Tìm kiếm Blog này
Chủ Nhật, 29 tháng 4, 2018
5 lý do khiến người ‘thông minh’ thường khó hạnh phúc
“Thông minh” không nhất định đi kèm với “hạnh phúc”. Người thông minh cần tránh 5 sai lầm dưới đây để có hạnh phúc thực sự.
1. Tham vọng, yêu cầu khắt khe với bản thân
Những người thông minh thường tự đặt cho mình mục tiêu cao và đòi hỏi bản thân khắt khe để đạt mục tiêu đó. Tuy nhiên, trên đời khó tránh khỏi những việc không như ý. Khi đó, họ dễ rơi vào cảm giác thất bại, chán nản, tự ti.
Kỳ thực, đặt mục tiêu cao xa là điều tốt, kỷ luật và khắc khổ rèn luyện là điều tốt, nhưng người thông minh thực sự cần phải giữ được tâm bình ổn. Có câu “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”, không nên quá chấp trước vào kết quả, dù việc thành hay bại mà bản thân có thể tích luỹ kinh nghiệm, trí tuệ, phẩm hạnh, thì đều là việc tốt cả.
2. Yêu cầu khắt khe với người khác
Vì người thông minh làm việc nhanh gọn, hiệu quả, nên họ có xu hướng áp đặt những tiêu chuẩn cao lên người khác. Khi người khác không đáp ứng được tiêu chuẩn ấy, người thông minh dễ sinh bực bội, cáu gắt.
Tuy nhiên, mỗi người sinh ra có tư chất khác nhau, sở trường sở đoản khác nhau, không ai có thể tránh khỏi sai lầm. Thông cảm cho người khác cũng là dành ra không gian cho chính mình. Thay vì yêu cầu quá khắt khe với người khác, bạn có thể trợ giúp họ, dùng năng lực của bản thân để thành tựu cho họ. Như vậy, chẳng những thân thể không bị cơn giận dữ làm tổn hao, mà tâm địa cũng trở nên rộng rãi nhân từ.Là người thông minh thay vì yêu cầu quá khắt khe với người khác, bạn có thể trợ giúp họ, dùng năng lực của bản thân để thành tựu cho họ đó sẽ là chuyện tốt hơn.
3. Có xu hướng phức tạp hoá mọi thứ
Những người thông minh thường có khả năng phân tích, diễn giải tốt. Mặt trái của khả năng này là họ dễ suy diễn, phức tạp hoá các sự việc. Về lâu dài, điều này khiến họ mệt mỏi vì luôn nghi ngờ, sợ hãi, thất vọng, thậm chí rối loạn tâm lý, trầm cảm.
Thực ra, muôn vàn sự việc xảy ra trên thế giới mỗi ngày đều tuân theo một vài nguyên lý đơn giản. Cổ nhân có câu: “Đại Đạo chí giản”, trí huệ càng cao thì càng nhìn sự việc một cách đơn giản. Nếu như bạn rơi vào một hoàn cảnh phức tạp không biết phải giải quyết thế nào, thì cách tốt nhất là “tuỳ kỳ tự nhiên”.
4. Hay gặp vấn đề về sức khoẻ
Một số nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng những người thông minh thường đi ngủ muộn. Cường độ làm việc nhiều khiến họ gặp nhiều vấn đề sức khỏe như tim mạch, các bệnh về tiêu hóa… Họ cũng có xu hướng tìm đến cồn và thuốc lá để giảm căng thẳng nhiều hơn người khác.
Để giữ thân thể khoẻ mạnh, bạn hãy tập cho mình thói quen sinh hoạt điều độ, tập thể thao, hay thực hành thiền định, khí công. Nghiên cứu cho thấy chạy bộ làm giảm khả năng bị mắc các bệnh liên quan tới tim mạch đến 45%.
5. Dễ bị ghen ghét, dễ gặp phiền phức
“Thông minh hơn người” là một cái phúc tiềm ẩn cái hoạ. Người thông minh, tài năng, có danh tiếng, dễ bị tiểu nhân đố kỵ, chiêu mời rắc rối.
Cổ nhân có lời khuyên đại trí huệ về tình huống này:
Một lần, Tử Lộ hỏi Khổng Tử: “Dám hỏi thưa thầy, có cách gì giữ cho đầy mà khỏi đổ chăng?”.
Khổng Tử đáp: “Thông minh thánh trí thì giữ bằng ngu độn; công lớn tiếng to thì giữ bằng nhường nhịn; sức khỏe dũng đảm thì giữ bằng nhút nhát; giàu có hiển vinh thì giữ bằng nhún mình. Đó là cách bỏ bớt đi cho khỏi đổ”.
Thanh Ngọc
Lời nói thẳng vẫn cần thiện tâm, đừng gây tổn thương cho người nghe
Trong bữa tiệc liên hoan cuối năm của công ty, một đồng nghiệp nam thấy đồng nghiệp nữ mặc bộ đồ mới bó sát thân, càng làm nổi lên thân thể mập mạp đẫy đà của cô, thật không hợp chút nào, trông còn xấu hơn bộ đồ thường ngày.
Đồng nghiệp nam liền nói: “Nói thật nhé, bộ đồ này tuy rất đẹp, nhưng cô mặc lên trông chẳng khác nào khoác mảnh gấm hoa lên chiếc thùng tô nô, trông thật không ra sao cả, vì cô béo quá”.
Nữ đồng nghiệp vừa tức giận vừa xấu hổ, liền bỏ buổi liên hoan ra về ngay. Từ đó trở đi, cô không bao giờ nói một lời nào với anh đồng nghiệp nữa.
Anh đồng nghiệp này vốn là người tốt bụng, cũng hay giúp đỡ người khác, và là người thật thà thẳng thắn. Anh cũng thành tâm có ý tốt nói với nữ đồng nghiệp để cô gây được thiện cảm, có hình ảnh đẹp hơn trước mặt mọi người. Tuy là người tốt, lại có năng lực, làm việc có thành tích, có tinh thần trách nhiệm, nhưng những bạn đồng nghiệp vào công ty cùng với anh đều đã được thăng tiến, bổ nhiệm vào các vị trí quản lý cao cấp, riêng anh vẫn là chỉ là chàng kỹ sư ‘có chuyên môn cao’ mà thôi.
Về công việc, anh vẫn được đồng nghiệp và cấp trên khen “tốt”, nhưng ở công ty anh rất cô độc, cứ lùi lũi một mình. Đại đa số đều giống trường hợp cô đồng nghiệp này, sau khi được anh đóng góp ý kiến thì không muốn gần gũi trò chuyện cùng anh nữa.Dù luôn có lòng tốt với người khác và anh vẫn được đồng nghiệp và cấp trên khen “tốt”, nhưng ở công ty anh rất cô độc, cứ lùi lũi một mình.
Nhiều người nói, tôi khẩu xà tâm Phật, hoặc tôi miệng nói vậy thôi chứ trong lòng không có gì đâu. Nhưng chúng ta thử xoay lại nghĩ, nếu ở vị trí người ‘được’ phê bình, ‘được’ ý kiến đó, chúng ta có thấy dễ chịu không, chúng ta có phản ứng như người ta không?
Lòng không có gì, tâm thiện, nhưng lời nói không chú ý, lại gây ra hậu quả xấu. Nói thẳng nói thật vốn xuất phát từ thiện tâm, nhưng nếu gây hậu quả xấu thì cái tâm thiện ấy thà rằng không có còn hơn, vì đã tạo ra nghiệp xấu. Người có thiện tâm cũng là muốn hành thiện tích đức, nhưng không chú ý đến mức độ tiếp nhận của người nghe, không khởi tác dụng cho người nghe tốt lên, mà khiến họ bực tức, giận dữ, hay tổn thương thì chính là lời ác ngữ vậy.
Người xưa nói: “Bệnh theo miệng mà vào, họa theo miệng mà ra”. Anh đồng nghiệp kia dù có lòng thiện lương ngay thẳng, lại có năng lực, có tránh nhiệm, nhưng cái miệng đã gây cho anh bao tai họa, khiến anh không có cơ hội được cất nhắc, khiến anh cô độc lẻ loi thui thủi một mình. Có thể anh nghĩ lời ác phải là lời mắng nhiếc, chửi rủa, nạt nộ người khác, mà đâu biết rằng, lời nói thẳng mà gây tổn thương đến người khác cũng độc ác không kém lời lăng mạ, vì: “Dao sắc cắt thân vết thương dễ lành, lời ác tổn thương uất hận khôn nguôi”.
Góp ý, phê bình cũng là một nghệ thuật. Anh kỹ sư kia chỉ mới góp ý với các đồng nghiệp trong công ty mà đã hủy hoại cả sự nghiệp và các mối quan hệ bạn bè rồi. Nếu góp ý như vậy với cấp trên, với ông chủ, hoặc với những người uy quyền địa vị cao hơn nữa, thì có thể còn gây đại họa. Vì vậy, phê bình, góp ý cũng cần phải học, nó không những là nghệ thuật mà còn là biểu hiện của trí tuệ, và phải dụng công học tập mới có được, đúng như lời dạy của ông bà: “Học ăn học nói, học gói học mở”.
Có câu chuyện kể về Yến Tử tướng quốc nước Tề can gián vua đã thể hiện nghệ thuật và trí tuệ của người biết khéo léo góp ý, mà vẫn giữ được cái tâm chính trực.
Tề Cảnh Công có thú vui đi săn, nên ông rất quý những con chim ưng săn thỏ. Một lần người nuôi chim ưng là Chúc Trâu sơ ý để một con chim ưng bay mất. Cảnh Công nổi trận lôi đình, lệnh binh sỹ đem Chúc Trâu ra chém đầu.
Yến Tử vội đến nói với Cảnh Công rằng: “Chúc Trâu có ba tội lớn, sao có thể để hắn nhẹ nhàng ra đi như thế này được, để thần công bố tội trạng hắn xong rồi hãy xử trảm”.
Cảnh Công đồng ý, Yến Tử đứng trước đám đông nói lớn với Chúc Trâu: “Chúc Trâu, ngươi nuôi chim cho đại vương mà lại để chim bay mất, đây là đại tội thứ nhất. Ngươi lại khiến cho đại vương vì chim mà giết người, đây là đại tội thứ hai. Giết ngươi rồi, khiến chư hầu và người khắp thiên hạ đều biết đại vương coi trọng chim, coi nhẹ sỹ tốt, đó là đại tội thứ ba”.
Nói xong, Yến Tử quay sang chắp tay tâu với Cảnh Công: “Tâu đại vương, bây giờ ngài có thể cho xử trảm được rồi”.Yến Tử tướng quốc nước Tề can gián vua đã thể hiện nghệ thuật và trí tuệ của người biết khéo léo góp ý, mà vẫn giữ được cái tâm chính trực.
Cảnh Công nghe xong, mặt đỏ gay, phẩy tay nói: “Không cần chém nữa, ta hiểu ý khanh rồi”.Nếu Yến Tử trực ngôn vạch thẳng ba lỗi lầm của Cảnh Công, chắc chắn ý kiến của ông không được tiếp thu, trái lại có thể gây họa, nhẹ thì cách chức, nặng thì diệt thân. Nhưng nhờ khéo léo, Yến Tử vẫn biểu đạt được đúng ý của mình mà lại không trực tiếp tổn thương lòng tự trọng, uy tín của Cảnh Công, khiến Cảnh Công vui lòng tiếp thu. Đây là lạt mềm buộc chặt, cũng chính là nghệ thuật của lời nói.Người xưa dạy cần uốn lưỡi bảy lần trước khi nói, chính là để có thời gian hòa hoãn, đủ để chúng ta tìm lời thích hợp, không tổn thương người nghe rồi mới nói, mới đạt được hiệu quả như mong muốn.
Nam Phương
Thứ Hai, 2 tháng 4, 2018
5 tiêu chuẩn 'vàng' của người khỏe mạnh: Hãy xem bạn cần bổ sung gì để đạt tiêu chuẩn
Đây là 5 tiêu chuẩn cơ bản nhất đánh giá bạn
có đủ sức khỏe hay không, cần khắc phục thế nào để duy trì lâu dài. Lời khuyên
này tốt cho hầu hết mọi người, ai cũng nên tham khảo.
Như thế nào là thật sự
khỏe mạnh?
Khác với thời thanh niên, hễ đến khi có tuổi là bạn sẽ phải đối
mặt với các vấn đề rắc rối do sức khỏe gây ra. Các chức năng cơ thể đều suy
giảm, một loạt các bệnh mãn tính xuất hiện là điều nhiều người không thể tránh
khỏi.
Tuy nhiên, nếu chỉ bị một chút bệnh nhỏ thôi thì bạn có bị gom
vào nhóm "không khỏe mạnh" hay chưa? Đối với nhóm người khi bước vào
tuổi trung niên và cao tuổi, thế nào thì được xem là "thật sự khỏe
mạnh"?
Để tìm hiểu sâu về
việc này, chúng ta cùng tham khảo thông tin công bố trên cuốn sách "
Tiêu chuẩn sức khỏe của người cao tuổi Trung Quốc" của bác sĩ
chuyên khoa Lão khoa Vương Sỹ Bác, Bệnh viện Trường Hải, Thượng Hải, Trung Quốc
để cùng đối chiếu với sức khỏe của chính mình.
Hãy đối chiếu ngay bây giờ để xem tình trạng sức khoẻ của bạn
như thế nào? Nếu không đạt, hãy khẩn trương áp dụng các giải pháp để cải thiện
tình hình ngay từ hôm nay.
1. Không có bệnh
nghiêm trọng, có bệnh vặt vãnh nhưng đã được kiểm soát
Sự thay đổi trong các cơ quan quan trọng trên cơ thể liên quan
đến tuổi tác không dẫn đến rối loạn chức năng, không có bệnh lớn, các yếu tố
nguy cơ liên quan được kiểm soát trong phạm vi độ tuổi của bạn, có khả năng đề
kháng bệnh nhất định. (Tiêu chuẩn này áp dụng cho người ≥ 60 tuổi).
Nói một cách đơn giản, bạn có thể hình dung rằng mình không có
bệnh liên quan đến ung thư ác tính, bệnh tim mạch và mạch máu não (như nhồi máu
cơ tim, đột quỵ), suy thận, huyết áp cao, tiểu đường, cholesterol cao và các
chỉ số khác đều được kiểm soát trong phạm vi bình thường so với độ tuổi.
- Huyết áp
Người có mức huyết áp bình thường thông thường là dưới 140/90
mmHg, những người mắc bệnh tiểu đường hoặc người bị bệnh thận nên được kiểm
soát dưới mức 130/80 mmHg, hoặc tùy thuộc vào tình trạng của cơ thể để có cách
kiểm soát nghiêm ngặt hơn.
- Đường trong máu
Người có mức đường trong máu bình thường, thông thường có chỉ số
hemoglobin glycated là 5 - 6,5%; người đã được chẩn đoán là mắc bệnh tiểu đường
và các biến chứng mãn tính thường có chỉ số hemoglobin glycated từ 6 - 7%.
Các chỉ số gồm: Cholesterol (TC) 3.1 ~ 6.2 mmol/L, lipoprotein
cholesterol mật độ thấp (LDL-C) 1.8 ~ 3.9 mmol/L, lipoprotein cholesterol mật
độ cao (HDL-C) lớn hơn 1,0 mmol/L, triglycerid (TG) 0,8 ~ 2,3 mmol/L.
Cần kiểm soát chỉ số huyết áp, lượng đường trong máu và mỡ máu,
điều quan trọng nhất là làm theo lời khuyên của bác sĩ để điều chỉnh việc sử
dụng thuốc cho phù hợp.
Nuôi dưỡng và duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh chính là cơ
sở để kiểm soát bệnh tam cao (huyết áp, tiểu đường, mỡ máu). Ví dụ như chế độ
ăn uống hợp lý, ít muối và chất béo, ăn thêm ngũ cốc đa dạng trong nguồn thực
phẩm chính, ăn trái cây tươi và rau quả, tập thể dục và vận động vừa đủ, bỏ hút
thuốc , hạn chế rượu, ngủ đủ giấc.
2. Trí tuệ bình
thường, tự cảm thấy hài lòng
Chức năng nhận thức về cơ bản là bình thường, có thể thích ứng
với môi trường, lạc quan về công việc, tự hài lòng hoặc tự đánh giá là tốt.
Bộ não là "tổng tư lệnh" của tất cả các hành động của
con người. Nếu trí não bất thường, thì tất cả phần còn lại của lời nói và hành
động sẽ không được vận hành đúng. Ngoài ra, bạn nên có khả năng đánh giá khách
quan và hài lòng với giá trị bản thân mình.
Muốn kiểm tra trí tuệ của mình có đủ minh mẫn tỉnh táo hay
không, bạn nên tự trả lời một số câu hỏi thường thức hàng ngày, trong phạm vi
hiểu biết và trình độ của mình. Hoặc người thân bạn bè có thể hỗ trợ bạn thực
hiện việc hỏi đáp này. Nếu có hiện tượng suy giảm trí nhớ hay mất trí nhớ thì
nên xem xét.
Thói quen sinh hoạt lành mạnh và siêng năng, thực hành tư duy
trí não, thường xuyên làm việc, vận động tay chân, tăng cường giao lưu trao
đổi, duy trì hàng ngày các chức năng não bộ chính là giải pháp hiệu quả để
phòng ngừa bệnh Alzheimer.
3. Sức khoẻ tinh thần
Có đủ khả năng để quản lý hợp lý và xử lý những vấn đề liên quan
đến mối quan hệ giữa gia đình và xã hội, tích cực tham gia các hoạt động ngoài
xã hội và gia đình.
Duy trì thái độ lạc quan và vui vẻ là một điều kiện quan trọng
để bảo vệ sự hòa hợp của mọi người trong gia đình. Một thái độ tích cực và lành
mạnh có thể làm cho cuộc sống trở nên tràn đầy ý nghĩa, nhiều màu sắc và hạnh
phúc.
Nếu xuất hiện các vấn đề về sức khoẻ tâm thần, sẽ ảnh hưởng đến
giao tiếp thông thường giữa các cá nhân, sự cô đơn, trống trải, trầm cảm và các
cảm xúc tiêu cực khác không thể giải hòa được, sẽ làm ảnh hưởng đến sức khoẻ
thể chất và tinh thần.
Giải pháp cho bạn là có thể tham gia vào các sự kiện giao lưu
bạn bè, các hoạt động phúc lợi xã hội, sinh hoạt tập thể.
Nếu gặp vấn đề khó khăn, chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ, giao tiếp
kịp thời và tích cực giải quyết. Cách giải phóng sự căng thẳng chính là giao
lưu nhiều hơn, mở rộng các mối quan hệ, thái độ cởi mở, sống thân thiết và lành
mạnh hơn với người khác, kết thêm bạn mới nhưng không bỏ quên bạn cũ.
4. Có thể tự mình xử
lý và chăm sóc bản thân hàng ngày
Một người được xem là có sức khỏe bình thường khi tự mình có thể
thực hiện được các việc hàng ngày mà không cần đến sự giúp đỡ của người khác.
Bạn thử tự kiểm tra bản thân mình hoặc người già trong gia đình,
các việc đơn giản như đi vệ sinh, tắm gội, ăn uống, đi lại, thay quần áo, đi
lên xuống cầu thang xem có thể thực hiện được một cách thuận lợi hay không.
Đối với một số người già mắc bệnh xương khớp, người đang trong
quá trình phục hồi sau đột quỵ, suy tim,… thì cần điều trị tích cực và phục hồi
chức năng, có thể không đáp ứng các tiêu chuẩn về sức khỏe của người già, nhưng
với công nghệ y tế phát triển như hiện nay thì vẫn có thể cải thiện khả năng tự
chăm sóc và cải thiện chất lượng cuộc sống.
5. Duy trì được thói
quen sinh hoạt lành mạnh một cách thường xuyên
Tình trạng ăn uống của bản thân tốt, cân nặng cơ thể phù hợp
trong ngưỡng cho phép, duy trì lối sống tốt. Muốn thực
hiện được những điều đó, cần xây dựng nền tảng của sức khoẻ bền vững và lối
sống tốt đẹp lành mạnh, bao gồm những điều sau đây.
- Không hút thuốc
Nếu bạn đang hút thuốc lá thì nên cố gắng bỏ thuốc lá càng sớm
càng tốt, đồng thời cũng nên tránh xa khói thuốc.
- Hạn chế uống rượu
Bạn nên hạn chế uống rượu, không nên để cho bản thân có xu hướng
nghiện rượu, tốt nhất là nên cai rượu.
- Duy trì chế độ ăn
uống hợp lý
Tóm tắt tổng kết đơn giản, mỗi ngày nên tuân thủ nguyên tắc ăn uống "nắm tay".
Không nên ăn quá lượng chất đạm bằng kích cỡ của 1 cái nắm tay,
bao gồm thịt, cá, trứng, các thực phẩm chứa protein.
Ăn lượng thực phẩm ngũ cốc trong vòng kích cỡ của 2 cái nắm tay,
bao gồm ngũ cốc thô, các loại đậu và các loại khoai.
Uống đủ số lượng sữa bằng diện tích 2 quả nắm tay, bao gồm sữa
động vật và các sản phẩm từ đậu nành.
Ăn đủ lượng ít nhất bằng kích cỡ 5 nắm tay các loại rau củ quả.
- Không bị béo phì
Hiện nay mọi người thường được khuyên nên sử dụng công thức tính
chỉ số khối cơ thể BMI (Body Mass Index) = (trọng lượng kg /chiều cao*2) như là
một chỉ số để đánh giá sức khỏe. Chỉ số khối cơ thể người cao tuổi nên ở khoảng
từ 20 đến 25.
Những người béo phì hoặc vượt quá chỉ số cân nặng thì nên giảm
cân. Người gầy thì phải tìm ra nguyên nhân vì sao suy dinh dưỡng để từ đó có
thể ăn uống bổ sung theo tình hình để đạt mục tiêu cân nặng vừa đủ.
- Chăm chỉ vận động
thể dục thể thao
Mỗi tuần ít nhất nên dành ra 5 lần tập ở mức nhẹ vừa, mỗi lần ít
nhất 30 phút, nên vận động liên quan đến hít thở như đi bộ, chạy chậm, thái cực
quyền, bơi, nhảy khiêu vũ, làm việc nhà…
Trên thực tế, chỉ số tham chiếu sức khỏe trên đây không phải là
tiêu chuẩn vàng, nhưng là mục tiêu về sức khoẻ mà chúng ta nên cố gắng theo
đuổi.
Sự lão hóa của con người, sinh ra nhiều bệnh tật là một hiện
tượng tự nhiên trong quá trình sống, cùng với sự gia tăng tuổi tác, sẽ luôn
thay đổi nhiều về sinh lý ở những mức độ khác nhau.
Nếu các triệu chứng nhẹ, sau khi kiểm tra tiêu chuẩn không ảnh
hưởng đến cuộc sống, hãy coi nó là lão hoá bình thường, cùng tồn tại một cách
hòa bình, và tránh điều trị quá mức không cần thiết.
Duy trì một lối sống lành mạnh là một nền tảng quan trọng của
sức khỏe, trong ngắn hạn, chúng ta nên phấn đấu để làm cho được mức cơ bản theo
phương châm: Ngủ nghỉ điều độ, ăn uống cân bằng, lao động nghỉ ngơi hợp lý, tâm
trạng ổn định, bỏ thuốc kiêng rượu.
Không biết tình trạng sức khỏe của bạn hiện tại ra sao, nhưng kể
từ hôm nay, hãy đối chiếu các yếu tố đã nêu ở trên, thay đổi thói quen sinh
hoạt đạt mức lành mạnh, để sức khỏe của bạn luôn được đảm bảo.
*Theo Health/Sohu
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)