*3 việc không nên can dự
1/Không can dự vào việc người thân mua nhà , mua xe vì những rắc rối về sau là không thể đoán trước.
2/Không can dự vào chuyện tranh cãi của anh em họ ở quê vì ai đúng ai sai khó biện giải.
3/Kkông can dự vào việc tình cảm hôn nhân của bạn bè bởi vốn dĩ đó là việc khó xử lý.
*3 món tiền không nên cho vay
1/Nếu không phải tiền để chữa bệnh hoặc tình huống vận hạn cấp bách , không cho vay.
2/Dù được trả lợi nhuận cao thế nào , thì khoản tiền đầu tư tài chính cũng không nên cho vay.
3/Hãy từ chối thẳng thắn khi được vay , mượn tiền đầu tư vào cổ phần , cổ phiếu.
* 3 điều dại dột không nên phạm phải.
1/Không tham mưu cho lãnh đạo nên đề bât người này , gạt bỏ người kia.Hãy nhớ , kết quả do lãnh đạo quyết định luôn là kết quả tốt nhất.
2/Không cho người thứ ba vay tiền thông qua sự đảm bảo của người thứ hai.Cần phải hiểu,những kiểu bảo lãnh bắc cầu như thế này ,độ tin cậy đều không cao.
3/Không nhận lời giúp đỡ người khác kiểu bắc cầu khi bạn được người khác nhờ , bạn không làm mà lại nhờ một bên thứ ba giúp đỡ.Việc này cho thấy không dễ giúp,vậy sao phải nhận lời để không làm đến nơi đến chốn ?
Hương Xuân
Tìm kiếm Blog này
Thứ Bảy, 30 tháng 6, 2018
Cho vay tiền, tưởng dễ mà khó: 10 điều bạn cần khắc cốt ghi tâm để tránh cảnh khốn khổ, "đòi nợ mà như đi ăn xin"
Trong cuộc sống, chắc chắn sẽ có những trường hợp khẩn cấp bạn cần đến sự trợ giúp của người khác và ngược lại. Chuyện cho vay tiền cũng là điều có thể xảy ra hằng ngày. Tuy nhiên, hãy thật khôn ngoan trong vấn đề nhạy cảm này.
Tiền là thứ không thể thiếu trong xã hội ngày nay. Tiền cũng là thứ mà nhờ nó, chúng ta có thể nhìn thấu người cạnh mình. Khi mượn tiền, người ta có thể nhìn thấu lòng người; khi trả tiền, người ta có thể nhìn thấu nhân phẩm.
Một đời người, sẽ không tránh được những lúc cần kíp phải dùng đến tiền. Có thể cho bạn vay tiền vô điều kiện vào lúc bạn cần nhất, đó chính là quý nhân trong cuộc đời bạn. Và như vậy, hãy nhớ thật kỹ, đừng làm tổn thương người đã giúp bạn khi bạn cần giúp đỡ nhất.
Vay tiền, cảm giác đó thật đau!
Nhưng nếu thứ mà bạn muốn vay và sau đó được cho vay một cách vô điều kiện, đó không phải là tiền nữa, mà là sự tín nhiệm, là sự động viên cổ vũ.
Khi các thành viên trong gia đình hay bạn bè hỏi vay tiền, bạn chắc chắn cần xem xét thật kỹ lưỡng để tránh đưa mình vào các tình huống bất trắc không lường trước được. Dưới đây là một số lời khuyên khá hữu ích bạn nên cân nhắc trong vấn đề nhạy cảm này.
Không đụng đến tiền hưu trí
Hãy bảo vệ số tiền này như bảo vệ chính bản thân và gia đình mình vậy. Tuyệt đối không để bất kỳ ai đụng vào nó. Bạn không những có nguy cơ phải trả tiền phạt và lệ phí vì rút tiền tiết kiệm hưu trí quá sớm mà còn có thể gặp bất lợi khi mất đi các khoản lãi có thể phát sinh của các khoản tiết kiệm đó.
Không cho vay mạo hiểm
Cho bạn bè hay người thân vay tiền giống như đánh... một canh bạc. Tuyệt đối không cho vay nếu việc cho vay đẩy tình hình tài chính của bạn vào tình thế nguy hiểm. Cho vay tiền chẳng bao giờ là ý hay cả nhưng nếu buộc phải cho vay thì phải luôn nhắc nhở trong đầu rằng bạn khó có thể nhìn thấy những món tiền ấy một lần nữa. Bớt xén tiền chi tiêu của bản thân ngày qua ngày sẽ làm tăng thêm gánh nặng tài chính cho chính bạn và có thể đẩy mối quan hệ của bạn với người vay tiền vào sự căng thẳng, rạn nứt.
Cân nhắc trước những lý do vay tiền
Phải chăng họ cần tiền trong các trường hợp khẩn cấp như vừa mới mất việc, hóa đơn viện phí bất thình lình hay bởi họ quản lý tài chính quá kém? Vay tiền để sử dụng cho mục đích cải thiện cuộc sống? Hay thanh toán tiền đặt cọc? Học phí? Hãy cố gắng tìm ra lý do chính xác rồi sau đó mới đưa ra quyết định có cho vay hay không.
Hỏi ý kiến vợ/chồng trước khi cho vay tiền
Nói chuyện với vợ/chồng về ý định cho ai đó vay tiền không những có thể "cứu" lấy những khoản tiền đó mà còn có thể cứu lấy hôn nhân của chính bạn. Giả sử, hai bạn bất đồng ý kiến về việc cho người nào đó vay tiền, chắc chắn không khí sẽ trở nên vô cùng nặng nề. Hãy chia sẻ quan điểm với nhau và trao đổi thật nghiêm túc để cùng đưa ra một quyết định chung.
Tuyệt đối không để người vay tạo sức ép cho bạn
Nếu người hỏi vay bạn tiền có lối sống tiêu cực thì cố gắng hỗ trợ họ về mặt tình cảm chứ không nên hỗ trợ về tiền bạc. Thà dùng số tiền đó để mời chuyên gia tư vấn tìm ra gốc rễ của vấn đề còn hơn để họ ném tiền của bạn qua cửa sổ. Thay vào đó, hãy chỉ cho họ cách xoay sở trong tình thế hiện tại. Đưa tiền cho một người sống không lành mạnh thì chẳng giải quyết được vấn đề gì cả. Thậm chí, họ sẽ quay trở lại để vay thêm tạp thành một chu trình có vay mà không có trả.
Biết rằng mối quan hệ sẽ thay đổi
Tiền bạc là chủ đề khá nhạy cảm và dễ gây chia rẽ, đặc biệt là trong các mối quan hệ cá nhân.
Không chỉ là một quyết định tài chính, cho người thân vay tiền còn mang tính tình cảm. Quyết định cho vay trên bàn tiệc có thể khiến bạn gặp rắc rối lớn, đôi khi bạn không nhận ra.
Nó sẽ biến mối quan hệ của bạn từ anh em họ hàng thành người vay - chủ nợ. Và khi vấn đề xảy ra (kể cả khi không có), bạn sẽ trông như thể đang kiểm soát họ vậy, dù bạn không có ý đó. Hãy chuẩn bị tinh thần rằng việc này có thể hủy hoại mối quan hệ.
Viết giấy cho vay nợ
Hãy lên mạng và tìm mẫu phiếu ghi nợ, tải về hoàn toàn miễn phí trên mạng. Hoặc đi gặp luật sư để nhờ họ viết hay xin họ bản mẫu. Mỗi nơi có một mẫu phiếu riêng biệt. Nên cân nhắc cả việc công chứng giấy ghi nợ vì điều đó sẽ cho bạn nhiều tư cách pháp lý hơn nếu chẳng may người vay không trả nợ bạn. Điều này cũng sẽ làm cho người vay nhận thức rõ ràng hơn rằng khoản vay sẽ vẫn còn đó đến khi nào họ trả bạn đầy đủ số tiền đã vay.
Xử lý khoản vay như hợp đồng kinh doanh
Một khi bạn đồng ý cho vay, hãy thỏa thuận luôn về lãi suất, thanh toán, kỳ hạn, ngày đến hạn và phí trả muộn. Hàng tháng yêu cầu phải thanh toán tiền lãi bằng cách nhân số tiền cho vay với 2 hoặc 3% hoặc tùy bạn thảo thuận. Hãy chắc chắn bạn cẩn thận và nghiêm túc trong chuyện này bởi bạn đang dùng tiền riêng của mình để cho vay. Và đảm bảo giấy ghi nợ có đầy đủ các khoản mục đã thỏa thuận ở trên.
Cân nhắc các tình huống nếu họ không thể trả nợ
Nếu bạn thấy người thân thường xuyên đi du lịch, mua sắm đắt tiền nhưng không trả nợ, bạn sẽ thấy sao?
Tốt hơn hết là bạn nên nói chuyện một cách thẳng thắn và thành thật ngay từ đầu về việc chuyện gì sẽ xảy ra nếu họ không trả được nợ.
Tất cả đều phải nhận thức được mọi khả năng có thể xảy ra, để mọi thứ không quá bất ngờ.
Điều gì sẽ xảy ra khi bạn đột ngột qua đời mà nợ vẫn chưa được trả
Hãy đảm bảo rằng trong thỏa thuận cũng như giấy ghi nợ có nêu rõ trường hợp này một cách cụ thể. Rằng liệu khoản vay sẽ được xóa bỏ hay không. Nếu bạn chuyển khoản cho cho vay đó cho con cái thì hãy ghi trong giấy nợ rõ ràng khoản nợ được xóa bỏ hay ghi vào tài sản của con cái.
Bạn thấy đấy, có rất nhiều thứ cần suy nghĩ trước khi có ý định cho ai đó vay tiền. Thật không bao giờ là dễ dàng nhưng nó thực sự là cần thiết.
Nguyễn Nguyễn
Tiền là thứ không thể thiếu trong xã hội ngày nay. Tiền cũng là thứ mà nhờ nó, chúng ta có thể nhìn thấu người cạnh mình. Khi mượn tiền, người ta có thể nhìn thấu lòng người; khi trả tiền, người ta có thể nhìn thấu nhân phẩm.
Một đời người, sẽ không tránh được những lúc cần kíp phải dùng đến tiền. Có thể cho bạn vay tiền vô điều kiện vào lúc bạn cần nhất, đó chính là quý nhân trong cuộc đời bạn. Và như vậy, hãy nhớ thật kỹ, đừng làm tổn thương người đã giúp bạn khi bạn cần giúp đỡ nhất.
Vay tiền, cảm giác đó thật đau!
Nhưng nếu thứ mà bạn muốn vay và sau đó được cho vay một cách vô điều kiện, đó không phải là tiền nữa, mà là sự tín nhiệm, là sự động viên cổ vũ.
Khi các thành viên trong gia đình hay bạn bè hỏi vay tiền, bạn chắc chắn cần xem xét thật kỹ lưỡng để tránh đưa mình vào các tình huống bất trắc không lường trước được. Dưới đây là một số lời khuyên khá hữu ích bạn nên cân nhắc trong vấn đề nhạy cảm này.
Không đụng đến tiền hưu trí
Hãy bảo vệ số tiền này như bảo vệ chính bản thân và gia đình mình vậy. Tuyệt đối không để bất kỳ ai đụng vào nó. Bạn không những có nguy cơ phải trả tiền phạt và lệ phí vì rút tiền tiết kiệm hưu trí quá sớm mà còn có thể gặp bất lợi khi mất đi các khoản lãi có thể phát sinh của các khoản tiết kiệm đó.
Không cho vay mạo hiểm
Cho bạn bè hay người thân vay tiền giống như đánh... một canh bạc. Tuyệt đối không cho vay nếu việc cho vay đẩy tình hình tài chính của bạn vào tình thế nguy hiểm. Cho vay tiền chẳng bao giờ là ý hay cả nhưng nếu buộc phải cho vay thì phải luôn nhắc nhở trong đầu rằng bạn khó có thể nhìn thấy những món tiền ấy một lần nữa. Bớt xén tiền chi tiêu của bản thân ngày qua ngày sẽ làm tăng thêm gánh nặng tài chính cho chính bạn và có thể đẩy mối quan hệ của bạn với người vay tiền vào sự căng thẳng, rạn nứt.
Cân nhắc trước những lý do vay tiền
Phải chăng họ cần tiền trong các trường hợp khẩn cấp như vừa mới mất việc, hóa đơn viện phí bất thình lình hay bởi họ quản lý tài chính quá kém? Vay tiền để sử dụng cho mục đích cải thiện cuộc sống? Hay thanh toán tiền đặt cọc? Học phí? Hãy cố gắng tìm ra lý do chính xác rồi sau đó mới đưa ra quyết định có cho vay hay không.
Hỏi ý kiến vợ/chồng trước khi cho vay tiền
Nói chuyện với vợ/chồng về ý định cho ai đó vay tiền không những có thể "cứu" lấy những khoản tiền đó mà còn có thể cứu lấy hôn nhân của chính bạn. Giả sử, hai bạn bất đồng ý kiến về việc cho người nào đó vay tiền, chắc chắn không khí sẽ trở nên vô cùng nặng nề. Hãy chia sẻ quan điểm với nhau và trao đổi thật nghiêm túc để cùng đưa ra một quyết định chung.
Tuyệt đối không để người vay tạo sức ép cho bạn
Nếu người hỏi vay bạn tiền có lối sống tiêu cực thì cố gắng hỗ trợ họ về mặt tình cảm chứ không nên hỗ trợ về tiền bạc. Thà dùng số tiền đó để mời chuyên gia tư vấn tìm ra gốc rễ của vấn đề còn hơn để họ ném tiền của bạn qua cửa sổ. Thay vào đó, hãy chỉ cho họ cách xoay sở trong tình thế hiện tại. Đưa tiền cho một người sống không lành mạnh thì chẳng giải quyết được vấn đề gì cả. Thậm chí, họ sẽ quay trở lại để vay thêm tạp thành một chu trình có vay mà không có trả.
Biết rằng mối quan hệ sẽ thay đổi
Tiền bạc là chủ đề khá nhạy cảm và dễ gây chia rẽ, đặc biệt là trong các mối quan hệ cá nhân.
Không chỉ là một quyết định tài chính, cho người thân vay tiền còn mang tính tình cảm. Quyết định cho vay trên bàn tiệc có thể khiến bạn gặp rắc rối lớn, đôi khi bạn không nhận ra.
Nó sẽ biến mối quan hệ của bạn từ anh em họ hàng thành người vay - chủ nợ. Và khi vấn đề xảy ra (kể cả khi không có), bạn sẽ trông như thể đang kiểm soát họ vậy, dù bạn không có ý đó. Hãy chuẩn bị tinh thần rằng việc này có thể hủy hoại mối quan hệ.
Viết giấy cho vay nợ
Hãy lên mạng và tìm mẫu phiếu ghi nợ, tải về hoàn toàn miễn phí trên mạng. Hoặc đi gặp luật sư để nhờ họ viết hay xin họ bản mẫu. Mỗi nơi có một mẫu phiếu riêng biệt. Nên cân nhắc cả việc công chứng giấy ghi nợ vì điều đó sẽ cho bạn nhiều tư cách pháp lý hơn nếu chẳng may người vay không trả nợ bạn. Điều này cũng sẽ làm cho người vay nhận thức rõ ràng hơn rằng khoản vay sẽ vẫn còn đó đến khi nào họ trả bạn đầy đủ số tiền đã vay.
Xử lý khoản vay như hợp đồng kinh doanh
Một khi bạn đồng ý cho vay, hãy thỏa thuận luôn về lãi suất, thanh toán, kỳ hạn, ngày đến hạn và phí trả muộn. Hàng tháng yêu cầu phải thanh toán tiền lãi bằng cách nhân số tiền cho vay với 2 hoặc 3% hoặc tùy bạn thảo thuận. Hãy chắc chắn bạn cẩn thận và nghiêm túc trong chuyện này bởi bạn đang dùng tiền riêng của mình để cho vay. Và đảm bảo giấy ghi nợ có đầy đủ các khoản mục đã thỏa thuận ở trên.
Cân nhắc các tình huống nếu họ không thể trả nợ
Nếu bạn thấy người thân thường xuyên đi du lịch, mua sắm đắt tiền nhưng không trả nợ, bạn sẽ thấy sao?
Tốt hơn hết là bạn nên nói chuyện một cách thẳng thắn và thành thật ngay từ đầu về việc chuyện gì sẽ xảy ra nếu họ không trả được nợ.
Tất cả đều phải nhận thức được mọi khả năng có thể xảy ra, để mọi thứ không quá bất ngờ.
Điều gì sẽ xảy ra khi bạn đột ngột qua đời mà nợ vẫn chưa được trả
Hãy đảm bảo rằng trong thỏa thuận cũng như giấy ghi nợ có nêu rõ trường hợp này một cách cụ thể. Rằng liệu khoản vay sẽ được xóa bỏ hay không. Nếu bạn chuyển khoản cho cho vay đó cho con cái thì hãy ghi trong giấy nợ rõ ràng khoản nợ được xóa bỏ hay ghi vào tài sản của con cái.
Bạn thấy đấy, có rất nhiều thứ cần suy nghĩ trước khi có ý định cho ai đó vay tiền. Thật không bao giờ là dễ dàng nhưng nó thực sự là cần thiết.
Nguyễn Nguyễn
Nếu chỉ chăm chăm tiết kiệm kiểu 'săn hàng giảm giá', 'cắt giảm nhu yếu phẩm' mà dễ dãi với những giao dịch lớn, bạn cũng khó có thể trở nên giàu có
Bạn có thể mua một chiếc máy ảnh mới, một chiếc máy tính mới hoặc đồ nội thất mới. Đây là những cơ hội tuyệt vời để tiết kiệm
*5. Lớn cũng quan trọng
Mùa đông vừa qua, Kris và tôi đã tính toán lại khoản tiền thế chấp của chúng tôi. Ngay sau đó, chúng tôi cắt giảm chi tiêu hàng tháng cho những nhu yếu phẩm và thú tiêu khiển từ 1386,60 USD xuống còn 1137,69 USD khiến dòng tiền của cả hai tăng lên 248,91 USD mỗi tháng.
Tính tiết kiệm đóng một vai trò quan trọng trong tài chính cá nhân, điều này chẳng có gì phải bàn cãi. Sẽ rất tốt nếu bạn chịu khó mua sắm bằng phiếu giảm giá, sửa chữa để tái sử dụng những món đồ bị hư hỏng và tắt bớt những đồ điện không cần thiết. Điều này thậm chí còn tốt hơn khi ta cố gắng tìm căn nhà có giá hợp lý nhất.
Việc tiết kiệm trong từng hành vi thường ngày có thể giúp bạn dành dụm những món tiền nhỏ một cách đều đặn, nhưng bằng cách đưa ra những quyết định thông minh trên các giao dịch lớn, bạn có thể tiết kiệm hàng nghìn USD chỉ trong một lần. Nói một cách khác là bạn có thể tăng dòng tiền của mình lên hàng trăm USD mỗi tháng.
Nhiều người mất quá nhiều thời gian lo lắng về những món tiền nhỏ nhặt đến nỗi họ không có thời gian làm điều tương tự cho các giao dịch lớn, hoang phí những đồng mình tích góp hàng ngày với việc đưa ra những quyết định tài chính tệ hại mà hậu quả kéo dài hàng năm trời.
Dĩ nhiên, trong đời bạn chỉ có thể tính toán tiết kiệm cho việc mua nhà, mua xe một vài lần. Dù vậy, chắc chắn bạn sẽ có những quyết định lớn về các vấn đề khác vài lần trong năm. Bạn có thể mua một chiếc máy ảnh mới, một chiếc máy tính mới hoặc đồ nội thất mới. Đây là những cơ hội tuyệt vời để tiết kiệm. Mỗi khi dự tính cho một khoản chi lớn, hãy tìm những cách có thể giúp tối đa hóa giá trị nhận được từ mỗi USD bạn chi ra.
Như tôi đã chia sẻ trước đó, dưới đây là những chỉ dẫn mà tôi dùng để định hướng những giao dịch lớn của mình:
- Biết rõ thứ bạn muốn trước khi mua. Nếu bạn đang muốn mua một chiếc máy hút bụi, bạn sé dùng nó vào việc gì? Chiếc TV mới bạn cần những tính năng gì? Khi tôi mua một chiếc máy ảnh kỹ thuật số, tôi viết nhanh một danh sách những yêu cầu mình quan tâm: ống kính góc rộng, màn hình hiển thị lớn, phần mềm điều khiển dễ dàng sử dụng, chất lượng quay phim tốt. Một số yêu cầu thì quan trọng hơn nhiều so với số còn lại.
- Đặt ra ngân sách. Bạn hãy đặt ngân sách chi tiêu trước khi bạn bắt đầu mua sắm. Bạn nghĩ chuyện này không thực tế bởi mình không thể biết được một chiếc máy rửa chén sẽ có giá bao nhiêu cho đến khi tham khảo qua một vài mẫu. Khi đã tìm hiểu xong, hãy quyết định số tiền mình sẵn sàng chi trả. Nếu không đặt ra ngân sách từ lúc đầu, bạn dễ sa vào "sự bùng phát ham muốn".
- Nghiên cứu những lựa chọn. Khi đã có danh sách những tính năng mong muốn và ngân sách, hãy tìm hiểu những lựa chọn phù hợp với yêu cầu của mình.
- Đưa ra lựa chọn. Khi đã kết thúc nghiên cứu, bạn chắc hẳn sẽ tìm được một hoặc hai món có vẻ phù hợp nhất. Tôi thường ghi lại tên nhà sản xuất và mã sản phẩm của ba lựa chọn tốt nhất trước.
- So sánh giá cả. Giờ thì bạn đã có một danh sách rút gọn, hãy bắt đầu nghiên cứu giá cả. Một lần nữa, hãy xem qua các trang web, những cửa hàng vật lý lẫn trực tuyến. Đừng quên cân nhắc đến những sản phẩm cũ có chất lượng tốt.
- Quyết định mua. Khi đã tìm được nguồn tốt nhất cho món hàng bạn muốn mua, hãy mua nó. Hãy tự tin rằng bạn đã nghiên cứu đủ kỹ để biết rằng mình giao dịch một cách khôn ngoan.
- Bảo vệ khoản đầu tư của bạn. Càng lớn tuổi, tôi càng giỏi lưu trữ các loại giấy bảo hành và hộp sản phẩm. Dự phòng trước những tình huống có vấn đề có thể giúp bạn tránh được nhiều rắc rối sau này.
Hãy nhớ: Dành dụm tiền hàng ngày từ những việc nhỏ là rất tốt, nhưng tiết kiệm từ những việc lớn có thể tạo ra một khác biệt tuyệt vời cho ngân sách của bạn.
*5. Lớn cũng quan trọng
Mùa đông vừa qua, Kris và tôi đã tính toán lại khoản tiền thế chấp của chúng tôi. Ngay sau đó, chúng tôi cắt giảm chi tiêu hàng tháng cho những nhu yếu phẩm và thú tiêu khiển từ 1386,60 USD xuống còn 1137,69 USD khiến dòng tiền của cả hai tăng lên 248,91 USD mỗi tháng.
Tính tiết kiệm đóng một vai trò quan trọng trong tài chính cá nhân, điều này chẳng có gì phải bàn cãi. Sẽ rất tốt nếu bạn chịu khó mua sắm bằng phiếu giảm giá, sửa chữa để tái sử dụng những món đồ bị hư hỏng và tắt bớt những đồ điện không cần thiết. Điều này thậm chí còn tốt hơn khi ta cố gắng tìm căn nhà có giá hợp lý nhất.
Việc tiết kiệm trong từng hành vi thường ngày có thể giúp bạn dành dụm những món tiền nhỏ một cách đều đặn, nhưng bằng cách đưa ra những quyết định thông minh trên các giao dịch lớn, bạn có thể tiết kiệm hàng nghìn USD chỉ trong một lần. Nói một cách khác là bạn có thể tăng dòng tiền của mình lên hàng trăm USD mỗi tháng.
Nhiều người mất quá nhiều thời gian lo lắng về những món tiền nhỏ nhặt đến nỗi họ không có thời gian làm điều tương tự cho các giao dịch lớn, hoang phí những đồng mình tích góp hàng ngày với việc đưa ra những quyết định tài chính tệ hại mà hậu quả kéo dài hàng năm trời.
Dĩ nhiên, trong đời bạn chỉ có thể tính toán tiết kiệm cho việc mua nhà, mua xe một vài lần. Dù vậy, chắc chắn bạn sẽ có những quyết định lớn về các vấn đề khác vài lần trong năm. Bạn có thể mua một chiếc máy ảnh mới, một chiếc máy tính mới hoặc đồ nội thất mới. Đây là những cơ hội tuyệt vời để tiết kiệm. Mỗi khi dự tính cho một khoản chi lớn, hãy tìm những cách có thể giúp tối đa hóa giá trị nhận được từ mỗi USD bạn chi ra.
Như tôi đã chia sẻ trước đó, dưới đây là những chỉ dẫn mà tôi dùng để định hướng những giao dịch lớn của mình:
- Biết rõ thứ bạn muốn trước khi mua. Nếu bạn đang muốn mua một chiếc máy hút bụi, bạn sé dùng nó vào việc gì? Chiếc TV mới bạn cần những tính năng gì? Khi tôi mua một chiếc máy ảnh kỹ thuật số, tôi viết nhanh một danh sách những yêu cầu mình quan tâm: ống kính góc rộng, màn hình hiển thị lớn, phần mềm điều khiển dễ dàng sử dụng, chất lượng quay phim tốt. Một số yêu cầu thì quan trọng hơn nhiều so với số còn lại.
- Đặt ra ngân sách. Bạn hãy đặt ngân sách chi tiêu trước khi bạn bắt đầu mua sắm. Bạn nghĩ chuyện này không thực tế bởi mình không thể biết được một chiếc máy rửa chén sẽ có giá bao nhiêu cho đến khi tham khảo qua một vài mẫu. Khi đã tìm hiểu xong, hãy quyết định số tiền mình sẵn sàng chi trả. Nếu không đặt ra ngân sách từ lúc đầu, bạn dễ sa vào "sự bùng phát ham muốn".
- Nghiên cứu những lựa chọn. Khi đã có danh sách những tính năng mong muốn và ngân sách, hãy tìm hiểu những lựa chọn phù hợp với yêu cầu của mình.
- Đưa ra lựa chọn. Khi đã kết thúc nghiên cứu, bạn chắc hẳn sẽ tìm được một hoặc hai món có vẻ phù hợp nhất. Tôi thường ghi lại tên nhà sản xuất và mã sản phẩm của ba lựa chọn tốt nhất trước.
- So sánh giá cả. Giờ thì bạn đã có một danh sách rút gọn, hãy bắt đầu nghiên cứu giá cả. Một lần nữa, hãy xem qua các trang web, những cửa hàng vật lý lẫn trực tuyến. Đừng quên cân nhắc đến những sản phẩm cũ có chất lượng tốt.
- Quyết định mua. Khi đã tìm được nguồn tốt nhất cho món hàng bạn muốn mua, hãy mua nó. Hãy tự tin rằng bạn đã nghiên cứu đủ kỹ để biết rằng mình giao dịch một cách khôn ngoan.
- Bảo vệ khoản đầu tư của bạn. Càng lớn tuổi, tôi càng giỏi lưu trữ các loại giấy bảo hành và hộp sản phẩm. Dự phòng trước những tình huống có vấn đề có thể giúp bạn tránh được nhiều rắc rối sau này.
Hãy nhớ: Dành dụm tiền hàng ngày từ những việc nhỏ là rất tốt, nhưng tiết kiệm từ những việc lớn có thể tạo ra một khác biệt tuyệt vời cho ngân sách của bạn.
Nhật Minh
Tiêu xài phung phí khi còn trẻ - nguyên nhân đẩy bạn đến tương lai ‘gần đất xa trời’ mà vẫn phải chạy từng xu mua nhu yếu phẩm
Khi ta hạn chế chi tiêu cho những thứ không quan trọng, ta có thể thỏa mãn bản thân ở những khía cạnh quan trọng nhất đối với chính mình.
*4. Nhỏ nhưng có võ
Bắt đầu một kế hoạch tài chính cá nhân thông minh không phải lúc nào cũng dễ dàng. Tìm hiểu về những cách thức thực hiện là một chuyện nhưng thực hiện chúng lại là chuyện khác. Khoản nợ của bạn quá lớn hoặc những mục tiêu tiết kiệm của bạn quá cao đến nỗi bạn bắt đầu tin rằng cách duy nhất để đạt được điều mình muốn là trúng số.
Một phần của vấn đề vì ta sống trong một xã hội xem trọng những người có thành công lớn. Chẳng ai ca tụng người hàng ngày đạp xe đến chỗ làm, tự trồng thực phẩm, tự nấu nướng, mua sắm ở cửa hàng đồ cũ và chỉ toàn đọc sách mượn từ thư viện. Lối sống đó chẳng hào nhoáng chút nào với nhiều người. Nhưng chính lối sống đó lại có thể đem đến cho anh sự giàu có đích thực.
Bắt đầu từ những thứ nhỏ
Tôi không thể nhớ ra điều đầu tiên tôi làm sau khi nhận thấy rằng bản thân đã mệt mỏi với việc chìm trong nợ nần. Nhưng tôi biết một điều: Nó là một điều gì đó rất nhỏ. Lúc tôi trở nên lo ngại về tình hình tài chính của mình thì phải cả tháng trời sau đó tôi mới đưa ra những quyết định lớn. Nhưng có rất nhiều thứ nhỏ nhặt mà tôi đã có thể thực hiện ngay tức thì.
Đúng là việc dành dụm tiền cho những thứ lớn lao như mua nhà, mua xe là quan trọng. Bất cứ khi nào bạn mua một món quà có giá trị lớn, cơ hội để bạn có thể bắt đầu tiết kiệm tăng lên. Nhưng các giao dịch lớn ít khi xảy ra.
Bạn có nhiều cơ hội tiết kiệm hơn khi mua sắm đồ gia dụng. Bạn có thể mua bằng phiếu giảm giá, mua sỉ, mua tại nơi sản xuất hay so sánh giá cả giữa các mặt hàng trước khi mua. Và bạn có thể làm điều đó ngay hôm nay. Khi tập hợp lại với nhau, những con số tiết kiệm nhỏ này có thể tạo ra một sự khác biệt lớn.
Hãy nhớ: Một đồng tiền tiết kiệm được thì hơn một đồng tiền kiếm được. Bạn kiếm về số tiền trước thuế, nhưng bạn lại chi tiêu số tiền sau thuế!
Bắt đầu từ những việc nhỏ sẽ đem lại một hiệu ứng phụ thú vị. Khi bạn có thói quen cắt giảm chi tiêu ở một thứ, bạn nhận ra rằng mình có thể áp dụng kỹ năng đó cho những thứ khác trong cuộc sống. Một bước tiến nhỏ sẽ dẫn đến một bước tiếp theo.
Một tương lai không rõ ràng
Một số người không thích tính tiết kiệm. Họ đánh đồng nó với sự "tần tiện" và cho rằng như vậy là không xứng với phẩm giá của mình. Một số khác thì muốn tận hưởng cuộc sống biết hôm nay, quan tâm gì đến ngày mai. Tôi cho rằng điều này là điên rồ vì một vài lý do sau:
*Thứ nhất : chỉ tiêu không đồng nghĩa với niềm vui.
*4. Nhỏ nhưng có võ
Bắt đầu một kế hoạch tài chính cá nhân thông minh không phải lúc nào cũng dễ dàng. Tìm hiểu về những cách thức thực hiện là một chuyện nhưng thực hiện chúng lại là chuyện khác. Khoản nợ của bạn quá lớn hoặc những mục tiêu tiết kiệm của bạn quá cao đến nỗi bạn bắt đầu tin rằng cách duy nhất để đạt được điều mình muốn là trúng số.
Một phần của vấn đề vì ta sống trong một xã hội xem trọng những người có thành công lớn. Chẳng ai ca tụng người hàng ngày đạp xe đến chỗ làm, tự trồng thực phẩm, tự nấu nướng, mua sắm ở cửa hàng đồ cũ và chỉ toàn đọc sách mượn từ thư viện. Lối sống đó chẳng hào nhoáng chút nào với nhiều người. Nhưng chính lối sống đó lại có thể đem đến cho anh sự giàu có đích thực.
Bắt đầu từ những thứ nhỏ
Tôi không thể nhớ ra điều đầu tiên tôi làm sau khi nhận thấy rằng bản thân đã mệt mỏi với việc chìm trong nợ nần. Nhưng tôi biết một điều: Nó là một điều gì đó rất nhỏ. Lúc tôi trở nên lo ngại về tình hình tài chính của mình thì phải cả tháng trời sau đó tôi mới đưa ra những quyết định lớn. Nhưng có rất nhiều thứ nhỏ nhặt mà tôi đã có thể thực hiện ngay tức thì.
Đúng là việc dành dụm tiền cho những thứ lớn lao như mua nhà, mua xe là quan trọng. Bất cứ khi nào bạn mua một món quà có giá trị lớn, cơ hội để bạn có thể bắt đầu tiết kiệm tăng lên. Nhưng các giao dịch lớn ít khi xảy ra.
Bạn có nhiều cơ hội tiết kiệm hơn khi mua sắm đồ gia dụng. Bạn có thể mua bằng phiếu giảm giá, mua sỉ, mua tại nơi sản xuất hay so sánh giá cả giữa các mặt hàng trước khi mua. Và bạn có thể làm điều đó ngay hôm nay. Khi tập hợp lại với nhau, những con số tiết kiệm nhỏ này có thể tạo ra một sự khác biệt lớn.
Hãy nhớ: Một đồng tiền tiết kiệm được thì hơn một đồng tiền kiếm được. Bạn kiếm về số tiền trước thuế, nhưng bạn lại chi tiêu số tiền sau thuế!
Bắt đầu từ những việc nhỏ sẽ đem lại một hiệu ứng phụ thú vị. Khi bạn có thói quen cắt giảm chi tiêu ở một thứ, bạn nhận ra rằng mình có thể áp dụng kỹ năng đó cho những thứ khác trong cuộc sống. Một bước tiến nhỏ sẽ dẫn đến một bước tiếp theo.
Một tương lai không rõ ràng
Một số người không thích tính tiết kiệm. Họ đánh đồng nó với sự "tần tiện" và cho rằng như vậy là không xứng với phẩm giá của mình. Một số khác thì muốn tận hưởng cuộc sống biết hôm nay, quan tâm gì đến ngày mai. Tôi cho rằng điều này là điên rồ vì một vài lý do sau:
*Thứ nhất : chỉ tiêu không đồng nghĩa với niềm vui.
*Thứ hai : hầu hết chúng ta đều sẽ sống trong một khoảng thời gian dài.
Bạn sẽ chọn cuộc sống nào?
- Chuẩn bị cho cuộc sống lâu dài bằng việc tiết kiệm và đầu tư, rồi chết đi ngày nào không biết.
- Chi tiêu phung phí, gây ra nợ nần và rồi không thể chi trả cho những thứ cần thiết khi về già.
Gần đây, tôi có trò chuyện với một người quen hiện đang quản lý một trung tâm người cao tuổi. Cô ấy kể tôi nghe các câu chuyện về những người già chẳng có tiền bạc gì ở đó. Chất lượng cuộc sống của họ không hề cao. Nếu bạn cho rằng ngưng dùng điện thoại di động hay đón xe bus đi làm trong lúc này là điều khó khăn thì hãy nghĩ đến việc phải tích cóp từng xu để mua nhu yếu phẩm khi bạn 70 tuổi hay thậm chí là 80, 90 tuổi mà xem.
Hãy nhớ: Đừng nhầm lẫn giữa tiết kiệm với hành hạ bản thân. Nếu việc tích cóp từng đồng khiến bạn thấy khó chịu, hãy thả lỏng một chút. Chi tiêu nhiều hơn một chút. Tức là bạn có thể chi tiêu nhiều hơn một chút cho nhãn hiệu sữa chua hay loại thịt bò mà bạn ưa thích.
Việc tăng thu nhập có thể đem đến giá trị thật sự - tôi không phủ nhận điều này. Nhưng tiết kiệm cũng là một phần quan trọng của tài chính cá nhân. Và điều này lại khác nhau với mỗi người. Tôi có thể sẽ cắt giảm chi tiêu cho quần áo hay đi lại, nhưng chắc chắn sẽ luôn chi rất nhiều cho thức ăn. Một số người có thể sẽ làm điều ngược lại.
Tiết kiệm không có nghĩa là sống như một kẻ túng thiếu. Tiết kiệm là điều tốt. Khi ta hạn chế chi tiêu cho những thứ không quan trọng, ta có thể thỏa mãn bản thân ở những khía cạnh quan trọng nhất đối với chính mình.
- Chuẩn bị cho cuộc sống lâu dài bằng việc tiết kiệm và đầu tư, rồi chết đi ngày nào không biết.
- Chi tiêu phung phí, gây ra nợ nần và rồi không thể chi trả cho những thứ cần thiết khi về già.
Gần đây, tôi có trò chuyện với một người quen hiện đang quản lý một trung tâm người cao tuổi. Cô ấy kể tôi nghe các câu chuyện về những người già chẳng có tiền bạc gì ở đó. Chất lượng cuộc sống của họ không hề cao. Nếu bạn cho rằng ngưng dùng điện thoại di động hay đón xe bus đi làm trong lúc này là điều khó khăn thì hãy nghĩ đến việc phải tích cóp từng xu để mua nhu yếu phẩm khi bạn 70 tuổi hay thậm chí là 80, 90 tuổi mà xem.
Hãy nhớ: Đừng nhầm lẫn giữa tiết kiệm với hành hạ bản thân. Nếu việc tích cóp từng đồng khiến bạn thấy khó chịu, hãy thả lỏng một chút. Chi tiêu nhiều hơn một chút. Tức là bạn có thể chi tiêu nhiều hơn một chút cho nhãn hiệu sữa chua hay loại thịt bò mà bạn ưa thích.
Việc tăng thu nhập có thể đem đến giá trị thật sự - tôi không phủ nhận điều này. Nhưng tiết kiệm cũng là một phần quan trọng của tài chính cá nhân. Và điều này lại khác nhau với mỗi người. Tôi có thể sẽ cắt giảm chi tiêu cho quần áo hay đi lại, nhưng chắc chắn sẽ luôn chi rất nhiều cho thức ăn. Một số người có thể sẽ làm điều ngược lại.
Tiết kiệm không có nghĩa là sống như một kẻ túng thiếu. Tiết kiệm là điều tốt. Khi ta hạn chế chi tiêu cho những thứ không quan trọng, ta có thể thỏa mãn bản thân ở những khía cạnh quan trọng nhất đối với chính mình.
Nhật Minh
Tại sao bạn luôn đổ tiền hay thậm chí mắc nợ bởi những gì mình không thực sự cần
Mỗi người có một câu chuyện về việc mình đã làm những việc ngớ ngẩn với tiền bạc như thế nào. Những điều ngớ ngẩn này đều là sản phẩm của sự bốc đồng về tâm lý hay cảm xúc nào đó.
*1: Tiền liên quan đến tâm trí nhiều hơn là đến toán học
Nhóm bạn cũ thời học sinh đến nhà tôi chơi vào cuối tuần trước. Khi ánh nắng tắt và màn đêm dần buông xuống, chúng tôi ngồi quanh ánh lửa tán gẫu về cuộc đời. Chúng tôi chia sẻ về những điều tốt và cả chưa tốt mà mình đã làm trong 20 năm qua. Cuộc trò chuyện lúc bấy giờ, theo lẽ tự nhiên, chuyển dần sang chuyện tiền bạc.
- Một cô bạn thú nhận rằng cô nghiện mua sắm. Khi cảm thấy căng thẳng, cô mua đủ các thứ. Để tránh chồng mình phát hiện ra, cô ấy tự trả tiền cho những món đồ đó.
- Một cô bạn khác có quá nhiều quần áo. Tủ đồ đầy đến nỗi cô ấy bắt đầu phải chất đống những quần áo mới mua trên sàn, nhưng cô ấy vẫn tiếp tục mua thêm.
- Một anh bạn thừa nhận rằng anh ta đã phung phí hàng nghìn USD vào trò chơi trực tuyến. Anh ta từng nghiện máy tính trong nhiều năm trời.
- Còn tôi thì từng mua sách, quần áo và đĩa CD liên tục. "Mình đem chúng về nhà và chẳng bao giờ động tới. Mình chỉ thích hành động mua sắm thôi. Nó khiến mình cảm thấy quyền lực, mình nghĩ thế."
Mỗi người có một câu chuyện về việc mình đã làm những việc ngớ ngẩn với tiền bạc như thế nào. Những điều ngớ ngẩn này đều là sản phẩm của sự bốc đồng về tâm lý hay cảm xúc nào đó. Chúng tôi lúc đó không hề hành động theo lý trí. Chúng tôi là những người thông minh và biết tính toán các lựa chọn, nhưng rồi chúng tôi vẫn chọn lựa những thứ đó. Tại sao?
Bởi vì việc quản lý tiền bạc một cách thông minh thường liên quan đến tâm trí nhiều hơn đến tính toán.
Tâm lý học của đồng tiềnNhiều chuyên gia tư vấn về tài chính cá nhân đã cho rằng chúng ta hành động như cỗ máy và sẽ luôn chọn được đáp án hợp lý nhất về mặt toán học. Các quyển sách về tài chính cá nhân thường bỏ sót vai trò của tâm lý trong quá trình đưa ra các quyết định tài chính.
Những hành động về mặt tài chính thường chịu ảnh hưởng của tâm lý con người hơn là khả năng tính toán của họ. Nếu chỉ xét trên những con số, tốt hơn hết là ta nên trả những món nợ có mức lãi cao nhất. Dĩ nhiên là vậy, nhưng thật ra nếu ta đang minh mẫn và suy nghĩ được như vậy thì từ đầu ta đã không mắc nợ. Thường thì nợ không phải là một bài toán - nó là một vấn đề về tâm lý. Bởi thế, phương pháp Ramsey (trả món nợ nhỏ nhất trước) lại hợp lý hơn nhiều. Nó cho phép ta có những thắng lợi nhanh chóng, làm ta thấy được khích lệ một cách tích cực và có động lực để tiếp tục.
Sau đây là một vài yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến việc quản lý tiền bạc:
- Mỗi khi ta cho gia đình hay bạn bè vay tiền thì cảm xúc thường đóng một vai trò nhất định. Còn tài sản thừa kế thì sao? Tôi từng nghệ nhiều người kể những câu chuyện khủng khiếp về các gia đình bị chia rẽ vì giành tài sản của bố mẹ. Đây là những cuộc chiến về tâm lý và cảm xúc chứ không phải là cuộc chiến về toán học.
- Tiếp thị và quảng cáo là khoa học của sự thuyết phục. Nó ảnh hưởng đến những thói quen chi tiêu của ta một cách có chủ đích. Khi ta tránh tiếp xúc với quảng cáo, ta dễ tiết kiệm chi tiêu hơn.
- Tôi luôn cảm thấy ngạc nhiên về những thứ mà các ông bố bà mẹ chi trả cho con mình. Họ cho rằng mình mang lại điều tốt nhất cho trẻ và không hề ngần ngại khi chi trả cho những thứ đó. Nhưng đó không phải lúc nào cũng là hành động sáng suốt.
- Nhiều đơn vị tài chính dạy khách hàng tách biệt cảm xúc ra khỏi quá trình đầu tư. Quá nhiều người đưa ra các quyết định đầu tư dựa trên các phản ứng tâm lý về kinh tế và thị trường chứng khoán. Chính những phản ứng tâm lý này sẽ khiến người ta mua đắt bán rẻ.
- Mọi mục tiêu tài chính ta đặt ra đều dựa trên tâm lý cá nhân và cảm xúc.
Hãy dành lại quyền kiểm soát suy nghĩ
Chúng ta không bao giờ có thể xóa bỏ hoàn toàn cảm xúc và tâm lý trong việc quản lý tiền bạc. Chúng ta cũng chẳng cần như thế. Ta là những con người chứ không phải người máy. Quan trọng là ta giảm thiểu các quyết định tài chính liên quan đến những cảm xúc tiêu cực:
- Tránh tiếp xúc với quảng cáo. Nhiều người tin rằng họ không bị ảnh hưởng bởi quảng cáo. Họ đã sai. Hãy tránh xa quảng cáo hết mức có thể. Hãy bớt xem truyền hình hoặc chuyển kênh khi thấy có quảng cáo. Hãy bỏ qua các trang quảng cáo trên tạp chí. Dùng một chương trình chặn quảng cáo cho trình duyệt. Càng thấy ít quảng cáo, bạn càng khó mua những thứ mình không thực sự cần.
- Tránh xa những cám dỗ. Khi đang trả một khoản nợ và cố cắt giảm chi tiêu, tôi buộc bản thân tránh xa những hiệu sách và cửa hàng truyện tranh. Tôi tự biết rằng mình là người thiếu kỷ luật. Tôi tránh xa những cám dỗ một cách triệt để. Nếu bạn dễ bị cám dỗ bởi các trung tâm mua sắm, hãy tránh xa trung tâm mua sắm. Nếu bạn không thể chống lại cám dỗ từ bạn bè, đừng đi tụ tập với bạn bè. Hãy tránh xa những thứ cám dỗ bạn.
- Tự động hóa. Nếu bạn thấy khó khăn trong việc đưa ra những lựa chọn tài chính sáng suốt, hãy khiến mình không thể lựa chọn. Hãy đăng ký tính năng thanh toán hóa đơn tự động. Thiết lập chuyển khoản tự động từ tài khoản thanh toán sang tài khoản tiết kiệm. Khi bạn tự động hóa mọi thứ, bạn không thể bị quấy nhiễu bởi cảm xúc hay tâm lý nữa.
- Chính niệm. Khi bạn đang muốn mua một món đồ, hãy dừng lại một chút. Dành 30 giây để hỏi bản thân liệu có thực sự cần món đồ này không. Nếu nó là một món đồ đắt tiền, hãy đợi 30 ngày. Hãy theo dõi từng đồng tiền bạn chi tiêu để có thể nhận ra điểm yếu của mình.
Với những người bạn mà tôi gặp cuối tuần trước, có thể một vài người vẫn sẽ tiếp tục những sai lầm tài chính đó. Có thể một số sẽ thay đổi. Những lời giải cho vấn đề của họ sẽ không đến từ những khái niệm toán học. Để có thể quản lý tiền bạc của mình, các người bạn của tôi đã phải làm nhiều thứ hơn là tính toán – họ phải làm chủ tâm trí mình.
*1: Tiền liên quan đến tâm trí nhiều hơn là đến toán học
Nhóm bạn cũ thời học sinh đến nhà tôi chơi vào cuối tuần trước. Khi ánh nắng tắt và màn đêm dần buông xuống, chúng tôi ngồi quanh ánh lửa tán gẫu về cuộc đời. Chúng tôi chia sẻ về những điều tốt và cả chưa tốt mà mình đã làm trong 20 năm qua. Cuộc trò chuyện lúc bấy giờ, theo lẽ tự nhiên, chuyển dần sang chuyện tiền bạc.
- Một cô bạn thú nhận rằng cô nghiện mua sắm. Khi cảm thấy căng thẳng, cô mua đủ các thứ. Để tránh chồng mình phát hiện ra, cô ấy tự trả tiền cho những món đồ đó.
- Một cô bạn khác có quá nhiều quần áo. Tủ đồ đầy đến nỗi cô ấy bắt đầu phải chất đống những quần áo mới mua trên sàn, nhưng cô ấy vẫn tiếp tục mua thêm.
- Một anh bạn thừa nhận rằng anh ta đã phung phí hàng nghìn USD vào trò chơi trực tuyến. Anh ta từng nghiện máy tính trong nhiều năm trời.
- Còn tôi thì từng mua sách, quần áo và đĩa CD liên tục. "Mình đem chúng về nhà và chẳng bao giờ động tới. Mình chỉ thích hành động mua sắm thôi. Nó khiến mình cảm thấy quyền lực, mình nghĩ thế."
Mỗi người có một câu chuyện về việc mình đã làm những việc ngớ ngẩn với tiền bạc như thế nào. Những điều ngớ ngẩn này đều là sản phẩm của sự bốc đồng về tâm lý hay cảm xúc nào đó. Chúng tôi lúc đó không hề hành động theo lý trí. Chúng tôi là những người thông minh và biết tính toán các lựa chọn, nhưng rồi chúng tôi vẫn chọn lựa những thứ đó. Tại sao?
Bởi vì việc quản lý tiền bạc một cách thông minh thường liên quan đến tâm trí nhiều hơn đến tính toán.
Tâm lý học của đồng tiềnNhiều chuyên gia tư vấn về tài chính cá nhân đã cho rằng chúng ta hành động như cỗ máy và sẽ luôn chọn được đáp án hợp lý nhất về mặt toán học. Các quyển sách về tài chính cá nhân thường bỏ sót vai trò của tâm lý trong quá trình đưa ra các quyết định tài chính.
Những hành động về mặt tài chính thường chịu ảnh hưởng của tâm lý con người hơn là khả năng tính toán của họ. Nếu chỉ xét trên những con số, tốt hơn hết là ta nên trả những món nợ có mức lãi cao nhất. Dĩ nhiên là vậy, nhưng thật ra nếu ta đang minh mẫn và suy nghĩ được như vậy thì từ đầu ta đã không mắc nợ. Thường thì nợ không phải là một bài toán - nó là một vấn đề về tâm lý. Bởi thế, phương pháp Ramsey (trả món nợ nhỏ nhất trước) lại hợp lý hơn nhiều. Nó cho phép ta có những thắng lợi nhanh chóng, làm ta thấy được khích lệ một cách tích cực và có động lực để tiếp tục.
Sau đây là một vài yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến việc quản lý tiền bạc:
- Mỗi khi ta cho gia đình hay bạn bè vay tiền thì cảm xúc thường đóng một vai trò nhất định. Còn tài sản thừa kế thì sao? Tôi từng nghệ nhiều người kể những câu chuyện khủng khiếp về các gia đình bị chia rẽ vì giành tài sản của bố mẹ. Đây là những cuộc chiến về tâm lý và cảm xúc chứ không phải là cuộc chiến về toán học.
- Tiếp thị và quảng cáo là khoa học của sự thuyết phục. Nó ảnh hưởng đến những thói quen chi tiêu của ta một cách có chủ đích. Khi ta tránh tiếp xúc với quảng cáo, ta dễ tiết kiệm chi tiêu hơn.
- Tôi luôn cảm thấy ngạc nhiên về những thứ mà các ông bố bà mẹ chi trả cho con mình. Họ cho rằng mình mang lại điều tốt nhất cho trẻ và không hề ngần ngại khi chi trả cho những thứ đó. Nhưng đó không phải lúc nào cũng là hành động sáng suốt.
- Nhiều đơn vị tài chính dạy khách hàng tách biệt cảm xúc ra khỏi quá trình đầu tư. Quá nhiều người đưa ra các quyết định đầu tư dựa trên các phản ứng tâm lý về kinh tế và thị trường chứng khoán. Chính những phản ứng tâm lý này sẽ khiến người ta mua đắt bán rẻ.
- Mọi mục tiêu tài chính ta đặt ra đều dựa trên tâm lý cá nhân và cảm xúc.
Hãy dành lại quyền kiểm soát suy nghĩ
Chúng ta không bao giờ có thể xóa bỏ hoàn toàn cảm xúc và tâm lý trong việc quản lý tiền bạc. Chúng ta cũng chẳng cần như thế. Ta là những con người chứ không phải người máy. Quan trọng là ta giảm thiểu các quyết định tài chính liên quan đến những cảm xúc tiêu cực:
- Tránh tiếp xúc với quảng cáo. Nhiều người tin rằng họ không bị ảnh hưởng bởi quảng cáo. Họ đã sai. Hãy tránh xa quảng cáo hết mức có thể. Hãy bớt xem truyền hình hoặc chuyển kênh khi thấy có quảng cáo. Hãy bỏ qua các trang quảng cáo trên tạp chí. Dùng một chương trình chặn quảng cáo cho trình duyệt. Càng thấy ít quảng cáo, bạn càng khó mua những thứ mình không thực sự cần.
- Tránh xa những cám dỗ. Khi đang trả một khoản nợ và cố cắt giảm chi tiêu, tôi buộc bản thân tránh xa những hiệu sách và cửa hàng truyện tranh. Tôi tự biết rằng mình là người thiếu kỷ luật. Tôi tránh xa những cám dỗ một cách triệt để. Nếu bạn dễ bị cám dỗ bởi các trung tâm mua sắm, hãy tránh xa trung tâm mua sắm. Nếu bạn không thể chống lại cám dỗ từ bạn bè, đừng đi tụ tập với bạn bè. Hãy tránh xa những thứ cám dỗ bạn.
- Tự động hóa. Nếu bạn thấy khó khăn trong việc đưa ra những lựa chọn tài chính sáng suốt, hãy khiến mình không thể lựa chọn. Hãy đăng ký tính năng thanh toán hóa đơn tự động. Thiết lập chuyển khoản tự động từ tài khoản thanh toán sang tài khoản tiết kiệm. Khi bạn tự động hóa mọi thứ, bạn không thể bị quấy nhiễu bởi cảm xúc hay tâm lý nữa.
- Chính niệm. Khi bạn đang muốn mua một món đồ, hãy dừng lại một chút. Dành 30 giây để hỏi bản thân liệu có thực sự cần món đồ này không. Nếu nó là một món đồ đắt tiền, hãy đợi 30 ngày. Hãy theo dõi từng đồng tiền bạn chi tiêu để có thể nhận ra điểm yếu của mình.
Với những người bạn mà tôi gặp cuối tuần trước, có thể một vài người vẫn sẽ tiếp tục những sai lầm tài chính đó. Có thể một số sẽ thay đổi. Những lời giải cho vấn đề của họ sẽ không đến từ những khái niệm toán học. Để có thể quản lý tiền bạc của mình, các người bạn của tôi đã phải làm nhiều thứ hơn là tính toán – họ phải làm chủ tâm trí mình.
Nhật Minh
Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2018
Giới siêu giàu trên thế giới làm gì trong thời gian rảnh rỗi? Câu trả lời sẽ khiến bạn hiểu vì sao mình vẫn nghèo
Hẳn ai cũng nghĩ rằng sở thích, thói quen của giới siêu giàu là những thứ gì đó thật sự rất xa xỉ. Tuy nhiên, trên thực tế, niềm đam mê của những người đang nắm giữ phần lớn tài sản của thế giới lại vô cùng đơn giản và thường gắn liền với công việc của họ.
Trong nghiên cứu mới nhất của mình, công ty chuyên nghiên cứu về giới siêu giàu Wealth - X đã thống kê và đưa ra danh sách top 30 đam mê, sở thích phổ biến của những người siêu giàu trên thế giới. Và không có gì ngạc nhiên khi kinh doanh là sở thích đứng đầu trong danh sách này.
Công ty Wealth-X cũng cho hay, giới siêu giàu ở mỗi khu vực có những sở thích khác nhau. Trong đó, sự khác biệt lớn nhất nằm ở sở thích hoạt động ngoài trời, đặc biệt là giữa khu vực Bắc Mỹ và Trung Đông.
Bên cạnh đó, có nhiều sở thích xuất hiện trong top 30 của khu vực nhưng không xuất hiện trong top 30 thế giới như lối sống sang trọng ở khu vực Trung Đông và Châu Phi, thời trang ở Châu Âu, phim ảnh ở Bắc Mỹ và Châu Á...
Triệu phú tự thân - tác giả Steve Siebold viết trong cuốn "How rich people think" (Tạm dịch: Người giàu nghĩ như thế nào?) rằng những người giàu không chỉ quan tâm tới thu nhập mà họ còn chú tâm tới những hoạt động kiếm tiền mà họ yêu thích.
"Họ đưa sự yêu thích bất động sản vào đầu cơ bất động sản, đưa niềm đam mê với các bức tranh đẹp vào nghệ thuật đầu tư hay đưa sự nhanh nhạy đối với những con số vào việc mua bán cổ phiếu. Bằng cách đó, họ có thể vừa làm việc kiếm tiền vừa thỏa mãn sở thích của bản thân.
Siebold tiếp tục chia sẻ: "Đối với một người bình thường, dường như những người giàu lúc nào cũng làm việc nhưng thực ra một trong những chiến lược thông minh nhất của họ là làm những gì họ thích và tìm cách kiếm tiền nhờ niềm yêu thích đó".
Dưới đây là top 15 sở thích hàng đầu của những người giàu nhất thế giới:
1. Kinh doanh (56.9%)
2. Làm từ thiện (38.%)
3. Chơi thể thao (33.0%)
4. Đầu tư tài chính (28.3%)
5. Giáo dục (17.8%)
6. Dành thời gian cho các hoạt động ngoài trời (17.3%)
7. Diễn thuyết trước công chúng (15.2%)
8. Công nghệ (14.6%)
9. Những chuyến bay (14.5%)
10. Nghiên cứu về bất động sản (14.4%)
11. Tham gia vào chính trị (13.9%)
12. Du lịch (13.8%)
13. Dành thời gian cho gia đình (13.2%)
14. Nghệ thuật (9.2%)
15. Âm nhạc (8.9%)
Ngoài ra, nghiên cứu của Wealth - X cũng đưa ra top 20 sở thích của giới siêu giàu phân theo độ tuổi và giới tính. Theo đó, nữ giới yêu thích từ thiện (47.5%), kinh doanh (42.4%), nghệ thuật (24.1%), thể thao (21.9%)... Trong khi đó, nam giới lại đam mê kinh doanh (61.0%), thể thao (35.6%), từ thiện (35.0%), tài chính (30.7%)...
Về độ tuổi, nghiên cứu chia ra thành ba nhóm: dưới 40 tuổi, 40 - 70 tuổi và trên 70 tuổi. Nhóm dưới 40 tuổi yêu thích thể thao (50.4%), kinh doanh (48.7%), công nghệ (29.6%)... Nhóm 40 - 70 tuổi lại đam mê kinh doanh (60.9%), thể thao (35.9%), từ thiện (34.3%)... Trong khi đó, nhóm trên 70 tuổi có xu hướng thích kinh doanh (55.2%), từ thiện (49.3%), thể thao (33.6%)...
Bên cạnh đó, công ty này cũng chỉ ra nhiều "hiểu lầm phổ biến" của mọi người về giới siêu giàu, trong đó, có 8 điều ai ai cũng từng sai khi nghĩ về 1% đặc biệt của thế giới:
1. Tất cả đều là người thừa kếSỰ THẬT là khoảng 19% người siêu giàu được thừa kế toàn bộ tài sản từ gia đình, 16% chỉ thừa kế một phần, còn lại là tỷ phú tự thân.
2. Làm việc trong lĩnh vực tài chínhSỰ THẬT là tài chính, ngân hàng và đầu tư là lĩnh vực có nhiều người siêu giàu nhất thế giới. Tuy nhiên, chỉ 19% số đó hoạt động chính trong mảng này.
3. Học ở các trường đình đámSỰ THẬT là khoảng 7.000 người siêu giàu tốt nghiệp từ các trường nhóm Ivy League (8 trường Đại học hàng đầu nước Mỹ). Tuy nhiên, khoảng 27.000 người còn chẳng hề có bằng cử nhân.
4. CEO công nghệ thường bỏ học
SỰ THẬT là độ tuổi trung bình của người siêu giàu trong lĩnh vực này là 54 và rất nhiều người có bằng cấp cao.
Tuy nhiên, những nhà khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thường có phong cách đơn giản và bỏ ngang Đại học ở độ tuổi 20. CEO Facebook – Mark Zuckerberg là ví dụ điển hình.
5. Miễn nhiễm với khủng hoảng kinh tếSỰ THẬT là trong giai đoạn 2008 - 2009, tổng tài sản của người siêu giàu giảm 22% và số lượng cũng giảm 20%.
6. Người siêu giàu Trung Quốc đang vượt mặt các nước khác
3 thập kỷ tăng trưởng nhanh đã khiến thế giới cho rằng tỷ phú Trung Quốc đang dần thống trị toàn cầu. Tuy nhiên, số người siêu giàu Trung Quốc và tài sản của họ đều giảm đi trong năm qua. Và trên thực tế, số tỷ phú của Mỹ hiện vẫn gấp 3 lần Trung Quốc.
7. Người giàu rất keo kiệt
Tính trung bình, mỗi người siêu giàu làm từ thiện 25 triệu USD trong đời. Con số này với nhóm tỷ phú vào khoảng 100 triệu USD. Ngoài ra, họ cũng còn nhiều cách hoạt động xã hội khác như đầu tư tác động (impact investing), tài chính vi mô (microfinancing) hay chỉ đơn giản là tạo thêm nhiều việc làm.
8. Người giàu nào cũng có chuyên cơ và du thuyền
Chỉ một phần nhỏ người thuộc tầng lớp siêu giàu (20%) đủ tiền mua một chiếc du thuyền dài 30m hoặc máy bay riêng. Chủ yếu là họ đi thuê. Khi di chuyển xa, rất nhiều người vẫn đi máy bay bình thường, chỉ khác là họ mua vé khoang thương gia hoặc hạng nhất mà thôi.
Nguyễn Nguyễn
Trong nghiên cứu mới nhất của mình, công ty chuyên nghiên cứu về giới siêu giàu Wealth - X đã thống kê và đưa ra danh sách top 30 đam mê, sở thích phổ biến của những người siêu giàu trên thế giới. Và không có gì ngạc nhiên khi kinh doanh là sở thích đứng đầu trong danh sách này.
Công ty Wealth-X cũng cho hay, giới siêu giàu ở mỗi khu vực có những sở thích khác nhau. Trong đó, sự khác biệt lớn nhất nằm ở sở thích hoạt động ngoài trời, đặc biệt là giữa khu vực Bắc Mỹ và Trung Đông.
Bên cạnh đó, có nhiều sở thích xuất hiện trong top 30 của khu vực nhưng không xuất hiện trong top 30 thế giới như lối sống sang trọng ở khu vực Trung Đông và Châu Phi, thời trang ở Châu Âu, phim ảnh ở Bắc Mỹ và Châu Á...
Triệu phú tự thân - tác giả Steve Siebold viết trong cuốn "How rich people think" (Tạm dịch: Người giàu nghĩ như thế nào?) rằng những người giàu không chỉ quan tâm tới thu nhập mà họ còn chú tâm tới những hoạt động kiếm tiền mà họ yêu thích.
"Họ đưa sự yêu thích bất động sản vào đầu cơ bất động sản, đưa niềm đam mê với các bức tranh đẹp vào nghệ thuật đầu tư hay đưa sự nhanh nhạy đối với những con số vào việc mua bán cổ phiếu. Bằng cách đó, họ có thể vừa làm việc kiếm tiền vừa thỏa mãn sở thích của bản thân.
Siebold tiếp tục chia sẻ: "Đối với một người bình thường, dường như những người giàu lúc nào cũng làm việc nhưng thực ra một trong những chiến lược thông minh nhất của họ là làm những gì họ thích và tìm cách kiếm tiền nhờ niềm yêu thích đó".
Dưới đây là top 15 sở thích hàng đầu của những người giàu nhất thế giới:
1. Kinh doanh (56.9%)
2. Làm từ thiện (38.%)
3. Chơi thể thao (33.0%)
4. Đầu tư tài chính (28.3%)
5. Giáo dục (17.8%)
6. Dành thời gian cho các hoạt động ngoài trời (17.3%)
7. Diễn thuyết trước công chúng (15.2%)
8. Công nghệ (14.6%)
9. Những chuyến bay (14.5%)
10. Nghiên cứu về bất động sản (14.4%)
11. Tham gia vào chính trị (13.9%)
12. Du lịch (13.8%)
13. Dành thời gian cho gia đình (13.2%)
14. Nghệ thuật (9.2%)
15. Âm nhạc (8.9%)
Ngoài ra, nghiên cứu của Wealth - X cũng đưa ra top 20 sở thích của giới siêu giàu phân theo độ tuổi và giới tính. Theo đó, nữ giới yêu thích từ thiện (47.5%), kinh doanh (42.4%), nghệ thuật (24.1%), thể thao (21.9%)... Trong khi đó, nam giới lại đam mê kinh doanh (61.0%), thể thao (35.6%), từ thiện (35.0%), tài chính (30.7%)...
Về độ tuổi, nghiên cứu chia ra thành ba nhóm: dưới 40 tuổi, 40 - 70 tuổi và trên 70 tuổi. Nhóm dưới 40 tuổi yêu thích thể thao (50.4%), kinh doanh (48.7%), công nghệ (29.6%)... Nhóm 40 - 70 tuổi lại đam mê kinh doanh (60.9%), thể thao (35.9%), từ thiện (34.3%)... Trong khi đó, nhóm trên 70 tuổi có xu hướng thích kinh doanh (55.2%), từ thiện (49.3%), thể thao (33.6%)...
Bên cạnh đó, công ty này cũng chỉ ra nhiều "hiểu lầm phổ biến" của mọi người về giới siêu giàu, trong đó, có 8 điều ai ai cũng từng sai khi nghĩ về 1% đặc biệt của thế giới:
1. Tất cả đều là người thừa kếSỰ THẬT là khoảng 19% người siêu giàu được thừa kế toàn bộ tài sản từ gia đình, 16% chỉ thừa kế một phần, còn lại là tỷ phú tự thân.
2. Làm việc trong lĩnh vực tài chínhSỰ THẬT là tài chính, ngân hàng và đầu tư là lĩnh vực có nhiều người siêu giàu nhất thế giới. Tuy nhiên, chỉ 19% số đó hoạt động chính trong mảng này.
3. Học ở các trường đình đámSỰ THẬT là khoảng 7.000 người siêu giàu tốt nghiệp từ các trường nhóm Ivy League (8 trường Đại học hàng đầu nước Mỹ). Tuy nhiên, khoảng 27.000 người còn chẳng hề có bằng cử nhân.
4. CEO công nghệ thường bỏ học
SỰ THẬT là độ tuổi trung bình của người siêu giàu trong lĩnh vực này là 54 và rất nhiều người có bằng cấp cao.
Tuy nhiên, những nhà khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thường có phong cách đơn giản và bỏ ngang Đại học ở độ tuổi 20. CEO Facebook – Mark Zuckerberg là ví dụ điển hình.
5. Miễn nhiễm với khủng hoảng kinh tếSỰ THẬT là trong giai đoạn 2008 - 2009, tổng tài sản của người siêu giàu giảm 22% và số lượng cũng giảm 20%.
6. Người siêu giàu Trung Quốc đang vượt mặt các nước khác
3 thập kỷ tăng trưởng nhanh đã khiến thế giới cho rằng tỷ phú Trung Quốc đang dần thống trị toàn cầu. Tuy nhiên, số người siêu giàu Trung Quốc và tài sản của họ đều giảm đi trong năm qua. Và trên thực tế, số tỷ phú của Mỹ hiện vẫn gấp 3 lần Trung Quốc.
7. Người giàu rất keo kiệt
Tính trung bình, mỗi người siêu giàu làm từ thiện 25 triệu USD trong đời. Con số này với nhóm tỷ phú vào khoảng 100 triệu USD. Ngoài ra, họ cũng còn nhiều cách hoạt động xã hội khác như đầu tư tác động (impact investing), tài chính vi mô (microfinancing) hay chỉ đơn giản là tạo thêm nhiều việc làm.
8. Người giàu nào cũng có chuyên cơ và du thuyền
Chỉ một phần nhỏ người thuộc tầng lớp siêu giàu (20%) đủ tiền mua một chiếc du thuyền dài 30m hoặc máy bay riêng. Chủ yếu là họ đi thuê. Khi di chuyển xa, rất nhiều người vẫn đi máy bay bình thường, chỉ khác là họ mua vé khoang thương gia hoặc hạng nhất mà thôi.
Nguyễn Nguyễn
Người giàu tạo ra của cải còn người nghèo phá hủy nó: Bạn thuộc kiểu người nào?
Chắc hẳn bạn đã nhiều lần thắc mắc, tại sao những người giàu ngày càng giàu có trong khi những người nghèo cứ mãi sống trong cảnh thiếu thốn. Lời giải thích nằm ở sự khác biệt về cách gây dựng và quản lý tài sản của 2 nhóm người.
Nhiều người tin rằng, nếu muốn giàu có bạn phải có cha mẹ có điều kiện, theo học những ngôi trường chất lượng cao, có những mối quan hệ với người giàu và có công việc kiếm được nhiều tiền hay phải tự mở công ty kinh doanh... Nhưng đó không phải là tất cả. Có rất nhiều cá nhân lớn lên trong sự nghèo khó nhưng lại có thể làm nên cả cơ nghiệp. Và cũng có nhiều người lựa chọn chấp nhận tình cảnh của bản thân và chẳng màng đến việc thay đổi nó.
Mỗi ngày, các bạn đọc các câu chuyện về những doanh nhân thành công từng sống trong những căn kí túc xá chật hẹp, thu nhập tính từng ngày và làm việc không ngừng trong nhiều năm, bền bỉ vượt qua mọi thách thức để đạt được ước mơ.
Không phân biệt bạn xuất phát từ đâu, những người tạo ra sự giàu có là bậc thầy trong lĩnh vực của họ. Họ tin vào bản thân và sứ mạng của mình. Họ có ý thức chọn lựa cách áp dụng tư duy tăng trưởng và cam kết thực hiện mọi thứ để biến giấc mơ thành hiện thực: Một doanh nhân thành công, một ngôi sao ca nhạc, diễn giả nổi tiếng hay tác giả sách bán chạy...
"Trở nên giàu có không chỉ là vấn đề bạn kiếm được bao nhiều tiên, bạn là con của ai hay bạn làm gì. Đó còn là cách bạn quản lý tài sản của mình", Noel Whittaker.
Người thành công, giàu có chọn cách tạo ra của cải của họ và cam kết quản lý tiền bạc của họ một cách hiệu quả trong khi người nghèo lại phá hủy tài sản của họ mọi lúc bằng cách lựa chọn sự hài lòng tức thì, chấp nhận sự nghèo khó như số phận và không có kỹ năng quản lý tài sản. Để xác định bản thân thuộc nhóm người có khả năng làm giàu hay mãi chấp nhận phận nghèo, hãy tự trả lời 3 câu hỏi dưới đây:
- Cách bạn lựa chọn trò chơi: trọng tâm là chiến thuật hay thời gian trò chơi?
- Bạn có tư duy tăng trưởng hay cố định?
- Thói quen chi tiêu hàng ngày của bạn đang xây dựng hay phá hủy sự giàu có của bạn?
Dưới đây là những đặc điểm của người có thể làm nên sự nghiệp lớn, hãy tự xem xét xem bạn có thuộc nhóm này không:
1. Phấn đấu trở thành người giỏi nhất trong lĩnh vực của họ
Giá trị số 1 trong cuộc sống của những người giàu là sự đảm bảo về tài chính. Những người có khả năng làm giàu hiểu rằng, nếu họ có thể hi sinh những thú vui, sự hài lòng nhất thời để xây dựng nền tảng tài chính vững chắc thì đến cuối cùng, họ sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn, tự do tài chính hơn. Người giàu bắt tiền làm việc cho họ và từ chối sống một cuộc sống bình thường, đơn giản.
2. Tập trung cao độ vào mục tiêu
Người giàu biết chính xác những gì họ muốn và có một kế hoạch cụ thể để đạt được điều đó. Họ đặt toàn bộ niềm tin vào công việc. Họ đặt ra những tiêu chuẩn cao cho bản thân, đồng thời cũng mong đợi mọi người xung quanh tuân thủ tiêu chuẩn đó. Họ sẽ không ngần ngại bộc lộ sự thất vọng hay cảm giác không vừa ý bởi các hành vi không đúng trong cuộc trò chuyện.
3. Quả quyết
Người biết làm giàu là những người rất quả quyết. Họ tự tin vào khả năng và trực giác của bản thân khi đầu tư và gây dựng tài sản. Đó là những kỹ năng được rèn luyện thông qua việc học tập, kết nối và nghiên cứu những người thành công khác.
4. Hành động có chủ đích
Những người thành công luôn hành động có chủ đích và cam kết rõ ràng trong kinh doanh, đầu tư hay ngay cả tại một hội nghị. Họ không chấp nhận các lí do như về sức khỏe, kẹt xe, thiếu thời gian... để biện minh cho các lỗi lầm.
Để thành công, họ luôn hành động gấp 10 lần người khác và không ngại những thách thức. Với tốc độ làm việc đó, họ có thể đạt được kết quả công việc trong 1 ngày cao gấp nhiều lần hầu hết những người khác làm trong thời gian dài.
Như "bà trùm tài chính" Suze Orman từng nói: "Cách bạn lựa chọn để làm với tiền của mình thể hiện con người bạn có sức mạnh hay không".
5. Chấp nhận mạo hiểm
Những người thành công dám chấp nhận các thử thách mà số đông sợ hãi như vay món tiền lớn để đầu tư, đầu tư vào một thương vụ mạo hiểm hay mua một mảnh đất lớn để phát triển sản phẩm còn chưa tồn tại...
6. Sự hào phóng
Những người giàu hiểu rằng cuộc sống là một con đường 2 chiều, vì thế cho đi và nhận lại rất quan trọng. Thông thường, những người thành công rất hay tham gia các tổ chức từ thiện. Họ không chỉ hào phóng về tiền bạc mà còn sẵn sàng dành thời gian, công sức để hỗ trợ các tổ chức từ thiện.
Hãy quyết định ngay hôm nay xem bạn muốn trở thành người như thế nào, sống ra sao, giấc mơ của bạn là gì? Bạn muốn tác động đến bao nhiêu người? Bạn đã xây dựng một đội ngũ tài năng yêu thích những công việc họ làm bằng cách nào? Điều gì truyền cảm hứng cho bạn mỗi sáng? Bạn muốn sống mỗi ngày như thế nào?
Điểm mấu chốt là bạn phải hành động để thay đổi cuộc sống của mình và quyết tâm trở thành một "chiến binh", gây dựng sử đảm bảo tài chính cho mình bằng cách xác định được mục tiêu dài hạn, lập kế hoạch và có chiến lược dài hạn cho một cuộc sống táo bạo.
Nhiều người tin rằng, nếu muốn giàu có bạn phải có cha mẹ có điều kiện, theo học những ngôi trường chất lượng cao, có những mối quan hệ với người giàu và có công việc kiếm được nhiều tiền hay phải tự mở công ty kinh doanh... Nhưng đó không phải là tất cả. Có rất nhiều cá nhân lớn lên trong sự nghèo khó nhưng lại có thể làm nên cả cơ nghiệp. Và cũng có nhiều người lựa chọn chấp nhận tình cảnh của bản thân và chẳng màng đến việc thay đổi nó.
Mỗi ngày, các bạn đọc các câu chuyện về những doanh nhân thành công từng sống trong những căn kí túc xá chật hẹp, thu nhập tính từng ngày và làm việc không ngừng trong nhiều năm, bền bỉ vượt qua mọi thách thức để đạt được ước mơ.
Không phân biệt bạn xuất phát từ đâu, những người tạo ra sự giàu có là bậc thầy trong lĩnh vực của họ. Họ tin vào bản thân và sứ mạng của mình. Họ có ý thức chọn lựa cách áp dụng tư duy tăng trưởng và cam kết thực hiện mọi thứ để biến giấc mơ thành hiện thực: Một doanh nhân thành công, một ngôi sao ca nhạc, diễn giả nổi tiếng hay tác giả sách bán chạy...
"Trở nên giàu có không chỉ là vấn đề bạn kiếm được bao nhiều tiên, bạn là con của ai hay bạn làm gì. Đó còn là cách bạn quản lý tài sản của mình", Noel Whittaker.
Người thành công, giàu có chọn cách tạo ra của cải của họ và cam kết quản lý tiền bạc của họ một cách hiệu quả trong khi người nghèo lại phá hủy tài sản của họ mọi lúc bằng cách lựa chọn sự hài lòng tức thì, chấp nhận sự nghèo khó như số phận và không có kỹ năng quản lý tài sản. Để xác định bản thân thuộc nhóm người có khả năng làm giàu hay mãi chấp nhận phận nghèo, hãy tự trả lời 3 câu hỏi dưới đây:
- Cách bạn lựa chọn trò chơi: trọng tâm là chiến thuật hay thời gian trò chơi?
- Bạn có tư duy tăng trưởng hay cố định?
- Thói quen chi tiêu hàng ngày của bạn đang xây dựng hay phá hủy sự giàu có của bạn?
Dưới đây là những đặc điểm của người có thể làm nên sự nghiệp lớn, hãy tự xem xét xem bạn có thuộc nhóm này không:
1. Phấn đấu trở thành người giỏi nhất trong lĩnh vực của họ
Giá trị số 1 trong cuộc sống của những người giàu là sự đảm bảo về tài chính. Những người có khả năng làm giàu hiểu rằng, nếu họ có thể hi sinh những thú vui, sự hài lòng nhất thời để xây dựng nền tảng tài chính vững chắc thì đến cuối cùng, họ sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn, tự do tài chính hơn. Người giàu bắt tiền làm việc cho họ và từ chối sống một cuộc sống bình thường, đơn giản.
2. Tập trung cao độ vào mục tiêu
Người giàu biết chính xác những gì họ muốn và có một kế hoạch cụ thể để đạt được điều đó. Họ đặt toàn bộ niềm tin vào công việc. Họ đặt ra những tiêu chuẩn cao cho bản thân, đồng thời cũng mong đợi mọi người xung quanh tuân thủ tiêu chuẩn đó. Họ sẽ không ngần ngại bộc lộ sự thất vọng hay cảm giác không vừa ý bởi các hành vi không đúng trong cuộc trò chuyện.
3. Quả quyết
Người biết làm giàu là những người rất quả quyết. Họ tự tin vào khả năng và trực giác của bản thân khi đầu tư và gây dựng tài sản. Đó là những kỹ năng được rèn luyện thông qua việc học tập, kết nối và nghiên cứu những người thành công khác.
4. Hành động có chủ đích
Những người thành công luôn hành động có chủ đích và cam kết rõ ràng trong kinh doanh, đầu tư hay ngay cả tại một hội nghị. Họ không chấp nhận các lí do như về sức khỏe, kẹt xe, thiếu thời gian... để biện minh cho các lỗi lầm.
Để thành công, họ luôn hành động gấp 10 lần người khác và không ngại những thách thức. Với tốc độ làm việc đó, họ có thể đạt được kết quả công việc trong 1 ngày cao gấp nhiều lần hầu hết những người khác làm trong thời gian dài.
Như "bà trùm tài chính" Suze Orman từng nói: "Cách bạn lựa chọn để làm với tiền của mình thể hiện con người bạn có sức mạnh hay không".
5. Chấp nhận mạo hiểm
Những người thành công dám chấp nhận các thử thách mà số đông sợ hãi như vay món tiền lớn để đầu tư, đầu tư vào một thương vụ mạo hiểm hay mua một mảnh đất lớn để phát triển sản phẩm còn chưa tồn tại...
6. Sự hào phóng
Những người giàu hiểu rằng cuộc sống là một con đường 2 chiều, vì thế cho đi và nhận lại rất quan trọng. Thông thường, những người thành công rất hay tham gia các tổ chức từ thiện. Họ không chỉ hào phóng về tiền bạc mà còn sẵn sàng dành thời gian, công sức để hỗ trợ các tổ chức từ thiện.
Hãy quyết định ngay hôm nay xem bạn muốn trở thành người như thế nào, sống ra sao, giấc mơ của bạn là gì? Bạn muốn tác động đến bao nhiêu người? Bạn đã xây dựng một đội ngũ tài năng yêu thích những công việc họ làm bằng cách nào? Điều gì truyền cảm hứng cho bạn mỗi sáng? Bạn muốn sống mỗi ngày như thế nào?
Điểm mấu chốt là bạn phải hành động để thay đổi cuộc sống của mình và quyết tâm trở thành một "chiến binh", gây dựng sử đảm bảo tài chính cho mình bằng cách xác định được mục tiêu dài hạn, lập kế hoạch và có chiến lược dài hạn cho một cuộc sống táo bạo.
Hoài Thu
Những rủi ro pháp lý nào nhà đầu tư hay gặp phải nhất khi “bỏ tiền” vào bất động sản?
Theo các chuyên gia BĐS, không ít trường hợp nhà đầu tư (NĐT) không tìm hiểu kỹ pháp lý dự án BĐS trước khi “xuống tiền” đã phải chấp nhận rủi ro trên chính tài sản sở hữu của mình.
Các chuyên gia đã chỉ ra những trường hợp rủi ro pháp lý hay xảy ra nhất trên thị trường BĐS hiện nay, bao gồm:
Chủ đầu tư chưa được phép bán mà đã bán
Nhiều CĐT tìm các cách khác nhau để "lách luật", trong đó cách phổ biến nhất hiện nay trên thị trường căn hộ đó là: Dự án chưa xây xong phần móng, chưa được cấp phép xây dựng nhưng CĐT đã rao bán và nhận cọc của NĐT, với số tiền cọc từ 5-10% tổng giá trị BĐS.
Đáng nói, rất nhiều NĐT sẵn sàng bỏ tiền ra để đặt cọc, đặc biệt đối với những dự án có vị trí tốt hoặc CĐT uy tín. Theo bà Dương Thùy Dung, Giám đốc cấp cao CBRE, hoạt động này không trái luật nhưng tiềm ẩn rủi ro với NĐT.
Cụ thể, CĐT không có khả năng triển khai dự án hay không nhận được giấy phép xây dựng thì khả năng đòi lại tiền đặt cọc của NĐT không phải dễ. Thậm chí, nếu NĐT mang ra tòa để kiện CĐT thì thông thường NĐT sẽ ở thế yếu hơn, khó đòi lại tiền.
Dự án có được bảo lãnh ngân hàng không?
Theo điều kiện bán nhà thì một dự án bắt buộc phải được một ngân hàng bảo lãnh. NĐT có quyền yêu cầu CĐT trình giấy bảo lãnh của ngân hàng. Thế nhưng, dường như các NĐT và người mua BĐS hiện nay không quan tâm đến điều này. Theo các chuyên gia BĐS, NĐT nên đòi hỏi những yếu tố về pháp lý đối với CĐT dự án nhằm tránh những rủi ro sau này.
Chưa xong phần móng đã ký hợp đồng mua bán chính thức
Đây cũng là một rủi ro mà NĐT hay gặp phải khi mua BĐS. Theo các chuyên gia, người mua nên trực tiếp đến xem dự án để xác nhận có đúng dự án đã được khởi công hay chưa, đã được làm móng xong chưa mới nên ký hợp đồng mua bán chính thức.
Hiện nay có rất nhiều CĐT đặt văn phòng bán hàng tại địa điểm khác với địa điểm dự án họ đang xây dựng hoặc nhà mẫu đặt ở một dự án khác. Hầu hết giao dịch mua bán diễn ra ở văn phòng. Nhiều trường hợp người mua chưa hề đặt chân tới khu vực dự án triển khai, nên rủi ro về pháp lý dự án rất dễ xảy ra.
Thiếu thẩm định thông tin dự án
Chuyên gia cá nhân Phan Công Chánh cho rằng: Hiện nay, có 12 bên có thể can thiệp vào quá trình mua bán BĐS. Tuy nhiên, có một thực tế là những NĐT cá nhân thường lại không thậm định thông tin dự án trước khi "xuống tiền".
Đa số NĐT cho rằng, nếu mua dự án của CĐT uy tín thì sinh lợi không cao nên đa phần họ bỏ qua vấn đề pháp lý và chấp nhận mua những dự án đơn lẻ, rủi ro cao.
Ông Chánh đưa ra lời khuyên:,NĐT nên đọc hiểu các Luật kinh doanh BĐS, Luật Nhà ở, Luật Xây Dựng trước khi tìm hiểu mua BĐS; đối với phân khúc nhà phố, đất nền phải có sổ đỏ mới nên mua hoặc phải có kỹ năng đọc hiểu các thông tin trên sổ. Có như vậy, NĐT mới hạn chế được khoảng 90% rủi ro.
Nhiều người đứng tên trên một sổ đó
Đây là 1 rủi ro nhiều người gặp phải và dẫn đến tranh chấp về sau, đặc biệt ở loại hình đất nền riêng lẻ hoặc đất nông nghiệp chuyển sang đất thổ cư. Theo bà Dung, nếu mua BĐS từ một sản phẩm có sổ đỏ do nhiều người đứng tên chung thì phải có sự đồng thuận của tất cả những người có tên trên sổ.
Không ít trường hợp, người bán đưa giấy ủy quyền giả cho người mua. Người mua đinh ninh là đã sở hữu được toàn bộ mảnh đất mua nhưng thực tế chỉ sở hữu một phần vì một số người đứng tên trên sổ không đồng ý bán. Từ đó dẫn đến tranh chấp lâu dài về sau.
Hạ Vy
Các chuyên gia đã chỉ ra những trường hợp rủi ro pháp lý hay xảy ra nhất trên thị trường BĐS hiện nay, bao gồm:
Chủ đầu tư chưa được phép bán mà đã bán
Nhiều CĐT tìm các cách khác nhau để "lách luật", trong đó cách phổ biến nhất hiện nay trên thị trường căn hộ đó là: Dự án chưa xây xong phần móng, chưa được cấp phép xây dựng nhưng CĐT đã rao bán và nhận cọc của NĐT, với số tiền cọc từ 5-10% tổng giá trị BĐS.
Đáng nói, rất nhiều NĐT sẵn sàng bỏ tiền ra để đặt cọc, đặc biệt đối với những dự án có vị trí tốt hoặc CĐT uy tín. Theo bà Dương Thùy Dung, Giám đốc cấp cao CBRE, hoạt động này không trái luật nhưng tiềm ẩn rủi ro với NĐT.
Cụ thể, CĐT không có khả năng triển khai dự án hay không nhận được giấy phép xây dựng thì khả năng đòi lại tiền đặt cọc của NĐT không phải dễ. Thậm chí, nếu NĐT mang ra tòa để kiện CĐT thì thông thường NĐT sẽ ở thế yếu hơn, khó đòi lại tiền.
Dự án có được bảo lãnh ngân hàng không?
Theo điều kiện bán nhà thì một dự án bắt buộc phải được một ngân hàng bảo lãnh. NĐT có quyền yêu cầu CĐT trình giấy bảo lãnh của ngân hàng. Thế nhưng, dường như các NĐT và người mua BĐS hiện nay không quan tâm đến điều này. Theo các chuyên gia BĐS, NĐT nên đòi hỏi những yếu tố về pháp lý đối với CĐT dự án nhằm tránh những rủi ro sau này.
Chưa xong phần móng đã ký hợp đồng mua bán chính thức
Đây cũng là một rủi ro mà NĐT hay gặp phải khi mua BĐS. Theo các chuyên gia, người mua nên trực tiếp đến xem dự án để xác nhận có đúng dự án đã được khởi công hay chưa, đã được làm móng xong chưa mới nên ký hợp đồng mua bán chính thức.
Hiện nay có rất nhiều CĐT đặt văn phòng bán hàng tại địa điểm khác với địa điểm dự án họ đang xây dựng hoặc nhà mẫu đặt ở một dự án khác. Hầu hết giao dịch mua bán diễn ra ở văn phòng. Nhiều trường hợp người mua chưa hề đặt chân tới khu vực dự án triển khai, nên rủi ro về pháp lý dự án rất dễ xảy ra.
Thiếu thẩm định thông tin dự án
Chuyên gia cá nhân Phan Công Chánh cho rằng: Hiện nay, có 12 bên có thể can thiệp vào quá trình mua bán BĐS. Tuy nhiên, có một thực tế là những NĐT cá nhân thường lại không thậm định thông tin dự án trước khi "xuống tiền".
Đa số NĐT cho rằng, nếu mua dự án của CĐT uy tín thì sinh lợi không cao nên đa phần họ bỏ qua vấn đề pháp lý và chấp nhận mua những dự án đơn lẻ, rủi ro cao.
Ông Chánh đưa ra lời khuyên:,NĐT nên đọc hiểu các Luật kinh doanh BĐS, Luật Nhà ở, Luật Xây Dựng trước khi tìm hiểu mua BĐS; đối với phân khúc nhà phố, đất nền phải có sổ đỏ mới nên mua hoặc phải có kỹ năng đọc hiểu các thông tin trên sổ. Có như vậy, NĐT mới hạn chế được khoảng 90% rủi ro.
Nhiều người đứng tên trên một sổ đó
Đây là 1 rủi ro nhiều người gặp phải và dẫn đến tranh chấp về sau, đặc biệt ở loại hình đất nền riêng lẻ hoặc đất nông nghiệp chuyển sang đất thổ cư. Theo bà Dung, nếu mua BĐS từ một sản phẩm có sổ đỏ do nhiều người đứng tên chung thì phải có sự đồng thuận của tất cả những người có tên trên sổ.
Không ít trường hợp, người bán đưa giấy ủy quyền giả cho người mua. Người mua đinh ninh là đã sở hữu được toàn bộ mảnh đất mua nhưng thực tế chỉ sở hữu một phần vì một số người đứng tên trên sổ không đồng ý bán. Từ đó dẫn đến tranh chấp lâu dài về sau.
Hạ Vy
Thứ Bảy, 9 tháng 6, 2018
Tiết kiệm nhiều đến đâu cũng không thể giàu được, mấu chốt phải là tìm ra cách tăng thu nhập
Tiết kiệm tiền là quan trọng, nhưng nếu bạn muốn có những tiến triển thật sự, hãy tăng thu nhập của mình.
Get rich slowly (Tạm dịch: Làm giàu thận trọng) là chương trình hỗ trợ cho những cá nhân hướng đến tự do tài chính sáng lập bởi J.D. Roth. Chúng tôi xin giới thiệu đến độc giả series bài khám phá các nguyên lý cốt lõi của phương pháp này.
Để trở nên giàu có, bạn phải chi tiêu ít hơn tiền bạn kiếm được
Khi người ta hỏi tôi về lời khuyên tốt nhất cho tài chính cá nhân, nhiều người thường thấy thất vọng. Lời khuyên tốt nhất của tôi không mấy hấp dẫn: "Để thoát nợ và tạo ra của cải, bạn phải chi tiêu ít hơn số tiền bạn kiếm được."
Nghe có vẻ bình thường, nhưng đó chính là bí quyết về tiền bạc không phải ai cũng làm được. Ta cần củng cố phương trình cơ bản của tài chính cá nhân:
SỰ GIÀU CÓ = THU NHẬP – CHI TIÊU
Hãy tiêu ít hơn
Công thức đơn giản này có một số hàm ý. Đầu tiên là tính tiết kiệm sẽ tạo ảnh hưởng to lớn đến tình hình tài chính của bạn. Tiết kiệm đóng vai trò quan trọng trong tài chính cá nhân. Khi bạn cắt giảm các chi phí, dòng tiền của bạn tăng lên. Nếu bạn đang chi hết 3.000 USD mỗi tháng cho sinh hoạt, việc cắt giảm xuống 300 USD có thể giúp ích cho bạn.
Lợi ích lớn của việc tiết kiệm là bạn có thể tiến hành ngay lập tức. Nếu không có tác nhân tâm lý nào, bạn hoàn toàn có thể cắt giảm chi tiêu của mình xuống một nửa ngay từ hôm nay. Tiết kiệm sẽ đem đến cho bạn lợi nhuận tức thời.
Hãy kiếm nhiều tiền hơn
Tiết kiệm nhiều đến đâu thì cũng có giới hạn. Bạn không thể chi tiêu ít hơn số 0 và không thể tiết kiệm được nhiều hơn mức thu nhập mà bạn có. Nhưng trên lý thuyết thì chẳng có giới hạn nào về số tiền bạn có thể kiếm được cả. Tiết kiệm là quan trọng, nhưng nếu bạn muốn có những tiến triển thật sự, hãy tăng thu nhập của mình.
Hãy làm gì đó để tăng mức thu nhập của mình. Những người thành công về tài chính đều tăng thu nhập của mình theo một cách nào đó. Họ hi sinh thời gian để kiếm thêm thu nhập. Đến khi đạt được thành công nhất định, họ có thể quay lại với cuộc sống bình thường. Vậy bạn có thể kiếm thêm tiền bằng cách nào?
- Làm việc nhiều thời gian hơn
- Tìm thêm công việc khác.
- Bắt đầu một công việc kinh doanh nhỏ.
- Bán những thứ bạn đang có mà không dùng.
Tất cả những việc trên đều có hiệu quả, nhưng chúng đều cần sự hi sinh - đặc biệt là thời gian. Nhiều người cảm thấy những lựa chọn này không hợp với mình. Còn nếu bạn đã cắt giảm chi tiêu hết sức có thể và chẳng thể kiếm thêm đồng nào thì bạn chẳng còn lựa chọn nào ngoài tiết kiệm tuyệt đối và kiên nhẫn chờ đợi.
Nếu vậy – nếu bạn đã cắt giảm chi tiêu hết mức và không thể kiếm thêm đồng nào nữa – thì bạn thật sự chẳng còn cách nào khác ngoài việc tiếp tục tiết kiệm tuyệt đối và kiên nhẫn.
Chẳng có phép màu nhiệm nào cả. Để xây dựng sự giàu có, bạn chỉ có cách là chi tiêu ít hơn bạn kiếm được
Thanh toán cho bản thân trước tiên
Một trong những nguyên tắc lâu đời nhất của tài chính cá nhân là lời khuyên đơn giản rằng hãy thanh toán cho bản thân trước. Mọi quyển sách về tài chính đều khuyên bạn làm vậy. Mọi trang blog về tài chính cá nhân cũng đều nói vậy. Rồi đến cha mẹ của bạn cũng thế.
Vậy thì "thanh toán cho bản thân trước" có nghĩa là gì?
Thanh toán cho bản thân được hiểu đơn giản như sau: Trước khi thanh toán các hóa đơn, mua sắm đồ đạc và làm bất kỳ điều gì khác, hãy dành một phần thu nhập của bạn để tiết kiệm. Hãy chuyển số tiền này vào tài khoản tiết kiệm của bạn. Hóa đơn đầu tiên phải trả mỗi tháng nên để trả cho chính bạn. Thói quen này, nếu được hình thành sớm, có thể giúp bạn tích lũy một khối tài sản khổng lồ.
Nhưng việc này cũng rất khó để thực hiện. Số tiền đó có thể bị bạn nhanh chóng dùng vào việc khác. Bạn thanh toán tiền thuê nhà, hóa đơn điện thoại, trả bớt nợ nần, mua một đầu đĩa mới. Bạn từng thử vài lần trước đây nhưng rồi quên mất. Bạn không chi tiêu quá tay rồi đến ngày nhận lương thì khoản tiền đó lại phải được dùng để chi trả cho nhiều thứ.
Tại sao lại thanh toán cho bản thân trước?
Nếu bạn là người vừa ra trường đi làm thì việc dành dụm có vẻ như là chuyện không thể. Bạn phải trả tiền thuê nhà, trả góp xe, mua đồ gia dụng và có thể phải trả nợ khoản vay thời sinh viên. Bạn cũng muốn dành dụm nhưng đến cuối tháng lại chẳng còn xu nào. Vấn đề ở đây là: Phần lớn mọi người dành dụm những gì còn sót lại sau khi chi trả những hóa đơn và những khoản chi tiêu tùy tiện.
Nhưng nếu không phát triển thói quen ngay từ bây giờ, bạn sẽ luôn có lý do để trì hoãn: cần đi khám nha khoa, muốn đi du lịch với bạn bè, không đủ tiền để thanh toán hóa đơn. Dưới đây là 3 lý do cho thấy bạn nên bắt đầu tiết kiệm ngay từ bây giờ thay vì chờ đợi đến năm sau:
- Khi thanh toán cho bản thân trước, tâm lý của bạn hiểu rằng tiết kiệm là một ưu tiên. Bạn đang tự nói với chính mình rằng bạn quan trọng hơn công ty điện lực hay người chủ nhà. Thiết lập những khoản tiết kiệm là một động lực to lớn – nó đem đến cho bạn sức mạnh.
- Ưu tiên thanh toán cho bản thân thúc đẩy những thói quen tài chính lành mạnh. Hầu hết mọi người chi tiêu theo thứ tự sau: hóa đơn, vui chơi, tiết kiệm. Chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi cuối tháng họ chẳng còn tiền để gửi ngân hàng. Nhưng nếu bạn thay đổi thứ tự, tiết kiệm- hóa đơn- vui chơi, bạn sẽ dành dụm được tiền trước khi có lý do tiêu nó.
- Việc ưu tiên thanh toán cho bản thân giúp bạn có ngân sách trong cuộc sống. Tích góp thường xuyên giúp bạn có khoản tiền để ứng phó những tính huống khẩn cấp như mua nhà, nghỉ việc hay tiết kiệm hưu trí,...
Không cần biết bạn bao nhiêu tuổi, hãy bắt đầu tiết kiệm ngay bây giờ. Còn nếu bạn đã tiết kiệm, hãy cân nhắc việc tăng tỷ lệ tiết kiệm mỗi tháng lên.
Vậy làm sao để thanh toán cho bản thân trước tiên?
Cách tốt nhất là hãy biến nó thành một thói quen. Nếu bạn thiết lập chuyển một khoản tiền tự động ngay sau khi nhận lương thì bạn sẽ chẳng bao giờ cảm thấy nó mất đi. Ngoài mục tiêu tiết kiệm cho nghỉ hưu, bạn có thể hướng tới mục tiêu trung hạn như mua nhà, mua xe,...
Hầu hết mọi người có thể tiết kiệm 1% thu nhập của mình. Nhiều người sẽ cười và nghĩ rằng 1% chẳng đáng gì. Tuy nhiên, khi thấy việc tiết kiệm 1% đơn giản rồi, bạn có thể tăng mức tiết kiệm lên 3% rồi 5%.
Hãy bắt đầu thói quen thanh toán cho bản thân mình ngay từ bây giờ. Bởi muộn còn hơn không.
Get rich slowly (Tạm dịch: Làm giàu thận trọng) là chương trình hỗ trợ cho những cá nhân hướng đến tự do tài chính sáng lập bởi J.D. Roth. Chúng tôi xin giới thiệu đến độc giả series bài khám phá các nguyên lý cốt lõi của phương pháp này.
Để trở nên giàu có, bạn phải chi tiêu ít hơn tiền bạn kiếm được
Khi người ta hỏi tôi về lời khuyên tốt nhất cho tài chính cá nhân, nhiều người thường thấy thất vọng. Lời khuyên tốt nhất của tôi không mấy hấp dẫn: "Để thoát nợ và tạo ra của cải, bạn phải chi tiêu ít hơn số tiền bạn kiếm được."
Nghe có vẻ bình thường, nhưng đó chính là bí quyết về tiền bạc không phải ai cũng làm được. Ta cần củng cố phương trình cơ bản của tài chính cá nhân:
SỰ GIÀU CÓ = THU NHẬP – CHI TIÊU
Hãy tiêu ít hơn
Công thức đơn giản này có một số hàm ý. Đầu tiên là tính tiết kiệm sẽ tạo ảnh hưởng to lớn đến tình hình tài chính của bạn. Tiết kiệm đóng vai trò quan trọng trong tài chính cá nhân. Khi bạn cắt giảm các chi phí, dòng tiền của bạn tăng lên. Nếu bạn đang chi hết 3.000 USD mỗi tháng cho sinh hoạt, việc cắt giảm xuống 300 USD có thể giúp ích cho bạn.
Lợi ích lớn của việc tiết kiệm là bạn có thể tiến hành ngay lập tức. Nếu không có tác nhân tâm lý nào, bạn hoàn toàn có thể cắt giảm chi tiêu của mình xuống một nửa ngay từ hôm nay. Tiết kiệm sẽ đem đến cho bạn lợi nhuận tức thời.
Hãy kiếm nhiều tiền hơn
Tiết kiệm nhiều đến đâu thì cũng có giới hạn. Bạn không thể chi tiêu ít hơn số 0 và không thể tiết kiệm được nhiều hơn mức thu nhập mà bạn có. Nhưng trên lý thuyết thì chẳng có giới hạn nào về số tiền bạn có thể kiếm được cả. Tiết kiệm là quan trọng, nhưng nếu bạn muốn có những tiến triển thật sự, hãy tăng thu nhập của mình.
Hãy làm gì đó để tăng mức thu nhập của mình. Những người thành công về tài chính đều tăng thu nhập của mình theo một cách nào đó. Họ hi sinh thời gian để kiếm thêm thu nhập. Đến khi đạt được thành công nhất định, họ có thể quay lại với cuộc sống bình thường. Vậy bạn có thể kiếm thêm tiền bằng cách nào?
- Làm việc nhiều thời gian hơn
- Tìm thêm công việc khác.
- Bắt đầu một công việc kinh doanh nhỏ.
- Bán những thứ bạn đang có mà không dùng.
Tất cả những việc trên đều có hiệu quả, nhưng chúng đều cần sự hi sinh - đặc biệt là thời gian. Nhiều người cảm thấy những lựa chọn này không hợp với mình. Còn nếu bạn đã cắt giảm chi tiêu hết sức có thể và chẳng thể kiếm thêm đồng nào thì bạn chẳng còn lựa chọn nào ngoài tiết kiệm tuyệt đối và kiên nhẫn chờ đợi.
Nếu vậy – nếu bạn đã cắt giảm chi tiêu hết mức và không thể kiếm thêm đồng nào nữa – thì bạn thật sự chẳng còn cách nào khác ngoài việc tiếp tục tiết kiệm tuyệt đối và kiên nhẫn.
Chẳng có phép màu nhiệm nào cả. Để xây dựng sự giàu có, bạn chỉ có cách là chi tiêu ít hơn bạn kiếm được
Thanh toán cho bản thân trước tiên
Một trong những nguyên tắc lâu đời nhất của tài chính cá nhân là lời khuyên đơn giản rằng hãy thanh toán cho bản thân trước. Mọi quyển sách về tài chính đều khuyên bạn làm vậy. Mọi trang blog về tài chính cá nhân cũng đều nói vậy. Rồi đến cha mẹ của bạn cũng thế.
Vậy thì "thanh toán cho bản thân trước" có nghĩa là gì?
Thanh toán cho bản thân được hiểu đơn giản như sau: Trước khi thanh toán các hóa đơn, mua sắm đồ đạc và làm bất kỳ điều gì khác, hãy dành một phần thu nhập của bạn để tiết kiệm. Hãy chuyển số tiền này vào tài khoản tiết kiệm của bạn. Hóa đơn đầu tiên phải trả mỗi tháng nên để trả cho chính bạn. Thói quen này, nếu được hình thành sớm, có thể giúp bạn tích lũy một khối tài sản khổng lồ.
Nhưng việc này cũng rất khó để thực hiện. Số tiền đó có thể bị bạn nhanh chóng dùng vào việc khác. Bạn thanh toán tiền thuê nhà, hóa đơn điện thoại, trả bớt nợ nần, mua một đầu đĩa mới. Bạn từng thử vài lần trước đây nhưng rồi quên mất. Bạn không chi tiêu quá tay rồi đến ngày nhận lương thì khoản tiền đó lại phải được dùng để chi trả cho nhiều thứ.
Tại sao lại thanh toán cho bản thân trước?
Nếu bạn là người vừa ra trường đi làm thì việc dành dụm có vẻ như là chuyện không thể. Bạn phải trả tiền thuê nhà, trả góp xe, mua đồ gia dụng và có thể phải trả nợ khoản vay thời sinh viên. Bạn cũng muốn dành dụm nhưng đến cuối tháng lại chẳng còn xu nào. Vấn đề ở đây là: Phần lớn mọi người dành dụm những gì còn sót lại sau khi chi trả những hóa đơn và những khoản chi tiêu tùy tiện.
Nhưng nếu không phát triển thói quen ngay từ bây giờ, bạn sẽ luôn có lý do để trì hoãn: cần đi khám nha khoa, muốn đi du lịch với bạn bè, không đủ tiền để thanh toán hóa đơn. Dưới đây là 3 lý do cho thấy bạn nên bắt đầu tiết kiệm ngay từ bây giờ thay vì chờ đợi đến năm sau:
- Khi thanh toán cho bản thân trước, tâm lý của bạn hiểu rằng tiết kiệm là một ưu tiên. Bạn đang tự nói với chính mình rằng bạn quan trọng hơn công ty điện lực hay người chủ nhà. Thiết lập những khoản tiết kiệm là một động lực to lớn – nó đem đến cho bạn sức mạnh.
- Ưu tiên thanh toán cho bản thân thúc đẩy những thói quen tài chính lành mạnh. Hầu hết mọi người chi tiêu theo thứ tự sau: hóa đơn, vui chơi, tiết kiệm. Chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi cuối tháng họ chẳng còn tiền để gửi ngân hàng. Nhưng nếu bạn thay đổi thứ tự, tiết kiệm- hóa đơn- vui chơi, bạn sẽ dành dụm được tiền trước khi có lý do tiêu nó.
- Việc ưu tiên thanh toán cho bản thân giúp bạn có ngân sách trong cuộc sống. Tích góp thường xuyên giúp bạn có khoản tiền để ứng phó những tính huống khẩn cấp như mua nhà, nghỉ việc hay tiết kiệm hưu trí,...
Không cần biết bạn bao nhiêu tuổi, hãy bắt đầu tiết kiệm ngay bây giờ. Còn nếu bạn đã tiết kiệm, hãy cân nhắc việc tăng tỷ lệ tiết kiệm mỗi tháng lên.
Vậy làm sao để thanh toán cho bản thân trước tiên?
Cách tốt nhất là hãy biến nó thành một thói quen. Nếu bạn thiết lập chuyển một khoản tiền tự động ngay sau khi nhận lương thì bạn sẽ chẳng bao giờ cảm thấy nó mất đi. Ngoài mục tiêu tiết kiệm cho nghỉ hưu, bạn có thể hướng tới mục tiêu trung hạn như mua nhà, mua xe,...
Hầu hết mọi người có thể tiết kiệm 1% thu nhập của mình. Nhiều người sẽ cười và nghĩ rằng 1% chẳng đáng gì. Tuy nhiên, khi thấy việc tiết kiệm 1% đơn giản rồi, bạn có thể tăng mức tiết kiệm lên 3% rồi 5%.
Hãy bắt đầu thói quen thanh toán cho bản thân mình ngay từ bây giờ. Bởi muộn còn hơn không.
Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2018
3 đặc khu cần trả lời 3 câu hỏi
Dự thảo luật về ba đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (đặc khu) đang được dư luận quan tâm. Mục đích thành lập ba đặc khu được ghi nhận là đưa ra các điều kiện vượt trội, hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài trong các lãnh vực công nghệ cao, hoặc các lãnh vực có nhu cầu cao trên thị trường thế giới, nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế trong giai đoạn tới.
Ba câu hỏi cần trả lời
Cho đến nay nhiều chuyên gia kinh tế, luật sư và một số đại biểu Quốc hội đã nêu nghi vấn về tác động kinh tế của ba đặc khu dự kiến và sự lo ngại về an ninh quốc gia khi cho phép người nước ngoài thuê đất lâu dài. Tôi chia sẻ với nhiều nghi vấn và lo ngại này và muốn phân tích thêm từ vài khía cạnh khác.
Để đánh giá khách quan, trước hết cần đặt ra 3 câu hỏi.
(1) Nhu cầu phát triển sắp tới của đất nước là gì? Các đặc khu có đáp ứng được các nhu cầu đó không?
(2) Nền kinh tế đã phụ thuộc vào tư bản nước ngoài rất nhiều rồi, giai đoạn tới phải vừa nuôi dưỡng, khuyến khích tư bản dân tộc phát triển vừa chọn lựa những nhà đầu tư nước ngoài thật sự cần thiết ở những lãnh vực trong nước chưa đủ năng lực. Ngoại lực đó phải có sức lan tỏa giúp cho nội lực ngày càng mạnh. Các đặc khu đã được thiết kế để đáp ứng yêu cầu này chưa?
(3) Những tập đoàn, công ty nước ngoài nổi tiếng có công nghệ cao, có nguồn lực và văn hóa kinh doanh tiên tiến mà chúng ta cần họ đến đầu tư đang đánh giá Việt Nam như thế nào? Họ mong Việt Nam tạo môi trường như thế nào để họ mang các dự án chất lượng cao đến và các đặc khu kinh tế có hy vọng đáp ứng các yêu cầu đó không?
Chỉ thích hợp cho phát triển du lịch, nghỉ dưỡng
Về câu hỏi thứ nhất, hiện nay hơn 40% lao động còn làm việc trong nông nghiệp với năng suất thấp. Mặt khác, khu vực cá thể, hộ gia đình (cũng năng suất thấp) còn chiếm hơn 30% tổng sản phẩm trong nước (GDP).
Do đó chiến lược sắp tới phải thúc đẩy phát triển công nghiệp và dịch vụ theo hướng hiện đại (áp dụng công nghệ mới và tăng quy mô nhà máy, cơ sở sản xuất) để thu hút lao động dư thừa và lao động cá thể, thực hiện phát triển vừa bao trùm vừa với tốc độ cao.
Phát triển công nghiệp của Việt Nam đã tiến một bước nhưng chủ yếu mới lắp ráp, gia công. Trước mắt phải đẩy mạnh công nghiệp hỗ trợ, tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam tham gia cao hơn vào mạng lưới cung ứng toàn cầu hoặc khu vực. Một phương hướng nữa là đẩy mạnh phát triển công nghiệp thực phẩm làm đòn bẩy phát triển nông nghiệp.
Cần thêm một điểm nữa là với kỹ thuật công nghệ ngày nay, công nghiệp hóa có khuynh hướng dùng ít lao động, do đó để tạo công ăn việc làm cho lực lượng lao động cần phát triển nhiều ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao như công nghệ phần mềm, tài chánh,... hoặc tận dụng các lợi thế thiên nhiên và di sản văn hóa để phát triển dịch vụ du lịch.
Từ nhu cầu nói trên, ba đặc khu kinh tế đang dự định chỉ có tác dụng thúc đẩy ngành du lịch, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí.
Các công ty nước ngoài định đầu tư vào công nghiệp sẽ chọn những trung tâm đã hình thành các cụm công nghiệp hoặc những nơi phụ cận, hay những vùng gần với sản xuất nông phẩm.
Nếu ba đặc khu đang bàn được thiết lập 30 hay 25 năm trước, khi VN mới mở cửa và kinh tế thị trường mới sơ khai thì hiệu quả phát triển công nghiệp sẽ rất lớn (giống như các đặc khu của Trung Quốc 40 năm trước đây).
Nhưng hiện nay, hiệu quả phát triển công nghiệp tại những nơi đó hầu như không có được. Tôi đã nói chuyện với đại diện nhiều tập đoàn công nghiệp của Nhật, không ai quan tâm đến các đặc khu mà ta đang bàn cả.
Ông Kawada Atsusuke, cựu giám đốc JETRO tại Việt Nam, người thường xuyên tiếp xúc với các nhà đầu tư lớn của Nhật, nói với tôi là ông chưa đến khu Vân Phong nên không có ý kiến. Riêng Vân Đồn và Phú Quốc thì ông thấy không thể là nơi thu hút đầu tư của Nhật trong các ngành công nghệ cao, và các nơi đó không thể trở thành cứ điểm sản xuất để tham gia vào mạng lưới cung ứng toàn cầu.
Ông cũng nói thêm là riêng ở Bắc bộ, nếu muốn thu hút đầu tư nươc ngoài trong các ngành công nghệ cao thì thay vì Vân Đồn, nên lập các khu công nghiệp gần Hải Phòng mới hội đủ các điều kiện cần thiết.
Như vậy, ba đặc khu kinh tế nếu chỉ có tác dụng phát triển du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí thì không cần đưa ra các tiêu chuẩn vượt trội như thuế và quyền sử dụng đất lâu dài. Luật Đầu tư nước ngoài hiện hành là đủ rồi. Chỉ cho thuê đất tối đa 50 năm.
Không cần ưu đãi vượt trội về thuế, thời hạn thuê đất
Về điểm thứ hai, hiện nay các công ty có vốn nước ngoài (FDI) đã chiếm khoảng 50% sản lượng công nghiệp và 70% xuất khẩu của Việt Nam. Độ phụ thuộc của kinh tế Việt Nam vào tư bản nước ngoài rất cao, cao nhất tại châu Á. Hơn nữa, khu vực FDI và khu vực tư bản trong nước hầu như ít liên kết với nhau. Độ lan tỏa của công nghệ nước ngoài qua FDI còn rất ít.
Ngoài ra phải kể đến hiện tượng tư bản nước ngoài, chủ yếu là Trung Quốc, trong nhiều năm nay đã nhờ người Việt Nam đứng tên mua nhiều đất ở ven biển. Trung Quốc còn thắng thầu trong rất nhiều dự án xây dựng ở Việt Nam. Do đó vấn đề của Việt Nam hiện nay là từng bước khắc phục quan hệ không lành mạnh với tư bản nước ngoài, đồng thời xúc tiến hợp tác liên kết giữa tư bản trong nước với những dự án FDI chất lượng cao.
Nhìn từ thực tế đó, nếu ba đặc khu kinh tế ra đời nhằm thu hút FDI vào các lãnh vực khách sạn, nghỉ dưỡng, du lịch, giải trí thì cũng nên có chính sách, điều kiện để tư bản dân tộc tham gia theo hình thức liên doanh, hợp tác.
Về điểm thứ ba, hiện nay Việt Nam đang là môi trường đầu tư nhiều triển vọng đối với tư bản nước ngoài. Theo điều tra gần đây của Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO), Việt Nam được đánh giá rất cao, xếp thứ hai trong những nước mà các công ty Nhật muốn đến đầu tư. Không riêng gì Nhật, không cần những ưu đãi vượt trội về thuế và thời hạn thuê đất, công ty nước ngoài vẫn chọn Việt Nam là địa điểm đầu tư hấp dẫn.
Dĩ nhiên họ mong môi trường đầu tư ở VN được cải thiện hơn nữa nhưng theo 3 nội dung khác.
*Một là, thủ tục hành chánh, thông quan ở các cửa khẩu cần nhanh chóng hơn.
Ba câu hỏi cần trả lời
Cho đến nay nhiều chuyên gia kinh tế, luật sư và một số đại biểu Quốc hội đã nêu nghi vấn về tác động kinh tế của ba đặc khu dự kiến và sự lo ngại về an ninh quốc gia khi cho phép người nước ngoài thuê đất lâu dài. Tôi chia sẻ với nhiều nghi vấn và lo ngại này và muốn phân tích thêm từ vài khía cạnh khác.
Để đánh giá khách quan, trước hết cần đặt ra 3 câu hỏi.
(1) Nhu cầu phát triển sắp tới của đất nước là gì? Các đặc khu có đáp ứng được các nhu cầu đó không?
(2) Nền kinh tế đã phụ thuộc vào tư bản nước ngoài rất nhiều rồi, giai đoạn tới phải vừa nuôi dưỡng, khuyến khích tư bản dân tộc phát triển vừa chọn lựa những nhà đầu tư nước ngoài thật sự cần thiết ở những lãnh vực trong nước chưa đủ năng lực. Ngoại lực đó phải có sức lan tỏa giúp cho nội lực ngày càng mạnh. Các đặc khu đã được thiết kế để đáp ứng yêu cầu này chưa?
(3) Những tập đoàn, công ty nước ngoài nổi tiếng có công nghệ cao, có nguồn lực và văn hóa kinh doanh tiên tiến mà chúng ta cần họ đến đầu tư đang đánh giá Việt Nam như thế nào? Họ mong Việt Nam tạo môi trường như thế nào để họ mang các dự án chất lượng cao đến và các đặc khu kinh tế có hy vọng đáp ứng các yêu cầu đó không?
Chỉ thích hợp cho phát triển du lịch, nghỉ dưỡng
Về câu hỏi thứ nhất, hiện nay hơn 40% lao động còn làm việc trong nông nghiệp với năng suất thấp. Mặt khác, khu vực cá thể, hộ gia đình (cũng năng suất thấp) còn chiếm hơn 30% tổng sản phẩm trong nước (GDP).
Do đó chiến lược sắp tới phải thúc đẩy phát triển công nghiệp và dịch vụ theo hướng hiện đại (áp dụng công nghệ mới và tăng quy mô nhà máy, cơ sở sản xuất) để thu hút lao động dư thừa và lao động cá thể, thực hiện phát triển vừa bao trùm vừa với tốc độ cao.
Phát triển công nghiệp của Việt Nam đã tiến một bước nhưng chủ yếu mới lắp ráp, gia công. Trước mắt phải đẩy mạnh công nghiệp hỗ trợ, tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam tham gia cao hơn vào mạng lưới cung ứng toàn cầu hoặc khu vực. Một phương hướng nữa là đẩy mạnh phát triển công nghiệp thực phẩm làm đòn bẩy phát triển nông nghiệp.
Cần thêm một điểm nữa là với kỹ thuật công nghệ ngày nay, công nghiệp hóa có khuynh hướng dùng ít lao động, do đó để tạo công ăn việc làm cho lực lượng lao động cần phát triển nhiều ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao như công nghệ phần mềm, tài chánh,... hoặc tận dụng các lợi thế thiên nhiên và di sản văn hóa để phát triển dịch vụ du lịch.
Từ nhu cầu nói trên, ba đặc khu kinh tế đang dự định chỉ có tác dụng thúc đẩy ngành du lịch, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí.
Các công ty nước ngoài định đầu tư vào công nghiệp sẽ chọn những trung tâm đã hình thành các cụm công nghiệp hoặc những nơi phụ cận, hay những vùng gần với sản xuất nông phẩm.
Nếu ba đặc khu đang bàn được thiết lập 30 hay 25 năm trước, khi VN mới mở cửa và kinh tế thị trường mới sơ khai thì hiệu quả phát triển công nghiệp sẽ rất lớn (giống như các đặc khu của Trung Quốc 40 năm trước đây).
Nhưng hiện nay, hiệu quả phát triển công nghiệp tại những nơi đó hầu như không có được. Tôi đã nói chuyện với đại diện nhiều tập đoàn công nghiệp của Nhật, không ai quan tâm đến các đặc khu mà ta đang bàn cả.
Ông Kawada Atsusuke, cựu giám đốc JETRO tại Việt Nam, người thường xuyên tiếp xúc với các nhà đầu tư lớn của Nhật, nói với tôi là ông chưa đến khu Vân Phong nên không có ý kiến. Riêng Vân Đồn và Phú Quốc thì ông thấy không thể là nơi thu hút đầu tư của Nhật trong các ngành công nghệ cao, và các nơi đó không thể trở thành cứ điểm sản xuất để tham gia vào mạng lưới cung ứng toàn cầu.
Ông cũng nói thêm là riêng ở Bắc bộ, nếu muốn thu hút đầu tư nươc ngoài trong các ngành công nghệ cao thì thay vì Vân Đồn, nên lập các khu công nghiệp gần Hải Phòng mới hội đủ các điều kiện cần thiết.
Như vậy, ba đặc khu kinh tế nếu chỉ có tác dụng phát triển du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí thì không cần đưa ra các tiêu chuẩn vượt trội như thuế và quyền sử dụng đất lâu dài. Luật Đầu tư nước ngoài hiện hành là đủ rồi. Chỉ cho thuê đất tối đa 50 năm.
Không cần ưu đãi vượt trội về thuế, thời hạn thuê đất
Về điểm thứ hai, hiện nay các công ty có vốn nước ngoài (FDI) đã chiếm khoảng 50% sản lượng công nghiệp và 70% xuất khẩu của Việt Nam. Độ phụ thuộc của kinh tế Việt Nam vào tư bản nước ngoài rất cao, cao nhất tại châu Á. Hơn nữa, khu vực FDI và khu vực tư bản trong nước hầu như ít liên kết với nhau. Độ lan tỏa của công nghệ nước ngoài qua FDI còn rất ít.
Ngoài ra phải kể đến hiện tượng tư bản nước ngoài, chủ yếu là Trung Quốc, trong nhiều năm nay đã nhờ người Việt Nam đứng tên mua nhiều đất ở ven biển. Trung Quốc còn thắng thầu trong rất nhiều dự án xây dựng ở Việt Nam. Do đó vấn đề của Việt Nam hiện nay là từng bước khắc phục quan hệ không lành mạnh với tư bản nước ngoài, đồng thời xúc tiến hợp tác liên kết giữa tư bản trong nước với những dự án FDI chất lượng cao.
Nhìn từ thực tế đó, nếu ba đặc khu kinh tế ra đời nhằm thu hút FDI vào các lãnh vực khách sạn, nghỉ dưỡng, du lịch, giải trí thì cũng nên có chính sách, điều kiện để tư bản dân tộc tham gia theo hình thức liên doanh, hợp tác.
Về điểm thứ ba, hiện nay Việt Nam đang là môi trường đầu tư nhiều triển vọng đối với tư bản nước ngoài. Theo điều tra gần đây của Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO), Việt Nam được đánh giá rất cao, xếp thứ hai trong những nước mà các công ty Nhật muốn đến đầu tư. Không riêng gì Nhật, không cần những ưu đãi vượt trội về thuế và thời hạn thuê đất, công ty nước ngoài vẫn chọn Việt Nam là địa điểm đầu tư hấp dẫn.
Dĩ nhiên họ mong môi trường đầu tư ở VN được cải thiện hơn nữa nhưng theo 3 nội dung khác.
*Một là, thủ tục hành chánh, thông quan ở các cửa khẩu cần nhanh chóng hơn.
*Hai là, cung cấp nhiều hơn nguồn nhân lực chất lượng cao để họ dễ triển khai các dự án công nghiệp có quy mô lớn và sử dụng công nghệ cao.
*Ba là, ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển để doanh nghiệp FDI giảm được chi phí đầu vào vì không phải nhập khẩu linh kiện, bộ phận và các sản phẩm trung gian với phí tổn cao.
Ba nội dung này cũng phù hợp với nhu cầu cải cách, phát triển của VN.
Từ phân tích trên, có thể kết luận là ba đặc khu kinh tế đang dự định thành lập chỉ thích hợp cho phát triển du lịch, cơ sở nghỉ dưỡng dịch vụ vui chơi, giải trí... Và do đó, không cần đưa ra các ưu đãi vượt trội về thuế, về quyền thuê đất lâu dài.
Đặc biệt cả 3 đặc khu đều ở các vị trí quan trọng về quốc phòng, ngay cả việc áp dụng Luật Đầu tư nước ngoài hiện hành (được thuê đất 50 năm) cũng cần thận trọng không để tập trung vào đầu tư từ một nước duy nhất.
Tôi mong Quốc hội kỳ này chưa thông qua luật về ba đặc khu, nên dành thời gian bàn thảo, phân tích và tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia.
TRẦN VĂN THỌ (Giáo sư Đại học Waseda, Tokyo)
Nguồn: https://tuoitre.vn/3-dac-khu-can-tra-loi-3-cau-hoi-2018060810345363.htm
Sưu tầm: Văn Trường
Từ phân tích trên, có thể kết luận là ba đặc khu kinh tế đang dự định thành lập chỉ thích hợp cho phát triển du lịch, cơ sở nghỉ dưỡng dịch vụ vui chơi, giải trí... Và do đó, không cần đưa ra các ưu đãi vượt trội về thuế, về quyền thuê đất lâu dài.
Đặc biệt cả 3 đặc khu đều ở các vị trí quan trọng về quốc phòng, ngay cả việc áp dụng Luật Đầu tư nước ngoài hiện hành (được thuê đất 50 năm) cũng cần thận trọng không để tập trung vào đầu tư từ một nước duy nhất.
Tôi mong Quốc hội kỳ này chưa thông qua luật về ba đặc khu, nên dành thời gian bàn thảo, phân tích và tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia.
TRẦN VĂN THỌ (Giáo sư Đại học Waseda, Tokyo)
Nguồn: https://tuoitre.vn/3-dac-khu-can-tra-loi-3-cau-hoi-2018060810345363.htm
Sưu tầm: Văn Trường
7 dấu hiệu nhận biết nguy cơ đột quỵ não
Bệnh đột quỵ là gì?
Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não là một trong những căn bệnh nguy hiểm đối với sức khỏe con người. Đột quỵ não là tình trạng máu và oxy đột ngột ngưng trệ lên não, dẫn đến các tế bào não sẽ chết chỉ sau vài phút. Bệnh nhân có thể bị liệt, hôn mê thậm chí tử vong tùy thuộc vào diện tích não bị ảnh hưởng và mức độ trầm trọng của tổn thương. Vì vậy, nhận biết sớm và xử lý kịp thời các dấu hiệu của đột quỵ não là vô cùng quan trọng.
Nguyên nhân gây đột quỵ
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, nhưng phổ biến nhất là tình trạng mỡ trong máu cao kéo dài, từ đó hình thành các mảng xơ mỡ động mạch. Đây có thể là hậu quả của thói quen sử dụng nhiều rượu bia, thuốc lá, ít vận động... Các mảng xơ mỡ đóng ở thành mạch máu, ngày càng dày lên làm lòng mạch hẹp dần lại, máu ứ lại và đóng thành cục máu đông gây tắc mạch tại chỗ hoặc di chuyển làm tắc động mạch ở nơi khác. Bên cạnh đó, các bệnh lý tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch, căng thẳng trong công việc… cũng có thể gây đột quỵ.
Có 2 dạng đột quỵ thường gặp hiện nay
- Dạng thứ nhất là đột quỵ do thiếu máu cục bộ: bệnh thường gặp sau một cơn đau hoặc cục máu đông có thể hình thành trong các mạch máu của não, hoặc trong mạch máu dẫn đến não, hay trong các mạch máu ở những nơi khác của cơ thể đi đến não; những cục máu đông chặn lưu lượng máu đến các tế bào của não, dạng này chiếm tỉ lệ cao trên 80% các ca đột quỵ do thiếu máu cục bộ.
- Dạng thứ hai là đột quỵ do xuất huyết não: xảy ra do một mạch máu não bị vỡ, kết quả là máu thấm vào mô não, gây tổn thương cho các tế bào não, phổ biến nhất của dạng này là kết hợp giữa huyết áp cao với chứng phình động mạch não, hay dị dạng mạch máu não bẩm sinh, do rối loạn đông máu hoặc bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc chống đông.
Hậu quả, biến chứng của đột quỵ não
Cơn đột quỵ có thể gây ra khuyết tật tạm thời hoặc vĩnh viễn, tùy thuộc vào phần não bị ảnh hưởng và thời gian não bị thiếu lưu thông máu. Các biến chứng có thể bao gồm:
+ Liệt vận động: Theo thống kê, có khoảng 90% người bị liệt vận động (liệt nửa người, liệt tay chân, liệt mặt) sau tai biến mạch máu não. Di chứng này gây khó khăn cho bệnh nhân trong sinh hoạt hàng ngày. Đồng thời khi phải nằm lâu một chỗ, bệnh nhân thường gặp biến chứng nguy hiểm như: lở loét da, viêm đường tiết niệu, viêm phổi, viêm đường hô hấp… dễ gây nhiễm trùng, thậm chí tử vong. Bệnh nhân cần phải phục hồi vận động sau tai biến mạch máu não nếu không sẽ phải phụ thuộc gần hoàn toàn vào sự chăm sóc, giúp đỡ của người khác.
+ Rối loạn nhận thức: Tỉ lệ gặp rối loạn nhận thức ở bệnh nhân sau tai biến mạch máu não khoảng hơn 60%. Đây là một trong những biến chứng nặng nề nhất dẫn đến sa sút trí tuệ. Bệnh nhân bị rối loạn nhận thức có các biểu hiện như: hay quên, suy giảm trí nhớ, đầu óc lơ mơ không tỉnh táo, mất khả năng định hướng không gian, thời gian, không nhận biết được người thân, gia đình của mình và không hiểu được lời người khác nói…
+ Khó khăn trong việc nói hoặc nuốt: Một cơn đột quỵ có thể gây ra kém kiểm soát các cơ di chuyển miệng và cổ họng, nuốt hoặc ăn khó khăn, rối loạn ngôn ngữ. Các biểu hiện rối loạn ngôn ngữ khá đa dạng như: nói ngọng, nói lắp, âm điệu bị biến đổi,… khó diễn đạt, thậm chí là không nói được.
+ Tiểu tiện không tự chủ: Bệnh tai biến làm cho hệ thống thần kinh bị tổn thương, từ đó gây rối loạn cơ tròn (nơi điều khiển hoạt động đại/tiểu tiện). Ngoài ra, rối loạn cảm giác và nhận thức cũng khiến bệnh nhân không kiểm soát được tình trạng tiểu tiện.
+ Rối loạn tâm lý: Phần lớn bệnh nhân sau tai biến suy giảm hoặc mất khả năng tự chăm sóc, phải nhờ cậy vào người thân. Điều đó khiến người bệnh cảm thấy tự ti, mặc cảm, dễ dẫn đến trầm cảm. Sự quan tâm của người thân, cộng đồng để chia sẻ những khó khăn, giải tỏa tâm lý cho người bệnh là vô cùng quan trọng.
+ Rối loạn thị giác: Theo các chuyên gia, rối loạn thị giác có thể tạm thời hoặc vĩnh viễn. Bệnh nhân có biểu hiện mắt nhìn mờ một bên hoặc cả hai bên, mù một phần hoặc toàn bộ, quầng hoặc đau mắt. Nếu không được chữa trị và phục hồi ở giai đoạn sớm thì càng ngày bệnh nhân sẽ càng khó hi vọng thấy lại ánh sáng ở bên mắt đó.
7 dấu hiệu cảnh báo cơn đột quỵ sắp tới
Để ngăn chặn những nguy cơ và hạn chế hậu quả do các cơn đột quỵ gây ra, việc nhận biết chính xác dấu hiệu cảnh báo đột quỵ để đưa nạn nhân đi cấp cứu trong "giờ vàng" là vô cùng cần thiết. Dưới đây là 7 dấu hiệu cảnh báo đột quỵ bạn không nên bỏ qua:
1. Dấu hiệu ở mặt: Quan sát khuôn mặt người bệnh có biểu hiện thiếu cân xứng, miệng méo, nhân trung hơi lệch qua một bên so với bình thường, nếp mũi, má bên yếu bị rũ xuống. Đặc biệt khi người bệnh nói hoặc cười thì sẽ thấy rõ dấu hiệu méo miệng và thiếu cân xứng trên mặt.
2. Dấu hiệu ở tay, chân: Cảm giác của người bị đột quỵ là tay bị tê mỏi, khó cử động, khó thao tác ngay cả trong những sinh hoạt đơn giản hàng ngày. Chân tay cảm giác nặng trĩu, đi lại khó khăn, động tác nhấc chân lên rất khó hoặc không thực hiện được, nhiều trường hợp vấp ngã hoặc đứng không vững.
3. Dấu hiệu qua giọng nói: Người bị đột quỵ có thể gặp triệu chứng nói ngọng bất thường, môi lưỡi bị tê cứng, miệng mở khó, phải gắng sức thì mới nói được, nói không rõ ràng, phải gắng hết sức khi nói nhưng cũng khó diễn đạt được điều muốn nói.
4. Dấu hiệu qua nhận thức: Biểu hiện rối loạn trí nhớ rõ rệt, không nhận thức được mọi việc, tai bị ù đi không nghe được rõ.
5. Dấu hiệu ở thần kinh: Người bệnh cảm thấy nhức đầu dữ dội. Đây là triệu chứng nặng và khá phổ biến của bệnh đột quỵ, nhất là người bệnh có tiền sử bị đau nửa đầu.
6. Dấu hiệu thị lực: Mắt mờ một bên hoặc cả hai bên, vì người thân xung quanh không nhận biết được dấu hiệu này nên hỏi rõ bệnh nhân, nếu có tình trạng này nên đưa người bệnh đi cấp cứu ngay.
7. Dấu hiệu đau: Ngoài đau đầu dữ dội người bệnh còn có biểu hiện đau thắt ngực, tim đập nhanh, cảm giác rất khó chịu.
Đau đầu, chóng mặt, mất thăng bằng là một trong những dấu hiệu của đột quỵ
3 câu hỏi xác định đột quỵ
Khi gặp tình trạng một người nào đó đang đi thì ngã quỵ xuống, bạn nên giúp họ ngồi hoặc đứng dậy, trở về trạng thái bình thường. Sau đó, hãy yêu cầu họ thực hiện 3 hành động sau:
- Hãy yêu cầu người đó cười để biết tình trạng miệng méo ra sao.
- Hãy yêu cầu họ nói một câu ngắn và đơn giản để biết dấu hiệu nhận thức của người bệnh và giọng nói của họ.
- Hãy yêu cầu họ giơ tay lên xem mức vận động ở tay có bình thường không.
Đây là 3 yêu cầu cũng là cách để kiểm tra xem hệ thần kinh của người bệnh có hoạt động bình thường hay không. Người bị đột quỵ sẽ không có sự nhận biết bình thường để thực hiện 3 yêu cầu đó, từ mức vận động thấp nhất là mỉm cười đến vận động nhiều hơn là nói, và vận động nhiều hơn nữa là giơ hai tay lên. Nếu người được hỏi không thực hiện được 1 trong 3 yêu cầu thì xem như đó là dấu hiệu của đột quỵ, cần đưa người đó đến bệnh viện kịp thời.
Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não là một trong những căn bệnh nguy hiểm đối với sức khỏe con người. Đột quỵ não là tình trạng máu và oxy đột ngột ngưng trệ lên não, dẫn đến các tế bào não sẽ chết chỉ sau vài phút. Bệnh nhân có thể bị liệt, hôn mê thậm chí tử vong tùy thuộc vào diện tích não bị ảnh hưởng và mức độ trầm trọng của tổn thương. Vì vậy, nhận biết sớm và xử lý kịp thời các dấu hiệu của đột quỵ não là vô cùng quan trọng.
Nguyên nhân gây đột quỵ
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, nhưng phổ biến nhất là tình trạng mỡ trong máu cao kéo dài, từ đó hình thành các mảng xơ mỡ động mạch. Đây có thể là hậu quả của thói quen sử dụng nhiều rượu bia, thuốc lá, ít vận động... Các mảng xơ mỡ đóng ở thành mạch máu, ngày càng dày lên làm lòng mạch hẹp dần lại, máu ứ lại và đóng thành cục máu đông gây tắc mạch tại chỗ hoặc di chuyển làm tắc động mạch ở nơi khác. Bên cạnh đó, các bệnh lý tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch, căng thẳng trong công việc… cũng có thể gây đột quỵ.
Có 2 dạng đột quỵ thường gặp hiện nay
- Dạng thứ nhất là đột quỵ do thiếu máu cục bộ: bệnh thường gặp sau một cơn đau hoặc cục máu đông có thể hình thành trong các mạch máu của não, hoặc trong mạch máu dẫn đến não, hay trong các mạch máu ở những nơi khác của cơ thể đi đến não; những cục máu đông chặn lưu lượng máu đến các tế bào của não, dạng này chiếm tỉ lệ cao trên 80% các ca đột quỵ do thiếu máu cục bộ.
- Dạng thứ hai là đột quỵ do xuất huyết não: xảy ra do một mạch máu não bị vỡ, kết quả là máu thấm vào mô não, gây tổn thương cho các tế bào não, phổ biến nhất của dạng này là kết hợp giữa huyết áp cao với chứng phình động mạch não, hay dị dạng mạch máu não bẩm sinh, do rối loạn đông máu hoặc bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc chống đông.
Hậu quả, biến chứng của đột quỵ não
Cơn đột quỵ có thể gây ra khuyết tật tạm thời hoặc vĩnh viễn, tùy thuộc vào phần não bị ảnh hưởng và thời gian não bị thiếu lưu thông máu. Các biến chứng có thể bao gồm:
+ Liệt vận động: Theo thống kê, có khoảng 90% người bị liệt vận động (liệt nửa người, liệt tay chân, liệt mặt) sau tai biến mạch máu não. Di chứng này gây khó khăn cho bệnh nhân trong sinh hoạt hàng ngày. Đồng thời khi phải nằm lâu một chỗ, bệnh nhân thường gặp biến chứng nguy hiểm như: lở loét da, viêm đường tiết niệu, viêm phổi, viêm đường hô hấp… dễ gây nhiễm trùng, thậm chí tử vong. Bệnh nhân cần phải phục hồi vận động sau tai biến mạch máu não nếu không sẽ phải phụ thuộc gần hoàn toàn vào sự chăm sóc, giúp đỡ của người khác.
+ Rối loạn nhận thức: Tỉ lệ gặp rối loạn nhận thức ở bệnh nhân sau tai biến mạch máu não khoảng hơn 60%. Đây là một trong những biến chứng nặng nề nhất dẫn đến sa sút trí tuệ. Bệnh nhân bị rối loạn nhận thức có các biểu hiện như: hay quên, suy giảm trí nhớ, đầu óc lơ mơ không tỉnh táo, mất khả năng định hướng không gian, thời gian, không nhận biết được người thân, gia đình của mình và không hiểu được lời người khác nói…
+ Khó khăn trong việc nói hoặc nuốt: Một cơn đột quỵ có thể gây ra kém kiểm soát các cơ di chuyển miệng và cổ họng, nuốt hoặc ăn khó khăn, rối loạn ngôn ngữ. Các biểu hiện rối loạn ngôn ngữ khá đa dạng như: nói ngọng, nói lắp, âm điệu bị biến đổi,… khó diễn đạt, thậm chí là không nói được.
+ Tiểu tiện không tự chủ: Bệnh tai biến làm cho hệ thống thần kinh bị tổn thương, từ đó gây rối loạn cơ tròn (nơi điều khiển hoạt động đại/tiểu tiện). Ngoài ra, rối loạn cảm giác và nhận thức cũng khiến bệnh nhân không kiểm soát được tình trạng tiểu tiện.
+ Rối loạn tâm lý: Phần lớn bệnh nhân sau tai biến suy giảm hoặc mất khả năng tự chăm sóc, phải nhờ cậy vào người thân. Điều đó khiến người bệnh cảm thấy tự ti, mặc cảm, dễ dẫn đến trầm cảm. Sự quan tâm của người thân, cộng đồng để chia sẻ những khó khăn, giải tỏa tâm lý cho người bệnh là vô cùng quan trọng.
+ Rối loạn thị giác: Theo các chuyên gia, rối loạn thị giác có thể tạm thời hoặc vĩnh viễn. Bệnh nhân có biểu hiện mắt nhìn mờ một bên hoặc cả hai bên, mù một phần hoặc toàn bộ, quầng hoặc đau mắt. Nếu không được chữa trị và phục hồi ở giai đoạn sớm thì càng ngày bệnh nhân sẽ càng khó hi vọng thấy lại ánh sáng ở bên mắt đó.
7 dấu hiệu cảnh báo cơn đột quỵ sắp tới
Để ngăn chặn những nguy cơ và hạn chế hậu quả do các cơn đột quỵ gây ra, việc nhận biết chính xác dấu hiệu cảnh báo đột quỵ để đưa nạn nhân đi cấp cứu trong "giờ vàng" là vô cùng cần thiết. Dưới đây là 7 dấu hiệu cảnh báo đột quỵ bạn không nên bỏ qua:
1. Dấu hiệu ở mặt: Quan sát khuôn mặt người bệnh có biểu hiện thiếu cân xứng, miệng méo, nhân trung hơi lệch qua một bên so với bình thường, nếp mũi, má bên yếu bị rũ xuống. Đặc biệt khi người bệnh nói hoặc cười thì sẽ thấy rõ dấu hiệu méo miệng và thiếu cân xứng trên mặt.
2. Dấu hiệu ở tay, chân: Cảm giác của người bị đột quỵ là tay bị tê mỏi, khó cử động, khó thao tác ngay cả trong những sinh hoạt đơn giản hàng ngày. Chân tay cảm giác nặng trĩu, đi lại khó khăn, động tác nhấc chân lên rất khó hoặc không thực hiện được, nhiều trường hợp vấp ngã hoặc đứng không vững.
3. Dấu hiệu qua giọng nói: Người bị đột quỵ có thể gặp triệu chứng nói ngọng bất thường, môi lưỡi bị tê cứng, miệng mở khó, phải gắng sức thì mới nói được, nói không rõ ràng, phải gắng hết sức khi nói nhưng cũng khó diễn đạt được điều muốn nói.
4. Dấu hiệu qua nhận thức: Biểu hiện rối loạn trí nhớ rõ rệt, không nhận thức được mọi việc, tai bị ù đi không nghe được rõ.
5. Dấu hiệu ở thần kinh: Người bệnh cảm thấy nhức đầu dữ dội. Đây là triệu chứng nặng và khá phổ biến của bệnh đột quỵ, nhất là người bệnh có tiền sử bị đau nửa đầu.
6. Dấu hiệu thị lực: Mắt mờ một bên hoặc cả hai bên, vì người thân xung quanh không nhận biết được dấu hiệu này nên hỏi rõ bệnh nhân, nếu có tình trạng này nên đưa người bệnh đi cấp cứu ngay.
7. Dấu hiệu đau: Ngoài đau đầu dữ dội người bệnh còn có biểu hiện đau thắt ngực, tim đập nhanh, cảm giác rất khó chịu.
Đau đầu, chóng mặt, mất thăng bằng là một trong những dấu hiệu của đột quỵ
3 câu hỏi xác định đột quỵ
Khi gặp tình trạng một người nào đó đang đi thì ngã quỵ xuống, bạn nên giúp họ ngồi hoặc đứng dậy, trở về trạng thái bình thường. Sau đó, hãy yêu cầu họ thực hiện 3 hành động sau:
- Hãy yêu cầu người đó cười để biết tình trạng miệng méo ra sao.
- Hãy yêu cầu họ nói một câu ngắn và đơn giản để biết dấu hiệu nhận thức của người bệnh và giọng nói của họ.
- Hãy yêu cầu họ giơ tay lên xem mức vận động ở tay có bình thường không.
Đây là 3 yêu cầu cũng là cách để kiểm tra xem hệ thần kinh của người bệnh có hoạt động bình thường hay không. Người bị đột quỵ sẽ không có sự nhận biết bình thường để thực hiện 3 yêu cầu đó, từ mức vận động thấp nhất là mỉm cười đến vận động nhiều hơn là nói, và vận động nhiều hơn nữa là giơ hai tay lên. Nếu người được hỏi không thực hiện được 1 trong 3 yêu cầu thì xem như đó là dấu hiệu của đột quỵ, cần đưa người đó đến bệnh viện kịp thời.
Ngô Hoàng
Thứ Hai, 4 tháng 6, 2018
Hội chứng liệt nửa người
Theo Dèjerine, liệt nửa người là liệt tay chân cùng một bên của cơ thể do tổn thương từ các tế bào tháp đến xináp của chúng với tế bào sừng trước tủy sống.
I/Đặc điểm lâm sàng liệt nửa người
Khởi phát và tiến triển
Đột ngột: Thường do đột qụy não. Cũng có khi liệt được khởi đầu bởi một sự kiện rất đơn giản (sau khi tắm, nhận được một thông tin buồn phiền...). Mức độ liệt khi bắt đầu rất khác nhau, có bệnh nhân liệt hoàn toàn ngay từ đầu nhưng cũng có bệnh nhân chỉ bị liệt nhẹ. Mức độ liệt ban đầu có thể chỉ dừng lại như vậy sau giảm dần (thường trong chảy máu não, tắc mạch) nhưng cũng có khi tiến triển tuần tiến nặng dần lên hoặc nặng lên theo từng nấc trong những giờ, những ngày sau (thường do huyết khối động mạch não).
Liệt xuất hiện từ từ và tăng dần một cách chậm chạp thường gặp trong các trường hợp khối phát triển, liệt xuất hiện từ từ, tiến triển tăng dần theo kiểu bậc thang thường do các bệnh thoái hoá (xơ cột bên teo cơ...).
Các thể liệt
- Liệt mềm nửa người (tổn thương tháp hủy hoại).
- Liệt cứng nửa người (tổn thương tháp kích thích) thường kèm theo các triệu chứng co cứng, tăng phản xạ gân xương, có phản xạ bệnh lý bó tháp, rung giật bàn chân, rung giật bánh chè.
Các triệu chứng kèm theo
Có thể quan sát thấy các dấu hiệu sau:
- Dấu hiệu quay đầu - mắt phối hợp (déviation conjugee).
- Phồng má bên liệt khi thở ra do liệt dây VII trung ương (dấu hiệu hút điếu).
- Những trường hợp nặng nề có thể còn thấy các kiểu rối loạn nhịp thở.
- Rối loạn phản xạ gân xương và phản xạ da, có thể có phản xạ bệnh lý bó tháp.
- Các động tác đồng vận (syncinésie): khi chi bên lành vận động tùy ý thì bên liệt có động tácvận động không tùy ý theo.
- Rối loạn cảm giác, giác quan.
- Rối loạn tâm thần.
- Rối loạn thực vật.
II/Khám bệnh nhân liệt nửa người
Quan sát
- Đối với bệnh nhân tỉnh táo: quan sát các vận động chủ động của bệnh nhân.
- Đối với bệnh nhân hôn mê: quan sát thấy bàn chân bên liệt đổ sát mặt giường hơn, nửa người bên liệt có rất ít các cử động tự phát, hoặc ít vậnđộng trong khi vật vã kích thích, quan sát dấu hiệu hút điếu...
Cách khám bệnh nhân phát hiện liệt nửa người
- Khám bệnh nhân tỉnh: thực hiện tuần tự các bước sau:
*Yêu cầu bệnh nhân thực hiện các vận động chủ động các chi như co, duỗi tay, chân hay nâng tay, chân khỏi mặt giường.
*Kiểm tra các nghiệm pháp khám vận động: Barré (chân và tay), Mingazzini (chân), Raimiste (tay).
Những trường hợp liệt nhẹ, sức cơ của bệnh nhân còn tương đối tốt nên bệnh nhân có thể uy trì tư thế của chi tương đối lâu. Trong trường hợp đó có thể nhanh chóng xác định liệt nửa người bằng cách yêu cầu bệnh nhân thực hiện các động tác vận động chủ động chống lại sức cản do thầy thuốc gây ra.
- Khám triệu chứng liệt nửa người ở bệnh nhân hôn mê: kích thích đau ở từng chi của bệnh nhân xem mức độ co duỗi các khúc chi nhanh, mạnh, dứt khoát hay chậm chạp, yếu đuối để đánh giá xem sức cơ bên nào yếu hơn, nghiệm pháp thả rơi (nâng chi của bệnh nhân lên sau đó thả cho rơi tự do, bên liệt rơi xuống giường nặng nề như một khúc gỗ), dựng bàn chân hoặc chân bệnh nhân (gấp ở khớp gối) cho đứng trên giường, bàn chân hoặc chân bên liệt không giữ được tư thế nên sẽ đổ xuống sát mặt giường.
Chẩn đoán
Chẩn đoán triệu chứng liệt nửa người
Căn cứ vào những quan sát và các triệu chứng được xác định qua thăm khám.
Chẩn đoán định khu liệt nửa người
Nói chung khi có tổn thương đường tháp một bên (từ vỏ não đến phình tủy cổ) sẽ gây triệu chứng liệt nửa người trên lâm sàng. Tuy nhiên do đặc điểm giải phẫu từng vị trí, mật độ các sợi của đường tháp ở mỗi vị trí rất khác nhau, hơn nữa tại mỗi vị trí ngoài đường tháp còn có các cấu trúc thần kinh khác nên khi tổn thương ở mỗi vị trí sẽ có những đặc điểm lâm sàng riêng. Sau đây ta xét các vị trí chính khi tổn thương gây liệt nửa người như tổn thương vỏ não, bao trong, thân não (gồm có cuống não, cầu não và hành não) và tủy cổ.
1/Liệt nửa người do tổn thương vỏ não:
Liệt nửa người có tính chất khu trú rõ, có thể không đồng đều (tay liệt nặng hơn chân hoặc chân nặng hơn tay.
Các triệu chứng kèm theo:
- Thường có liệt dây VII trung ương cùng bên với liệt.
- Rối loạn cảm giác nửa người.
- Co giật.
- Có thể có bán manh đồng danh bên liệt.
- Tổn thương bán cầu trội có thêm rối loạn vận động ngôn ngữ, trầm cảm và thất điều.
- Tổn thương bán cầu không trội còn có thêm triệu chứng rối loạn cảm giác không gian, vô tình cảm (apathia).
2/Liệt nửa người do tổn thương bao trong:
- Liệt nửa người mức độ nặng nề (thường liệt độ IV, V), liệt chân, tay đồng đều nhau.
Các triệu chứng kèm theo:
- Liệt mặt: có thể có hoặc không.
- Có thể có giảm cảm giác rõ.
3/Liệt nửa người do tổn thương một bên của thân não:
Khi tổn thương một bên của thân não, trên lâm sàng sẽ thấy bệnh cảnh điển hình đó là các hội chứng giao bên, cụ thể như sau:
- Bên đối diện với ổ tổn thương có rối loạn vận động nửa người trong đó chân tay bị nặng nề như nhau (hoặc rối loạn cảm giác nửa người).
- Bên tổn thương có liệt dây thần kinh sọ não kiểu ngoại vi.
Một số ví dụ hội chứng giao bên:
- Khi tổn thương một bên cuống não có hội chứng Weber (bên tổn thương có liệt dây III, bên đối diện có liệt nửa người kiểu trung ương).
- Khi tổn thương một bên cầu não có hội chứng Millard - Gubler (bên tổn thương có liệt dây VII ngoại vi, bên đối diện có liệt nửa người kiểu trung ương).
- Khi tổn thương một bên hành não gây hội chứng Schmidt (bên tổn thương liệt dây IX, X, XI kiểu ngoại vi, bên đối diện liệt nửa người kiểu trung ương).
4/Liệt nửa người do tổn thương một bên tủy cổ gây hội chứng Brown - Séquard:
- Bên tổn thương: Liệt trung ương dưới mức tổn thương, mất cảm giác sâu (cảm giác rung, cảm giác tư thế) dưới mức tổn thương, mất cảm giác một dải da hẹp trên vùng liệt, trên dải da mất cảm giác là một dải da tăng cảm.
- Bên đối diện: Mất cảm giác đau và nhiệt dưới mức tổn thương.
Chẩn đoán mức độ liệt
Trong khẩu ngữ dân gian hai từ "bại" và "liệt" (tương đương hai từ paresis và plegia trong Anh ngữ) thường được dùng để gọi tên triệu chứng giảm và mất hoàn toàn sức cơ trong vận động chủ động của bệnh nhân. Trong lâm sàng chuyên ngành Thần kinh học chỉ tồn tại một thuật ngữ đó là liệt, có điều tùy theo mức độ liệt mà bệnh nhân còn có khả năng vận động ở mức độ nhất định hoặc mất hoàn toàn vận động chủ động. Trên lâm sàng bảng phân loại mức độ liệt sau được sử dụng rộng rãi:
- Độ I (liệt nhẹ, bại): Giảm sức cơ nhưng bệnh nhân vẫn còn vận động chủ động được chân tay, bệnh nhân vẫn còn đi lại được.
- Độ II (liệt vừa): Bệnh nhân không đi lại được, không thực hiện hoàn chỉnh động tác được, còn nâng được tay chân lên khỏi mặt giường.
- Độ III (liệt nặng): Bệnh nhân không nâng được tay lên khỏi mặt giường, nhưng tz tay chân xuống giường còn co duỗi được.
- Độ IV (liệt rất nặng): Bệnh nhân không co duỗi được chi nữa, nhưng còn thấy có biểu hiện co cơ khi bệnh nhân gắng sức.
- Độ V: Hoàn toàn không có biểu hiện co cơ khi bệnh nhân cố gắng vận động chủ động.
Chẩn đoán nguyên nhân liệt nửa người
- Những nguyên nhân gây liệt nửa người có thể phục hồi hoàn toàn:
*Hạ đường huyết.
*Migraine.
*Máu tụ dưới màng cứng.
*Huyết khối đang hình thành .
*Dị dạng mạch máu não.
*Chấn động não.
*Viêm động mạch.
*Liệt sau cơn động kinh.
*Xơ não tủy rải rác.
*Rối loạn phân ly...
- Những nguyên nhân gây liệt nửa người có thể phục hồi còn để lại di chứng:
*Ổ máu tụ nội sọ.
*Lymphom não.
*Bệnh Moyamoya.
*Các dị dạng đặc biệt của vỏ não.
*U thần kinh.
*Bệnh hồng cầu lưỡi liềm.
III/Điều trị và chăm sóc bệnh nhân liệt nửa người
Hội chứng liệt nửa người được gây nên bởi những tổn thương với bản chất khác nhau của não và tủy sống cổ. Bên cạnh liệt những tổn thương này còn gây nhiều các triệu chứng lâm sàng nặng nề khác kèm theo.
Việc điều trị hội chứng liệt nửa người bao gồm :
- Điều trị nguyên nhân
*Chăm sóc phần cơ thể bị liệt:
+Luôn đặt chi ở tư thế sịnh lý.
+Xoa bóp, tập vận động sớm.
+Đề phòng bị loét, mục (decubitus) bằng cách thay đổi liên tục tư thế nằm, nằm đệm nước hoặc đệm không khí có ngăn.
+Đề phòng nhiễm khuẩn thứ phát (đường hô hấp, tiết niệu...).
*Chế độ dinh dưỡng đầy đủ.
Thành viên Dieutri.vn
I/Đặc điểm lâm sàng liệt nửa người
Khởi phát và tiến triển
Đột ngột: Thường do đột qụy não. Cũng có khi liệt được khởi đầu bởi một sự kiện rất đơn giản (sau khi tắm, nhận được một thông tin buồn phiền...). Mức độ liệt khi bắt đầu rất khác nhau, có bệnh nhân liệt hoàn toàn ngay từ đầu nhưng cũng có bệnh nhân chỉ bị liệt nhẹ. Mức độ liệt ban đầu có thể chỉ dừng lại như vậy sau giảm dần (thường trong chảy máu não, tắc mạch) nhưng cũng có khi tiến triển tuần tiến nặng dần lên hoặc nặng lên theo từng nấc trong những giờ, những ngày sau (thường do huyết khối động mạch não).
Liệt xuất hiện từ từ và tăng dần một cách chậm chạp thường gặp trong các trường hợp khối phát triển, liệt xuất hiện từ từ, tiến triển tăng dần theo kiểu bậc thang thường do các bệnh thoái hoá (xơ cột bên teo cơ...).
Các thể liệt
- Liệt mềm nửa người (tổn thương tháp hủy hoại).
- Liệt cứng nửa người (tổn thương tháp kích thích) thường kèm theo các triệu chứng co cứng, tăng phản xạ gân xương, có phản xạ bệnh lý bó tháp, rung giật bàn chân, rung giật bánh chè.
Các triệu chứng kèm theo
Có thể quan sát thấy các dấu hiệu sau:
- Dấu hiệu quay đầu - mắt phối hợp (déviation conjugee).
- Phồng má bên liệt khi thở ra do liệt dây VII trung ương (dấu hiệu hút điếu).
- Những trường hợp nặng nề có thể còn thấy các kiểu rối loạn nhịp thở.
- Rối loạn phản xạ gân xương và phản xạ da, có thể có phản xạ bệnh lý bó tháp.
- Các động tác đồng vận (syncinésie): khi chi bên lành vận động tùy ý thì bên liệt có động tácvận động không tùy ý theo.
- Rối loạn cảm giác, giác quan.
- Rối loạn tâm thần.
- Rối loạn thực vật.
II/Khám bệnh nhân liệt nửa người
Quan sát
- Đối với bệnh nhân tỉnh táo: quan sát các vận động chủ động của bệnh nhân.
- Đối với bệnh nhân hôn mê: quan sát thấy bàn chân bên liệt đổ sát mặt giường hơn, nửa người bên liệt có rất ít các cử động tự phát, hoặc ít vậnđộng trong khi vật vã kích thích, quan sát dấu hiệu hút điếu...
Cách khám bệnh nhân phát hiện liệt nửa người
- Khám bệnh nhân tỉnh: thực hiện tuần tự các bước sau:
*Yêu cầu bệnh nhân thực hiện các vận động chủ động các chi như co, duỗi tay, chân hay nâng tay, chân khỏi mặt giường.
*Kiểm tra các nghiệm pháp khám vận động: Barré (chân và tay), Mingazzini (chân), Raimiste (tay).
Những trường hợp liệt nhẹ, sức cơ của bệnh nhân còn tương đối tốt nên bệnh nhân có thể uy trì tư thế của chi tương đối lâu. Trong trường hợp đó có thể nhanh chóng xác định liệt nửa người bằng cách yêu cầu bệnh nhân thực hiện các động tác vận động chủ động chống lại sức cản do thầy thuốc gây ra.
- Khám triệu chứng liệt nửa người ở bệnh nhân hôn mê: kích thích đau ở từng chi của bệnh nhân xem mức độ co duỗi các khúc chi nhanh, mạnh, dứt khoát hay chậm chạp, yếu đuối để đánh giá xem sức cơ bên nào yếu hơn, nghiệm pháp thả rơi (nâng chi của bệnh nhân lên sau đó thả cho rơi tự do, bên liệt rơi xuống giường nặng nề như một khúc gỗ), dựng bàn chân hoặc chân bệnh nhân (gấp ở khớp gối) cho đứng trên giường, bàn chân hoặc chân bên liệt không giữ được tư thế nên sẽ đổ xuống sát mặt giường.
Chẩn đoán
Chẩn đoán triệu chứng liệt nửa người
Căn cứ vào những quan sát và các triệu chứng được xác định qua thăm khám.
Chẩn đoán định khu liệt nửa người
Nói chung khi có tổn thương đường tháp một bên (từ vỏ não đến phình tủy cổ) sẽ gây triệu chứng liệt nửa người trên lâm sàng. Tuy nhiên do đặc điểm giải phẫu từng vị trí, mật độ các sợi của đường tháp ở mỗi vị trí rất khác nhau, hơn nữa tại mỗi vị trí ngoài đường tháp còn có các cấu trúc thần kinh khác nên khi tổn thương ở mỗi vị trí sẽ có những đặc điểm lâm sàng riêng. Sau đây ta xét các vị trí chính khi tổn thương gây liệt nửa người như tổn thương vỏ não, bao trong, thân não (gồm có cuống não, cầu não và hành não) và tủy cổ.
1/Liệt nửa người do tổn thương vỏ não:
Liệt nửa người có tính chất khu trú rõ, có thể không đồng đều (tay liệt nặng hơn chân hoặc chân nặng hơn tay.
Các triệu chứng kèm theo:
- Thường có liệt dây VII trung ương cùng bên với liệt.
- Rối loạn cảm giác nửa người.
- Co giật.
- Có thể có bán manh đồng danh bên liệt.
- Tổn thương bán cầu trội có thêm rối loạn vận động ngôn ngữ, trầm cảm và thất điều.
- Tổn thương bán cầu không trội còn có thêm triệu chứng rối loạn cảm giác không gian, vô tình cảm (apathia).
2/Liệt nửa người do tổn thương bao trong:
- Liệt nửa người mức độ nặng nề (thường liệt độ IV, V), liệt chân, tay đồng đều nhau.
Các triệu chứng kèm theo:
- Liệt mặt: có thể có hoặc không.
- Có thể có giảm cảm giác rõ.
3/Liệt nửa người do tổn thương một bên của thân não:
Khi tổn thương một bên của thân não, trên lâm sàng sẽ thấy bệnh cảnh điển hình đó là các hội chứng giao bên, cụ thể như sau:
- Bên đối diện với ổ tổn thương có rối loạn vận động nửa người trong đó chân tay bị nặng nề như nhau (hoặc rối loạn cảm giác nửa người).
- Bên tổn thương có liệt dây thần kinh sọ não kiểu ngoại vi.
Một số ví dụ hội chứng giao bên:
- Khi tổn thương một bên cuống não có hội chứng Weber (bên tổn thương có liệt dây III, bên đối diện có liệt nửa người kiểu trung ương).
- Khi tổn thương một bên cầu não có hội chứng Millard - Gubler (bên tổn thương có liệt dây VII ngoại vi, bên đối diện có liệt nửa người kiểu trung ương).
- Khi tổn thương một bên hành não gây hội chứng Schmidt (bên tổn thương liệt dây IX, X, XI kiểu ngoại vi, bên đối diện liệt nửa người kiểu trung ương).
4/Liệt nửa người do tổn thương một bên tủy cổ gây hội chứng Brown - Séquard:
- Bên tổn thương: Liệt trung ương dưới mức tổn thương, mất cảm giác sâu (cảm giác rung, cảm giác tư thế) dưới mức tổn thương, mất cảm giác một dải da hẹp trên vùng liệt, trên dải da mất cảm giác là một dải da tăng cảm.
- Bên đối diện: Mất cảm giác đau và nhiệt dưới mức tổn thương.
Chẩn đoán mức độ liệt
Trong khẩu ngữ dân gian hai từ "bại" và "liệt" (tương đương hai từ paresis và plegia trong Anh ngữ) thường được dùng để gọi tên triệu chứng giảm và mất hoàn toàn sức cơ trong vận động chủ động của bệnh nhân. Trong lâm sàng chuyên ngành Thần kinh học chỉ tồn tại một thuật ngữ đó là liệt, có điều tùy theo mức độ liệt mà bệnh nhân còn có khả năng vận động ở mức độ nhất định hoặc mất hoàn toàn vận động chủ động. Trên lâm sàng bảng phân loại mức độ liệt sau được sử dụng rộng rãi:
- Độ I (liệt nhẹ, bại): Giảm sức cơ nhưng bệnh nhân vẫn còn vận động chủ động được chân tay, bệnh nhân vẫn còn đi lại được.
- Độ II (liệt vừa): Bệnh nhân không đi lại được, không thực hiện hoàn chỉnh động tác được, còn nâng được tay chân lên khỏi mặt giường.
- Độ III (liệt nặng): Bệnh nhân không nâng được tay lên khỏi mặt giường, nhưng tz tay chân xuống giường còn co duỗi được.
- Độ IV (liệt rất nặng): Bệnh nhân không co duỗi được chi nữa, nhưng còn thấy có biểu hiện co cơ khi bệnh nhân gắng sức.
- Độ V: Hoàn toàn không có biểu hiện co cơ khi bệnh nhân cố gắng vận động chủ động.
Chẩn đoán nguyên nhân liệt nửa người
- Những nguyên nhân gây liệt nửa người có thể phục hồi hoàn toàn:
*Hạ đường huyết.
*Migraine.
*Máu tụ dưới màng cứng.
*Huyết khối đang hình thành .
*Dị dạng mạch máu não.
*Chấn động não.
*Viêm động mạch.
*Liệt sau cơn động kinh.
*Xơ não tủy rải rác.
*Rối loạn phân ly...
- Những nguyên nhân gây liệt nửa người có thể phục hồi còn để lại di chứng:
*Ổ máu tụ nội sọ.
*Lymphom não.
*Bệnh Moyamoya.
*Các dị dạng đặc biệt của vỏ não.
*U thần kinh.
*Bệnh hồng cầu lưỡi liềm.
III/Điều trị và chăm sóc bệnh nhân liệt nửa người
Hội chứng liệt nửa người được gây nên bởi những tổn thương với bản chất khác nhau của não và tủy sống cổ. Bên cạnh liệt những tổn thương này còn gây nhiều các triệu chứng lâm sàng nặng nề khác kèm theo.
Việc điều trị hội chứng liệt nửa người bao gồm :
- Điều trị nguyên nhân
*Chăm sóc phần cơ thể bị liệt:
+Luôn đặt chi ở tư thế sịnh lý.
+Xoa bóp, tập vận động sớm.
+Đề phòng bị loét, mục (decubitus) bằng cách thay đổi liên tục tư thế nằm, nằm đệm nước hoặc đệm không khí có ngăn.
+Đề phòng nhiễm khuẩn thứ phát (đường hô hấp, tiết niệu...).
*Chế độ dinh dưỡng đầy đủ.
Thành viên Dieutri.vn
Cách uống nước để điều trị căn bệnh nguy hiểm nhất thế giới: Già trẻ đều nên tham khảo
Uống nước đúng cách không chỉ giúp tăng cường sức khỏe, mà còn có thể hỗ trợ điều trị bệnh. Đây là cách uống nước tốt cho bệnh nhân huyết áp, bạn nên giới thiệu cho người cao tuổi.
Nước là nguồn gốc của sự sống, vì thế bạn đã biết tác dụng của nước lên huyết áp của cơ thể. Mạch máu giống như ống dẫn nước, do độ đậm đặc của máu (như máu nhiễm mỡ, nhiều cholesterol, máu vón cục hoặc nhớt máu) sẽ làm tắc nghẽn mạch. Nếu uống nước hợp lý sẽ có tác dụng quan trọng trong việc điều chỉnh huyết áp.
Nếu bạn bị huyết áp cao - căn bệnh đang được cho là nguy hiểm nhất thế giới, kết hợp với việc uống nước không đủ, sẽ dẫn đến độ đậm đặc của máu tăng lên, làm cho thể tích máu thiếu, 3 điều kiện này dễ dàng dẫn đến tình trạng xuất hiện cục máu đông trong não. Nhưng không phải cứ uống càng nhiều thì càng tốt.
Vậy làm thế nào để những người bị huyết áp cao uống nước đúng cách, giúp điều trị và giảm huyết áp?
Quy tắc uống nước để hỗ trợ điều trị bệnh cho người huyết áp cao
1, Không uống quá nhiều nước mỗi ngày
Bệnh nhân cao huyết áp nên uống nước khoa học và hợp lý, bổ sung nước theo nhu cầu, trong đó nên áp dụng cách uống số lượng ít, số lần nhiều.
Nếu uống không đủ nước, dung tích máu sẽ không đủ, dẫn đến nồng độ máu trăng cao, độ nhớt máu cao gây ra bệnh huyết khối (cục máu đông)
Nhưng có người lại nghĩ rằng, uống càng nhiều nước càng tốt. Thực tế nếu uống quá nhiều, đưa vào cơ thể quá nhiều muối, dễ dẫn đến tiêu thụ quá nhiều muối, làm cho nồng độ natri tăng, từ đó làm tăng gánh nặng lên tim và thận, và tăng huyết áp.
2, Nhiệt độ nước không thể quá nóng hoặc quá lạnh
Nếu nhiệt độ nước quá cao, có thể dễ dàng gây tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa , đẩy nhanh sự vận hành của tuần hoàn máu và tăng gánh nặng cho tim.
Nước quá lạnh có thể dễ dàng gây ra hiện tượng các mạch máu của đường tiêu hóa bị ảnh hưởng và co lại, tao ra phản xạ gây co thắt tim và mạch máu não, dẫn đến thiếu máu cung cấp cho tim và não.
3, Chú ý bổ sung khoáng chất khi uống nước
Nếu bạn đổ mồ hôi quá nhiều, bạn cần phải bổ sung một số lượng muối khoáng thích hợp và cố gắng không uống nước tinh khiết hoàn toàn. Nước khoáng có nhiều khoáng chất. Ngoài ra, hàm lượng khoáng chất trong nước trà cũng rất phong phú, nhưng tốt nhất là uống trà xanh hoặc trà nhạt.
Bệnh nhân huyết áp cao cần lưu ý khi uống nước
Thông thường, trong khoảng thời gian từ 9 - 10 giờ sáng là thời gian cao điểm của quy trình tăng huyết áp. Lý do là hầu hết mọi người hiếm khi có thói quen uống bổ sung nước vào ban đêm, trong khi quá trình trao đổi chất của cơ thể đã không dừng lại.
Trong khi ngủ, nước vẫn bị thất thoát từ các kênh khác nhau như đường hô hấp, da và nước tiểu, làm cho lượng nước của cơ thể giảm, khiến máu ngưng tụ, ảnh hưởng đến tuần hoàn máu, gây chóng mặt, đau đầu và tim đập nhanh.
Đặc biệt là người cao tuổi bị tăng huyết áp và xơ cứng động mạch não, nếu uống quá ít nước, sẽ làm tăng độ nhớt máu, dễ hình thành huyết khối não, gây nguy hiểm.
Để tránh tăng huyết áp lúc 9 giờ sáng, phương pháp hiệu quả nhất là uống bổ sung nước vào buổi sáng, giúp giảm độ nhớt máu, ngăn ngừa huyết khối não và nhồi máu cơ tim.
Trong những trường hợp bình thường, bạn nên uống nước phải đảm bảo đủ 1500 - 2000 ml mỗi ngày, chú ý lượng muối ăn vào phải kiểm soát nghiêm ngặt, hạn chế ăn quá mặn.
*Theo Health/Sina
Nước là nguồn gốc của sự sống, vì thế bạn đã biết tác dụng của nước lên huyết áp của cơ thể. Mạch máu giống như ống dẫn nước, do độ đậm đặc của máu (như máu nhiễm mỡ, nhiều cholesterol, máu vón cục hoặc nhớt máu) sẽ làm tắc nghẽn mạch. Nếu uống nước hợp lý sẽ có tác dụng quan trọng trong việc điều chỉnh huyết áp.
Nếu bạn bị huyết áp cao - căn bệnh đang được cho là nguy hiểm nhất thế giới, kết hợp với việc uống nước không đủ, sẽ dẫn đến độ đậm đặc của máu tăng lên, làm cho thể tích máu thiếu, 3 điều kiện này dễ dàng dẫn đến tình trạng xuất hiện cục máu đông trong não. Nhưng không phải cứ uống càng nhiều thì càng tốt.
Vậy làm thế nào để những người bị huyết áp cao uống nước đúng cách, giúp điều trị và giảm huyết áp?
Quy tắc uống nước để hỗ trợ điều trị bệnh cho người huyết áp cao
1, Không uống quá nhiều nước mỗi ngày
Bệnh nhân cao huyết áp nên uống nước khoa học và hợp lý, bổ sung nước theo nhu cầu, trong đó nên áp dụng cách uống số lượng ít, số lần nhiều.
Nếu uống không đủ nước, dung tích máu sẽ không đủ, dẫn đến nồng độ máu trăng cao, độ nhớt máu cao gây ra bệnh huyết khối (cục máu đông)
Nhưng có người lại nghĩ rằng, uống càng nhiều nước càng tốt. Thực tế nếu uống quá nhiều, đưa vào cơ thể quá nhiều muối, dễ dẫn đến tiêu thụ quá nhiều muối, làm cho nồng độ natri tăng, từ đó làm tăng gánh nặng lên tim và thận, và tăng huyết áp.
2, Nhiệt độ nước không thể quá nóng hoặc quá lạnh
Nếu nhiệt độ nước quá cao, có thể dễ dàng gây tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa , đẩy nhanh sự vận hành của tuần hoàn máu và tăng gánh nặng cho tim.
Nước quá lạnh có thể dễ dàng gây ra hiện tượng các mạch máu của đường tiêu hóa bị ảnh hưởng và co lại, tao ra phản xạ gây co thắt tim và mạch máu não, dẫn đến thiếu máu cung cấp cho tim và não.
3, Chú ý bổ sung khoáng chất khi uống nước
Nếu bạn đổ mồ hôi quá nhiều, bạn cần phải bổ sung một số lượng muối khoáng thích hợp và cố gắng không uống nước tinh khiết hoàn toàn. Nước khoáng có nhiều khoáng chất. Ngoài ra, hàm lượng khoáng chất trong nước trà cũng rất phong phú, nhưng tốt nhất là uống trà xanh hoặc trà nhạt.
Bệnh nhân huyết áp cao cần lưu ý khi uống nước
Thông thường, trong khoảng thời gian từ 9 - 10 giờ sáng là thời gian cao điểm của quy trình tăng huyết áp. Lý do là hầu hết mọi người hiếm khi có thói quen uống bổ sung nước vào ban đêm, trong khi quá trình trao đổi chất của cơ thể đã không dừng lại.
Trong khi ngủ, nước vẫn bị thất thoát từ các kênh khác nhau như đường hô hấp, da và nước tiểu, làm cho lượng nước của cơ thể giảm, khiến máu ngưng tụ, ảnh hưởng đến tuần hoàn máu, gây chóng mặt, đau đầu và tim đập nhanh.
Đặc biệt là người cao tuổi bị tăng huyết áp và xơ cứng động mạch não, nếu uống quá ít nước, sẽ làm tăng độ nhớt máu, dễ hình thành huyết khối não, gây nguy hiểm.
Để tránh tăng huyết áp lúc 9 giờ sáng, phương pháp hiệu quả nhất là uống bổ sung nước vào buổi sáng, giúp giảm độ nhớt máu, ngăn ngừa huyết khối não và nhồi máu cơ tim.
Trong những trường hợp bình thường, bạn nên uống nước phải đảm bảo đủ 1500 - 2000 ml mỗi ngày, chú ý lượng muối ăn vào phải kiểm soát nghiêm ngặt, hạn chế ăn quá mặn.
*Theo Health/Sina
Vân Hồng
Chủ Nhật, 3 tháng 6, 2018
Làm sao để đọc báo báo tài chính chỉ trong 1 phút?
Hãy quên đi những cuốn sách khô cứng về kế toán, những quyền sách dày cộp về tài chính doanh nghiệp.
Bạn là một Start-up hay một doanh nghiệp trẻ đã thành lập được một thời gian. Liệu bạn đã có thể đọc được báo cáo tài chính của doanh nghiệp mình? Nếu bạn không phải là người theo học chuyên ngành tài chính kế toán thì tôi đoán bạn hoàn toàn “mông lung” về nó.
Bạn là chủ doanh nghiệp vừa & nhỏ, bạn đang giao phó toàn bộ công việc kế toán cho một nhân viên. Nhân viên này hàng ngày vẫn thực hiện đều đặn việc ghi chép sổ sách kế toán cho công ty bạn. Bạn thấy sổ sách được làm rất đầy đủ và gọn gàng nên bạn cảm thấy rất tin tưởng vào cô kế toán này. Nhưng liệu bạn có thể biết sổ sách kế toán của mình làm đúng hay sai hay không?
Bạn là chủ doanh nghiệp và bạn biết việc tìm hiểu tài chính, kế toán doanh nghiệp là rất quan trọng. Nhưng khi đọc về mấy cuốn sách về kế toán, tài chính và thuế thì thật ngán ngẩm vì nó quá khó hiểu. Cách giải thích dài dòng lại phải tài khoản này, tài khoản nọ khiến bạn rối tung lên. Nó không phải dành cho bạn mà dành cho những người kế toán. Bạn là chủ doanh nghiệp, bạn chỉ muốn biết đâu là những tài khoản quan trọng, nó có ý nghĩa gì và cho biết gì về doanh nghiệp của mình. Bạn cũng cần giải thích thật ngắn gọn và đơn giản chứ không phải dài dòng và khô khan như những cuốn sách khoa học.
Tôi hiểu bạn cảm thấy như thế nào khi phải đối mặt với những bức xúc trên. Hãy quên đi những cuốn sách khô cứng về kế toán, những quyền sách dày cộp về tài chính doanh nghiệp, tôi sẽ chia sẻ với bạn những chỉ số quan trọng nhất của doanh nghiệp mà bạn cần quan tâm một cách nhanh nhất.
Trong bài viết dưới đây, tôi sẽ giúp bạn đọc Báo cáo tài chính công ty – một công cụ thiết yếu để quản lý tài chính doanh nghiệp. Báo cáo tài chính gồm có 3 loại báo cáo quan trọng nhất: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Bảng cân đối kế toán và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Với chỉ 1 phút, tôi sẽ giúp bạn hình dung bức tranh tài chính toàn cảnh doanh nghiệp với những thông số quan trọng nhất. Bạn sẽ biết doanh nghiệp mình liệu có thực sự là khỏe mạnh như mình vẫn nghĩ hay không?
1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Đây là bản báo cáo cho biết công ty đạt được doanh số bao nhiêu, chi phí như thế nào và lợi nhuận còn lại là bao nhiêu. Tóm lại Bản báo cáo này cho biết doanh nghiệp lãi hay lỗ như thế nào. Bản báo cáo này có thể thực hiện theo hàng quý hay hàng năm.
Trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, chúng ta cần chú ý một số loại tài khoản sau:
* Doanh thu
Tài khoản doanh thu theo dõi tất cả doanh số khi bán được hàng và được chấp nhận thanh toán.
Doanh thu = Giá sản phẩm * Số lượng sản phẩm bán ra.
Tài khoản Doanh thu bán hàng chỉ phản ánh doanh thu của khối lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã bán trong kỳ báo cáo, không phân biệt đã thu tiền hay chưa thu tiền. Thông thường các doanh nghiệp tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ, Doanh thu đối với các sản phẩm thuộc đối tượng chịu thuế VAT là giá bán chưa có thuế VAT.
Ví dụ: nếu công ty bán được 1.000 bộ quần áo, mỗi bộ trị giá 100.000 đ chưa thuế VAT, doanh thu sẽ là 100.000.000 đ.
Việc ghi chép doanh thu một cách thường xuyên và chính xác là đặc biệt quan trọng để biết doanh nghiệp đang đứng ở đâu. Thông thường, để xây dựng một công ty thành công, mức tăng trưởng cần phải đạt được là 20%/năm.
* Giá vốn hàng bán
Giá vốn hàng bán đại diện cho tất cả chi phí trực tiếp tạo ra sản phẩm hay dịch vụ để bán. Đối với công ty cung cấp dịch vụ thì nó cũng được biết đến như chi phí bán hàng. Giá vốn hàng bán bao gồm: Lương nhân viên, Vật liệu thô, Chi phí nhà cung cấp, Chi phí sản xuất, Giá bán sỉ hàng hóa…
Ví dụ: Chi phí để may 1 bộ quần áo là 100.000 đồng, bạn bán được 1.000 bộ thì giá vốn hàng bán sẽ là: 100.000.000 đồng.
Đối với một công ty thương mại thì giá vốn hàng bán là tổng chi phí cần thiết để hàng có mặt tai kho ( Bao gồm Giá mua từ nhà cung cấp, vận chuyển, bảo hiểm,…). Ví dụ: Công ty máy tính X nhập máy tính từ nhà cung cấp với giá 10 triệu đồng, Chi phí vận chuyển là 500.000 đồng thì giá vốn hàng bán là 10,5 triệu đồng.
Để doanh nghiệp có lãi, bạn phải tìm cách để giảm giá vốn hàng bán nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng sản phẩm. Ví dụ: Bạn có thể tìm các nguyên vật liệu rẻ hơn, Thuê ngoài dịch vụ, Gia công cho các đối tác có chi phí thấp hơn hoặc sử dụng kỹ thuật mới để tăng hiệu quả hoạt động. Rất nhiều công ty thất bại do người chủ không quan tâm đến chi phí sản xuất. Hệ quả là doanh thu lớn nhưng thực chất doanh nghiệp lại không có lãi.
* Lợi nhuận gộp
Lợi nhuận gộp = Doanh thu – Giá vốn hàng bán. Để theo dõi lợi nhuận gộp doanh nghiệp cao hay thấp, người ta sử dụng tỷ lệ lợi nhuận gộp dưới dạng phần trăm:
Tỷ lệ lợi nhuận gộp = ( Lợi nhuận gộp/Doanh thu) * 100%
Ví dụ: Tỷ lệ lợi nhuận của công ty là 25% có nghĩa là cứ mỗi 100.000 đồng bán được, công ty kiếm được là 25.000 đồng
Chỉ số này cho biết mỗi đồng doanh thu thu về tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập. Tỷ lệ lợi nhuận gộp là một chỉ số rất hữu ích khi tiến hành so sánh các doanh nghiệp trong cùng một ngành. Doanh nghiệp nào có tỷ lệ lợi nhuận gộp cao hơn chứng tỏ doanh nghiệp đó có lãi hơn và kiểm soát chi phí hiệu quả hơn so với đối thủ cạnh tranh của nó. Để xây dựng một công ty thành công, bạn phải đảm bảo tỷ lệ lợi nhuận gộp cao hơn mặt bằng chung trong nghành của mình.
* Chi phí cố định
Chi phí cố định là những khoản chi phí không thay đổi khi mức sản lượng thay đổi, bao gồm: chi phí bán hàng và tiếp thị, tiền lương cố định, thuê văn phòng, cước viễn thông, phí vận chuyển, nghiên cứu và phát triển và khấu hao tài sản cố định.
Thông thường, các doanh nghiệp đều cố gắng cắt giảm chi phí, từ việc kiểm duyệt từng khoản chi và liên tục nhắc nhở nhân viên tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên cuối cùng hiệu quả kiểm soát chi phí vẫn không đạt như mong đợi của doanh nghiệp và nhân viên cho là giám đốc còn “ keo kiệt”. Đặc biệt với các doanh nghiệp nhỏ thường gặp lúng túng giữa việc kiểm soát chi phí với cắt giảm chi phí và tạo ra ý thức tiết kiệm ở nhân viên. Dẫn tới doanh nghiệp mất nhiều thời gian giải quyết các chi phí phát sinh ngoài ý muốn. Khoảng cách giữa lãnh đạo và nhân viên ngày càng xa.
Để kiểm soát chi phí hiệu quả, doanh nghiệp cần phải lập định mức chi phí tức là khoán định mức cho các khoản chi phí theo tiêu chuẩn cụ thể. Trên cơ sở phân tích dữ liệu trước đây và thu thập thông tin chi phí thực tế, doanh nghiệp cần lên ngân sách cho các chi phí cố định của công ty và theo dõi các khoản chi phí thường xuyên để đảm bảo không vượt ngân sách
* Lợi nhuận ròng
Đây là số tiền bạn thật sự kiếm được sau khi trừ tất cả chi phí, kể cả thuế. Đây là lợi nhuận dùng để tái đầu tư vào kinh doanh và trả cổ tức.
Lợi nhuận ròng = Doanh thu- Giá vốn hàng bán – Chi phí cố định – Thuế
Mục tiêu của doanh nghiệp thành công là đạt mức tăng trưởng lợi nhuận ròng ít nhất 20%/năm.
2. Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán cho bạn biết doanh nghiệp mình đang khỏe hay yếu. Nó cho bạn biết về mối quan hệ giữa số tài sản công ty hiện có với số tiền nợ công ty hiện tại.
Mức chênh lệch giữa số tài sản và nợ công ty là vốn chủ sở hữu. Vốn chủ sở hữu là các nguồn vốn đóng góp của các nhà đầu tư vào công ty.
Vốn chủ sở hữu = Tài sản – Nợ
Bảng cân đối kế toán có vai trò hết sức quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, không những phản ánh vừa khái quát vừa chi tiết tình trạng tài sản và vốn của doanh nghiệp mà còn là minh chứng thuyết phục cho một dự án vay vốn khi doanh nghiệp trình lên ngân hàng, và đồng thời cũng là căn cứ đáng tin cậy để các đối tác xem xét khi muốn hợp tác với doanh nghiệp.
Trong Bảng cân đối kế toán, chúng ta cần tập trung vào 4 loại tài khoản sau:
*Khoản phải thu:
Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịu hàng hóa hoặc dịch vụ. Nếu công ty bạn bán sản phẩm hoặc dịch vụ mà không thu tiền ngay lập tức thì bạn sẽ có các “ khoản phải thu” hay còn gọi là “ Công nợ”. Đây là vấn đề rất đau đầu với nhiều chủ doanh nghiệp và bạn phải đảm bảo là theo dõi thường xuyên các khoản phải thu này.
Có thể nói hầu hết các công ty đều phát sinh các khoản phải thu nhưng với mức độ khác nhau, từ mức không đáng kể cho đến mức không thể kiểm soát nổi. Kiểm soát khoản phải thu liên quan đến việc đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro. Nếu không bán chịu hàng hóa thì sẽ mất đi cơ hội bán hàng, do đó mất đi lợi nhuận. Nếu bán chịu hàng hóa quá nhiều thì chi phí cho khoản phải thu tăng, có nguy cơ phát sinh các khoản nợ khó đòi, do đó rủi ro không thu hồi được nợ cũng gia tăng. Vì vậy, doanh nghiệp cần có chính sách bán chịu phù hợp.
Khoản phải thu của doanh nghiệp phát sinh nhiều hay ít phụ thuộc vào các yếu tố như tình hình nền kinh tế, giá cả sản phẩm, chất lượng sản phẩm, và chính sách bán chịu của doanh nghiệp. Trong các yếu tố này, chính sách bán chịu ảnh hưởng mạnh nhất đến khoản phải thu. Bạn có thể thay đổi mức độ bán chịu để kiểm soát khoản phải thu sao cho phù hợp với sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro. Hạ thấp tiêu chuẩn bán chịu có thể kích thích được nhu cầu dẫn tới gia tăng doanh thu và lợi nhuận, nhưng vì bán chịu sẽ làm phát sinh khoản phải thu, và do bao giờ cũng có chi phí đi kèm theo khoản phải thu nên cần xem xét cẩn thận sự đánh đổi.
*Hàng tồn kho:
Hàng tồn kho bao gồm nguyên vật liệu, bán thành phẩm ( sản phẩm chưa hoàn thành) và thành phẩm chưa được bán. Ví dụ: Quần áo , Gạch ngói, Tivi, Tủ lạnh đã sản xuất hoàn thiện nhưng chưa bán….Những sản phẩm cất trong kho để bán giống như tiền để trên giá sách vậy cho nên phải được theo dõi thật sát sao, nhất là với các doanh nghiệp sản xuất và bán lẻ.
Cần phải duy trì hồ sơ của tất cả các mặt hàng tồn kho để phòng ngừa mất cắp và để lẫn hàng hóa. Giữ số lượng hàng tồn kho cất giữ ở mức tối thiểu đồng thời theo dõi các xu hướng kinh doanh. Ngày mua, số lượng, giá mua, ngày bán và giá bán là tất cả các thông tin liên quan cần có trong hồ sơ hàng tồn kho
Bạn là một Start-up hay một doanh nghiệp trẻ đã thành lập được một thời gian. Liệu bạn đã có thể đọc được báo cáo tài chính của doanh nghiệp mình? Nếu bạn không phải là người theo học chuyên ngành tài chính kế toán thì tôi đoán bạn hoàn toàn “mông lung” về nó.
Bạn là chủ doanh nghiệp vừa & nhỏ, bạn đang giao phó toàn bộ công việc kế toán cho một nhân viên. Nhân viên này hàng ngày vẫn thực hiện đều đặn việc ghi chép sổ sách kế toán cho công ty bạn. Bạn thấy sổ sách được làm rất đầy đủ và gọn gàng nên bạn cảm thấy rất tin tưởng vào cô kế toán này. Nhưng liệu bạn có thể biết sổ sách kế toán của mình làm đúng hay sai hay không?
Bạn là chủ doanh nghiệp và bạn biết việc tìm hiểu tài chính, kế toán doanh nghiệp là rất quan trọng. Nhưng khi đọc về mấy cuốn sách về kế toán, tài chính và thuế thì thật ngán ngẩm vì nó quá khó hiểu. Cách giải thích dài dòng lại phải tài khoản này, tài khoản nọ khiến bạn rối tung lên. Nó không phải dành cho bạn mà dành cho những người kế toán. Bạn là chủ doanh nghiệp, bạn chỉ muốn biết đâu là những tài khoản quan trọng, nó có ý nghĩa gì và cho biết gì về doanh nghiệp của mình. Bạn cũng cần giải thích thật ngắn gọn và đơn giản chứ không phải dài dòng và khô khan như những cuốn sách khoa học.
Tôi hiểu bạn cảm thấy như thế nào khi phải đối mặt với những bức xúc trên. Hãy quên đi những cuốn sách khô cứng về kế toán, những quyền sách dày cộp về tài chính doanh nghiệp, tôi sẽ chia sẻ với bạn những chỉ số quan trọng nhất của doanh nghiệp mà bạn cần quan tâm một cách nhanh nhất.
Trong bài viết dưới đây, tôi sẽ giúp bạn đọc Báo cáo tài chính công ty – một công cụ thiết yếu để quản lý tài chính doanh nghiệp. Báo cáo tài chính gồm có 3 loại báo cáo quan trọng nhất: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Bảng cân đối kế toán và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Với chỉ 1 phút, tôi sẽ giúp bạn hình dung bức tranh tài chính toàn cảnh doanh nghiệp với những thông số quan trọng nhất. Bạn sẽ biết doanh nghiệp mình liệu có thực sự là khỏe mạnh như mình vẫn nghĩ hay không?
1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Đây là bản báo cáo cho biết công ty đạt được doanh số bao nhiêu, chi phí như thế nào và lợi nhuận còn lại là bao nhiêu. Tóm lại Bản báo cáo này cho biết doanh nghiệp lãi hay lỗ như thế nào. Bản báo cáo này có thể thực hiện theo hàng quý hay hàng năm.
Trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, chúng ta cần chú ý một số loại tài khoản sau:
* Doanh thu
Tài khoản doanh thu theo dõi tất cả doanh số khi bán được hàng và được chấp nhận thanh toán.
Doanh thu = Giá sản phẩm * Số lượng sản phẩm bán ra.
Tài khoản Doanh thu bán hàng chỉ phản ánh doanh thu của khối lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã bán trong kỳ báo cáo, không phân biệt đã thu tiền hay chưa thu tiền. Thông thường các doanh nghiệp tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ, Doanh thu đối với các sản phẩm thuộc đối tượng chịu thuế VAT là giá bán chưa có thuế VAT.
Ví dụ: nếu công ty bán được 1.000 bộ quần áo, mỗi bộ trị giá 100.000 đ chưa thuế VAT, doanh thu sẽ là 100.000.000 đ.
Việc ghi chép doanh thu một cách thường xuyên và chính xác là đặc biệt quan trọng để biết doanh nghiệp đang đứng ở đâu. Thông thường, để xây dựng một công ty thành công, mức tăng trưởng cần phải đạt được là 20%/năm.
* Giá vốn hàng bán
Giá vốn hàng bán đại diện cho tất cả chi phí trực tiếp tạo ra sản phẩm hay dịch vụ để bán. Đối với công ty cung cấp dịch vụ thì nó cũng được biết đến như chi phí bán hàng. Giá vốn hàng bán bao gồm: Lương nhân viên, Vật liệu thô, Chi phí nhà cung cấp, Chi phí sản xuất, Giá bán sỉ hàng hóa…
Ví dụ: Chi phí để may 1 bộ quần áo là 100.000 đồng, bạn bán được 1.000 bộ thì giá vốn hàng bán sẽ là: 100.000.000 đồng.
Đối với một công ty thương mại thì giá vốn hàng bán là tổng chi phí cần thiết để hàng có mặt tai kho ( Bao gồm Giá mua từ nhà cung cấp, vận chuyển, bảo hiểm,…). Ví dụ: Công ty máy tính X nhập máy tính từ nhà cung cấp với giá 10 triệu đồng, Chi phí vận chuyển là 500.000 đồng thì giá vốn hàng bán là 10,5 triệu đồng.
Để doanh nghiệp có lãi, bạn phải tìm cách để giảm giá vốn hàng bán nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng sản phẩm. Ví dụ: Bạn có thể tìm các nguyên vật liệu rẻ hơn, Thuê ngoài dịch vụ, Gia công cho các đối tác có chi phí thấp hơn hoặc sử dụng kỹ thuật mới để tăng hiệu quả hoạt động. Rất nhiều công ty thất bại do người chủ không quan tâm đến chi phí sản xuất. Hệ quả là doanh thu lớn nhưng thực chất doanh nghiệp lại không có lãi.
* Lợi nhuận gộp
Lợi nhuận gộp = Doanh thu – Giá vốn hàng bán. Để theo dõi lợi nhuận gộp doanh nghiệp cao hay thấp, người ta sử dụng tỷ lệ lợi nhuận gộp dưới dạng phần trăm:
Tỷ lệ lợi nhuận gộp = ( Lợi nhuận gộp/Doanh thu) * 100%
Ví dụ: Tỷ lệ lợi nhuận của công ty là 25% có nghĩa là cứ mỗi 100.000 đồng bán được, công ty kiếm được là 25.000 đồng
Chỉ số này cho biết mỗi đồng doanh thu thu về tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập. Tỷ lệ lợi nhuận gộp là một chỉ số rất hữu ích khi tiến hành so sánh các doanh nghiệp trong cùng một ngành. Doanh nghiệp nào có tỷ lệ lợi nhuận gộp cao hơn chứng tỏ doanh nghiệp đó có lãi hơn và kiểm soát chi phí hiệu quả hơn so với đối thủ cạnh tranh của nó. Để xây dựng một công ty thành công, bạn phải đảm bảo tỷ lệ lợi nhuận gộp cao hơn mặt bằng chung trong nghành của mình.
* Chi phí cố định
Chi phí cố định là những khoản chi phí không thay đổi khi mức sản lượng thay đổi, bao gồm: chi phí bán hàng và tiếp thị, tiền lương cố định, thuê văn phòng, cước viễn thông, phí vận chuyển, nghiên cứu và phát triển và khấu hao tài sản cố định.
Thông thường, các doanh nghiệp đều cố gắng cắt giảm chi phí, từ việc kiểm duyệt từng khoản chi và liên tục nhắc nhở nhân viên tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên cuối cùng hiệu quả kiểm soát chi phí vẫn không đạt như mong đợi của doanh nghiệp và nhân viên cho là giám đốc còn “ keo kiệt”. Đặc biệt với các doanh nghiệp nhỏ thường gặp lúng túng giữa việc kiểm soát chi phí với cắt giảm chi phí và tạo ra ý thức tiết kiệm ở nhân viên. Dẫn tới doanh nghiệp mất nhiều thời gian giải quyết các chi phí phát sinh ngoài ý muốn. Khoảng cách giữa lãnh đạo và nhân viên ngày càng xa.
Để kiểm soát chi phí hiệu quả, doanh nghiệp cần phải lập định mức chi phí tức là khoán định mức cho các khoản chi phí theo tiêu chuẩn cụ thể. Trên cơ sở phân tích dữ liệu trước đây và thu thập thông tin chi phí thực tế, doanh nghiệp cần lên ngân sách cho các chi phí cố định của công ty và theo dõi các khoản chi phí thường xuyên để đảm bảo không vượt ngân sách
* Lợi nhuận ròng
Đây là số tiền bạn thật sự kiếm được sau khi trừ tất cả chi phí, kể cả thuế. Đây là lợi nhuận dùng để tái đầu tư vào kinh doanh và trả cổ tức.
Lợi nhuận ròng = Doanh thu- Giá vốn hàng bán – Chi phí cố định – Thuế
Mục tiêu của doanh nghiệp thành công là đạt mức tăng trưởng lợi nhuận ròng ít nhất 20%/năm.
2. Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán cho bạn biết doanh nghiệp mình đang khỏe hay yếu. Nó cho bạn biết về mối quan hệ giữa số tài sản công ty hiện có với số tiền nợ công ty hiện tại.
Mức chênh lệch giữa số tài sản và nợ công ty là vốn chủ sở hữu. Vốn chủ sở hữu là các nguồn vốn đóng góp của các nhà đầu tư vào công ty.
Vốn chủ sở hữu = Tài sản – Nợ
Bảng cân đối kế toán có vai trò hết sức quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, không những phản ánh vừa khái quát vừa chi tiết tình trạng tài sản và vốn của doanh nghiệp mà còn là minh chứng thuyết phục cho một dự án vay vốn khi doanh nghiệp trình lên ngân hàng, và đồng thời cũng là căn cứ đáng tin cậy để các đối tác xem xét khi muốn hợp tác với doanh nghiệp.
Trong Bảng cân đối kế toán, chúng ta cần tập trung vào 4 loại tài khoản sau:
*Khoản phải thu:
Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịu hàng hóa hoặc dịch vụ. Nếu công ty bạn bán sản phẩm hoặc dịch vụ mà không thu tiền ngay lập tức thì bạn sẽ có các “ khoản phải thu” hay còn gọi là “ Công nợ”. Đây là vấn đề rất đau đầu với nhiều chủ doanh nghiệp và bạn phải đảm bảo là theo dõi thường xuyên các khoản phải thu này.
Có thể nói hầu hết các công ty đều phát sinh các khoản phải thu nhưng với mức độ khác nhau, từ mức không đáng kể cho đến mức không thể kiểm soát nổi. Kiểm soát khoản phải thu liên quan đến việc đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro. Nếu không bán chịu hàng hóa thì sẽ mất đi cơ hội bán hàng, do đó mất đi lợi nhuận. Nếu bán chịu hàng hóa quá nhiều thì chi phí cho khoản phải thu tăng, có nguy cơ phát sinh các khoản nợ khó đòi, do đó rủi ro không thu hồi được nợ cũng gia tăng. Vì vậy, doanh nghiệp cần có chính sách bán chịu phù hợp.
Khoản phải thu của doanh nghiệp phát sinh nhiều hay ít phụ thuộc vào các yếu tố như tình hình nền kinh tế, giá cả sản phẩm, chất lượng sản phẩm, và chính sách bán chịu của doanh nghiệp. Trong các yếu tố này, chính sách bán chịu ảnh hưởng mạnh nhất đến khoản phải thu. Bạn có thể thay đổi mức độ bán chịu để kiểm soát khoản phải thu sao cho phù hợp với sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro. Hạ thấp tiêu chuẩn bán chịu có thể kích thích được nhu cầu dẫn tới gia tăng doanh thu và lợi nhuận, nhưng vì bán chịu sẽ làm phát sinh khoản phải thu, và do bao giờ cũng có chi phí đi kèm theo khoản phải thu nên cần xem xét cẩn thận sự đánh đổi.
*Hàng tồn kho:
Hàng tồn kho bao gồm nguyên vật liệu, bán thành phẩm ( sản phẩm chưa hoàn thành) và thành phẩm chưa được bán. Ví dụ: Quần áo , Gạch ngói, Tivi, Tủ lạnh đã sản xuất hoàn thiện nhưng chưa bán….Những sản phẩm cất trong kho để bán giống như tiền để trên giá sách vậy cho nên phải được theo dõi thật sát sao, nhất là với các doanh nghiệp sản xuất và bán lẻ.
Cần phải duy trì hồ sơ của tất cả các mặt hàng tồn kho để phòng ngừa mất cắp và để lẫn hàng hóa. Giữ số lượng hàng tồn kho cất giữ ở mức tối thiểu đồng thời theo dõi các xu hướng kinh doanh. Ngày mua, số lượng, giá mua, ngày bán và giá bán là tất cả các thông tin liên quan cần có trong hồ sơ hàng tồn kho
*Khoản phải trả:
Tài khoản phải trả theo dõi số tiền doanh nghiệp nợ các nhà cung cấp hoặc các hóa đơn điện, nước, thuế chưa trả…
Tài khoản phải trả theo dõi số tiền doanh nghiệp nợ các nhà cung cấp hoặc các hóa đơn điện, nước, thuế chưa trả…
Ví dụ: Doanh nghiệp sử dụng dịch vụ chuyển phát nhanh nhưng trong điều khoản sau 30 – 90 ngày mới phải thanh toán thì đây là khoản phải trả. Chú ý, Bạn chỉ cần đảm bảo thanh toán trước 90 ngày không cần phải trả sớm kể cả khi có tiền sẵn trong két để duy trì lượng tiền mặt trong tay. Trong giai đoạn công ty mới thành lập điều này đặc biệt quan trọng, nên nếu có thể bạn cần phải thương lượng với các nhà cung cấp để gia hạn thời gian thanh toán các khoản nợ cho mình càng dài càng tốt.
*Nợ dài hạn:
Nợ dài hạn để theo dõi các khoản nợ thuê tài chính hoặc các khoản nợ khác có thời hạn trả nợ trên 1 năm. Ví dụ: Nợ ngân hàng là món nợ dài hạn công ty mà bạn nên quan tâm. Nợ ngân hàng không hẳn là một điều xấu. Nó sẽ giúp bạn mở rộng hoạt động kinh doanh nhanh chóng. Tuy nhiên nó cũng ẩn chứa rủi ro khi các khoản nợ vượt quá khả năng thanh toán của bạn. Để đảm bảo tỷ lệ vay nợ ngân hàng hợp lý, số tiền lãi trả ngân hàng hàng tháng không vượt quá 20% chi phí cố định và tổng nợ ngân hàng < 3 lần lợi nhuận ròng hàng năm công ty.
3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ghi lại dòng tiền chảy vào và chảy ra của doanh nghiệp. Nó cho biết công ty thật sự kiếm được bao nhiêu tiền và dùng hết bao nhiêu tiền trong một khoảng thời gian nhất định.
Trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, doanh thu và lợi nhuận được ghi lại ngay khi bán hàng mặc dù chưa nhận được tiền, thuế thu nhập và khấu hao được ghi lại dưới dạng chi phí dù không phải trả tiền ngay lập tức. Nên để biết chính xác số tiền thực sự nhận được của doanh nghiệp, bạn cần đọc báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Dù công ty kiếm được lợi nhuận tốt nhưng nếu số tiền khách hàng nợ nhiều hay công ty phải bỏ ra khoản tiền lớn để bảo trì máy móc, thiết bị thì vẫn thật sự nguy hiểm. Có tiền là mới là vua. Nếu không đủ tiền, công ty không thể trang trải chi phí hàng tháng và buộc phải phá sản.
Ví dụ:
Bảng Báo Cáo Lưu Chuyển Tiền Tệ - Công Ty TNHH ANZ
LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (tính theo triệu đồng)
Lợi nhuận ròng sau thuế: 890
Khấu hao tài sản cố định: + 320
Thay đổi trong Tài sản và Nợ
Khoản phải thu: - 20
Hàng tồn kho: + 60
Khoản phải trả: +100
Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh: +80
*Nợ dài hạn:
Nợ dài hạn để theo dõi các khoản nợ thuê tài chính hoặc các khoản nợ khác có thời hạn trả nợ trên 1 năm. Ví dụ: Nợ ngân hàng là món nợ dài hạn công ty mà bạn nên quan tâm. Nợ ngân hàng không hẳn là một điều xấu. Nó sẽ giúp bạn mở rộng hoạt động kinh doanh nhanh chóng. Tuy nhiên nó cũng ẩn chứa rủi ro khi các khoản nợ vượt quá khả năng thanh toán của bạn. Để đảm bảo tỷ lệ vay nợ ngân hàng hợp lý, số tiền lãi trả ngân hàng hàng tháng không vượt quá 20% chi phí cố định và tổng nợ ngân hàng < 3 lần lợi nhuận ròng hàng năm công ty.
3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ghi lại dòng tiền chảy vào và chảy ra của doanh nghiệp. Nó cho biết công ty thật sự kiếm được bao nhiêu tiền và dùng hết bao nhiêu tiền trong một khoảng thời gian nhất định.
Trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, doanh thu và lợi nhuận được ghi lại ngay khi bán hàng mặc dù chưa nhận được tiền, thuế thu nhập và khấu hao được ghi lại dưới dạng chi phí dù không phải trả tiền ngay lập tức. Nên để biết chính xác số tiền thực sự nhận được của doanh nghiệp, bạn cần đọc báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Dù công ty kiếm được lợi nhuận tốt nhưng nếu số tiền khách hàng nợ nhiều hay công ty phải bỏ ra khoản tiền lớn để bảo trì máy móc, thiết bị thì vẫn thật sự nguy hiểm. Có tiền là mới là vua. Nếu không đủ tiền, công ty không thể trang trải chi phí hàng tháng và buộc phải phá sản.
Ví dụ:
Bảng Báo Cáo Lưu Chuyển Tiền Tệ - Công Ty TNHH ANZ
LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (tính theo triệu đồng)
Lợi nhuận ròng sau thuế: 890
Khấu hao tài sản cố định: + 320
Thay đổi trong Tài sản và Nợ
Khoản phải thu: - 20
Hàng tồn kho: + 60
Khoản phải trả: +100
Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh: +80
--------
Lưu Chuyển Tiền Từ Hoạt Động Kinh
Doanh: 1.430
Trong ví dụ trên, mặc dù thu nhập ròng sau thuế chỉ có 890 triệu đồng nhưng công ty lại có tới 1 tỷ 430 triệu đồng tiền mặt. Khoản tiền này được gọi là Tiền thu từ hoạt động kinh doanh. Chúng ta thấy số tiền doanh nghiệp thực sự nhận được cao hơn so với lợi nhuận kiếm được? Điều này là do những khoản như khấu hao tài sản cố định được tính là chi phí trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nhưng công ty không thật sự phải chi tiền. Do vậy báo cáo lưu chuyển tiền tệ là công cụ quan trọng để biết số tiền mặt thực sự của doanh nghiệp.
Nguyễn Đương
Founder / Cố vấn tài chính cấp cao AAL
kyanh
Doanh: 1.430
Trong ví dụ trên, mặc dù thu nhập ròng sau thuế chỉ có 890 triệu đồng nhưng công ty lại có tới 1 tỷ 430 triệu đồng tiền mặt. Khoản tiền này được gọi là Tiền thu từ hoạt động kinh doanh. Chúng ta thấy số tiền doanh nghiệp thực sự nhận được cao hơn so với lợi nhuận kiếm được? Điều này là do những khoản như khấu hao tài sản cố định được tính là chi phí trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nhưng công ty không thật sự phải chi tiền. Do vậy báo cáo lưu chuyển tiền tệ là công cụ quan trọng để biết số tiền mặt thực sự của doanh nghiệp.
Nguyễn Đương
Founder / Cố vấn tài chính cấp cao AAL
kyanh
Thứ Bảy, 2 tháng 6, 2018
Khoa học chứng minh: Muốn cải thiện sức khỏe tim mạnh, hãy uống nhiều cà phê hơn
Tin vui với những tín đồ thích uống cà phê: Nghiên cứu chỉ ra rằng uống cà phê sẽ giúp cải thiện sức khỏe tim mạch.
Các chuyên gia tại Viện Tim và Bệnh tiểu đường Baker ở Melbourne đã xem xét một loạt các nghiên cứu về ảnh hưởng của caffeine đối với các tình trạng như loạn nhịp tim (triệu chứng tim đập quá nhanh, quá chậm hoặc không đều).
Phát hiện của họ: Nó giảm thiểu tác dụng của adensosine – một chất hóa học làm tăng nguy cơ tim đập không đều.
"Đa số mọi người cho rằng caffeine là nguyên nhân gây ra các vấn đề về tim mạch, đặc biệt là vấn đề nhịp tim không ổn định" – Bác sĩ Peter Kistler giải thích "Từ nghiên cứu chuyên sâu của chúng tôi về các tài liệu y học thì hoàn toàn không phải vậy".
Trong một nghiên cứu liên quan đến hơn 200.000 người, nguy cơ bị rung tâm nhĩ - khi tim đập với tốc độ không đều - giảm 6% ở những người uống cà phê thông thường. Một nghiên cứu khác bao gồm 115.993 người tham gia chỉ ra rằng nguy cơ giảm xuống 13% trong 1/3 số bệnh nhân bị đau tim đã cải thiện đáng kể sau khi họ tăng lượng caffeine nạp vào.
Từ đó, các chuyên gia đã kết luận rằng 300 mg hoặc tương đương với ba tách cà phê mỗi ngày, là lượng an toàn cho bệnh nhân có bệnh tim (và dưới sự giám sát của bác sĩ).
Kistler cho biết thêm: "Các đồ uống có chứa cafêin như cà phê và trà có thể có các đặc tính chống loạn nhịp dài hạn nhờ các tác dụng chống oxy hóa và sự đối kháng của adenosine". "Trong nhiều nghiên cứu dựa trên dân số, bệnh nhân thường xuyên uống cà phê và trà ở mức độ vừa phải có nguy cơ gặp vấn đề rối loạn nhịp tim thấp hơn và gia tăng sức khỏe".
Các chuyên gia tại Viện Tim và Bệnh tiểu đường Baker ở Melbourne đã xem xét một loạt các nghiên cứu về ảnh hưởng của caffeine đối với các tình trạng như loạn nhịp tim (triệu chứng tim đập quá nhanh, quá chậm hoặc không đều).
Phát hiện của họ: Nó giảm thiểu tác dụng của adensosine – một chất hóa học làm tăng nguy cơ tim đập không đều.
"Đa số mọi người cho rằng caffeine là nguyên nhân gây ra các vấn đề về tim mạch, đặc biệt là vấn đề nhịp tim không ổn định" – Bác sĩ Peter Kistler giải thích "Từ nghiên cứu chuyên sâu của chúng tôi về các tài liệu y học thì hoàn toàn không phải vậy".
Trong một nghiên cứu liên quan đến hơn 200.000 người, nguy cơ bị rung tâm nhĩ - khi tim đập với tốc độ không đều - giảm 6% ở những người uống cà phê thông thường. Một nghiên cứu khác bao gồm 115.993 người tham gia chỉ ra rằng nguy cơ giảm xuống 13% trong 1/3 số bệnh nhân bị đau tim đã cải thiện đáng kể sau khi họ tăng lượng caffeine nạp vào.
Từ đó, các chuyên gia đã kết luận rằng 300 mg hoặc tương đương với ba tách cà phê mỗi ngày, là lượng an toàn cho bệnh nhân có bệnh tim (và dưới sự giám sát của bác sĩ).
Kistler cho biết thêm: "Các đồ uống có chứa cafêin như cà phê và trà có thể có các đặc tính chống loạn nhịp dài hạn nhờ các tác dụng chống oxy hóa và sự đối kháng của adenosine". "Trong nhiều nghiên cứu dựa trên dân số, bệnh nhân thường xuyên uống cà phê và trà ở mức độ vừa phải có nguy cơ gặp vấn đề rối loạn nhịp tim thấp hơn và gia tăng sức khỏe".
Diệu Bảo
36 tuổi bị tử vong vì ung thư thận: Bác sĩ cảnh báo những thói quen bạn nên xem lại
Nam kiến trúc sư 36 tuổi đã tử vong vì ung thư thận. Đây là tiếng chuông cảnh báo những thói quen xấu bạn không nên bỏ qua. Cách chăm sóc thận bạn nên áp dụng ngay từ khi còn trẻ.
Kiến trúc sư 36 tuổi tử vong vì ung thư thận
Ung thư thận là một bệnh bắt đầu từ khối u tương đối phổ biến. Hầu hết bệnh nhân rất khó phát hiện bệnh sớm vì chỉ có những triệu chứng rõ ràng khi bệnh bước vào giai đoạn cuối.
Cùng với sự phát triển của xã hội, nhiều thói quen xấu và lối sống xấu đang phá hủy cơ thể chúng ta. Theo số liệu thống kê tại Trung Quốc, tỷ lệ mắc bệnh ung thư thận cũng tăng lên qua từng năm. Đặc biệt, nam giới khoảng 35 tuổi đã trở thành nhóm người bị ung thư thận phổ biến nhất.
Vào một buổi đêm khuya, anh Ngô Hải, 36 tuổi, ở Trung Quốc (tên nhân vật đã được thay đổi) được gia đình hộ tống đưa vào phòng cấp cứu, anh không ngừng lắc cả hai tay và hét lên: Đau quá!
Sau rất nhiều công đoạn khám và kiểm tra, các bác sĩ phát hiện ra rằng có một khối u ác tính trong hệ thống biểu mô ống thận của anh Hải, đó được cho là ung thư thận, và các tế bào khối u đã lan rộng khiến cho thận không thể hoạt động bình thường được nữa.
Khi nghe đến thông tin bệnh tình, anh Hải không thể chấp nhận nổi và đã ngã ngay xuống sàn bệnh viện. Và thật không ai có thể ngờ được rằng, anh ấy đã không thể đứng dậy được sau cú ngã đó. Sự qua đời của anh quá đột ngột và gây choáng váng.
Bất kỳ ai cũng nên xem lại những thói quen thiếu lành mạnh hàng ngày của mình
Tại sao bệnh nhân Hải lại có thể bị ung thư thận ở độ tuổi hơn 30? Điều này làm cho bác sĩ cảm thấy rất ngạc nhiên và ái ngại. Sau khi trao đổi thông tin với các thành viên gia đình, bác sĩ đã tìm ra lý do.
Ngô Hải vốn là một kiến trúc sư, để thực hiện kịp thời công việc với các bản vẽ, anh thường xuyên phải làm thêm giờ. Để tránh bị căng thẳng và giảm mệt mỏi, Hải đã hút rất nhiều thuốc và cà phê vào ban đêm.
Việc hút thuốc của Hải bắt nguồn từ khi anh còn là một cậu học sinh, cha anh hút thuốc và anh đã lén hút theo, sau khi đi học xa nhà thì anh bắt đầu hút như một thói quen hàng ngày.
Đến khi lớn lên, ăn uống có thể nhịn được nhưng hút thuốc thì anh không thể bỏ. Có những lúc áp lực quá lớn, mỗi ngày anh đã hút khoảng 2 gói thuốc.
Trong những tháng gần đây, tình trạng thể chất của Hải đã giảm đi nhanh chóng và trọng lượng của anh cũng đã giảm, người gầy hơn hẳn. Cho đến khi anh nhìn thấy máu trong nước tiểu khi đi vệ sinh cách đây vài ngày, sự việc mới trở nên nghiêm trọng. Đáng tiếc hơn nữa, khi đã ở giai đoạn cuối của bệnh ung thư thận, không có phương pháp nào có thể điều trị hiệu quả.
Sau khi kết thúc sự cố, bác sĩ nói rằng trong trường hợp của bệnh nhân Hải, hút thuốc lá là nhân tố chính gây ra ung thư thận!
Tỷ lệ mắc bệnh ung thư thận ở Trung Quốc đã tăng mạnh trong những năm gần đây, với tỷ lệ tăng trưởng trung bình hàng năm là 6,5%, đứng đầu về tỉ lệ tử vong trong các nhóm bệnh thuộc hệ tiết niệu, vượt qua cả tỉ lệ tử vong do ung thư bàng quang.
Một số lượng lớn các nghiên cứu quan sát cho thấy hút thuốc có liên quan mật thiết đến tỷ lệ mắc bệnh ung thư thận, so với những người không hút thuốc, người hút thuốc có nguy cơ bị ung thư thận cao gấp 1,4 lần.
Ngoài thói quen hút thuốc số lượng lớn, 5 thói quen sau đây được xem là yếu tố quan trọng gây ra ung thư thận, nhiều người trẻ tuổi vẫn chưa chú ý để kiểm soát.
1. Thường xuyên mua đồ ăn sẵn, không kiểm soát được thực phẩm gây ra bệnh tam cao (mỡ máu, tiểu đường, huyết áp)
Thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh dạng Takeaways là sự lựa chọn của nhiều cư dân đô thị, trong đó, hầu hết các loại thực phẩm dạng này đều được cho là món ăn thiếu lành mạnh, trong đó đa phần đều được liệt vào nhóm chứa lượng calo cao, chất béo và protein đều cao.
Trong chế độ ăn uống hàng ngày, nếu như ít ăn rau trong thời gian dài, thường xuyên ăn lẩu hoặc các món từ thịt gia súc cũng là những cách làm tăng nguy cơ ung thư thận.
Ngoài ra, một số thanh niên thích ăn các món đồ cay chế biến sẵn, ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ trước khi ngủ hoặc ăn đồ ăn vặt đều là những thói quen tiềm tàng ảnh hưởng đến sức khỏe của thận, sử dụng lâu dài sẽ có thể gây ung thư thận.
2. Thói quen sinh hoạt thất thường
Hầu hết mọi người ngày nay được ví như những chú chim cú đêm, đặc biệt là nam giới, những người thường xuyên thức khuya làm việc vì họ tạo sự bận rộn với công việc.
Một số nam giới khác lại thích giải trí về đêm như lên mạng, chơi trò chơi điện tử, làm cho đồng hồ sinh học bị đảo ngược, nói nôm na là nhóm người không chỉ "ngủ ngày cày đêm" mà còn thức ngày thức đêm, dẫn đến làm cho chức năng thận suy yếu.
3. Lạm dụng thuốc
Nhiều nam giới dù tuổi còn trẻ nhưng đã sử dụng các loại thuốc kích dục. Do sức khỏe sa sút nhưng lại muốn làm hài lòng bạn tình, trong đời sống gối chăn họ muốn thể hiện bản lĩnh nên nhiều trường hợp sử dụng thuốc kích thích để giải quyết các vấn đề về suy giảm chức năng tình dục.
Đây là hành vi vô cùng ảnh hưởng đến sức khỏe của thận, trong thời gian dài sẽ khiến cho sức khỏe của thận suy giảm, phụ thuộc vào thuốc, phá hoại trạng thái nội tiết tố tự nhiên của cơ thể, gây yếu thận và thậm chí là suy thận và ung thư thận.
4. Thường xuyên nhịn tiểu
Nhiều người viện lý do bận công việc, ngồi nhiều, ngại đứng dậy, tạo thành thói quen nhịn tiểu. Trong thời gian dài, chỉ khi không chịu nổi nữa họ mới rời khỏi bàn làm việc để đi vệ sinh, điều này vô cùng nguy hiểm vì có thể gây ra vi khuẩn và các chất độc hại tích tụ lại trong cơ thể.
Đây cũng chính là nguyên nhân gây viêm bàng quang, viêm niệu đạo và các vấn đề sức khỏe khác, nghiêm trọng hơn là chúng sẽ lây lan đến thận, ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của thận.
5. Lười vận động
Khi ngồi trong một thời gian dài, khoang bụng sẽ phải chịu một áp lực rất lớn, trong khoang bụng và vùng thân dưới chịu ảnh hưởng lớn nên lượng máu khó lưu thông đến các khu vực này, từ đó làm cho khí huyết trong toàn cơ thể khó vận hành.
Do thận và bàng quang đều ở vùng thân dưới, khi ít vận động sẽ làm cho khí huyết di chuyển đến khu vực này sẽ ít hơn. Khi chức năng bàng quang bị ảnh hưởng xấu, sẽ ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của thận, khái niệm "ngồi lâu hại thận" cũng từ đây mà có.
Làm sao để chăm sóc thận một cách tốt nhất?
Để thận của bạn luôn khỏe, hãy nhớ những lời khuyên ngắn gọn sau đây
1. Uống nước
Nước uống có một số lợi ích nhất định đối với thận của chúng ta. Uống nhiều nước sẽ đẩy nhanh quá trình bài tiết nước tiểu, không chỉ có thể ngăn ngừa sỏi mà còn làm giảm gánh nặng cho thận. Để đáp ứng nhu cầu hấp dẫn của vị giác, bạn cũng có thể uống trà thay thế nước khi cần thiết.
2. Giữ ấm cơ thể
Muốn bảo vệ thận, bạn phải chú ý đến sự ấm áp của đôi bàn chân. Thận kinh bắt đầu ở bàn chân, do bàn chân dễ bị cảm lạnh, vì vậy đặc biệt chú ý đến việc giữ chân luôn ấm áp.
Tốt nhất là nên đi tất hoặc giữ chân không bị lạnh. Đừng đi bộ chân trần trong khu vực ẩm ướt trong một thời gian dài. Khi bạn đang ngủ, đừng để chân bị lạnh, nếu đắp chăn thì nên đắp kín từ vai đến hết bàn chân. Vào mùa hè dùng quạt và điều hòa, thì không nên để hơi lạnh thổi thẳng vào lòng bàn chân.
Ngoài ra, bạn cũng có thể làm ấm bàn chân bằng cách ngâm nước gừng.
Ngâm chân với nước ấm là cách tốt để làm ấm cơ thể và hạ nhiệt, và nó cũng có tác dụng nuôi dưỡng và chăm sóc thận tốt hơn.
3. Xoa bóp, bấm huyệt - Huyệt dũng tuyền
Đây là điểm huyệt thấp nhất trên cơ thể. Đông y cho rằng "trên có trời, dưới có đất", kinh thận nằm ở gan bàn chân, chú ý chăm sóc lòng bàn chân chính là chăm sóc cho sự sống.
- Huyệt Thận du
Huyệt thận du nằm ở vị trí bên ngoài vùng thận, phía sau lưng . Bạn có thể dùng tay xoa bóp vùng lưng cho đến khi vùng huyệt thận du nóng ấm lên là được. Thông thường mỗi buổi sáng tối đều thực hiện việc xoa bóp, khoảng 200 lần bấm thì sẽ đạt hiệu quả chăm sóc thận tối ưu.
Bấm huyệt thận du thường xuyên, có thể tăng cường sức khỏe của thận và tăng cường chức năng thận.
Vân Hồng
Kiến trúc sư 36 tuổi tử vong vì ung thư thận
Ung thư thận là một bệnh bắt đầu từ khối u tương đối phổ biến. Hầu hết bệnh nhân rất khó phát hiện bệnh sớm vì chỉ có những triệu chứng rõ ràng khi bệnh bước vào giai đoạn cuối.
Cùng với sự phát triển của xã hội, nhiều thói quen xấu và lối sống xấu đang phá hủy cơ thể chúng ta. Theo số liệu thống kê tại Trung Quốc, tỷ lệ mắc bệnh ung thư thận cũng tăng lên qua từng năm. Đặc biệt, nam giới khoảng 35 tuổi đã trở thành nhóm người bị ung thư thận phổ biến nhất.
Vào một buổi đêm khuya, anh Ngô Hải, 36 tuổi, ở Trung Quốc (tên nhân vật đã được thay đổi) được gia đình hộ tống đưa vào phòng cấp cứu, anh không ngừng lắc cả hai tay và hét lên: Đau quá!
Sau rất nhiều công đoạn khám và kiểm tra, các bác sĩ phát hiện ra rằng có một khối u ác tính trong hệ thống biểu mô ống thận của anh Hải, đó được cho là ung thư thận, và các tế bào khối u đã lan rộng khiến cho thận không thể hoạt động bình thường được nữa.
Khi nghe đến thông tin bệnh tình, anh Hải không thể chấp nhận nổi và đã ngã ngay xuống sàn bệnh viện. Và thật không ai có thể ngờ được rằng, anh ấy đã không thể đứng dậy được sau cú ngã đó. Sự qua đời của anh quá đột ngột và gây choáng váng.
Bất kỳ ai cũng nên xem lại những thói quen thiếu lành mạnh hàng ngày của mình
Tại sao bệnh nhân Hải lại có thể bị ung thư thận ở độ tuổi hơn 30? Điều này làm cho bác sĩ cảm thấy rất ngạc nhiên và ái ngại. Sau khi trao đổi thông tin với các thành viên gia đình, bác sĩ đã tìm ra lý do.
Ngô Hải vốn là một kiến trúc sư, để thực hiện kịp thời công việc với các bản vẽ, anh thường xuyên phải làm thêm giờ. Để tránh bị căng thẳng và giảm mệt mỏi, Hải đã hút rất nhiều thuốc và cà phê vào ban đêm.
Việc hút thuốc của Hải bắt nguồn từ khi anh còn là một cậu học sinh, cha anh hút thuốc và anh đã lén hút theo, sau khi đi học xa nhà thì anh bắt đầu hút như một thói quen hàng ngày.
Đến khi lớn lên, ăn uống có thể nhịn được nhưng hút thuốc thì anh không thể bỏ. Có những lúc áp lực quá lớn, mỗi ngày anh đã hút khoảng 2 gói thuốc.
Trong những tháng gần đây, tình trạng thể chất của Hải đã giảm đi nhanh chóng và trọng lượng của anh cũng đã giảm, người gầy hơn hẳn. Cho đến khi anh nhìn thấy máu trong nước tiểu khi đi vệ sinh cách đây vài ngày, sự việc mới trở nên nghiêm trọng. Đáng tiếc hơn nữa, khi đã ở giai đoạn cuối của bệnh ung thư thận, không có phương pháp nào có thể điều trị hiệu quả.
Sau khi kết thúc sự cố, bác sĩ nói rằng trong trường hợp của bệnh nhân Hải, hút thuốc lá là nhân tố chính gây ra ung thư thận!
Tỷ lệ mắc bệnh ung thư thận ở Trung Quốc đã tăng mạnh trong những năm gần đây, với tỷ lệ tăng trưởng trung bình hàng năm là 6,5%, đứng đầu về tỉ lệ tử vong trong các nhóm bệnh thuộc hệ tiết niệu, vượt qua cả tỉ lệ tử vong do ung thư bàng quang.
Một số lượng lớn các nghiên cứu quan sát cho thấy hút thuốc có liên quan mật thiết đến tỷ lệ mắc bệnh ung thư thận, so với những người không hút thuốc, người hút thuốc có nguy cơ bị ung thư thận cao gấp 1,4 lần.
Ngoài thói quen hút thuốc số lượng lớn, 5 thói quen sau đây được xem là yếu tố quan trọng gây ra ung thư thận, nhiều người trẻ tuổi vẫn chưa chú ý để kiểm soát.
1. Thường xuyên mua đồ ăn sẵn, không kiểm soát được thực phẩm gây ra bệnh tam cao (mỡ máu, tiểu đường, huyết áp)
Thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh dạng Takeaways là sự lựa chọn của nhiều cư dân đô thị, trong đó, hầu hết các loại thực phẩm dạng này đều được cho là món ăn thiếu lành mạnh, trong đó đa phần đều được liệt vào nhóm chứa lượng calo cao, chất béo và protein đều cao.
Trong chế độ ăn uống hàng ngày, nếu như ít ăn rau trong thời gian dài, thường xuyên ăn lẩu hoặc các món từ thịt gia súc cũng là những cách làm tăng nguy cơ ung thư thận.
Ngoài ra, một số thanh niên thích ăn các món đồ cay chế biến sẵn, ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ trước khi ngủ hoặc ăn đồ ăn vặt đều là những thói quen tiềm tàng ảnh hưởng đến sức khỏe của thận, sử dụng lâu dài sẽ có thể gây ung thư thận.
2. Thói quen sinh hoạt thất thường
Hầu hết mọi người ngày nay được ví như những chú chim cú đêm, đặc biệt là nam giới, những người thường xuyên thức khuya làm việc vì họ tạo sự bận rộn với công việc.
Một số nam giới khác lại thích giải trí về đêm như lên mạng, chơi trò chơi điện tử, làm cho đồng hồ sinh học bị đảo ngược, nói nôm na là nhóm người không chỉ "ngủ ngày cày đêm" mà còn thức ngày thức đêm, dẫn đến làm cho chức năng thận suy yếu.
3. Lạm dụng thuốc
Nhiều nam giới dù tuổi còn trẻ nhưng đã sử dụng các loại thuốc kích dục. Do sức khỏe sa sút nhưng lại muốn làm hài lòng bạn tình, trong đời sống gối chăn họ muốn thể hiện bản lĩnh nên nhiều trường hợp sử dụng thuốc kích thích để giải quyết các vấn đề về suy giảm chức năng tình dục.
Đây là hành vi vô cùng ảnh hưởng đến sức khỏe của thận, trong thời gian dài sẽ khiến cho sức khỏe của thận suy giảm, phụ thuộc vào thuốc, phá hoại trạng thái nội tiết tố tự nhiên của cơ thể, gây yếu thận và thậm chí là suy thận và ung thư thận.
4. Thường xuyên nhịn tiểu
Nhiều người viện lý do bận công việc, ngồi nhiều, ngại đứng dậy, tạo thành thói quen nhịn tiểu. Trong thời gian dài, chỉ khi không chịu nổi nữa họ mới rời khỏi bàn làm việc để đi vệ sinh, điều này vô cùng nguy hiểm vì có thể gây ra vi khuẩn và các chất độc hại tích tụ lại trong cơ thể.
Đây cũng chính là nguyên nhân gây viêm bàng quang, viêm niệu đạo và các vấn đề sức khỏe khác, nghiêm trọng hơn là chúng sẽ lây lan đến thận, ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của thận.
5. Lười vận động
Khi ngồi trong một thời gian dài, khoang bụng sẽ phải chịu một áp lực rất lớn, trong khoang bụng và vùng thân dưới chịu ảnh hưởng lớn nên lượng máu khó lưu thông đến các khu vực này, từ đó làm cho khí huyết trong toàn cơ thể khó vận hành.
Do thận và bàng quang đều ở vùng thân dưới, khi ít vận động sẽ làm cho khí huyết di chuyển đến khu vực này sẽ ít hơn. Khi chức năng bàng quang bị ảnh hưởng xấu, sẽ ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của thận, khái niệm "ngồi lâu hại thận" cũng từ đây mà có.
Làm sao để chăm sóc thận một cách tốt nhất?
Để thận của bạn luôn khỏe, hãy nhớ những lời khuyên ngắn gọn sau đây
1. Uống nước
Nước uống có một số lợi ích nhất định đối với thận của chúng ta. Uống nhiều nước sẽ đẩy nhanh quá trình bài tiết nước tiểu, không chỉ có thể ngăn ngừa sỏi mà còn làm giảm gánh nặng cho thận. Để đáp ứng nhu cầu hấp dẫn của vị giác, bạn cũng có thể uống trà thay thế nước khi cần thiết.
2. Giữ ấm cơ thể
Muốn bảo vệ thận, bạn phải chú ý đến sự ấm áp của đôi bàn chân. Thận kinh bắt đầu ở bàn chân, do bàn chân dễ bị cảm lạnh, vì vậy đặc biệt chú ý đến việc giữ chân luôn ấm áp.
Tốt nhất là nên đi tất hoặc giữ chân không bị lạnh. Đừng đi bộ chân trần trong khu vực ẩm ướt trong một thời gian dài. Khi bạn đang ngủ, đừng để chân bị lạnh, nếu đắp chăn thì nên đắp kín từ vai đến hết bàn chân. Vào mùa hè dùng quạt và điều hòa, thì không nên để hơi lạnh thổi thẳng vào lòng bàn chân.
Ngoài ra, bạn cũng có thể làm ấm bàn chân bằng cách ngâm nước gừng.
Ngâm chân với nước ấm là cách tốt để làm ấm cơ thể và hạ nhiệt, và nó cũng có tác dụng nuôi dưỡng và chăm sóc thận tốt hơn.
3. Xoa bóp, bấm huyệt - Huyệt dũng tuyền
Đây là điểm huyệt thấp nhất trên cơ thể. Đông y cho rằng "trên có trời, dưới có đất", kinh thận nằm ở gan bàn chân, chú ý chăm sóc lòng bàn chân chính là chăm sóc cho sự sống.
- Huyệt Thận du
Huyệt thận du nằm ở vị trí bên ngoài vùng thận, phía sau lưng . Bạn có thể dùng tay xoa bóp vùng lưng cho đến khi vùng huyệt thận du nóng ấm lên là được. Thông thường mỗi buổi sáng tối đều thực hiện việc xoa bóp, khoảng 200 lần bấm thì sẽ đạt hiệu quả chăm sóc thận tối ưu.
Bấm huyệt thận du thường xuyên, có thể tăng cường sức khỏe của thận và tăng cường chức năng thận.
Vân Hồng
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)