Tìm kiếm Blog này

Thứ Bảy, 10 tháng 8, 2024

Khẩu vị rủi ro là gì? Cách xác định khẩu vị rủi ro trong đầu tư


Khẩu vị rủi ro là một thuật ngữ quen thuộc trong đầu tư tài chính. Hiểu về khẩu vị rủi ro giúp bạn tìm ra chiến lược đầu tư thích hợp với bản thân và tối ưu hoá nguồn vốn cũng như lợi nhuận thu về.
Khẩu vị rủi ro là mức độ chấp nhận rủi ro khi đầu tư tài chính để đổi lại kế hoạch, mục tiêu của doanh nghiệp mình. Trong đầu tư tài chính, rủi ro và lợi nhuận luôn song hành theo tỷ lệ thuận, rủi ro càng cao thì lợi nhuận càng lớn và ngược lại. Vì lý do này nên nhà đầu tư cần phải xác định được khẩu vị rủi ro của mình, giúp lựa chọn ra phương thức đầu tư phù hợp với năng lực tài chính, kỳ vọng cũng như năng lực chịu đựng rủi ro của bản thân, đảm bảo quá trình đầu tư được bền vững và hiệu quả.
I. Khẩu vị rủi ro là gì?
Khẩu vị rủi ro (risk appetite) là thuật ngữ thể hiện mức độ rủi ro mà một tổ chức hoặc cá nhân sẵn sàng chấp nhận để đạt được các mục tiêu của mình. Nó phản ánh sự cân nhắc giữa rủi ro và lợi ích tiềm năng từ các quyết định đầu tư, kinh doanh, hoặc quản lý.
Trong đầu tư tài chính, nhà đầu tư phải chấp nhận sự xuất hiện của rủi ro song song với những lợi ích mà nó mang lại. Những việc mang lại lợi nhuận cao thì sẽ đi đôi với mức độ rủi ro cao, ngược lại, việc đầu tư an toàn, bền vững thì sẽ có lợi nhuận thấp.



Mỗi ngành nghề đầu tư có khẩu vị rủi ro riêng
Những yếu tố có thể ảnh hưởng đến khẩu vị rủi ro của cá nhân
Khẩu vị rủi ro là một yếu tố quan trọng trong việc lập kế hoạch tài chính cá nhân và đầu tư, vì nó giúp xác định các loại tài sản và chiến lược đầu tư phù hợp với từng cá nhân. Khẩu vị rủi ro của cá nhân có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm:Mục tiêu tài chính - là mức độ lợi nhuận mong muốn hoặc các mục tiêu muốn đạt được khi tiến hành kinh doanh hay đầu tư;
Khả năng tài chính - gồm nguồn vốn và khả năng phục hồi vốn sau các sự cố tài chính. Hay được hiểu là khả năng chịu đựng rủi ro tài chính;
Kinh nghiệm và kiến thức - sự hiểu biết về các loại rủi ro;
Thời gian đầu tư - thời gian dự kiến đạt được mục tiêu đầu tư có ảnh hưởng đến mức độ chấp nhận rủi ro;
Môi trường pháp lý và kinh tế - gồm các quy định về pháp luật và tình hình kinh tế cũng tác động đến quyết định đầu tư và mức độ chấp nhận rủi ro.
Yếu tố ảnh hưởng tới khẩu vị rủi ro của tổ chức doanh nghiệp
Những yếu tố dưới đây đều tác động đến cách mà doanh nghiệp xác định, đánh giá và quản lý rủi ro, từ đó ảnh hưởng đến khẩu vị rủi ro của doanh nghiệp:
*Văn hoá doanh nghiệp;
*Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp;
*Các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp;
*Các loại sáng kiến mà doanh nghiệp theo đuổi;
*Vị thế ngành và sức mạnh tài chính hiện tại của doanh nghiệp;
*Luật pháp và quy định, chính sách Nhà nước liên quan.
*Một số yếu tố khác như tính chất của dự án, khung thời gian của dự án và mức độ kinh nghiệm của những người liên quan…
Các tổ chức sử dụng khẩu vị rủi ro để xác định mức độ rủi ro mà họ đang gặp phải khi theo đuổi mục tiêu mà họ cho là có giá trị. Với nhà đầu tư, họ sử dụng nó để xác định mức lãi/lỗ tài chính mà họ sẵn sàng chấp nhận.
Phân biệt khẩu vị rủi ro và khả năng chấp nhận rủi ro (risk tolerance):
+Khẩu vị rủi ro thể hiện mức độ rủi ro tổng thể mà một tổ chức, cá nhân sẵn sàng chấp nhận để đạt được các mục tiêu chiến lược của mình.
+Còn khả năng chấp nhận rủi ro thể hiện độ lệch có thể chấp nhận được so với giới hạn rủi ro ở trên. Nó nêu chi tiết ngưỡng mà một tổ chức sẵn sàng chịu đựng đối với một rủi ro cụ thể, chẳng hạn việc tái định vị thương hiệu có thể làm giảm doanh số bán hàng xuống 10%.
II. Có cần thiết phải xác định khẩu vị rủi ro không?
Khẩu vị rủi ro là một phần quan trọng của quá trình quản lý rủi ro hiệu quả, là yếu tố then chốt làm nên thành công của một doanh nghiệp, một cá nhân. Vì vậy, xác định khẩu vị rủi ro là cực kỳ cần thiết, để hiểu được mức độ rủi ro, các loại rủi ro có thể gặp phải và những rủi ro nào đáng để chấp nhận.



Tự xác định tốt khẩu vị rủi ro giúp bạn đề ra chiến lược phù hợp
Việc xác định khẩu vị rủi ro có vai trò giúp nhà đầu tư cũng như doanh nghiệp: 
*Đưa ra quyết định sáng suốt về đầu tư, chiến lược kinh doanh, các sáng kiến trong tương lai;
*Xác định được các “lỗ hổng”, thiếu sót bên trong và bên ngoài;
*Đánh giá rủi ro liên quan đến hoạt động đầu tư và kinh doanh, rủi ro nào có thể ưu tiên chấp nhận, rủi ro nào thì không;
*Đánh giá mức độ cạnh tranh của bản thân ở mọi góc độ;
*Chấp nhận loại rủi ro nào để có thể tăng trưởng và đổi mới trong tương lai, chứ không đơn giản chỉ là né tránh các rủi ro;
*Việc xác định rõ khẩu vị rủi ro cũng giúp doanh nghiệp thiết lập cách tiếp cận nhất quán để quản lý rủi ro và tạo điều kiện tương tác giữa các bên liên quan. Đảm bảo mọi người đều thống nhất về mức độ rủi ro có thể chấp nhận được và tập trung mọi nỗ lực để đạt được mục tiêu chung.
III. Cách xác định khẩu vị rủi ro trong đầu tư tài chính
Có thể xác định khẩu vị rủi ro dựa theo việc xây dựng ma trận rủi ro.
Ma trận rủi ro đánh giá mức độ rủi ro từ “Rất cao” đến “Rất Thấp” bằng cách đánh giá sự kết hợp giữa khả năng xảy ra rủi ro và mức độ nghiêm trọng của nó.
Bắt đầu bằng cách xác định những rủi ro liên quan đến việc theo đuổi các mục tiêu chiến lược của bạn. Điều này bao gồm cả rủi ro bên ngoài (thay đổi của thị trường, thay đổi của các quy định, động lực cạnh tranh) và rủi ro bên trong (điểm yếu trong hoạt động, hạn chế tài chính)…



*Thang chấm điểm mức độ rủi ro
Sử dụng các công cụ như phân tích SWOT (Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội, Thách thức) và phân tích PESTEL (Chính trị, Kinh tế, Xã hội, Công nghệ, Môi trường, Pháp lý) để đánh giá toàn diện các mối đe dọa có thể ảnh hưởng đến mục tiêu kinh doanh của bạn và khả năng xảy ra của chúng .
Tổng hợp mọi thứ thành ma trận rủi ro và xác định từng rủi ro với mức độ tác động.
Tham khảo ứng dụng tài chính TOPI để tham gia trả lời các câu hỏi có sẵn dựa trên việc thiết lập ma trận rủi ro, hoặc bạn có thể tự đặt ra các câu hỏi về mục tiêu tài chính cũng như khả năng chịu đựng rủi ro là bao nhiêu để có thể xác định khẩu vị rủi ro của bản thân.



*Bộ câu hỏi xác định khẩu vị rủi ro

Trong ứng dụng TOPI, bạn truy cập “Khảo Sát Hồ Sơ Rủi Ro” để có thể tìm ra khẩu vị rủi ro của mình.
IV. Chiến lược đầu tư cho từng mức khẩu vị rủi ro
*Khẩu vị rủi ro được xác định trong khoảng từ 0 - 70 MPH. 
*Nếu khẩu vị rủi ro dưới 40 MPH thì được coi là khẩu vị rủi ro thấp;
*Khẩu vị rủi ro từ 41 - 70 MPH được coi là khẩu vị rủi ro trung bình;
*Khẩu vị rủi ro trên 70 MPH là khẩu vị rủi ro cao.
1. Chiến lược đầu tư với khẩu vị rủi ro thấp
Với những nhà đầu tư có khẩu vị rủi ro thấp, chiến lược đầu tư tập trung vào việc bảo toàn vốn và tạo ra thu nhập ổn định, hơn là tìm kiếm lợi nhuận cao.
Một số chiến lược đầu tư dành cho người khẩu vị rủi ro thấp:
*Đầu tư trái phiếu chính phủ: Trái phiếu chính phủ là công cụ tài chính do Bộ Tài chính phát hành nhằm huy động vốn cho ngân sách nhà nước hoặc cho các chương trình, dự án đầu tư cụ thể. Khi mua trái phiếu, nhà đầu tư cho chính phủ vay tiền và nhận lại khoản tiền đầu tư gốc tương ứng cùng lãi suất vào thời hạn nhất định.
*Mua chứng chỉ tiền gửi: Chứng chỉ tiền gửi (CCTG) là sản phẩm huy động vốn của ngân hàng có thời hạn nhất định, cam kết lãi suất cao hơn so với sổ tiết kiệm. Tuy nhiên, CCTG cũng có một số hạn chế nhất định như không rút tiền trước hạn, phạt khi tất toán trước hạn,... Do đó, nhà đầu tư cần có chiến lược phù hợp khi mua CCTG để tối ưu hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro.
*Đầu tư vào quỹ trái phiếu: Quỹ trái phiếu là sản phẩm đầu tư được hình thành từ việc huy động vốn của nhà đầu tư để đầu tư vào danh mục trái phiếu do công ty quản lý quỹ lựa chọn. Quỹ trái phiếu mang lại cho nhà đầu tư nhiều lợi ích như: An toàn, ổn định, lợi nhuận đều đặn và thanh khoản tốt.
*Quỹ thị trường tiền tệ là các quỹ đầu tư vào các công cụ nợ ngắn hạn và có tính thanh khoản cao;
*Đầu tư vào các cổ phiếu công ty lớn, các công ty blue-chip do những cổ phiếu này ít biến động hơn với các công ty nhỏ và trung bình;
*Bất động sản cũng có thể cung cấp thu nhập ổn định từ việc cho thuê và có tiềm năng tăng giá trị theo thời gian. Tuy nhiên, cần phải cẩn trọng với tính thanh khoản thấp và rủi ro thị trường;
*Gửi tiết kiệm lãi suất cao tại các tổ chức tín dụng…



Người có khẩu vị rủi ro thấp có thể gửi tiết kiệm, mua trái phiếu
2. Chiến lược đầu tư với khẩu vị rủi ro trung bình (41 - 70)
Với những người có khẩu vị rủi ro trung bình, chiến lược đầu tư thường nhắm đến việc cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận tiềm năng. Họ sẵn sàng chấp nhận một mức độ rủi ro vừa phải để đạt được lợi nhuận tốt hơn so với các lựa chọn đầu tư an toàn.
Chiến lược đầu tư với người có khẩu vị rủi ro trung bình như sau:
*Danh mục đầu tư cân bằng bằng cách kết hợp giữa cổ phiếu và trái phiếu với tỷ lệ 6:4 hoặc 5:5, vừa tận dụng sự tăng trưởng của cổ phiếu vừa tận dụng sự ổn định của trái phiếu. 
*Hoặc có thể đầu tư vào các quỹ đầu tư cân bằng, quỹ ETF đa dạng hoá các danh mục đầu tư, quỹ tương hỗ…;
*Đầu tư vào cổ phiếu của các công ty có tiềm năng tăng trưởng tốt và trả cổ tức đều đặn. Các công ty này thường có lịch sử tài chính mạnh mẽ và khả năng tạo ra thu nhập ổn định;
*Có thể đầu tư vào bất động sản rủi ro hơn một chút (hơn khẩu vị rủi ro thấp), để tăng trưởng giá trị tài sản hơn;
*Đầu tư vào các ngành và cổ phiếu có xu hướng tăng trưởng theo chu kỳ kinh tế, như hàng tiêu dùng không thiết yếu và ngành công nghiệp. Nhà đầu tư cần hiểu rõ về chu kỳ kinh tế để có thể điều chỉnh danh mục đầu tư cho phù hợp.
3. Chiến lược đầu tư với khẩu vị rủi ro cao ( > 70)
Những người khẩu vị rủi ro cao thường tập trung vào việc tìm kiếm lợi nhuận lớn từ các khoản đầu tư có mức độ biến động mạnh. Nhà đầu tư sẵn sàng chấp nhận mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư để đổi lấy cơ hội nhận được lợi nhuận vượt trội.



Mức độ rủi ro cao song song với lợi nhuận lớn.
Nếu là người có khẩu vị rủi ro cao thì chiến lược đầu tư sẽ là:
*Đầu tư vào cổ phiếu tăng trưởng thường là các công ty nhỏ, vừa, các công ty công nghệ, doanh nghiệp mới nổi. Các cổ phiếu này có tiềm năng tăng giá mạnh mẽ nhưng cũng rất biến động;
*Đầu tư vào cổ phiếu của các công ty ở các nền kinh tế đang phát triển. Các thị trường này có thể mang lại lợi nhuận cao nhưng cũng kèm theo nhiều rủi ro về kinh tế và chính trị;
*Đầu tư vào các công ty hoạt động trong các ngành công nghệ, trí tuệ nhân tạo, blockchain, và năng lượng tái tạo. Đây là cũng là một trong những xu hướng của tương lai;
*Đầu tư vào các công ty khởi nghiệp và các dự án mạo hiểm. Mặc dù khả năng thành công và sinh lời rất cao, nhưng tỷ lệ thất bại của các công ty khởi nghiệp cũng rất lớn;
*Thực hiện các giao dịch ngắn hạn như giao dịch ngày (day trading) hoặc giao dịch tuần (swing trading) để kiếm lời từ sự biến động giá ngắn hạn của các tài sản tài chính. Chiến lược này đòi hỏi kiến thức sâu rộng và khả năng chịu rủi ro cao;
*Sử dụng hợp đồng tương lai và quyền chọn, những công cụ này cho phép đòn bẩy cao, có thể tăng lợi nhuận gấp nhiều lần;
*Đầu tư vào tiền điện tử như Bitcoin, Ethereum và các loại tiền mã hoá khác;
*Đầu tư vào dự án bất động sản mạo hiểm như các dự án ở các khu vực chưa phát triển, hoặc cải tạo bất động sản để tái mục đích sử dụng…;
*Đầu tư vào cổ phiếu mang tính đầu cơ cao, các cổ phiếu có giá cực thấp nhưng có mức độ biến động mạnh…

TOPI

Thứ Hai, 6 tháng 5, 2024

TRẺ, GIÀ...TƯ DUY KHÁC NHAU!

1. Khi còn trẻ, ta thường nghĩ rằng: Biết níu giữ là khôn ngoan. Nhưng khi đã già, ta mới nhận ra rằng: Biết buông bỏ mới là trí tuệ!
2. Khi còn trẻ, ta thường nghĩ rằng: Người giàu có là người lấy về rất nhiều. Nhưng khi đã già, ta mới biết rằng: Người giàu có là người cho đi rất lớn!
3. Khi còn trẻ, ta thường nghĩ rằng: Mạnh mẽ là vượt qua người khác. Nhưng khi đã già, ta mới biết rằng: Mạnh mẽ là vượt qua chính mình!
4. Khi còn trẻ, ta thường nghĩ rằng: Kẻ nói nhiều là kẻ thông minh. Nhưng khi đã già, ta mới biết rằng: Người biết lắng nghe mới là người thông thái!
5. Khi còn trẻ, ta thường nghĩ rằng: Nếu ta thắng phải hơn người thua. Nhưng khi đã già, ta mới biết rằng: Đến nơi là mọi người cùng thắng!
6. Khi còn trẻ, ta thường muốn sống thật lâu. Nhưng khi đã già, ta muốn sống sao cho có ý nghĩa với cuộc đời!
7. Khi còn trẻ, ta thường muốn người khác chấp nhận mình. Nhưng khi đã già, ta nhận ra rằng: Chỉ cần mình chấp nhận mình là đủ!
8. Khi còn trẻ, ta mong muốn thay đổi cả thế giới. Nhưng khi đã già, ta mong muốn thay đổi chỉ bản thân mình mà thôi!
9. Khi còn trẻ, ta thường nghĩ rằng: Khi trưởng thành, ta sẽ không còn bị tổn thương. Nhưng khi đã già, ta mới biết rằng: Trưởng thành là biết điều chỉnh tiếng khóc về chế độ im lặng!
10. Và khi còn trẻ, ta thường nghĩ rằng: Có tiền sẽ có tình yêu, có vật chất, người ta sẽ yêu quý…. Nhưng khi đã già, ta mới biết rằng: Lương thiện bạn sẽ có mọi trái tim!
Sưu tầm