Tìm kiếm Blog này

Chủ Nhật, 9 tháng 10, 2022

Người sống tốt thường sở hữu 15 thói quen này

Cuộc sống không thể trôi qua êm đẹp, rạng rỡ nếu con người không có những thói quen lành mạnh, tốt đẹp. Rèn luyện thói quen đương nhiên không dễ dàng, nhưng chỉ cần bạn biết kiên trì, không có gì là không được. Đến khi nhìn lại chặng đường đã cố gắng, bạn phải cúi đầu cảm ơn cho ý chí của bản thân.
15 thói quen dưới đây sẽ giúp bạn sống tốt hơn từng ngày, hạnh phúc đủ đầy:




1. Khi giao tiếp với người khác, không tiết lộ toàn bộ những gì của bản thân, luôn giữ cho mình cảm giác thần bí mới là liều thuốc giúp mối quan hệ luôn thú vị, mới mẻ và lâu dài.
2. Vui vẻ với việc giúp đỡ người khác. Chẳng cần chuyện to tát, đôi khi giúp em nhỏ qua đường, đưa khăn giấy cho người bị đổ ly nước… cũng là chuyện tốt.
3. Một tiếng trước khi ngủ, nên đọc một vài trang sách. Bạn cũng có thể nghe radio, vừa nằm vừa thấm nhuần từng câu từng chữ, nhắm mắt dưỡng thần. Thói quen này còn giúp bạn tĩnh tâm, giấc ngủ ngon lành hơn.
4. Khi đánh răng buổi sáng, ngẫm nghĩ bản thân nên làm gì để ngày hôm đó trôi qua thật thú vị, đầy giá trị.
5. Không nói xấu sau lưng người khác. Đây là điều ai cũng nên học, đặc biệt là cánh nữ giới. Bạn nói xấu người khác, hậu họa khôn lường, một khi bị phát giác thì nhục nhã ê chề, nhân cách xuống cấp, bất kể điều bạn nói đúng hay sai.
6. Cười cũng là một thói quen nên rèn luyện mỗi ngày. Học cách quản lý cảm xúc. Bạn cười với đời, cuộc sống trao lại cho bạn đóa hoa thơm. Mỗi sáng soi gương, thử cười với bản thân, hứa rằng hôm nay sẽ cố gắng hết mình, sẽ tích cực và lạc quan nhất. Hơn hết, chẳng ai thích người lúc nào cũng ủ rũ, mệt mỏi cả!




7. Gặp được cơ hội hiếm có, dũng cảm chủ động nắm lấy. Ví dụ như: nhìn thấy người hợp ý, chủ động làm quen; biết được người tài giỏi, mạnh dạn học hỏi; tìm thấy công ty ưng ý, nhanh nhảu ứng tuyển…
8. Khó khăn xuất hiện, đừng lảng tránh cũng đừng nói “KHÔNG” ngay lập tức, mà hãy thử nghĩ xem làm cách nào để vượt qua. Gặp vấn đề khó, hăng say giải quyết, bất kể thành hay bại. Dám thử, dám xông pha giúp con người ngày một trưởng thành, tích lũy kinh nghiệm. Sống ở đời mà nhút nhát với mọi thứ, bạn mãi mãi chỉ là đứa trẻ không chịu lớn khôn.
9. Trước khi ra ngoài, kiểm tra toàn bộ vật dụng, đồ cần thiết mang theo. Đảm bảo ví tiền, giấy tờ, điện thoại… đều nằm trong túi.
10. Đặt cốc nước ở nơi dễ chú ý để nhắc nhở bản thân uống nhiều nước
. Nguyên nhân của mụn, da sẫm màu, nhiều bệnh vặt… cũng một phần xuất phát từ việc lơ là với việc uống nước, chưa nhận thức được tầm quan trọng của thói quen tưởng chừng không đáng lưu tâm này. Tiền bạc mua đồ skincare đều đổ sông đổ biển nếu bản thân sống chưa lành mạnh.
11. Sự đầu tư giá trị nhất cho cơ thể là: không thức khuya, vận động cơ thể. Kiên trì ngủ sớm dậy sớm, tập luyện thể dục thường xuyên, vừa tốt cho cơ thể vừa làm đẹp cho bản thân. Khi học được cách quản lý thời gian chặt chẽ, bạn sẽ phát hiện một ngày trở nên dư dả, thong thả, không cần phải hấp tấp vội vàng như xưa.




12. Kiểm soát sự đồng cảm. Trước khi dang tay giúp đỡ, hãy suy nghĩ kỹ càng. Người không vì mình thì trời tru đất diệt. Cho đi là chuyện nên làm, nhưng để bản thân phải lâm vào cảnh khốn cùng mệt mỏi thì thật sự không nên. Nếu bạn lương thiện đủ đầy, bạn là Bồ Tát sống. Nhưng nếu không muốn cho đi, không ai có thể trách bạn, nhưng hãy sẵn sàng tâm lý cho những lúc bị thờ ơ khi bản thân cũng cần được giúp đỡ.
13. Chỉ nên ăn no 80%, no quá khiến cơ thể khó chịu, mệt mỏi, giảm hiệu suất hoạt động, tăng cân. Làm gì cũng vậy, nên giữ ở mức vừa phải chừng mực. Trao đi tình cảm cũng phải giữ lại cho mình một ít. Đời người là chuỗi sự kiện không thể đoán trước, bạn chẳng thể biết chắc một ai sẽ đi cùng bạn đến cuối đời.
14. Biết khen người khác cũng là một loại thói quen. Gặp người xinh, cho đi lời khen. Gặp trẻ ngoan, cái xoa đầu cũng chẳng là chuyện khó làm…
15. Học cách từ chối. Không phải nói gì nghe đó, gặp gì cũng đồng ý… thì mối quan hệ được bền lâu. Hãy đồng ý khi bản thân sẵn sàng, đủ khả năng và vui vẻ. Từ chối, không phải là dứt tình cạn nghĩa, tính nết xấu bẩn, mà là cách bảo vệ quyền lợi cho bản thân lẫn đối phương.
Nguồn: Zhihu

Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2022

Thị trường chứng khoán đang ở giai đoạn nào trong chu kỳ kinh tế?



Theo ABS, thị trường chứng khoán luôn đi trước so với nền kinh tế. Lý do vì chứng khoán phản ánh kỳ vọng vào tương lai của doanh nghiệp.


Chu kỳ kinh tế là tổng hợp những biến động tự nhiên của nền kinh tế giữa những giai đoạn tăng trưởng và suy thoái. Chu kỳ kinh tế cũng có sự liên quan mật thiết đến thị trường chứng khoán. Do đó, việc hiểu được từng chu kỳ kinh tế cũng sẽ giúp nhà đầu tư chứng khoán có hành động phù hợp hơn.
Bốn chu kỳ kinh tế
1/Giai đoạn suy thoái là thời điểm nền kinh tế bắt đầu đi xuống. Sản lượng hàng hoá suy giảm, doanh nghiệp cắt bớt số lượng lao động, tỷ lệ thất nghiệp tăng. Lãi tín dụng bị siết chặt dẫn đến chi phí tài chính tăng vọt, trong khi đó doanh thu không thể tăng lên dẫn đến GDP sụt giảm.
2/Giai đoạn đáy chu kỳ kinh tế là thời điểm nền kinh tế giảm sút tới mức vô cùng nghiêm trọng. Chính phủ bắt đầu các biện pháp hỗ trợ nền kinh tế, ví dụ như giảm lãi suất để hỗ trợ các doanh nghiệp. Nguồn tiền được bơm vào nền kinh tế khiến cho người tiêu dùng và doanh nghiệp tăng chi tiêu.
3/Giai đoạn phục hồi nhờ vào những nỗ lực cứu vãn trước đó, nền kinh tế bắt đầu dần hồi phục. Lúc này, ngân hàng sẽ tăng mức lãi suất vay vốn, mức tín dụng sẽ tiếp tục tăng trưởng. Sản lượng và công suất sản xuất sẽ tăng lên đáng kể. Điều này dẫn đến doanh nghiệp ghi nhận doanh thu và lợi nhuận nhiều hơn trước.

4/Giai đoạn đỉnh chu kỳ kinh tế xảy ra khi GDP vẫn tiếp tục tăng nhưng đã chậm hơn so với các giai đoạn trước do đã đạt đỉnh. Đây cũng là thời kỳ lạm phát tăng nhanh. Doanh nghiệp không còn tuyển dụng thêm người lao động nhiều như trước. Khi GDP tăng tới đỉnh, đồng tiền mất giá quá nhiều do lạm phát, nền kinh tế sẽ có dấu hiệu khủng hoảng và bước vào giai đoạn suy thoái, bắt đầu bước vào chu kỳ mới.
Theo Chứng khoán An Bình (ABS), thị trường chứng khoán luôn đi trước so với nền kinh tế. Lý do vì chứng khoán phản ánh kỳ vọng vào tương lai của doanh nghiệp. Trong thời kỳ kinh tế suy thoái, thị trường chứng khoán sẽ chạm đáy.
Điểm đáy của một chu kỳ kinh tế là lúc thị trường chứng khoán bắt đầu tăng nhẹ. Chứng khoán sẽ tăng mạnh nhất vào lúc nền kinh tế đang trong giai đoạn hồi phục. Và đến khi chu kỳ kinh tế đạt đỉnh thì đó là lúc thị trường sẽ bắt đầu đi xuống.
Vậy nên đầu tư gì vào mỗi chu kỳ của thị trường
*Ở đáy của một chu kỳ kinh tế, nhà đầu tư có thể tìm kiếm cơ hội ở các ngành tài chính, chứng khoán, ngân hàng và vận chuyển – logistic. Vì trong thời kỳ này, nguồn cung tiền sẽ được Chính phủ tăng lên. Dòng tiền sẽ có khả năng chảy vào chứng khoán – nơi có mức lãi suất cao hơn. Nhu cầu tiêu dùng bắt đầu phục hồi trở lại nên các ngành vận chuyển – logistic sẽ được hưởng lợi.
*Khi bắt đầu vào chu kỳ phục hồi, ngành nên đầu tư là ngành công nghệ, công nghiệp cơ bản (như sắt, thép, đồng, nhôm, và các nguyên liệu công nghiệp khác). Ngoài ra còn có ngành cung cấp tư liệu sản xuất (như sản xuất máy móc, xây dựng công trình).
*Tại đỉnh của chu kỳ kinh tế, ngành năng lượng, ngành kim loại quý hiếm (vàng, bạc, platinum), ngành y tế và ngành hàng tiêu dùng thường xuyên (đồ uống, thực phẩm, nông nghiệp, chế biến thực phẩm) sẽ là những ngành mà bạn nên đầu tư.


*Bước vào chu kỳ suy thoái, thị trường chứng khoán nói chung sẽ có xu hướng đi xuống. Tuy nhiên, vẫn có một số ngành được hưởng lợi. Đó là ngành cung cấp tiện ích (điện, nước), hàng tiêu dùng theo chu kỳ (như bất động sản, giải trí, bán lẻ) và ngành ngân hàng.
Hiện tại, theo ABS, nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn cuối của chu kỳ phục hồi và bắt đầu bước vào chu kỳ suy thoái, nhà đầu tư nên tập trung vào các ngành tiện ích như (điện, nước), bán lẻ và ngân hàng khi thị trường tạo đáy, mức định giá rẻ cho mục tiêu đầu tư dài hạn

Hạ Anh
Nhịp sống thị trường