng khoán, nhà nhà chơi chứng khoán. Thậm chí, tôi gặp ông sếp có nhân viên chơi chứng khoán trong giờ làm việc, nhắc nhở mà người nhân viên đó nộp đơn nghỉ việc, tuyên bố rằng trong một ngày có thể kiếm được số tiền gấp nhiều lần lương. Người ta kiếm tiền bằng cách cứ mua là lời, không phân tích gì hết. Vấn đề là làm sao mua được cổ phiếu? Vì thế, môi giới chứng khoán thời điểm đó rất “hot”.

- Còn ông, vì sao từ một người làm công nghệ thông tin lại đi đầu tư chứng khoán? Thời điểm chuyển việc khi nào?

- Thật ra tôi vẫn làm song song cả 2. Ngoài việc kỹ sư công nghệ thông tin, tôi đầu tư cho cá nhân mình hoặc nhận của người thân, cũng như tư vấn đầu tư cho nhiều bạn bè.

- Các vị trí công việc ông làm khi chuyển qua lĩnh vực chứng khoán là gì?

- Đầu tiên tôi làm công nghệ thông tin và một vài vị trí khác cho cơ quan Nhà nước, cơ quan của Chính phủ. Sau đó, tôi làm chuyên viên chuyên trách danh mục đầu tư tài chính, đầu tư dự án rồi lãnh đạo bộ phận đầu tư của một số định chế tài chính như ngân hàng. Song song đó, tôi còn làm tư vấn cấu trúc cho doanh nghiệp, tham gia thành viên HĐQT của một số công ty cũng như tổ chức, hiệp hội…

- Vậy thời điểm nào ông đầu tư lời nhất?

Dĩ nhiên là khoảng 2006 – 2008, khi thị trường có thể giao dịch 2 hướng: sáng mua bán qua sàn, chiều kiếm hàng từ cổ phiếu OTC. Tôi nhớ có cổ phiếu ngân hàng trong vài tháng mà giá gấp hơn chục lần, mà chỉ là giao dịch bằng miệng.


- Ông làm gì với tiền lời?

Tôi không tận hưởng được cảm giác chiến thắng trong bao lâu. Bạn sẽ rất khó để thấy nhà đầu tư nào mang được tiền ra khỏi thị trường.

- Ông có thể nói rõ hơn vì sao không mang được tiền ra khỏi thị trường?

Vì lòng tham nên tiền được liên tục tái đầu tư, lợi nhuận của những khoản đầu tư trước được lấy hết để “all in” (đầu tư tất cả tiền) cho các khoản sau đó nên một khi mất là mất hết. Lòng tham che mờ khiến mình quên mất kỷ luật, nguyên tắc đầu tư, quản trị tiền, quản trị rủi ro.



- Có lẽ năm 2008, ông cũng bị thiệt hại nhiều?

Đó là lần đầu tiên trong đời, tôi mất tiền khủng khiếp tới vậy. Năm 2001, thị trường đi xuống nhưng lô cổ phiếu là được cho, không phải tài sản của mình và số tiền cũng nhỏ. Còn năm 2008, chính xác là tôi phá sản.

Tôi nhớ khi đó tôi có chút tiếng tăm trên thị trường, nhiều người gửi gắm niềm tin, cơ hội và cả tiền. Mẹ tôi đi chợ mà bà bán cá còn bảo về hỏi tôi “mua con gì, bán con gì” để “đu theo”. Bà bán bánh canh thì cử chồng đi làm bảo vệ công ty chứng khoán để nghe lỏm các thông tin mua bán, tạo quan hệ với môi giới chứng khoán và các nhà đầu tư khác. Bà ấy kể với tôi kiếm được tỷ mấy, chuẩn bị chuyển từ bán bánh canh sang làm nhà đầu tư chuyên nghiệp luôn. Tôi kêu đừng có chuyển và đến giờ phút này, bà ấy vẫn bán bánh canh cho tôi ăn.

- Những thiệt hại đó với cá nhân ông cụ thể là gì?

- Do giá cổ phiếu xuống thảm hại, mọi người đều lỗ. Tôi vay mượn gia đình, bạn bè, hàng xóm, rồi huy động tiền từ người khác nữa. Phá sản, tôi phải làm đủ nghề để trả nợ. Sáng tôi đi làm văn phòng, tối đi dạy, khuya đi làm những công việc chân tay khác.

Tôi chưa có tiền trả, họ chửi bới, sỉ nhục, tìm đủ mọi cách, thậm chí dùng bạo lực. Lúc đó tôi chỉ ước mơ trả hết được nợ và có một chiếc xe máy, không ước gì hơn. Suốt 8 năm ròng sau đó kể từ khi mắc nợ (2009), tôi mới trả hết. Nhưng tôi chỉ trả khoảng 98%, còn 2% không phải không trả được, mà là chủ nợ cũng phải trốn bặt vô âm tín…bởi thiếu nợ chủ nợ khác.

Tôi nhớ lần đầu tiên tôi đi dạy lớp cơ bản về TTCK là năm 2009, được trả tổng cộng 930.000 đồng. Họ trả vào buổi cuối cùng, bước ra cửa lớp thì chủ nợ trực sẵn. Mấy năm đầu tiên sau khi phá sản, tôi không được cầm tiền đi làm thêm để xài mà chỉ có trả nợ thôi.


- Tại sao một người vỡ nợ vì chứng khoán lại đi dạy về thị trường?

- Tôi đi dạy kiến thức tài chính đầu tư, dạy để mọi người biết để đừng lâm vào hoàn cảnh như mình, có kiến thức để đầu tiên có thể tồn tại, từ đó để chiến thắng. Chứ nợ từ đầu tư thì chỉ có đầu tư mới có thể trả được vì nó có thể lớn tương đương với nợ của tổ chức chứ đơn thuần là nợ cá nhân ở những lĩnh vực bình thường khác.

Giờ hết nợ, tôi giờ vẫn đi dạy cho nhiều nơi từ tổ chức tài chính, trường học đến các nhà đầu tư. Tôi dạy nhờ vào trải nghiệm của bản thân và của cả nhiều người khác không còn cơ hội ngồi đây để giúp mọi người hiểu về thị trường, tránh phải trả giá quá đắt.

Đứng lớp với tôi giờ là niềm vui với mong muốn chia sẻ kiến thức cho những người khác để họ không mắc phải sai lầm như mình, giúp người ta kiếm được tiền.



- Kinh nghiệm, bài học tâm đắc nhất nhất của ông sau thất bại đầu tư này là gì?

- Tôi cho rằng phải đi theo thị trường thì mới kiếm được tiền, đôi khi vô lý không thể tưởng tượng được nhưng thị trường luôn luôn đúng. Quy luật duy nhất là thị trường không có quy luật.

- Vậy theo ông, nhà đầu tư thế nào thì trưởng thành?

- Với tôi, nhà đầu tư trưởng thành là đầu tư chục năm vẫn còn “sống” và thật sự kiếm được tiền trên thị trường một cách bền vững, xem đây là công việc nghiêm túc không phải chụp giật nhất thời. Thậm chí, nếu bạn đầu tư quá lâu mà vẫn mất tiền thì chưa trưởng thành, như một người bạn tôi đầu tư 8 năm, mua được xe SH sau khi bán một chiếc Mercedes. Một trong những thất bại đầu tư trên thị trường, tôi cho rằng xoay quanh chữ lòng tham.


- Nhà đầu tư cần làm gì để khắc phục thất bại đó?

- Có một câu nói thế này: Những nhà đầu tư vĩ đại nhất thế giới không phải giỏi tài chính mà là tâm lý. Đầu tư là quá trình dài, bao gồm trải nghiệm và tâm lý đầu tư tốt. Những người kiểm soát được lòng tham và sự sợ hãi sẽ không bị mắc lừa. Tâm lý vững vàng, kiến thức nền tảng về đầu tư tốt giúp tạo thành bản lĩnh thì không sợ không kiếm được tiền.

Chính tôi, năm 2007, TTCK lập đỉnh 1.179 điểm thì khi 1.152 điểm, tôi đã rút rồi. Nhưng mọi người nói với một người nhiều kinh nghiệm như tôi mà ai cũng đang mua còn tôi lại bán thì mất hết cơ hội. Tôi cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, nghĩ hay mình sai. Và tôi quay lại mua đúng đỉnh. Và, tôi mất 8 năm để trả giá cho sai lầm đó.

- Hiện tại, ông có đầu tư không?

- Có, chỉ là tỷ trọng ít đi. Tôi trữ tiền mặt và đầu tư an toàn nhiều hơn vì khi đã có tuổi, cơ hội làm lại ít hơn. Với lại, càng ở lâu càng “biết sợ” thị trường hơn.


- Vậy, nguyên tắc đầu tư hiện tại của ông là gì?

- Kiếm được tiền là đúng, mất tiền là sai. Còn tiền là còn cơ hội, mất tiền là mất cơ hội. Khi mất tiền thì phải ngồi coi lại mình sai ở đâu và quyết định hành động phù hợp. Tóm lại, tôi luôn quan sát dòng chảy của vốn - thứ làm dịch chuyển thị trường (dòng tiền ngắn hoặc dài hạn) đồng thời đi theo nó vì thị trường luôn đúng.

Trước kia, tôi theo hướng “lướt sóng”. Tuy nhiên nhiều năm trở lại đây, tôi có kế hoạch đầu tư dài hạn, kể cả có đầu tư ngắn hạn cũng trong tầm nhìn dài hạn. Kể cả được “phím hàng” cũng phải tính toán, đưa nó vào kế hoạch dài hạn. Điều đó giúp tôi xử lý kịp thời nếu trong ngắn hạn xảy ra sự cố.

- Ông nghĩ bao giờ sẽ nghỉ hưu trong nghề đầu tư?

- Đầu tư chứng khoán và tài chính như cái nghiệp của tôi. Hơn nữa, tôi nghĩ nó là thu nhập bị động, không giống như những việc khác.

- Sau cùng, thần tượng của ông trong đầu tư là ai?

Tôi không thần tượng cụ thể người nào. Thần tượng của tôi có ở mọi nơi, là người chỉ bảo tôi đầu tư, hoặc người giúp tôi biết cách vượt qua những thất bại, thậm chí cả những người thất bại vì giá trị bài học thất bại bao giờ cũng rất lớn. Tất cả đều là những người thầy của tôi.

- Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện.


Phỏng vấn và hình ảnh: Khổng Chiêm

Thiết kế: Bảo Linh

Thứ Tư, 22 tháng 7, 2020

Chuyện chưa kể của một "lão làng" trên TTCK Việt Nam: Từng lập file excel để tính lãi 7% mỗi ngày và 3 lí do tin rằng đội lái vẫn còn nhiều đất diễn




Thời kỳ 2007, NĐT xếp hàng từ sớm trước cửa công ty chứng khoán Bảo Việt để chờ được bốc số đặt lệnh, cái cảnh mà giờ chắc chỉ còn thấy khi khai trương các quán café có ca sĩ/diễn viên Hàn quốc, hay cửa hiệu Uniqlo…
Nhân dịp 20 năm chính thức hoạt động TTCK Việt Nam, Trí Thức Trẻ đã có buổi trao đổi với một "lão làng" trên TTCK Việt Nam. Anh tham gia TTCK từ những ngày đầu, là một trong số ít những người còn bám trụ lại với nghề, sau rất nhiều thăng trầm trên thị trường chứng khoán. Vì một vài lí do cá nhân, anh muốn được giấu tên, và chỉ muốn kể câu chuyện của mình một cách chân thực nhất.



Năm 1999 là thời điểm tôi tốt nghiệp đại học kinh tế, là dân tỉnh nên xin việc và trụ lại ở xứ Sài Gòn là vấn đề quan trọng bậc nhất. Tôi nộp đơn nhiều công ty, nhiều ngành liên quan đến kinh tế, khi đó trùng hợp sao HOSTC (khi đó là Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM) có thông báo tuyển dụng thì tôi đăng ký. Tất nhiên tôi biết chứng khoán là ngành mới, và là ngành tôi chả nhớ gì mấy (có học ở những năm đại cương nhưng đâu có nghĩ là ở Việt Nam sắp ra đời sàn chứng khoán).

Nói đùa rằng nộp đơn vào HOSTC tính ra cũng là việc mạo hiểm, vì tôi hầu như không thể sử dụng kiến thức gì trong 5 năm đại học vừa xong. Giờ nghĩ lại, nếu mọi người cùng cho rằng chứng khoán Việt Nam có nhiều thành tựu lớn sau 20 năm thì rõ ràng là tôi may khi "chọn" theo ngành này.

Gia nhập thị trường từ khá sớm, đến nay kỷ niệm về những ngày đầu cũng có nhớ khá nhiều, ví dụ như tôi nhớ từng lập 1 file excel, chỉ nhằm tính toán nếu cổ phiếu cứ tăng trần đều đều 1 ngày 7% thì ngày mai ngày kia, tuần sau tháng sau… tôi lời bao nhiêu %. Tôi nhớ từng tham gia lập bảng kiểm tra tốc độ đặt lệnh cho đại diện sàn, với mục tiêu 10 giây 1 lệnh, và choáng khi có một chị bên Agriseco gõ nhanh chưa tới 3 giây 1 lệnh (sau này nghe nói đại diện sàn copy lệnh thì nhanh khỏi nói).



Trong những ngày đầu khai trương thị trường, tốc độ nhập lệnh là yếu tố quyết định khả năng mua được cổ phiếu. Lúc đầu chỉ khớp lệnh định kỳ 1 lần/ngày, và 1 trong những mánh lới đầu tiên của đại diện sàn để đua lệnh là gõ 10 ký tự số hiệu tài khoản cùng 1 con số, sau đó sửa lại đúng số tài khoản trước giờ khớp lệnh. Đây là trường dữ liệu duy nhất có thể sửa được mà không ảnh hưởng đến thứ tự ưu tiên thời gian của lệnh. Ảnh: Lê Toàn

Ngày HOSTC khai trương, tôi nhớ từng bị 1 sếp la vì cái tội hiển thị giá cổ phiếu trên bảng điện (giá ảo) có màu đỏ (hồi đó giá tăng là đỏ, nhưng sếp sợ màu đó xui).


Tôi cũng còn nhớ cảnh NĐT xếp hàng từ sớm trước cửa công ty chứng khoán Bảo Việt để chờ được bốc số đặt lệnh, cái cảnh mà giờ chắc chỉ còn thấy khi khai trương các quán café có ca sĩ/diễn viên Hàn Quốc, hay cửa hiệu Uniqlo…


Tôi từng kiếm được tiền, rồi lại mất gần hết trong giai đoạn 2007-2008. Tôi còn nhớ mấy anh chị quen nói Tết Âm lịch đầu năm 2007 là cái tết hoành tráng nhất trong bao nhiêu năm qua ở Việt Nam, nhất là ở Hà Nội, vì nhà nhà thắng chứng khoán, người người thắng chứng khoán. Ai cũng ăn mừng chứng khoán, và ai cũng hy vọng sau Tết sẽ đánh chứng mạnh hơn nữa.

Tháng 2/2007 là thời điểm tôi bắt đầu từ bỏ nghề công chức chứng khoán mà ra làm cho 1 công ty chứng khoán tư nhân. Không làm môi giới, mà làm phân tích, nhưng khi đó chứng khoán sục sôi thì môi giới và phân tích cũng chả khác biệt gì lắm. Cũng nhận định, dự phóng định giá model các kiểu, nhưng khi đa số cổ phiếu đều tăng giá thì anh nào cũng vênh mặt vì ai cũng nói đúng, bất kể theo "phương pháp" nào.


Nhưng có lẽ khi đó có một loại trải nghiệm đáng nhớ mà nhiều bạn trẻ bây giờ chưa được "hưởng", đó là giá cổ phiếu được "định giá" thay đổi tăng gấp 5-10 lần chỉ trong vòng 24 giờ. Đó là khi đấu giá IPO, nhất là đấu giá cổ phiếu dầu khí họ PVN.

Bạn nào từng xem những bộ phim xưa về sàn chứng Mỹ, người người đông nghẹt, chen chân giơ tay ra ký hiệu… thì đấu giá ở HOSE cũng vậy. Đến ngày đấu giá tại HOSE, khi NĐT bắt đầu ghi giá đấu lên phiếu, giá cổ phiếu bắt đầu tăng chóng mặt, vì người này nhòm phiếu người kia, người nào ghi sớm thì sau khi nhòm, họ chỉ muốn ghi lại, thế là sửa xóa trên phiếu, dẫn đến phiếu đấu bị hủy vì phạm quy định.


Nhìn lại thời điểm 2007, VNIndex và giá nhiều cổ phiếu tăng rất nhanh và mạnh, nhưng chỉ kéo dài có 4 tháng ngắn ngủi rồi sau đó giảm thê thảm.

Từ tháng 4/2007 chứng khoán bắt đầu đổ, nhưng dù gì cũng có 2 đợt hồi phục lớn trong năm đó, do vậy đến cuối năm 2007 VN-Index chỉ giảm hơn 20% (tất nhiên cổ phiếu rớt nặng hơn). Nhưng năm 2008 mới là năm thực sự buồn cho cả ngành chứng Việt Nam khi chịu tác động kép cả từ tâm lý thất vọng của NĐT trong nước, lẫn chứng khoán thế giới sụp đổ.

VN-Index chỉ có 1 đợt hồi nhẹ duy nhất vào giữa năm đó, nhưng rồi lại rớt về dưới 300 điểm cho đến cuối năm. Nhiều vị lãnh đạo lên tiếng cũng không ngăn được tình trạng bán tháo của NĐT. Nhiều anh em trong ngành chứng cũng phải "chia tay" nhau trong giai đoạn này, trong đó có một vị sếp của tôi. Kỷ niệm đáng (buồn) nhớ nhất của tôi là gì? Là tự tay viết giùm đơn thôi việc cho sếp lần thứ 2 trong năm này (lần đầu vào năm đầu nào đó của ngành chứng).


Tôi không nói rằng tôi yêu ngành này mà cố bám trụ. Tôi nghĩ ai làm lâu trong 1 ngành đều có tình yêu với ngành đó, do đó nói lên tình yêu không phải là việc gì to tát. Tôi bám trụ, đơn giản vì tôi không có nhiều lựa chọn để tìm ngành khác. Kiến thức tôi học ở đại học đã quên rồi, đâu còn nhớ mấy mà đi xin việc. Hơn nữa, kinh nghiệm tính theo số năm của tôi ở ngành chứng khá lớn, nó là lợi thế lớn nhất để nhảy từ công ty này qua công ty khác, miễn là còn trong ngành. Còn qua ngành khác, kinh nghiệm sẽ về gần con số không.

Tất nhiên có nhiều bạn bè tôi đã bỏ ngành, không ít người thất vọng với tương lai ngành chứng khoán, nhưng đa số họ có điều kiện nhất định khác. Còn tôi đã trải qua mấy giai đoạn thăng trầm lớn của thị trường, tôi vẫn khá lạc quan với tương lai.


Thường người ta nói, làm trong ngành chứng khoán rất áp lực, lúc lên thì khách hàng đòi tìm kiếm lợi nhuận, nhưng lúc xuống thì trách móc, chuyện này rất bình thường. Tôi từng tự ý bán cả danh mục 20-30 mã cổ phiếu của một chị khách rất thân quen trong năm 2007 và bị cằn nhằn không dứt, may là tình chị em vẫn còn sau đợt khủng hoảng đó.

Gần đây kiểm nghiệm lại những lần tư vấn cho anh em môi giới hay khách, tôi tự thấy vẫn luôn có những nhận định sai hay "phím hàng sai". Tuy nhiên, áp lực đối với tôi lúc này không phải là sợ "phím hàng sai", mà là không biết nói gì khi thị trường sideway hay có nhiều thông tin ngược chiều nhau cũng làm nhiễu loạn thị trường. Lý do là giờ tôi không còn phải "phím hàng" hàng ngày như các bạn môi giới trẻ.

Đối với các bạn môi giới trẻ, có lẽ áp lực lên các bạn đúng như câu hỏi, là luôn bị khách hàng cằn nhằn. Khi thị trường lên thì phải phím được mã nào chạy thật nhanh, vừa mua là tăng liền, không là bị cằn nhằn. Khi thị trường xuống thì phải biết trước hoặc cắt lỗ thật sớm sau đó là phải biết phím đúng đáy, không là bị cằn nhằn…

Phím hàng đúng nơi đúng lúc thì ít được khen, nhưng nếu sai mà gặp khách hàng nhớ dai thù sâu thì bị nghe mắng rất mệt. Tôi nghĩ những áp lực này không thể tránh được, trừ phi bạn chỉ có những khách hàng thân thiết, có họ hàng hay anh anh em em bè bạn bao năm biết chia sẻ cảm thông, hoặc khách hàng là NĐT giá trị "cổ điển", tức mua rồi cầm hoài ăn cổ tức. Bạn càng có nhiều khách hàng, tỷ lệ khách thích lướt sóng càng tăng lên, tỷ lệ khách ít thân quen càng tăng lên…, khi đó áp lực loại này cũng tăng lên.


Tôi nghĩ có một vài cách có thể áp dụng để giảm bớt áp lực trên, nhất là đối với khách hàng ít thân quen. Ví dụ như nên làm việc theo team, không nên làm cá nhân. Làm theo team không phải để đổ thừa, mà là có được kết quả tư vấn toàn diện hơn và chất lượng hơn khi cùng nhau làm.

Ví dụ như khi tìm kiếm cổ phiếu, không nên chọn duy nhất 1 mã. Không nên cam kết lãi hay bao lỗ. Khi giới thiệu, nên nói rõ cổ phiếu này mua đầu tư hay lướt, nếu lướt thì nên nói trước mức cắt lỗ. Đừng sợ nói cắt lỗ với khách hàng. Không nên khuyến nghị khách hàng bắt đáy nếu khách hàng không hiểu cắt lỗ là một tiêu chí của kỷ luật. Và điều quan trọng là, bạn nên thường xuyên cảnh báo khách hàng khi thấy có rủi ro.

Nhiều trường hợp tôi từng trải nghiệm qua, cho dù có thể cảnh báo sai, nhưng nhỡ đúng, khách hàng sẽ nhớ đến bạn. Tại sao nên làm chuyện này? Vì tôi nghĩ lời cảnh báo khác lời khuyến nghị ở một điểm rất quan trọng, đó là nó mang lại cảm giác thật lòng hơn. Chứng khoán không thể tăng hoài tăng mãi, bạn không thể khuyến nghị bách phát bách trúng, do đó khách hàng sẽ có lúc thắng lúc thua. Khi thua, họ sẽ nhớ rằng bạn đã cảnh báo vì lo lắng cho họ, và họ sẽ biết ơn vì điều đó.



TTCK Việt Nam thường gắn liền với khái niệm "đội lái", tôi nghĩ ở quan điểm cá nhân tôi, đội lái hiện tại quy mô và độ chuyên nghiệp lớn gấp nhiều lần "hồi xưa". Nhiều con số thống kê trên cả 2 sàn chứng khoán cơ bản và phái sinh cho thấy rất nhiều thời điểm giá chứng khoán diễn biến theo đúng thuyết âm mưu hay tin đồn lan truyền trước đó trong giới môi giới.

Nhiều khi giá chứng khoán giống như được vẽ sẵn, dụ được cả giới phân tích kỹ thuật. Đặc biệt những ngày phái sinh "đáo hạn", thì rổ cổ phiếu VN30 thường tạo sự bất ngờ đến ngỡ ngàng vào ATC, bạn nghĩ nó công bằng minh bạch ư?

Nói chung, đội lái vẫn còn đất diễn rất rộng theo tôi vì 3 lý do:

Một là tâm lý đầu cơ chứng khoán ở nước mình rất cao, nhiều người thích "ăn" dày, "ăn" ngay và luôn khi vừa mua xong, kiếm tiền kiểu đó thì chỉ là zero-sum game, bạn lấy tiền từ túi người khác.

Hai là cổ phiếu giá rẻ quá nhiều, gọi nôm na là cổ phiếu rác, những mã này không khiến NĐT sợ hãi mà còn kích thích lòng tham. Trên sàn có rất nhiều cổ phiếu giá chỉ chừng vài ba ngàn đồng (thậm chí vài ba trăm đồng), chỉ cần tăng lên 1 ngàn đồng là tương đương mấy chục phần trăm. Giả sử có 2 cổ phiếu cùng tăng giá 50% nhưng cổ phiếu tăng 1 ngàn đồng mang lại cảm giác nhanh và dễ hơn nhiều so với cổ phiếu tăng vài chục ngàn, hay cả trăm ngàn mới đạt mức % tương tự. Một cổ phiếu giá 2 ngàn đồng lên 4 ngàn đồng có khi chỉ cần mấy phiên hoặc hơn tuần, nhưng một cổ phiếu giá 100 ngàn đồng lên 200 ngàn đồng thì phải chờ mấy năm, nên chơi cổ phiếu 2 ngàn đồng mới chóng giàu.

Thứ ba là hình phạt rất yếu, chủ yếu là phạt tiền với giá trị mà nhiều người từng nói đùa là tương đương đóng thêm 1 lần phí giao dịch.


Về câu chuyện nhà đầu tư số 0 xuất hiện từ đợt Covid vừa qua, quan điểm của tôi cho rằng với những ai có nhiều năm kinh nghiệm lăn lộn trên sàn chứng, tất nhiên họ khôn hơn. Khôn ở đây nhiều nghĩa, ở mặt tích cực thì có cả tỉnh táo hơn, bớt liều hơn và biết sợ nhiều hơn, chuyên nghiệp hơn cũng có.

Tôi từng gặp những khách hàng chia sẻ rằng họ có phương pháp đầu tư cụ thể, chi tiết và họ tuân thủ một cách kỷ luật. Ở mặt tiêu cực, khôn hơn tức là nhiều "thủ đoạn", kể cả như sẵn sàng đua theo lái. Gần đây tôi vẫn thấy nhiều mã cổ phiếu xuất hiện chiêu đặt lệnh "rải đinh", trò này không phải dân kinh nghiệm thì còn ai? Còn đối với NĐT F0, tôi vẫn có cảm giác họ chẳng khác gì mấy với lớp F0 xưa, vẫn tham lam với chứng khoán, mua theo lời rỉ tai, dám chơi cổ phiếu rác, dám đua trần và thậm chí dám gồng lỗ margin.


Có ý kiến thú vị rằng Covid-19 đã mang lại cho lớp F0 này chiến thắng lớn, và nó hình thành một thói quen, hay tâm lý rằng nếu Covid-19 tái diễn, họ sẽ còn dám chơi lớn hơn nữa.

Cơ hội đầu tư luôn hiện hữu trên sàn chứng khoán, chỉ khác ở khoảng thời gian bạn đầu tư. Ở đây tất nhiên tôi tách bạch rạch ròi chuyện đầu tư và đầu cơ vì công việc chính của tôi là tìm kiếm cơ hội đầu tư, cơ hội đầu cơ thì tôi có 1 nhóm anh em khác đảm nhiệm. Làm nghề phân tích đầu tư lúc này, nhiệm vụ của tôi là luôn phải tìm ra cổ phiếu, kể cả những lúc khó tìm, kiểu như hồi tháng 3 vừa qua. Ở góc độ cá nhân, tôi nghĩ tìm cổ phiếu đầu tư không khó, nhưng thuyết phục người mua thì mới khó. Đây lại là câu chuyện dài, tùy mình tùy người và tùy từng bối cảnh.

Châu Cao (ghi)

PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ VỐN HIỆU QUẢ






Quản lý vốn là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến dòng tiền, chiến lược đầu tư hay quyết định đầu tư của mỗi trader. Nhưng, quản lý vốn là gì? Có những phương pháp quản lý vốn hiệu quả nào? Nếu bạn đang có cùng thắc mắc như tôi, thì hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!Những phương pháp quản lý vốn trong trade coin và forex
1. Quản lý vốn là gì? Tầm quan trọng của quản lý vốn trade coin và forex
Đầu tiên, trước khi tìm hiểu các phương pháp quản lý vốn, chúng ta hãy cùng tìm hiểu đôi chút về nguồn vốn trong trade coin và forex là gì nhé
1.1. Nguồn vốn là gì? Thế nào là quản lý vốn?
Nguồn vốn chính là tiền. Cụ thể, đó là nguồn tiền bạn dự định sẽ đầu tư vào các sàn giao dịch.
Với mức ngân sách được tính toán trước, các trades sẽ được cung cấp một phạm vi để đánh giá khả năng tồn tại của họ trong các chiến dịch đầu tư trade coin hay forex. Nguồn vốn không chỉ giúp phơi bày rủi ro và sự không chắc chắn của các chiến dịch khác nhau, mà còn giúp kiểm tra các khoản đầu tư lỗ hay lãi một cách hiệu quả
Quản lý nguồn vốn là một sự kiểm soát hiệu quả các khoản chi tiêu vốn. Từ đó, đưa ra được những quyết định giao dịch tối ưu nhất cho kế hoạch phát triển đầu tư lâu dài.
1.2. Cách quản lý vốn hiệu quả quan trọng như thế nào với các traders?
Nếu bạn là một trader mới trong lĩnh vực trade coin hoặc forex, thì ngoài học cách đầu tư, viêc quan trọng không kém chính là học cách quản lý vốn hiệu quả, bởi vì:
Đầu tư trade coin hay forex đều có rủi ro. Đặc biệt là khi thị trường biến đổi không ngừng khiến các traders thiếu kinh nghiệm dễ bị “sa bẫy”. Vì vậy, việc lập kế hoạch thích hợp thông qua ngân sách vốn là cần thiết nếu bạn muốn đầu tư dài hạn
Các khoản đầu tư là “một chiều”. Tức là khi bạn đã đưa ra lệnh thi không thể rút lại. Và vì nguồn vốn là có hạn, nếu bạn không cân nhắc kỹ, rất có thể bạn sẽ phải chia tay “sàn” chỉ trong vài bước lệnh.
Nguồn vốn quyết định thời gian đầu tư của bạn. Đồng thời, nó cũng quyết định lợi nhuận bạn nhận được là nhiều hay ít. Nếu bạn bạn quản lý vốn hiệu quả, bạn sẽ tránh được những khoản đầu tư không đáng và giữ cho “tuổi thọ đầu tư” của bạn được dài lâu.
Vậy, làm sao để quản lý vốn forex và trade coin hiệu quả?
2. Những phương pháp quản lý vốn forex và trade coin
Thực tế, mỗi trader có một phương pháp khác nhau để quản lý vốn forex và tradecoin của mình. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến nhất, bao gồm: Phương thức áp dụng thời gian hoàn vốn (PP – Payback Period), Tỷ lệ kế toán của phương thức hoàn trả (ARR). Phương pháp giá trị hiện tại ròng (NPV), phương pháp chỉ số lợi nhuận và IRR.Cách quản lý vốn hiệu quả rất cần thiết dành cho traders
2.1. Phương thức áp dụng thời gian hoàn vốn (PP – Payback Period)
Thời gian hoàn vốn – Payback Period là độ dài thời gian mà traders trade coin và trade forex có thể thu hồi lại đủ vốn đầu tư ban đầu.

Công thức tính cụ thể : Thời gian hoàn vốn = Tiền mặt (đầu tư) / Dòng tiền hàng năm
Thực tế, phương pháp này được xây dựng dựa trên quy tắc ngón tay cái (The Range Rule of Thumb), dựa vào giá trị hoàn vốn tính được, bạn có thể tính được tính khả thi của lệnh giao dịch. Từ đó, quyết định xe, có nên thực hiện hay từ chối.
2.2. Tỷ lệ kế toán của phương thức hoàn trả (ARR)
Phương pháp quản lý vốn hiệu quả thứ hai là áp dụng tỷ lệ ARR hay Tỷ lệ kế toán của phương thức hoàn trả. Phương pháp này giúp khắc phục nhược điểm của phương pháp thời gian hoàn vốn. Tỷ lệ hoàn vốn được biểu thị bằng phần trăm thu nhập của khoản đầu tư lệnh trading cụ thể.Quy tắc hoạt động của phương pháp này là: khi tỷ lệ ARR của lệnh mua/bán cặp tiền hoặc coin cao hơn tỷ lệ tối thiểu được thiết lập trước đó sẽ được xem xét và những lệnh có tỷ lệ ARR thấp tỷ lệ được xác định trước sẽ bị từ chối.

Công thức cụ thể: ARR = Lợi nhuận trung bình / Giá trị đầu tư trung bình
Tuy nhiên, phương pháp này không xem xét đến thời gian của lệnh. Nên nó không thích hợp với những chiến lược đầu tư dài hạn.
2.3. Phương pháp giá trị hiện tại ròng (NPV)
Đây là một trong những phương pháp quản lý vốn được sử dụng rộng rãi để đánh giá tính khả thi của các đề xuất đầu tư, trong cả forex và trade coin. Phương pháp này cho biết mức lãi thực tế mà traders đạt được sau khi khấu hao tất cả chi phí bỏ ra ban đầu. Và sử dụng nó để xác định giao dịch có nên thực hiện hay không.

Công thức tính: NPV = PVB – PVC

Trong đó: PVB = Giá trị lợi nhuận

PVC = Giá trị chi phí

Trong phương pháp quản lý vốn này, dòng tiền dự kiến ​​ở các khoảng thời gian khác nhau được chiết khấu(chi phí cơ hội) ở một tỷ lệ cụ thể. Các giá trị hiện tại của dòng tiền được so sánh với đầu tư ban đầu. Nếu kết quả là dương (+) thì nó được chấp nhận hoặc là âm (-) thì bị từ chối.
Tuy nhiên phương pháp NPV này có nhược điểm là đòi hỏi tính toán chính xác chi phí. Điều mà khó thực hiện nếu kế hoạch giao dịch kéo dài. Nó sẽ phù hợp nhất với các giao dịch Quyền chọn nhị phân ( BO ). Khi mà bạn đã có thể nắm được chi phí, thời gian giao dịch và lợi nhuận dự kiến.
2.4. Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR)
IRR (Internal rate of return) được gọi là lãi suất nội bộ vì nó chỉ phụ thuộc vào chi phí và tiền thu được liên quan đến giao dịch chứ không từ bất kỳ nguồn tiền ngoài nào khác.
Nói một cách tổng quát, tỉ lệ IRR càng cao thì tiềm năng của giao dịch càng lớn. Đồng thời, IRR còn được coi là thước đo đánh giá tốc độ tăng trưởng mà một giao dịch có thể tạo ra được. Nếu giả định tất cả các điều kiện khác là như nhau thì giao dịch nào có IRR cao nhất thì giao dịch nên được ưu tiên thực hiện đầu tiên.
2.5. Chỉ số lợi nhuận (PI- Profitability Index)
Chỉ số lợi nhuận PI được hiểu đơn giản là tỷ số giữa giá trị hoàn vốn từ giao dịch so với tổng các khoản đầu tư ban đầu.

Công thức tính chỉ số PI cụ thể như sau: PI = giá trị thu hồi (NPV) / Vốn ban đầu
Kết quả: Tất cả các dự án có PI> 1.0 được chấp nhận.
3. Các phương pháp quản lý vốn theo chỉ báo kỹ thuật
Bên cạnh những lựa chọn trên, các nhà đầu tư trade coin và forex còn lựa chọn một số phương pháp quản lý vốn theo chỉ báo kỹ thuật. Trong đó, nổi bật nhất là phương pháp Fibonacci và Martingale.Phương pháp quản lý vốn đầu tư với chỉ báo Fibonacci
3.1. Phương pháp quản lý vốn Fibonacci
Với phương pháp chỉ báo Fibonacci này, bạn sẽ thực hiện giao dịch dựa trên một dãy số tỷ lệ có quy luật là 2 số sau cộng lại sẽ bằng một số trước. Cụ thể theo 2 cách xuôi và ngược là: 1-1-2-3-5-8-13-21 và 21-13-8-5-3-2-1-1.
Ví dụ, tại nhóm Fibonacci xuôi, bạn sẽ đánh trước 1$. Sau đó nếu thua bạn đánh gấp 1$, rồi gấp 2$, gấp 3$… Cho đến khi thua hết hoặc bạn win và có lãi hòa vốn hoàn về tài khoản. Ngược lại, cũng tương tự, nếu đánh theo tỷ lệ ngược, đầu tiên traders sẽ đánh 21$. Nếu thua đánh tiếp 13$, và giảm dần xuống 8$ rồi xuống 5$…
Nếu thua bạn sẽ mất: 21-13-8-5-3-2-1-1=54$
Nếu bạn may mắn thắng ở lệnh 21, thì chỉ cần 3 lần thắng như vậy, bạn sẽ hoàn được vốn: 21-21-21=63$
3.2. Phương pháp quản lý vốn Martingale
Phương pháp quản lý vốn vằng chỉ báo kỹ thuật thứ hai mà tôi muốn giới thiệu đến bạn chính là phương pháp quản lý vốn Martingale. Phương pháp này thực tế được dựa trên một tư duy đã quá “quen” trong giới cờ bạc. Đó là chỉ cần 1 win lần thì có hòa lại toàn bộ số lệnh thua trước đó. Không hạn chế trước đó đã bị thua bao nhiêu lần.
Cụ thể: Lệnh 1 bạn đánh 1, thua bạn đánh 2, thua 4 thua bạn đánh tiếp 8,16,32,64 và quay lại về 1.
Tuy nhiên, rủi ro của phương pháp này rất cao, vì càng nhân lên, số chi phí bạn phải bỏ ra càng lớn. Và nếu không may mắn, bạn sẽ bị thua đậm.
3.3. Một số phương pháp quản lý vốn hiệu quả theo chỉ số kỹ thuật khác
Ngoài Fibonacci, Martingale, có một số chỉ số khác có thể hỗ trợ cho công tác quản lý vốn đầu tư của bạn. Cụ thể đó là những chỉ số sau: Paroli: 1-2-4-1, D’Alembert: 1-2-3-4-3-2, Rabbonni A136 : 1-3-6…
Tuy nhiên, có một điều bạn cần suy nghĩ kỹ vì mỗi phương pháp chỉ đúng vào một thời điểm nhất định. Không hề có một phương pháp nào có thể giúp bạn WIN 100%. Vì vậy hãy tùy thuộc vào ngân sách và mục tiêu của mình mà phân bổ vốn sau cho phù hợp.
Lời khuyên: Đừng bao giờ đánh hết tài khoản, vì đó sẽ là cơ hội cuối cùng giúp bạn “vực dậy” nếu quyết định giao dịch forex hay trade coin tại thời điểm chọn của bạn là một sai lầm.
4. Kết luận
Trên đây là một số phương pháp quản lý vốn hiệu quả trong forex và bitcoin. Nhưng, dù là phương pháp nào, muốn thành công, traders cũng phải chuẩn bị cho mình hành trang tâm lý thật vững vàng và ổn định. Từ đó, mới đưa ra được các chiến lược đúng đắn nhất tùy vào hoàn cảnh, giúp ích hiệu quả cho quá trình xây dựng sự nghiêp đầu tư của mình.

 Chúc bạn thành công! 

ADMIN

Hội chứng "Người giàu khốn khổ" và câu chuyện Bill Gates không để hết tài sản lại cho con




Hội chứng "Người giàu khốn khổ" (Rich Asshole Syndrome) được hình thành khi các đại gia cảm thấy thất vọng vì không được thỏa mãn các nhu cầu dù sống trong điều kiện tốt hơn so với số đông.


Năm 2007, nhà báo Gary Rivlin đăng tải trên tờ New York Time hồ sơ tổng hợp về những người giàu nhất thung lũng Silicol. Một trong số đó là doanh nhân Hal Steger sống cùng vợ trong ngôi nhà trị giá hàng triệu USD bên bờ biển Thái Bình Dương. Tổng tài sản ròng của gia đình này vào khoảng 3,5 triệu USD và giả sử với mức lợi nhuận thu về 5% cho các khoản đầu tư, gia đình Steger có thể sống nhàn hạ đến cuối đời với thu nhập cố định 175.000 USD/tháng.
Trớ trêu thay, Rivlin cho biết doanh nhân Steger luôn bắt đầu ngày làm việc từ 7h sáng. Vị triệu phú đã 51 tuổi này làm 12 tiếng mỗi ngày và 10 tiếng vào cuối tuần. Nghe có vẻ phi lý cho một doanh nhân thành đạt đã cao tuổi. Thậm chí bản thân Steger cũng nhận thức được vấn đề này.
"Tôi biết người ngoài nhìn vào sẽ hỏi tại sao tôi còn làm việc chăm chỉ như vậy khi đã giàu. Thế nhưng với tình cảnh của tôi hiện nay, một vài triệu USD chẳng có ý nghĩa là mấy", triệu phú Steger cho biết.


Câu nói này của Steger vốn ám chỉ đến lạm phát, đồng tiền mất giá hay nhiều yếu tố rủi ro khác nhưng với nhà báo Rivlin, bản thân Steger dường như không nhận ra ông đang lâm vào một tình cảnh thường thấy trong giới nhà giàu. Theo Rivlin, Thung lũng Silicon là mảnh đất của tầng lớp "lao động triệu phú" (Working Class Millionaires). Đây là những gã nhà giàu thành đạt nhờ làm việc chăm chỉ, thế nhưng họ vẫn chưa công nhận rằng mình giàu khi sống trong một cộng đồng toàn những kẻ giàu tương đương hay thậm chí nhiều tiền hơn mình.
Sau khi phỏng vấn nhiều giám đốc điều hành, những người thuộc tầng lớp giàu có, nhà báo Rivlin cho rằng nhiều triệu phú thường coi số tiền mình hiện có chẳng đáng bao nhiêu so với hàng trăm nghìn đại gia khác.
Triệu phú Gary Kremen, người sáng lập Match.com với khối tài sản ròng 10 triệu USD nhận thức được vấn đè này.
"Những người giàu như chúng tôi thường nhìn lên những người giàu hơn. Ở tầng lớp này, bạn vẫn sẽ chẳng là gì nếu chỉ có 10 triệu USD", nhà sáng lập Kremen thừa nhận.
Vậy nếu 10 triệu USD vẫn chẳng là gì thì bao nhiêu mới đủ?
Nhiều người có thể nguyền rủa những người giàu khi đã lắm tiền nhưng vẫn miệt mài làm việc. Thế nhưng sự thật là giới nhà giàu đang lâm vào một cái bẫy tâm lý khi làm việc quần quật và lọt vào 0,001% những người giàu nhất thế giới để rồi không nhận ra mình đã đạt được mục tiêu ban đầu.
Nếu vẫn tiếp tục sống "quần quật" và chỉ ngước nhìn lên như vậy, những người giàu sẽ chẳng bao giờ thấy mình thực sự giàu. Khi đã già và bệnh tật, những người giàu mới chợt nhận ra cuộc sống vô nghĩa khi cắm đầu kiếm tiền để rồi cuối cùng chẳng nhận được mấy sự cảm thông từ gia đình hay bạn bè.
Hội chứng "Người giàu khốn khổ"
Đối với phần đông, người giàu thường bị gắn mác lạnh lùng, kênh kiệu, khó ưa… Họ thường làm những gì mình muốn và chẳng để tâm mấy đến những người xung quanh. Họ sống cô độc trong thế giới và tầng lớp riêng mà quên đi mất số đông những người bình thường còn lại.
Tuy nhiên những đại gia khó ưa này không phải sinh ra đã vậy. Hội chứng "Người giàu khốn khổ" (Rich Asshole Syndrome) được hình thành khi các đại gia cảm thấy thất vọng vì không được thỏa mãn các nhu cầu dù sống trong điều kiện tốt hơn so với số đông.
Ngay từ bé, trẻ em đã được dạy về sự giàu có, về sức mạnh của tiền bạc khi gia đình khá giả mua được cho con họ nhiều đồ chơi hơn. Lớn lên, tiền bạc được dùng để đánh giá về sự thành công, về khả năng kết hôn cùng nhiều sự lựa chọn khác.
Thế nhưng, hầu như chẳng có ai nói cho những người giàu biết về cái giá của họ khi thay đổi cuộc sống nhờ kiếm nhiều tiền hơn. Người giàu mua ô tô để không phải chen chúc đi xe buýt, họ mua biệt thự để tránh bị làm phiền bởi những hàng xóm ồn ào. Người giàu ở khách sạn hạng sang thay vì những nhà nghỉ rẻ tiền.
Các đại gia sử dụng tiền để giải thoát bản thân khỏi những rủi ro, bất tiện trong cuộc sống. Tuy nhiên đi cùng với đó là những cái giá tiềm ẩn. Việc tách biệt khỏi số đông khiến người giàu sống thoải mái nhưng cũng khiến họ mất cơ hội làm quen với những người lạ, trải nghiệm những thứ bình thường hay giao tiếp như phần đông những người khác.
Những nhà nghiên cứu đã nhiều lần kết luận rằng cảm giác kết nối trong một cộng đồng là yếu tố quan trọng làm nên hạnh phúc. Số liệu của Tổng cục điều tra dân số Mỹ cho thấy thập niên 1920, chỉ có khoảng 5% người dân sống một mình thì nay hơn ¼ tổng dân số Mỹ lủi thủi 1 mình, đây là tỷ lệ cao kỷ lục chưa từng có.


Ngoài ra, tỷ lệ sử dụng thuốc chống trầm cảm đã tăng hơn 400% trong 20 năm qua. Hiện tượng nghiện thuốc giảm đau thì ngày càng tăng. Số người giàu trên thế giới ngày một nhiều khi kinh tế đi lên nhưng sự hạnh phúc của người dân, thậm chí là cả những đại gia lại chẳng mấy thay đổi nếu không muốn nói là tệ hơn.
Nghiên cứu của trường đại học Toronto cho thấy người giàu thường kém hào phóng hơn người nghèo, nhưng nguyên nhân không đơn thuần là do người giàu keo kiệt. Thay vào đó, sự tách biệt khoảng cách giữa 2 tầng lớp đã làm giảm sút khả năng đồng cảm, thương hại của người giàu với người nghèo hơn.
Thậm chí, nghiên cứu của đại học Toronto còn cho thấy người giàu có xu hướng ít hào phóng hơn khi sự bất bình đẳng quá cao hoặc quá thường xuyên trong xã hội chứ không phải do bản tính ích kỷ. Nếu người cần được giúp đỡ không quá khác biệt, người giàu có thể sẵn sàng đưa tay giúp đỡ, thế nhưng nếu sự khác biệt về văn hóa, kinh tế hay tầng lớp quá xa hoặc sự bất bình đẳng diễn ra thường xuyên trong xã hội, người giàu có lẽ sẽ chẳng mấy quan tâm.
Người giàu thích phạm tội?
Các nhà thần kinh học Jorge Moll, Jordan Grafman và Frank Krueger của Viện Rối loạn Thần kinh và Đột quỵ Quốc gia (NINDS) đã sử dụng máy fMRI để chứng minh lòng vị tha của con người liên quan đến bản năng, đến cấu trúc tiến hóa não bộ người hơn là văn hóa xã hội.
Theo đó, não bộ người được lập trình từ bé để có được cảm giác an toàn khi thể hiện lòng tốt hoặc chăm sóc cho những người cần giúp đỡ. Tuy nhiên, việc giúp đỡ người khác sẽ bị thay đổi do cách giáo dục và sự học hỏi trong quá trình trưởng thành, qua đó khiến những đứa trẻ nhà giàu có ít bản năng giúp đỡ những người khác hơn.
Đồng quan điểm, nhà tâm lý học Dahcer Kelter và Paul Piff đã theo dõi các ngã tư và cho kết quả rằng những chiếc xe đắt tiền tạt đầu xe khác nhiều gấp 4 lần so với những chiếc xe bình dân. Khi theo dõi đèn dừng cho người đi bộ qua đường, hầu hết những chiếc xe bình dân đều dừng đèn đỏ tôn trọng luật pháp nhưng chỉ có 46,2% những chiếc xe đắt tiền làm điều này dù họ đã nhìn thấy có người chuẩn bị băng qua đường.
Nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy người giàu nhiều khả năng gian lận trong công việc hay trò chơi hơn những người bình thường. Họ cũng có nhiều khả năng nói dối trong các cuộc đàm phán, bào chữa hành vi phi đạo đức ở nơi làm việc hay nói dối khách hàng để kiếm thêm thu nhập.
Khảo sát của Viện tâm thần New York cho thấy người giàu có nhiều khả năng không thanh toán hàng hóa khi ra khỏi cửa hàng hơn là người nghèo. Nghe thật trớ trêu nhưng chúng phản ánh một quy luật tại các nước Phương Tây: Nếu bạn biết mình đủ khả năng thuê luật sư giỏi hoặc đóng tiền tại ngoại, việc vượt đèn đỏ hay không thanh toán một thanh kẹo Snickers có vẻ không quá rủi ro.
Tuy nhiên câu chuyện không dừng lại ở việc ăn trộm một thanh kẹo. Tổ chức nghiên cứu độc lập "Independent Sector" đã từng công bố kết quả cho thấy những người có thu nhập dưới 25.000 USD/năm thường quyên góp hoặc cho đi hơn 4% thu nhập của mình. Tuy nhiên, những người thu nhập hơn 150.000 USD/năm lại chỉ đóng góp khoảng 2,7% bất chấp theo luật định, người giàu có thể hưởng các lợi ích về thuế khi làm từ thiện hơn người nghèo.
Tất nhiên, "Hội chứng người giàu khốn khổ" cũng có những ngoại lệ khi nhiều tỷ phú đủ thông minh để nhận ra những cạm bẫy của đồng tiền. Dẫu vậy những người giàu này rất hiếm và đa số có gốc gác bình dân.
Có lẽ sự thấu hiểu về tác hại của đồng tiền đã giải thích cho việc nhiều tỷ phú từ chối để lại gia sản cho con cháu. Những người giàu như Bill Gates, Warren Buffett đã cam hết cho đi hầu hết tài sản của họ khi qua đời.
Hiện nay, rất nhiều người cho rằng chiến thắng trong trò chơi tiền bạc sẽ đem lại hạnh phúc và sự hài lòng. Thế nhưng lịch sử khoảng 300.000 năm của loài người lại cho thấy tài sản hay tiền bạc không bao giờ là đủ và đôi khi hạnh phúc chỉ là sự sẻ chia, thông cảm hoặc đơn giản là biết điểm dừng.
AB