Tìm kiếm Blog này
Thứ Năm, 30 tháng 3, 2017
Thu xếp cuối đời
Trong chuyện ngụ ngôn của La Fontaine, một người nông dân già sắp chết kêu con cái đến và dặn rằng không được bán miếng ruộng vì có một kho tàng được chôn đâu đó trong miếng đất. Con cái do đó đào xới quanh năm và trở nên giàu có. Câu kết luận là "sự làm việc mới là kho báu". Đấy là một lối thu xếp cuối đời đơn giản nhất, có thể là ý nghĩa nhất. Có lẽ cũng vì vậy mà những nhà tỷ phú ở Mỹ không để phần lớn tài sản lại cho con cái.
Tuy nhiên trên thực tế, ở Mỹ, một xứ nhiều luật lệ và rất nhiều luật sư, người già sắp ra đi còn phải quyết định, thu xếp nhiều thứ để "ra đi êm thắm", vừa ý mình, đồng thời để lại di sản (estate), những nguồn lợi cho người thừa kế, ít gây rắc rối, gánh nặng cho con cái, mà bị đánh thuế càng ít càng tốt. Ví dụ, nếu chẳng may trước khi ra đi cần phải chăm sóc lâu dài như tắm rửa, ăn uống, tại nhà mình hoặc trong viện, ở Mỹ có thể rất đắt đỏ. Những ai từng nghĩ đến mua bảo hiểm "săn sóc dài hạn" (Long-term Care Insurance) từ lúc mình còn mạnh giỏi thì đây là một biện pháp kịp thời. Sau đây là một số giấy tờ người già ở Mỹ nên chuẩn bị. Ở Việt Nam chắc đơn giản hơn, nhưng thu xếp trước vẫn hơn. Nếu không thu xếp trước, con cái hay người phối ngẫu có thể bị đặt trong tình trạng khó giải quyết.
Chỉ thị trước về săn sóc sức khoẻ (Advance Health Care Directive) (AHCD).
Đây là một tài liệu có tính cách pháp lý trong đó chúng ta chỉ định một người khác quyết định thay thế mình về các vấn đề sức khoẻ lúc mình không còn khả năng, không đủ tỉnh táo để tự quyết định cho chính mình. Còn gọi là “Di chúc [cho lúc còn] sống” (Living Will), hay “Giấy uỷ quyền lâu dài về chăm sóc sức khoẻ” hay uỷ quyền săn sóc sức khoẻ” (Durable Power of Attorney for Health Care or Health Care Proxy).
Mục đích:
- Tránh cho người thân phải quyết định khó khăn lúc đang vào hoàn cảnh bối rối.
- Quyết định có dùng ống thông khí quản (tracheal intubation), máy thở (ventilator, respirator), nuôi bằng ống thông vào bao tử (ống có thể đi qua mũi và xuống thực quản để vào dạ dày [nasogastric tube] hay đi trực tiếp vào dạ dày qua một lỗ nhân tạo từ ngoài da bụng vào dạ dày [gastrostomy tube]), dùng thuốc giảm đau, hiến tặng bộ phận cơ thể (organ donation), trong lúc người bệnh mê man, không tỉnh táo.
- Nếu không có giấy này, bác sĩ, toán cấp cứu (EMT), nhà thương, những người đang tập sự y khoa ở Mỹ sẽ tự động áp dụng theo quy chế những biện pháp có khi "anh dũng" (heroic measures) để hồi sinh bệnh nhân, mặc dù có dấu hiệu bệnh nhân đã chết ở mức não (brain dead). Gia đình có thể phải quyết định và ý mỗi người sẽ mỗi khác, và sau này sẽ có thể có những trách móc, hiềm khích, ân hận trong con cái, hay giữa con cái và người cha hay mẹ còn sống sót.
- Ở Mỹ mỗi tiểu bang có mẫu hơi khác nhau, nhưng mẫu của bang này vẫn hiệu lực cho bang khác. Bác sĩ có thể cung cấp mẫu này. Người ta khuyên người nào trên 18 tuổi cũng nên làm, lúc mình đang còn tỉnh táo, chỉ cần hai ba người chứng, không cần phải thị thực. Có thể thay đổi bất cứ lúc nào nếu mình đổi ý.
POLST:
Hiện nay, ở một số tiểu bang, còn áp dụng một tài liệu gọi là "Y lệnh về các chữa trị để giữ bệnh nhân sống" (POLST=Physicians Orders for Life Sustaining Treatment) thay thế cho "lệnh không hồi sinh" hay DNR (Do Not Resuscitate) hay DNR trước đây.
Trước đây lúc bác sĩ ghi y lệnh vào hồ bệnh nhân DNR có nghĩa là nhân viên điều trị sẽ không can thiệp nếu tai biến gì xảy ra đe doạ tính mạng bệnh nhân (như nghẹt thở, tim đập rối loạn, heart attack, stroke) vì bệnh nhân đã tỏ ý muốn như vậy lúc còn tỉnh táo hay gia đình đã quyết định như vậy. Tuy nhiên, có thể bệnh nhân đã hiểu lầm nghĩ rằng nếu một khi dùng máy thở thì sẽ phải dùng máy thở suốt đời còn lại, trong lúc có hoàn cảnh chỉ cần đặt ống thở, dùng máy thở trong một giai đoạn để giúp vượt qua khó khăn nhất thời, sau đó sẽ tự thở được. Trường hợp này, DNR sẽ ngăn cản nhân viên bệnh viện không dùng ống thở và máy thở mặc dù có thể cứu bệnh nhân qua cơn khó khăn được.
POLST là y lệnh, của bác sĩ ký, sau khi bàn luận với bệnh nhân về những gì có thể xảy ra và những biện pháp mà người cấp cứu có thể áp dụng cho bệnh nhân, áp dụng cho những người mắc một bệnh có thể chết bất cứ lúc nào. Những người khác không thay đổi POLST được. Nếu không có POLST, toán cấp cứu y tế (Emergency Medical Team, EMT) theo quy định phải áp dụng các biện pháp CPR (bóp tim, bơm phổi để hồi sinh), giữ bệnh nhân còn sống bằng mọi cách, giữ bệnh nhân sống cho đến khi bàn giao cho phòng cấp cứu. Nếu có POLTS, EMT mới có cơ sở pháp lý để không làm những việc trên.
Ngoài ra, nên nghĩ đến những giấy tờ khác như:
Giấy uỷ quyền về tài chính (Durable Power Attorney for Finances):
Chỉ định người thay thế mình quyết định về tiền bạc (sử dụng tiền ở nhà băng lúc cần, giới hạn là bao nhiêu nếu có giới hạn, quyết định buôn bán, cho mướn bất động sản, cổ phiếu/stocks, trả nợ cho mình...), lúc mình vắng mặt hoặc bất lực không thể quyết định được.
Di chúc (Last Will and Testament)
Di chúc quyết định tài sản/ di sản được chia ra như thế nào, có thể viết tay hay dùng mẫu on-line. Người ta khuyên nếu trị giá trên 100,000 đô la hay tài sản phức tạp nên nhờ luật sư xem lại và hướng dẫn. Một người “thi hành di chúc” (will executor) sẽ được chỉ định và việc phân phối tài sản sẽ qua sự giám sát của toà án gọi là "probate court".
Trust:
Nếu muốn tránh thủ tục rườm rà, tốn kém của probate court, người ta có thể lập nên một cái "living trust" (trust= tín thác, uỷ thác), là một thực thể riêng biệt sở hữu hết tài sản của mình, do mình kiếm soát (trustee) cho đến khi mình không còn tỉnh táo hay chết, thì qua tay của một người khác do mình chỉ định (successor trustee). Trong revocable trust, bản thân có thể thay đổi, điều khiển bất cứ phần nào của trust. Trong irrevocable trust (không thể đảo ngược), muốn thay đổi phải cho những người thừa kế (beneficiary) biết. Có những trút đặt biệt đễ dành tiền cho từ thiện, dành tiền bảo hiểm trả (ínsurance trust), dành tiền cho đời cháu mà không qua đời con (generation skipping trust). Những chuyện này thuộc lãnh vực của luật sư, ở đây chúng ta chỉ nhắc sơ qua mà thôi.
Trên đây là những điều áp dụng ở Mỹ. Luật pháp mỗi nơi mỗi khác. Tuy nhiên chúng ta có thể nghĩ đến những biện pháp đơn giản hơn như:
- Tụ họp con cháu và dặn dò rành mạch ý muốn của mình.
- Gia đình cũng nên tế nhị thăm dò ý muốn của cha mẹ, người thân của mình về việc hậu sự.
- Chỉ định một người nào đó quyền quyết định về săn sóc cho mình lúc bệnh trạng tới cuối đường.
- Viết rõ ràng ý muốn của mình trên giấy trắng mực đen, ký tên có người chứng (di chúc).
- Soạn sẳn các giấy tờ nhà đất, ngân hàng, bảo hiểm thu xếp có thứ tự và giao cho người tín cẩn lúc cần thiết.
- Hỏi ý luật sư nếu cần.
Chúc quý vị thính giả may mắn.
Bác sĩ Hồ Văn Hiền
Ngày 20 tháng 12 năm 2016
Vì sao ta ghét cay ghét đắng những kẻ chen ngang?
David Robson
BBC Future
Biết chờ đợi một cách kiên nhẫn khi xếp hàng thường được coi là một phẩm chất tốt đẹp của người Anh. Tuy nhiên, khi nghiên cứu sâu xa hơn, ta sẽ thấy rằng việc xếp hàng cho biết rất nhiều về quá trình phát triển của lòng vị tha.
Việc phải xếp hàng hẳn là một trong những thứ khiến ta bồn chồn nhất. Nhưng đứng một cách kiên nhẫn trong hàng dài là một trong những niềm kiêu hãnh của người Anh, bên cạnh tình yêu của dân xứ này với món trà, cá tẩm bột ăn với khoai tây chiên, và thói quen đi quán rượu.
Một khảo sát gần đây được thực hiện trên 2.000 người Anh cho thấy việc chen ngang là điều bị coi là đáng ghét nhất, và dân Anh ưa nghĩ rằng họ trội hơn so với người nước ngoài trong chuyện kiên nhẫn xếp hàng.
Nỗi ám ảnh này có từ ít nhất là hồi giữa thế kỷ trước, khi George Orwell cố tìm hiểu tâm lý của một du khách tới thăm Anh lần đầu tiên.
"Vị quan sát viên người nước ngoài mà chúng ta tưởng tượng ra hẳn đã bị ấn tượng mạnh về nét lịch sự của chúng ta: những đám đông người Anh cư xử một cách trật tự, không có cảnh chen lấn xô đẩy, cãi cọ, tâm lý sẵn sàng xếp hàng chờ đến lượt," ông viết trong bài luận về người Anh, The English People.
Trang web hướng dẫn cách ứng xử phải phép Debrett ngày nay cũng nêu quan điểm tương tự, trong đó viết rằng: "Với người nước ngoài, nghệ thuật xếp hàng nếu đánh giá một cách tốt đẹp nhất thì hẳn là một bí mật, còn nói một cách tồi tệ nhất thì hẳn là điên rồ: chen ngang khi mọi người đang xếp hàng là lỗi tồi tệ nhất mà một người ngoại quốc có thể phạm phải. Thậm chí một người Anh kiệm lời nhất cũng sẵn sàng khoát tay về phía cuối hàng cho những ai định chen ngang."
Trong một bài luận khác viết hồi giữa thập niên 1940, Orwell nói rằng việc không chịu chờ đợi xếp hàng chính là nền móng tạo nên một số những vết nhơ của chủ nghĩa bài Do Thái.
Các tường thuật trên báo chí ngày nay cho thấy điều này tiếp tục là nguồn gốc của tâm lý bực bội chống lại các sắc tộc thiểu số và người nhập cư.
Peter Hitchens, một nhà bình luận chuyên viết cho tờ the Mail trong các số ra Chủ Nhật, còn đi xa hơn khi nói rằng "những kẻ cầm dao chuyên chen ngang" đang tìm cách vào Anh xin tị nạn - một cách nói ít nhiều có ý so sánh với chủ nghĩa khủng bố.
Nghệ thuật xếp hàng đã được coi là trung tâm của tính cách Anh, khiến nó thậm chí còn được chính phủ đưa vào nội dung bài thi nhập tịch.
Điều trớ trêu ở đây là bản thân từ xếp hàng cũng chính là một từ được du nhập từ nước ngoài vào, mà cụ thể là từ nước láng giềng, Pháp.
Vậy đằng sau sự bí hiểm này thì sự thật là gì?
George Mikes, một người nhập cư từ Hungary, có đúng không khi nói "một người Anh kể cả khi chỉ có một mình cũng sẽ xếp hàng một cách trật tự"? Hay đây là giá trị phổ quát mà nhiều nền văn hóa khác trên thế giới cũng có?
Việc xem xét kỹ về thói quen việc xếp hàng không chỉ đem lại cho ta câu trả lời, mà nó còn nhìn nhận một cách sâu sắc hơn những câu hỏi về bản chất lòng vị tha ở con người.
Hãy bắt đầu với việc đánh giá chuyện này ở bên kia Đại Tây Dương, với thử nghiệm của nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ Stanley Milgram.
Milgram được biết đến nhiều nhất với các nghiên cứu về chủ đề tuân theo mệnh lệnh và khả năng kiểm soát, được ông thực hiện hồi thập niên 1960, theo đó những người tham dự được yêu cầu chích điện gây sốc ở mức ngày càng tăng lên người khác (người bị chích điện thực ra là diễn viên, giả vờ là bị đau).
Những người tham dự được nói rằng đó là một phần cần thiết của cuộc thử nghiệm và được yêu cầu hãy phớt lờ những lời gào thét đau đớn của đối tượng bị chích điện.
Milgram nhận thấy rằng những người tham dự sẵn lòng một cách đáng kinh ngạc trong việc tuân theo mệnh lệnh của các khoa học gia, với đa số đồng ý thực hiện hành vi chích điện ngay cả khi điện thế được tăng tới mức cao nhất là 450 volt.
Cuộc thử nghiệm cho thấy chúng ta dễ dãi tới mức nào trong việc bỏ mặc cho ý thức đạo đức của mình bị giật dây bởi người có quyền lực cao hơn.
Tới thập niên 1980, Milgram quay sang tìm hiểu điều cấm kỵ trong lĩnh vực chen ngang khi xếp hàng. Ông gửi nhóm nghiên cứu tới các ga tàu ở New York và các địa điểm cá cược, nơi họ sẽ lén chen vào dòng người đang xếp hàng, giữa người đứng thứ ba và thứ tư, đứng đó trong chừng một phút rồi bỏ đi.
Người New York rất thích thú trong việc thấy ai đó bị đẩy ra ngay trước mắt. Trong 15% các trường hợp, họ thể hiện thái độ bằng cái nhìn khinh bỉ hoặc thù hằn, 20% lên tiếng, "Không thế được! Chỗ cuối hàng ở đằng kia kìa" hoặc "Này anh kia, chúng tôi đang xếp hàng. Đi ra và xuống phía dưới đi." Trong khoảng 10%, sự giận dữ được thể hiện bằng hành động mang tính vũ lực, như tóm áo kẻ chen ngang hoặc đẩy người đó ra khỏi hàng.
Nhưng điều thú vị hơn lại chính là cảm giác của chính những người chen ngang. Milgram ghi nhận là các đồng nghiệp người Mỹ của ông thường mất khoảng nửa tiếng để lấy can đảm trước khi thực hiện hành vi chen ngang, và họ thường căng thẳng tới mức mặt trở nên xám ngoét, bản thân họ cảm thấy buồn nôn.
Thí nghiệm của Milgram tuy không đưa ra sự so sánh trực tiếp, nhưng nó dường như cho thấy người New York cũng khó chịu với tình trạng chen ngang không kém gì người Anh.
Còn có nhiều ví dụ tương tự khác nữa, theo Dave Fagundes, giáo sư luật từ Đại học Houston. Ông nhắc tới tính kỷ luật trong việc xếp hàng ngày càng cao tại các trận bóng rổ rất được ưa chuộng của Đại học Duke, nơi sinh viên sẽ vui vẻ cắm trại trong nhiều ngày tại 'thành phố lều trại' để kiếm được vé vào xem.
Ở bên ngoài nước Mỹ, các bằng chứng cho thấy những nước Bắc Âu như Đức và Thụy Điển cũng nghiêm túc không kém trong việc xếp hàng. Thế nhưng điều này không tạo thành cách ứng xử chung cho tất cả các nước ở phía bắc.
Hãy nhìn lại cuộc khủng hoảng khan hiếm dầu hỏa Nigeria hồi thập niên 1970: mọi người đã xếp hàng vô cùng trật tự tại các trạm xăng bất chấp nỗi lo sợ khan hàng. "Điều đó cho thấy là việc duy trì xếp hàng một cách trật tự không phải chỉ duy nhất có ở các xã hội Anh-Mỹ," Fagundes nói.
BBC Future
Biết chờ đợi một cách kiên nhẫn khi xếp hàng thường được coi là một phẩm chất tốt đẹp của người Anh. Tuy nhiên, khi nghiên cứu sâu xa hơn, ta sẽ thấy rằng việc xếp hàng cho biết rất nhiều về quá trình phát triển của lòng vị tha.
Việc phải xếp hàng hẳn là một trong những thứ khiến ta bồn chồn nhất. Nhưng đứng một cách kiên nhẫn trong hàng dài là một trong những niềm kiêu hãnh của người Anh, bên cạnh tình yêu của dân xứ này với món trà, cá tẩm bột ăn với khoai tây chiên, và thói quen đi quán rượu.
Một khảo sát gần đây được thực hiện trên 2.000 người Anh cho thấy việc chen ngang là điều bị coi là đáng ghét nhất, và dân Anh ưa nghĩ rằng họ trội hơn so với người nước ngoài trong chuyện kiên nhẫn xếp hàng.
Nỗi ám ảnh này có từ ít nhất là hồi giữa thế kỷ trước, khi George Orwell cố tìm hiểu tâm lý của một du khách tới thăm Anh lần đầu tiên.
"Vị quan sát viên người nước ngoài mà chúng ta tưởng tượng ra hẳn đã bị ấn tượng mạnh về nét lịch sự của chúng ta: những đám đông người Anh cư xử một cách trật tự, không có cảnh chen lấn xô đẩy, cãi cọ, tâm lý sẵn sàng xếp hàng chờ đến lượt," ông viết trong bài luận về người Anh, The English People.
Trang web hướng dẫn cách ứng xử phải phép Debrett ngày nay cũng nêu quan điểm tương tự, trong đó viết rằng: "Với người nước ngoài, nghệ thuật xếp hàng nếu đánh giá một cách tốt đẹp nhất thì hẳn là một bí mật, còn nói một cách tồi tệ nhất thì hẳn là điên rồ: chen ngang khi mọi người đang xếp hàng là lỗi tồi tệ nhất mà một người ngoại quốc có thể phạm phải. Thậm chí một người Anh kiệm lời nhất cũng sẵn sàng khoát tay về phía cuối hàng cho những ai định chen ngang."
Trong một bài luận khác viết hồi giữa thập niên 1940, Orwell nói rằng việc không chịu chờ đợi xếp hàng chính là nền móng tạo nên một số những vết nhơ của chủ nghĩa bài Do Thái.
Các tường thuật trên báo chí ngày nay cho thấy điều này tiếp tục là nguồn gốc của tâm lý bực bội chống lại các sắc tộc thiểu số và người nhập cư.
Peter Hitchens, một nhà bình luận chuyên viết cho tờ the Mail trong các số ra Chủ Nhật, còn đi xa hơn khi nói rằng "những kẻ cầm dao chuyên chen ngang" đang tìm cách vào Anh xin tị nạn - một cách nói ít nhiều có ý so sánh với chủ nghĩa khủng bố.
Nghệ thuật xếp hàng đã được coi là trung tâm của tính cách Anh, khiến nó thậm chí còn được chính phủ đưa vào nội dung bài thi nhập tịch.
Điều trớ trêu ở đây là bản thân từ xếp hàng cũng chính là một từ được du nhập từ nước ngoài vào, mà cụ thể là từ nước láng giềng, Pháp.
Vậy đằng sau sự bí hiểm này thì sự thật là gì?
George Mikes, một người nhập cư từ Hungary, có đúng không khi nói "một người Anh kể cả khi chỉ có một mình cũng sẽ xếp hàng một cách trật tự"? Hay đây là giá trị phổ quát mà nhiều nền văn hóa khác trên thế giới cũng có?
Việc xem xét kỹ về thói quen việc xếp hàng không chỉ đem lại cho ta câu trả lời, mà nó còn nhìn nhận một cách sâu sắc hơn những câu hỏi về bản chất lòng vị tha ở con người.
Hãy bắt đầu với việc đánh giá chuyện này ở bên kia Đại Tây Dương, với thử nghiệm của nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ Stanley Milgram.
Milgram được biết đến nhiều nhất với các nghiên cứu về chủ đề tuân theo mệnh lệnh và khả năng kiểm soát, được ông thực hiện hồi thập niên 1960, theo đó những người tham dự được yêu cầu chích điện gây sốc ở mức ngày càng tăng lên người khác (người bị chích điện thực ra là diễn viên, giả vờ là bị đau).
Những người tham dự được nói rằng đó là một phần cần thiết của cuộc thử nghiệm và được yêu cầu hãy phớt lờ những lời gào thét đau đớn của đối tượng bị chích điện.
Milgram nhận thấy rằng những người tham dự sẵn lòng một cách đáng kinh ngạc trong việc tuân theo mệnh lệnh của các khoa học gia, với đa số đồng ý thực hiện hành vi chích điện ngay cả khi điện thế được tăng tới mức cao nhất là 450 volt.
Cuộc thử nghiệm cho thấy chúng ta dễ dãi tới mức nào trong việc bỏ mặc cho ý thức đạo đức của mình bị giật dây bởi người có quyền lực cao hơn.
Tới thập niên 1980, Milgram quay sang tìm hiểu điều cấm kỵ trong lĩnh vực chen ngang khi xếp hàng. Ông gửi nhóm nghiên cứu tới các ga tàu ở New York và các địa điểm cá cược, nơi họ sẽ lén chen vào dòng người đang xếp hàng, giữa người đứng thứ ba và thứ tư, đứng đó trong chừng một phút rồi bỏ đi.
Người New York rất thích thú trong việc thấy ai đó bị đẩy ra ngay trước mắt. Trong 15% các trường hợp, họ thể hiện thái độ bằng cái nhìn khinh bỉ hoặc thù hằn, 20% lên tiếng, "Không thế được! Chỗ cuối hàng ở đằng kia kìa" hoặc "Này anh kia, chúng tôi đang xếp hàng. Đi ra và xuống phía dưới đi." Trong khoảng 10%, sự giận dữ được thể hiện bằng hành động mang tính vũ lực, như tóm áo kẻ chen ngang hoặc đẩy người đó ra khỏi hàng.
Nhưng điều thú vị hơn lại chính là cảm giác của chính những người chen ngang. Milgram ghi nhận là các đồng nghiệp người Mỹ của ông thường mất khoảng nửa tiếng để lấy can đảm trước khi thực hiện hành vi chen ngang, và họ thường căng thẳng tới mức mặt trở nên xám ngoét, bản thân họ cảm thấy buồn nôn.
Thí nghiệm của Milgram tuy không đưa ra sự so sánh trực tiếp, nhưng nó dường như cho thấy người New York cũng khó chịu với tình trạng chen ngang không kém gì người Anh.
Còn có nhiều ví dụ tương tự khác nữa, theo Dave Fagundes, giáo sư luật từ Đại học Houston. Ông nhắc tới tính kỷ luật trong việc xếp hàng ngày càng cao tại các trận bóng rổ rất được ưa chuộng của Đại học Duke, nơi sinh viên sẽ vui vẻ cắm trại trong nhiều ngày tại 'thành phố lều trại' để kiếm được vé vào xem.
Ở bên ngoài nước Mỹ, các bằng chứng cho thấy những nước Bắc Âu như Đức và Thụy Điển cũng nghiêm túc không kém trong việc xếp hàng. Thế nhưng điều này không tạo thành cách ứng xử chung cho tất cả các nước ở phía bắc.
Hãy nhìn lại cuộc khủng hoảng khan hiếm dầu hỏa Nigeria hồi thập niên 1970: mọi người đã xếp hàng vô cùng trật tự tại các trạm xăng bất chấp nỗi lo sợ khan hàng. "Điều đó cho thấy là việc duy trì xếp hàng một cách trật tự không phải chỉ duy nhất có ở các xã hội Anh-Mỹ," Fagundes nói.
Tất nhiên, còn có những hình thức khác nhau trong những nền văn hóa khác nhau nữa. Chẳng hạn như Fagundes mô tả rằng trong hệ thống “¿Quién es último?” tồn tại phổ biến tại Tây Ban Nha và các nước Latin khác, nơi mà khi vào quán cà phê người ta thường hỏi một cách đơn giản "ai là người cuối cùng?" để biết liệu khi nào sẽ đến lượt mình. Điều bất lợi trong trường hợp này là bạn sẽ không biết được chính xác là sẽ phải chờ đợi trong bao lâu.
Cũng phải thừa nhận là người dân ở một số nơi, chẳng hạn như Trung Hoa lục địa, thường dễ tạo thành những đám đông hỗn loạn trong những tình huống nhất định, khiến chính phủ nước này phải chỉ dẫn cho công dân cách xếp hàng có kỷ cương hơn trước kỳ Olympics Bắc Kinh.
Tuy nhiên, xét từ quan điểm toàn cầu thì Anh quốc có vẻ như không phải là nơi 'đặc quyền sở hữu' phẩm chất xếp hàng.
Fagundes cho rằng việc xếp hàng trật tự chứng minh cho thuyết tiến hóa về 'tính tương hỗ mạnh mẽ'. Theo thuyết này, hầu hết con người ta đều có lòng vị tha, với bản năng mạnh mẽ trong việc hợp tác với nhau, miễn là những người khác đều có đóng góp hợp lý.
Đáng nói là theo thuyết này thì chúng ta sẽ trừng phạt những người muốn 'ăn không' ngay cả khi điều đó có thể khiến cá nhân chúng ta bị thiệt hại; tâm lý muốn có sự công bằng trội hơn so với quyền lợi cá nhân trước mắt.
Điều này ngược là với các thuyết khác về lòng vị tha, theo đó nói chúng ta hợp tác với người khác chỉ để nhằm có lợi hơn so với việc làm một mình. Trong những trường hợp đó, chúng ta sẽ không trừng phạt người khác nếu như việc trừng phạt sẽ khiến chúng ta bị tổn hại.
Thuyết về tính tương hỗ mạnh mẽ từng được áp dụng để xác định kết quả trong một số trò chơi mang tính lợi lộc kinh tế, trong đó một người tham dự được trao một số tiền nhỏ để chia sẻ với đối tác của mình.
Đối tác đó có thể nhận hoặc chối phần chia mà người kia đề nghị trao cho họ. Vấn đề nằm ở chỗ nếu họ từ chối thì cả hai người sẽ ra về trắng tay.
Như vậy, về lý thuyết thì mọi người cần phải chấp nhận phần họ được mời chào nếu muốn thắng được một khoản tiền, thế nhưng các nhà tâm lý học đã liên tục chứng minh rằng con người ta sẵn sàng vứt bỏ những gì mình có thể nhận được nếu họ cho rằng đó là khoản không công bằng, chấp nhận phần thiệt chỉ để trừng phạt đối tác cùng chơi, đúng như những gì mà thuyết 'tính tương hỗ mạnh mẽ' dự đoán.
Với Fagundes, việc xếp hàng minh chứng cho nguyên tắc này trong xã hội văn minh. Tất cả chúng ta đều vui vẻ chờ đợi tới lượt, không xô đẩy người khác nếu như tất cả mọi người đều được đối xử công bằng. Nhưng nếu như có ai đó làm khác đi, ta sẽ cảm thấy tức giận. Và đúng như thuyết tương hỗ mạnh mẽ dự đoán, tất cả chúng ta nhiều khả năng sẽ cùng từ bỏ việc xếp hàng khi cảm thấy những người khác không còn muốn hợp tác trong việc xếp hàng nữa.
Luke Treglown từ Đại học University College London cũng đồng ý vậy. Ông chỉ ra rằng chúng ta rất nhạy cảm với 'công lý' trong việc xếp hàng, và mọi người sẽ phản ứng một cách giận dữ ngay cả khi không có ai gian dối.
Chẳng hạn như chúng ta khó chịu khi thấy hàng bên cạnh di chuyển nhanh hơn hàng của mình khi làm thủ tục tại sân bay; hay tại nhà hàng, chúng ta cảm thấy tức giận nếu nhóm thực khách xếp hàng phía sau lại được xếp bàn cùng lúc với mình. "Chúng ta cho rằng mọi người xếp hàng đều cần phải chờ đợi một khoảng thời gian giống như bản thân bạn đã phải chờ, bất kể là điều đó có ảnh hưởng gì tới việc chờ đợi của bạn hay không," ông nói.
So sánh giữa các quốc gia với nhau, Treglown chỉ ra rằng tiếng thơm về văn hóa xếp hàng nghiêm ngặt thường đi kèm với những xã hội đề cao chủ nghĩa cá nhân, như Anh, Châu Âu, và Hoa Kỳ, là những nơi mà con người ta thường rất nhạy cảm trước tình trạng bất bình đẳng giữa mọi người.
Tuy nhiên, nhìn chung thì ông đồng ý rằng những khác biệt trong các nền văn hóa không liên quan nhiều tới vấn đề này như mọi người vẫn nghĩ. "Chẳng hạn như sự khác biệt giữa bạn và tôi rất có thể còn lớn hơn giữa tôi với một người Thụy Điển bình thường nào đó," Treglown nói.
Trong nhiều cách đánh giá khác nhau, danh tiếng của người Anh trong việc xếp hàng cũng giống như mối quan tâm của người dân nước này đối với thời tiết: tuy người Anh có lẽ không thực sự nói về khí hậu nhiều hơn so với người dân nước khác, nhưng ý nghĩ rằng người Anh bị ám ảnh về chuyện thời tiết đã trở thành điều được thiên hạ coi thành mặc định.
Và điều đó thể hiện về cách nhìn nhận vấn đề của người Anh đối với bản thân họ và nền văn hóa của họ, về cách họ muốn được người ngoài nhìn nhận, thay vì về cách hành xử thực sự của họ. "Không ai thích xếp hàng cả, nhưng người Anh thì biết trân trọng tình trạng duy trì trật tự và sự bình đẳng quanh vấn đề này," Treglown nói. "Họ có ý tưởng lãng mạn về việc xếp hàng."
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.
Cũng phải thừa nhận là người dân ở một số nơi, chẳng hạn như Trung Hoa lục địa, thường dễ tạo thành những đám đông hỗn loạn trong những tình huống nhất định, khiến chính phủ nước này phải chỉ dẫn cho công dân cách xếp hàng có kỷ cương hơn trước kỳ Olympics Bắc Kinh.
Tuy nhiên, xét từ quan điểm toàn cầu thì Anh quốc có vẻ như không phải là nơi 'đặc quyền sở hữu' phẩm chất xếp hàng.
Fagundes cho rằng việc xếp hàng trật tự chứng minh cho thuyết tiến hóa về 'tính tương hỗ mạnh mẽ'. Theo thuyết này, hầu hết con người ta đều có lòng vị tha, với bản năng mạnh mẽ trong việc hợp tác với nhau, miễn là những người khác đều có đóng góp hợp lý.
Đáng nói là theo thuyết này thì chúng ta sẽ trừng phạt những người muốn 'ăn không' ngay cả khi điều đó có thể khiến cá nhân chúng ta bị thiệt hại; tâm lý muốn có sự công bằng trội hơn so với quyền lợi cá nhân trước mắt.
Điều này ngược là với các thuyết khác về lòng vị tha, theo đó nói chúng ta hợp tác với người khác chỉ để nhằm có lợi hơn so với việc làm một mình. Trong những trường hợp đó, chúng ta sẽ không trừng phạt người khác nếu như việc trừng phạt sẽ khiến chúng ta bị tổn hại.
Thuyết về tính tương hỗ mạnh mẽ từng được áp dụng để xác định kết quả trong một số trò chơi mang tính lợi lộc kinh tế, trong đó một người tham dự được trao một số tiền nhỏ để chia sẻ với đối tác của mình.
Đối tác đó có thể nhận hoặc chối phần chia mà người kia đề nghị trao cho họ. Vấn đề nằm ở chỗ nếu họ từ chối thì cả hai người sẽ ra về trắng tay.
Như vậy, về lý thuyết thì mọi người cần phải chấp nhận phần họ được mời chào nếu muốn thắng được một khoản tiền, thế nhưng các nhà tâm lý học đã liên tục chứng minh rằng con người ta sẵn sàng vứt bỏ những gì mình có thể nhận được nếu họ cho rằng đó là khoản không công bằng, chấp nhận phần thiệt chỉ để trừng phạt đối tác cùng chơi, đúng như những gì mà thuyết 'tính tương hỗ mạnh mẽ' dự đoán.
Với Fagundes, việc xếp hàng minh chứng cho nguyên tắc này trong xã hội văn minh. Tất cả chúng ta đều vui vẻ chờ đợi tới lượt, không xô đẩy người khác nếu như tất cả mọi người đều được đối xử công bằng. Nhưng nếu như có ai đó làm khác đi, ta sẽ cảm thấy tức giận. Và đúng như thuyết tương hỗ mạnh mẽ dự đoán, tất cả chúng ta nhiều khả năng sẽ cùng từ bỏ việc xếp hàng khi cảm thấy những người khác không còn muốn hợp tác trong việc xếp hàng nữa.
Luke Treglown từ Đại học University College London cũng đồng ý vậy. Ông chỉ ra rằng chúng ta rất nhạy cảm với 'công lý' trong việc xếp hàng, và mọi người sẽ phản ứng một cách giận dữ ngay cả khi không có ai gian dối.
Chẳng hạn như chúng ta khó chịu khi thấy hàng bên cạnh di chuyển nhanh hơn hàng của mình khi làm thủ tục tại sân bay; hay tại nhà hàng, chúng ta cảm thấy tức giận nếu nhóm thực khách xếp hàng phía sau lại được xếp bàn cùng lúc với mình. "Chúng ta cho rằng mọi người xếp hàng đều cần phải chờ đợi một khoảng thời gian giống như bản thân bạn đã phải chờ, bất kể là điều đó có ảnh hưởng gì tới việc chờ đợi của bạn hay không," ông nói.
So sánh giữa các quốc gia với nhau, Treglown chỉ ra rằng tiếng thơm về văn hóa xếp hàng nghiêm ngặt thường đi kèm với những xã hội đề cao chủ nghĩa cá nhân, như Anh, Châu Âu, và Hoa Kỳ, là những nơi mà con người ta thường rất nhạy cảm trước tình trạng bất bình đẳng giữa mọi người.
Tuy nhiên, nhìn chung thì ông đồng ý rằng những khác biệt trong các nền văn hóa không liên quan nhiều tới vấn đề này như mọi người vẫn nghĩ. "Chẳng hạn như sự khác biệt giữa bạn và tôi rất có thể còn lớn hơn giữa tôi với một người Thụy Điển bình thường nào đó," Treglown nói.
Trong nhiều cách đánh giá khác nhau, danh tiếng của người Anh trong việc xếp hàng cũng giống như mối quan tâm của người dân nước này đối với thời tiết: tuy người Anh có lẽ không thực sự nói về khí hậu nhiều hơn so với người dân nước khác, nhưng ý nghĩ rằng người Anh bị ám ảnh về chuyện thời tiết đã trở thành điều được thiên hạ coi thành mặc định.
Và điều đó thể hiện về cách nhìn nhận vấn đề của người Anh đối với bản thân họ và nền văn hóa của họ, về cách họ muốn được người ngoài nhìn nhận, thay vì về cách hành xử thực sự của họ. "Không ai thích xếp hàng cả, nhưng người Anh thì biết trân trọng tình trạng duy trì trật tự và sự bình đẳng quanh vấn đề này," Treglown nói. "Họ có ý tưởng lãng mạn về việc xếp hàng."
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.
Giải mã việc con người cần ngủ và phải ngủ bao lâu
Jason G GoldmanBBC Future
Mặc dù có mối sợ rằng công nghệ gây hại giấc ngủ, chúng ta hiện có thể đã ngủ nhiều hơn bao giờ hết và có thể ta đã hiểu lầm mục đích của giấc ngủ.
Người ta bảo rằng con voi không bao giờ quên. Và người ta cũng thường nói rằng một trong những chức năng của ngủ là để củng cố trí nhớ. Nếu cả hai điều này đều đúng thì voi phải ngủ rất nhiều, nhưng sự thật là voi, có não lớn nhất trong các động vật có vú, chỉ ngủ hai tiếng một đêm.
Mặc dù gần như đêm nào ta cũng ngủ, nhưng giấc ngủ cũng là một trong những khía cạnh hoạt động bị hiểu lầm nhiều nhất. Hóa ra là rất nhiều quan niệm chung về giấc ngủ, giống như ở thí dụ nói trên, là không đúng.
Chẳng hạn đã bao giờ bạn nghe nói rằng do ánh sáng điện và ánh sáng yếu của mặt màn hình smartphone mà ta nhìn vào trước khi đi ngủ làm ta ngủ được ít hơn tổ tiên săn bắt hái lượm của chúng ta?
"Nhiều người đã được nghe điều này rất nhiều lần trên truyền thông nên họ tin như vậy," Jerry Siegel, giám đốc trung tâm nghiên cứu giấc ngủ Los Angeles của Đại học California, nói. Ông thừa nhận đó là một câu chuyện hấp dẫn, mặc dù nó có thể hoàn toàn không đúng. "Điều rắc rối là thực sự chúng ta không có số liệu gì về việc này," ông nói. "Máy mà ta dùng để đo giấc ngủ đã không được sáng chế ra rất lâu sau khi sáng chế ra ánh sáng điện."
Do không thể mường tượng được tổ tiên ta ngủ bao lâu, ông Siegel đã quyết định làm điều tốt nhất có thể sau đây. Ông đã tới Tanzania, Namibia, và Bolivia, theo dõi các nhóm người săn bắt hái lượm. Những người này được sinh ra trong môi trường gần nhất với môi trường sống của tổ tiên chúng ta.
Trong suốt cuộc đời họ, các xã hội săn bắt hái lượm đã sống và ngủ mà không có những thiết bị hiện đại mà ta nghĩ là nó ảnh hưởng đến giấc ngủ của chúng ta. Nhiều nghìn dặm đã cách biệt giữa hai nhóm người ở châu Phi, trong khi nhóm thứ ba là nhóm có nguồn gốc từ một nhóm đã di cư khỏi Châu Phi, di chuyển qua châu Á, đi qua giải đất nối Alaska, rồi sang Bắc Mỹ, xuống Nam Mỹ. Mặc dù có sự khác biệt rất lớn, cả ba nhóm mỗi đêm đều ngủ khoảng thời gian như nhau, trung bình là 6,5 tiếng. Theo ông Siegel, không có lý do gì để cho rằng tổ tiên ta ngủ nhiều hơn thế.
Đa số người, sống trong xã hội hiện đại với tất cả các trang bị kỹ thuật và điện, thì thời gian ngủ trong là khoảng từ 6 đến 8 tiêng một đêm. Do vậy, không những tổ tiên chúng ta không ngủ nhiều hơn ta mà có thể họ còn ngủ ít hơn một số người trong chúng ta.
Chúng ta cũng thường ngủ thoải mái trong ngôi nhà có điều hòa nhiệt độ, trên đệm êm ái có gối mềm mịn, ta chỉ còn lo là ai kéo dành chăn hoặc có cho con chó cưng ngủ chung hay không. Thay vì thế, tổ tiên ta ngủ trên đá, đất hoặc cành cây, không có các đồ tiện dụng như chăn ấm hoặc lò sưởi. Họ có thể không có rèm che để ngủ nám thêm khi mặt trời mọc, cũng như không thể tránh được thời tiết và côn trùng. Họ cũng lo bị thú ăn thịt tha đi hoặc bị nhóm người đối địch tấn công trong khi họ ngủ. Chẳng lạ gì là mỗi đêm họ chỉ ngủ được hơn 6 tiếng một chút.
Lại còn điều hoang đường nữa về cách ngủ của tổ tiên ta là họ ngủ thành những giấc ngắn thay vì ngủ một mạch dài. Theo ông Siegel, điều này là sai. Giả thuyết sai này là do ta nhận thấy ở những thú cưng ta.
"Tôi nghĩ nguồn gốc của ý kiến này là do người ta nuôi mèo và chó, và thấy chúng ngủ kiểu đó," ông nói. Chúng ta chỉ là loài cuối cùng trong dãy các loài có xu hướng ngủ thành một giấc dài liên tục về đêm. Đó là không kể đến vượn và khỉ, chúng không có giấc ngủ ngày, hoặc không thỉnh thoảng thức giấc giữa ban đêm. Nhưng, giống như loài người, điều này không thành lệ.
Thực vậy, việc nghiên cứu nhiều nền văn hoá của Siegel cho thấy những nhóm người săn bắt hái lượm hiện đại gần như không bao giờ ngủ ngày vào mùa đông, và chỉ ngủ ngày đôi chút vào mùa hè, có lẽ là một biện pháp để tránh cái nóng tệ nhất vào ban ngày. Và ngay cả như vậy, ông nói, một người trung bình chỉ ngủ ngày khoảng 5 ngày một lần.
Nhưng có một điều nhỏ mà những đồn đại hoang đường là đúng. Tất cả những người mà ông Siegel nghiên cứu đều sống khá gần xích đạo. Nếu càng đi tới các vĩ tuyến cao hơn thì đêm có thể kéo dài tới 16 tiếng về mùa đông, do vậy sống môi trường như thế có thể làm tổ tiên ta ở Bắc Âu chia nhỏ giấc ngủ đêm vào thời gian này trong năm. Nhưng do chúng ta đã chia mô hình ngủ theo chu kỳ tự nhiên về mùa nên ngay cả những người ngày nay ở Bắc Âu vẫn ngủ một mạch qua đêm, có lẽ chỉ thức dậy tý chút để qua phòng vệ sinh.
Giải quyết xong hai chuyện hoang đường được đồn đại nhiều nhất về hoạt động ngủ, ông Siegel bây giờ chuyển sang những câu hỏi khác, cơ bản hơn, về bản chất giấc ngủ. Vì sao ta phải ngủ?
Nếu nó đóng vai trò trong việc củng cố trí nhớ hoặc trong một số chức năng khác của bộ não, thì bạn sẽ chẳng nghĩ rằng loài dơi nâu lớn sẽ ngủ tới 20 tiếng một ngày, trong khi loài voi châu Phi lớn hơn nhiều và có nhận thức phức tạp vẫn sống bình thường với 2 tiếng ngủ.
Thế nhưng ông Siegel cho rằng phải chăng giấc ngủ không phải là một nhu cầu sinh học mà là cách tiến hóa để có năng xuất tối đa. Như ông đã viết trong Nature Reviews Neuroscience (Tạp chí Khoa học Thần kinh) năm 2009, có thể là giấc ngủ cung cấp một biện pháp để "tăng hiệu xuất hoạt động bằng cách điều chỉnh lịch biểu và giảm sử dụng năng lượng khi hoạt động là không có lợi."
Đó là thủ thuật chung trong cả hai giới động vật và thực vật. Một số cây rụng lá vào mùa thu và ngừng quang hợp mà ta có thể coi đó là một kiểu ngủ thực vật. Gấu ngủ đông vào mùa đông, một phần là để tránh sự tiêu hao không hiệu quả năng lượng săn tìm vào thời gian ít có thức ăn.
Những loài có vú khác, như nhím, chuyển sang trạng thái buồn ngủ được gọi là lờ đờ, khi đó sự chuyển hóa giảm thấp tới mức chỉ còn là hơi thở để giúp chúng sống qua được thời kỳ khó khăn. Có lẽ giấc ngủ chỉ đơn giản là một phiên bản của chúng ta về sự "giảm hoạt động để thích nghi" như vậy, nó cho phép ta có năng xuất tốt vào ban ngày đồng thời tránh sự gắng quá sức (và bị nguy hiểm vì thú dữ như thời xưa) về ban đêm, trong khi vẫn có thể thức dậy một cách dễ dàng nếu cần.
Hoặc là, hiểu một cách khác, có thể đó là sự lười biếng có chọn lọc.
Bài tiếng Anh trên BBC Future
Thứ Tư, 29 tháng 3, 2017
NGỌN GIÁO NÀO ĐÂM THÂU TRÁI TIM CHÚA
Như chúng ta đã biết vào chiều Thứ sáu Tuần Thánh, trên đỉnh đồi Canvê, có một người lính lấy
lưỡi đòng đâm thủng cạnh sườn, trúng trái tim Chúa Giêsu, tức thì máu cùng nước chảy ra.
Tương truyền rằng kẻ đâm ngọn giáo ấy tên là Longinô. Anh đã được biết Chúa và trở lại cùng
Chúa. Khi chết đi, anh được chôn cất tại Pháp và trên phần mộ của anh còn ghi những chữ như
sau:
Đây là nơi an nghỉ của Longinô, người đã đâm cây đòng vào cạnh sườn Đấng Cứu thế.
Chúa Giêsu đã đổ máu không phải riêng gì do lưỡi đòng của người lính này. Thực ra, cả nhân
loại đã đứng lên giết Chúa. Trong đó có chính bản thân chúng ta nữa.
Thứ Tư, 8 tháng 3, 2017
Làm sao để có thể trở nên khôn ngoan hơn?
Làm sao để có thể trở nên khôn ngoan hơn?
Claudia HammondBBC Future
Trí khôn là điều gì đó rất khó định nghĩa nhưng bằng cách nào đó ta sẽ nhận ra khi nhìn thấy nó.
Người khôn ngoan luôn bình tĩnh trong khủng hoảng. Họ có thể lùi lại và nhìn thấy toàn cảnh rộng lớn hơn. Họ suy nghĩ chín chắn và có sự phản tỉnh. Họ nhận ra giới hạn tri thức của bản thân, xem xét đến những khía cạnh thay thế, và luôn ý thức được rằng thế giới luôn biến động.
Không nên nhầm lẫn giữa sự khôn ngoan với trí thông minh. Mặc dù trí thông minh giúp ích cho ta, tuy nhiên có những người rất thông minh nhưng lại không khôn ngoan.
Người khôn ngoan có thể khoan dung trong những tình huống bất an và vẫn suy nghĩ tích cực rằng ngay cả vấn đề khó khăn nhất vẫn có giải pháp. Họ có thể xem xét điều gì đúng sai. Và còn cả một danh sách dài những điều như vậy.
Vậy thì, làm cách nào để bạn trở nên khôn ngoan hơn?
Các nhà tâm lý học nghiên cứu về sự khôn ngoan trong nhiều thập niên, và họ đã có tin tốt lành cho chúng ta. Tất cả chúng ta đều có thể nỗ lực để trở nên khôn ngoan hơn và thậm chí có thể thành công.
Những lý do khiến ta muốn nghe lời khuyên của các nhà khoa học thì vượt xa khỏi những lợi ích hiển nhiên của việc trở nên khôn ngoan để có những quyết định tốt.
Lý do khiến ta muốn khôn ngoan thường liên hệ với rất nhiều sự tích cực: cảm thấy hài lòng hơn với cuộc sống, ít cảm xúc tiêu cực hơn, quan hệ tốt hơn và ít cảm giác căng thẳng hơn, theo Igor Grossman từ Đại học Waterloo ở Canada.
Ông và các đồng sự thậm chí phát hiện ra bằng chứng cho thấy những người khôn ngoan nhất có thể sống lâu hơn. Người càng khôn ngoan, mức độ viên mãn của họ càng cao, đặc biệt khi lớn tuổi.
Trí thông minh không làm thay đổi mức độ viên mãn, hạnh phúc, có lẽ vì chỉ số IQ không phản ánh khả năng của từng người trong việc chăm sóc các mối quan hệ tốt hoặc đưa ra quyết định trong cuộc sống thường nhật.
Grossman tin rằng sự khôn ngoan không đơn giản là một tính cách bền vững mà bạn có hoặc không. Nếu điều này đúng, đây là tin vui. Nó có nghĩa là ít nhất đôi khi chúng ta cũng khôn ngoan.
Hãy nhớ lại chuyện xảy ra hôm qua. Tình huống nào thử thách nhất với bạn trong ngày? Và bằng cách nào bạn vượt qua nó? Grossman đặt các câu hỏi này cho người tham gia nghiên cứu gần đây của ông.
Mọi người viết về việc đi họp trễ do bị kẹt xe hoặc tranh cãi giữa họ với gia đình và đồng nghiệp. Các nhà nghiên cứu xem xét phương thức mọi người lập luận để tìm hiểu sự khôn ngoan của họ.
Liệu họ có nhận ra kiến thức của họ có giới hạn? Họ có thấy bất cứ điều tích cực nào trong những thứ có vẻ là tình huống tiêu cực? Ông nhận ra một số người có vẻ cực kỳ khôn ngoan trong tình huống này nhưng lại không hề vậy trong tình huống khác.
Vậy tại sao có sự khác biệt trong các tình huống khác nhau? Người ta khôn ngoan hơn khi đi cùng bạn bè. Nó khiến họ có vẻ sẽ xem xét bức tranh toàn cảnh rộng lớn hơn, nghĩ về các khía cạnh khác và để nhận ra giới hạn tri thức của họ. Khi đơn độc, họ có vẻ dính vào tình huống mà thậm chí họ không nghĩ ra lựa chọn thay thế nào.
Điều này có nghĩa sự khôn ngoan có vẻ phổ biến hơn ta nghĩ. "Chúng ta có lẽ đều có thể khôn ngoan theo cách nào đó. Chỉ là không phải lúc nào cũng vậy," Grossman cho biết.
Một số người vẫn thể hiện sự khôn ngoan nhiều hơn những người khác và một số lại khờ dại hơn, nhưng không phải tình huống nào cũng vậy. Điều này đem lại hi vọng. Nếu chúng ta có thể khôn ngoan hơn trong lúc nào đó, có thể chúng ta có thể học cách khôn ngoan thường xuyên hơn.
Và những phát hiện cho thấy khả năng lý luận khôn ngoan hơn tăng dần theo độ tuổi cho thấy ta có thể dần trở nên giỏi giang hơn trong việc này.
Câu hỏi là làm sao làm được điều đó. Với nhà tâm lý học Robert Sternberg từ Đại học Cornell, tất cả sự khôn ngoan chỉ là sự cân bằng. Người khôn ngoan có khả năng hoàn thành một hành động tung hứng tinh thần - cân bằng giữa sự ngắn hạn và dài hạn, giữa ích lợi bản thân với ích lợi của người khác, trong khi cân nhắc tất cả tình huống, vẫn đồng thời thích nghi với tình huống hiện tại, cố gắng định hình nó hoặc tìm giải pháp mới.
Theo mô hình của Sternberg, điều bạn cần làm là nhớ phân tách tất cả những lợi ích khác nhau trong một tình huống khó xử định sẵn, cả trong thời gian ngắn hạn và dài hạn và chú ý tới sự thay đổi của môi trường và nó có thể định hình ra sao.
Trong một trường dạy khôn ngoan, Grossman đã thí nghiệm nhiều chiến lược khác nhau trong phòng thí nghiệm. Mọi người được học nhận ra quan điểm khác bằng cách tưởng tượng họ đang quan sát tình huống từ góc nhìn của chú chim hoặc quan sát nó như thể họ đang quan sát sự kiện khi là một chú ruồi đậu trên tường.
Mục đích là nhằm đẩy bạn lùi xa khỏi trải nghiệm tức thời. Thậm chí việc tự đặt mình vào vị trí của người thứ ba cũng khá hữu dụng. Chẳng hạn như khi tôi bị rơi vào tình huống khó xử, tôi nên đặt câu hỏi kiển như nếu Claudia rơi vào tình thế đó thì cô ấy sẽ làm gì?
Đôi khi ta có thể đi xa hơn một bước so với việc nói ở ngôi thứ ba và thực sự hỏi ai đó khác xem họ nghĩ chúng ta nên làm gì.
Chúng ta thường khôn ngoan hơn khi ở ngoài cuộc so với chuyện của chính mình. Một trong những nghiên cứu tôi yêu thích nhất về nhận thức thời gian có liên quan đến ngụy biện kế hoạch, lỗi ngụy biện này là rất nhiều người nghĩ khi ta có thể hoàn tất một công việc nhanh hơn so với khả năng thật của mình.
Dù đó là việc trang trí lại phòng khách trong một nggày hoặc hoàn thành dự án công việc trong một đêm, ta thường thất vọng khi thua cuộc. Ta có xu hướng nghĩ là trong tương lai ta sẽ có nhiều thời gian hơn vì ta sẽ tự tổ chức bản thân tốt hơn. Đáng buồn là có lẽ ta sẽ chẳng như vậy.
Nhưng dù ta khá dở trong việc xem xét các khung thời gian của bản thân, chúng ta lại giỏi trong việc chia tách thời gian của người khác.
Trong một nghiên cứu, sinh viên được yêu cầu ước lượng chừng nào họ có thể hoàn thành bài luận và khi nào những sinh viên khác có thể hoàn thành bài. Việc đoán thời gian của người khác tốt hơn rất nhiều vì họ tính cả những việc gây gián đoạn không ngờ chẳng hạn như ta có thể bị cảm hoặc về nhà và phát hiện ra máy rửa chén đã dây nước đầy căn bếp.
Nhưng khi đến lượt bản thân mình, sự lạc quan tự nhiên của chúng ta có vẻ đã chặn ta không cho nhìn thấy những vấn đề tiềm ẩn.
Vậy bạn có thể bắt đầu trở nên khôn ngoan hơn không? Có thể, nhưng còn rất nhiều yếu tố cần nhớ.
Bạn cần phải tính đến cả việc mỗi người có mục tiêu khác nhau, ưu tiên khác nhau và những tác động đến riêng bạn, kể cả ngắn hạn và dài hạn. Nếu bạn có thể tính toán tất cả những thứ đó, có lẽ bạn đang thể hiện sự khôn ngoan.
Nhưng sự phức tạp không ngăn được sự cố gắng của chúng tôi. Như Grossman nói với tôi: "Không phải thình lình mà bạn trở thành Đức Phật tiếp theo, nhưng bạn thực sự sẽ trở nên khôn ngoan hơn một chút."
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)