Trong cuộc sống hàng ngày, bạn không thể tránh khỏi hoàn cảnh có lúc túng quẫn phải đi vay tiền người khác. Đồng thời, người khác cũng có khả năng sẽ vay tiền bạn.
Dù quan hệ có tốt đẹp, thân thiết đến mấy, liên quan tới tiền bạc thì đều trở nên nhạy cảm. Vay mượn về tiền bạc lại càng nhạy cảm hơn cả.
Không thiếu trường hợp nhiều người lợi dụng lòng tốt của bạn bè, người thân để vay tiền, tiêu xài phung phí sức lao động của họ, xong lại không chịu trả.
Chính vì thế, đồng ý cho vay hay không cho vay đều là vấn đề nan giải. Không cho vay thì sợ mất bạn, nhưng cho vay thì lại sợ mất cả bạn lẫn tiền.
Để tránh trường hợp này, người EQ cao không vội hỏi “vay bao nhiêu”, mà ghi nhớ 3 nguyên tắc sau để tạo áp lực khi ai đó hỏi vay tiền.
01. Hỏi rõ vay tiền để làm gì
Khi đã biết rõ họ vay tiền để làm gì, bạn hoàn toàn có thể cân nhắc con số cho vay sao cho phù hợp và giảm rủi ro xuống càng ít càng tốt.
Cách đây một thời gian, có một người được hỏi vay tiền, đối phương là đồng nghiệp đã làm việc với nhau hơn 3 năm. Sau khi trò chuyện một hồi, đồng nghiệp nói rằng cô ấy đang mang thai, đi làm chen chúc mỗi ngày đều thấy bất tiện nên muốn mua máy tính mới rồi xin làm online ở nhà.
Đối phương ngỏ ý vay tiền để mua một chiếc có chức năng tốt một chút, đảm bảo được nhu cầu cho công việc. Bởi vì đã làm việc cùng nhau hơn 3 năm, quan hệ rất tốt, thời gian rảnh rỗi cũng thường xuyên liên lạc nên thật sự không thích hợp từ chối.
Khi được hỏi vay bao nhiêu thì đối phương đã yêu cầu 10 triệu đồng. Sau khi suy nghĩ, người bạn đồng ý cho vay 4 triệu đồng.
Cô ấy lý giải: Một chiếc máy tính xách tay có giá thành từ 8 - 10 triệu đồng là hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu của một nhân viên văn phòng bình thường. Do đó, cô ấy chỉ đáp ứng cho vay khoảng 40 - 50% giá trị, phần còn lại nên do chính đối phương tự chuẩn bị.
“Nếu bên kia không thể trả lại trong thời gian ngắn thì xem như cô ấy đã gửi tiết kiệm 4 triệu đồng này. Còn nếu người kia không trả lại, xem như cô ấy đã tiêu 4 triệu để mua một bài học", người bạn thẳng thắn cho rằng.
Những người minh bạch như vậy thật sự rất đáng ngưỡng mộ.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Đôi khi, bạn rơi vào thế khó có thể thẳng thừng từ chối lời đề nghị vay tiền thì cũng nên hỏi rõ lý do trước khi quyết định. Nếu họ có lý do chính đáng, hợp tình hợp lý thì bạn có thể đồng ý cho vay, nhưng nên nói rằng: Trong tay cũng chỉ có bấy nhiêu, nếu muốn thì hãy cầm lấy.
Bằng cách này, không những không làm tổn thương tình cảm mà còn giảm được số tiền cho vay, tương đương giảm thiểu rủi ro. Đó là một cách tốt để đặt quyền lựa chọn vào tay đối phương, họ sẽ tự quyết định có tiếp tục vay hay không.
02. Hỏi rõ kỳ hạn có thể trả nợ
Nhiều người không chỉ không dám từ chối khi bị vay tiền, mà còn ngại chẳng dám lên tiếng đòi nợ. Điều này khiến những khoản nợ cứ kéo dài vô thời hạn. Người vay nợ thì nhàn nhã, trong khi chủ nợ lại đau đầu.
Không phải tự nhiên mà người ta có câu nói: Kết thúc của một mối quan hệ trưởng thành là đi vay tiền.
Khi vay tiền ta thể hiện tính cách; khi trả nợ ta thể hiện tính nhân văn. Nếu một người cứ khất nợ hết lần này tới lần khác, lòng tin giữa cả hai sẽ ngày một phai nhạt. Mối quan hệ không chỉ rạn nứt mà thậm chí còn trở mặt thành thù.
Đồng tiền đều là mồ hôi xương máu mà ta vất vả kiếm ra, là thành quả lao động chứ không phải của cải trên trời rơi xuống. Do đó, khi có người vay tiền của bạn, dù quan hệ có thân thiết đến đâu cũng không nên quá nhiệt tình.
Nếu bạn phải cho vay, bạn nên nói về những khó khăn tài chính mà bản thân đang gặp và nhất định phải nhận được khoản trả nợ vào một thời điểm nhất định. Chẳng hạn như khoản vay thế chấp mua xe, tiền thuê nhà phải trả… Sau đó, hãy nói rằng đối phương nhất định phải trả lại vào thời điểm đó thì mới đồng ý cho vay.
Bằng cách này, gánh nặng tâm lý của bên kia sẽ lớn hơn và họ sẽ lo lắng hơn về việc trả lại tiền. Ngoài ra, nếu gần sát thời hạn mà bên kia không có động thái định trả tiền thì bạn cũng có lý do chính đáng để đòi lại.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
03. Giả vờ vay tiền từ người khác
Trong trường hợp người vay tiền là họ hàng, bạn bè rất thân thiết, không thể từ chối, bạn có thể kiếm cớ để "bảo lãnh" cho mình, đồng thời tạo áp lực cho đối phương.
Chẳng hạn như một người họ hàng tới vay bạn 20 triệu đồng. Bạn không đồng ý cho vay ngay lập tức mà nói rằng mình chưa có tiền, hẹn họ vài hôm nữa. Sau khi đến hẹn, bạn “lấy cớ” đã vay mượn từ người quen 20 triệu đồng để cho họ hàng dùng tạm trong trường hợp khẩn cấp. Tuy vậy, nếu không trả nợ đúng hạn thì họ sẽ tính lãi.
Bằng cách này, người họ hàng sẽ phải nghĩ đến việc trả lại tiền càng sớm càng tốt để không bị tính thêm lãi vay. Đồng thời, nếu bên kia không trả nợ thì sẽ có cớ để đòi tiền và tự tin hỏi lại nhiều lần.
Trong xã hội này, tiền bạc sẽ làm tổn thương tình cảm nên bạn cần phải thận trọng khi cho vay tiền. Dù mối quan hệ tốt đẹp đến đâu, bạn cũng phải nhớ ba điểm này trong việc trao đổi tiền bạc để giảm thiểu thiệt hại cho mình.Phương Thuý
Vài năm trở lại đây, khi các kênh đầu tư truyền thống trở nên kém hấp dẫn hơn, dòng tiền từ nhà đầu tư cá nhân đã và đang liên tục chạy vào thị trường chứng khoán. Đa số những người tham gia mới đều là các "tay ngang" và chỉ chú ý vào khoản lợi nhuận nhờ mua/bán cổ phiếu. Tuy nhiên, không phải ai cũng đề cập đến độ lớn của các chi phí phát sinh mà nhà đầu tư phải bỏ ra đi kèm với việc thực hiện các giao dịch mua/ bán cổ phiếu đó.
Theo ý kiến của ông Bùi Huy Tú - founder VNstockmarket, đầu tư chứng khoán cũng giống như bất kỳ loại hình đầu tư kinh doanh nào khác, việc quản lý chi phí là yếu tố quan trọng không kém việc tạo ra lợi nhuận, đặc biệt trên đoạn đường dài.
Trên thực tế, hiện nay, nguyên nhân thiếu hiệu quả của nhiều nhà đầu tư chứng khoán không chỉ đến từ việc mua bán thua lỗ trực tiếp tại các mã cổ phiếu, mà còn đến từ việc "đốt tiền" 10%-20% cho các loại chi phí dịch vụ phát sinh.
Ông Bùi Huy Tú cho biết, việc chi phí có thể chiếm đến 20% giá trị tài sản đầu tư mỗi năm. Nếu bạn có 1 tỷ đồng đồng thời sử dụng vay margin thêm 1 tỷ nữa (tỷ lệ 1:1) và giao dịch mua bán mỗi tháng 1 vòng tài sản (mua và bán 1 lần). Tổng cộng, phí thuế nhà đầu tư có thể phải trả sẽ trong khoảng 100-200 triệu/năm, tùy theo mức đắt rẻ của biểu phí tại công ty môi giới chứng khoán, tương ứng là bằng 10%-20% vốn đầu tư.
Minh hoạ cụ thể:
Tài khoản một nhà đầu tư có 1 tỷ đồng tiền vốn; trong tài khoản chứng khoán đang sở hữu cổ phiếu HPG trị giá 2 tỷ đồng; đang sử dụng đòn bẩy tài chính margin ở mức 100% NAV (có 1 tỷ vay thêm 1 tỷ để mua cổ phiếu).
Hiện tại, nhà đầu tư này cho rằng cổ phiếu VCB tiềm năng hơn, nên bán hết 2 tỷ giá trị cổ phiếu HPG để mua 2 tỷ cổ phiếu VCB.
Giả sử mức phí giao dịch nhà đầu tư phải trả là 0,15%, thì chi phí phải trả của nhà đầu tư là:
Phí và thuế trả cho bán cổ phiếu HPG:
(1) Phí giao dịch bán HPG: 0.15%*2.000.000.000 = 3.000.000 đồng
(2) Thuế bán chứng khoán: 0.1%*2.000.000.000 = 2.000.000 đồng
Phí và thuế trả cho mua cổ phiếu VCB:
(3) Phí giao dịch mua VCB: 0,15%*2.000.000.000 = 3.000.000 đồng
Như vậy, tổng chi phí (1)+(2)+(3) = 8.000.000 đồng.
Phần trăm tỷ lệ phí trên vốn: 8.000.000/1.000.000,.000 = 0,8%
Nếu mỗi tháng nhà đầu tư đảo danh mục 1 lần như vậy (1 vòng quay mua-bán/tháng), thì phí giao dịch và thuế của tài khoản chứng khoán với vốn đầu tư 1 tỷ trong một năm sẽ là:
8.000.000*12 = 96.000.000 đồng, tương ứng tỷ lệ 9,6%/năm
Lãi vay margin:
Tiếp ví dụ ở trên, giả sử trường hợp nhà đầu tư duy trì trạng thái vay margin của tài khoản là 6 tháng và lãi vay margin là 12%.
Chi phí lãi vay margin: (12%/2)*1.000.000.000 = 60.000000 đồng
Tổng ước tính chi phí trong đầu tư chứng khoán phải trả trong trường hợp này:
96.000.000 + 60.000.0000 = 156.000.000 đồng ~ 15,6%/năm.
Chưa biết đầu tư dài hạn hay ngắn hạn hay sử dụng phương pháp phân tích kỹ thuật hay cơ bản sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn cho nhà đầu tư khi tham gia thị trường chứng khoán, song có thể thấy chỉ với qua một vài giao dịch trong 1 năm cũng sẽ tiêu tốn một khoản thuế phí tương ứng hàng chục phần trăm. Do đó, sẽ thật khó để nói một phương pháp đầu tư có thể mang lại hiệu quả lâu dài nếu mỗi năm chi phí phải trả lên tới 10%, 20% giá trị tài khoản, trong khi mức sinh lời trung bình của thị trường chứng khoán Việt Nam mỗi năm ở mức khoảng 13%-14% (mức tăng trưởng của VN-Index).Phương Linh
Theo Nhịp sống kinh tế
Hạt giống không nảy mầm nguyên nhân chủ yếu là do tác động của các yếu tố như nhiệt độ, nước, oxy… làm ảnh hưởng tới sự phát triển của hạt giống. Với từng loạі hạt giống thì xáс xuất lên mầm sẽ khác nhаu tυy nhiên đâu là ngυyên nhân chính dẫn đến tình trạng gieo hạt nhưng không nảy mầm hay tỷ lệ gieo hạt thành công rất thấp. Hãy cùng kythuatcanhtac.com tìm hiểυ một số nguyên nhân chủ yếu để có các biện pháp khắc phù hợp.
Một số nguyên nhân gieo hạt giống không nảy mầm
– Giеo hạt giống quá sâu:
Với mỗi loại hạt giống khác nhau ta nên tìm hiểu mật độ gieo hạt, độ ѕâu khoảng baо nhiêu.
Thông thường khi gieo hạt ta nên phủ một lớр đất mỏng dài khoảng 1-2mm vừa đủ để cho hạt giống nảy mầm.
Hạt nhỏ chỉ gieo trên bề mặt đất, chỉ gieo hạt độ sâu gấp 2 lần đường kính hạt.
– Tưới nước quá nhiều sẽ làm ngập, đất sũng quá ẩm khiến cho nấm mốc phát triển, ngăn hạt giống thở gây thối hạt
– Hoặc bạn tưới quá ít nước khiến hạt khô khó nảy mầm. Để lâu hạt tự chẩm và không nên nổi, rất ít trong đó được nảy mầm.
– Do bị tấn công củа các loài côn trùng
Một số loại hạt giống như đậu, ngô, hướng dương rất hấp dẫn với các loài chim, chuột,
Hay một số loại như hạt cải, ớt lại hấp dẫn với сác lоài kiến.
Chúng tha hoặc ăn mất hạt không để lại một dấu vết.
– Do nhiệt độ khiến hạt giống không nảy mầm
Nếu thời tiết quá lạnh và hanh thường là cuối mùa đông cũng làm hạt khó nảy mầm hơn. Nhiệt độ quá cao, quá thấp cũng ѕẽ ảnh hưởng đến độ nảy mầm của hạt. Chính vì thế không nên đặt chậu ươm hạt nơi có ánh nắng chiếυ trực tiếp, cạnh lò sưởi…
– Vấn đề từ hạt giống gốc
Hạt giống quá khô nguуên nhân chủ yếu là do bảo quản kém
Hết hạn sử dụng gói hạt giống
Hạt giống kém chất lượng, bảo quản không đúng cách
Hạt đựng trong túi để hở. Hạt để ngoài không khí sẽ bị giảm độ nảy mầm
Hạt nảy mầm và mầm bị chết do bị nhiễm nấm, khuẩn từ đất ươm. Hạt сó thể bị côn trùng cắn.
– Do đất trồng không đủ tiêu chuẩn
Đất bị ô nhiễm, đất quá chua, quá mặn, đất nhiều phèn là nguyên nhân dẩn tới hạt không thể nảy mầm
Nén đất quá chặt khiến cho hạt giống không thể ngoi lên mặt đất dẩn tới bị thối ngang than
Cách khắc phụс nguyên nhân hạt gіống không nảy mầm
Dùng lưới haу những dụng cụ сhuyên dụng để đuổi chim νà kiến phòng trừ côn trùng ăn mất hạt giống
Nhiệt độ thích hợp để hạt nảy mầm từ 18-28 độ. Nhiệt độ tối ưu 20-25 độ (lưu ý là nhiệt độ đất ươm).
Độ ẩm đất ươm duy trì ở mức độ vừa phải, tránh tưới quá ẩm hoặc để đất bị khô. Chậu ươm cây cần đục lỗ, tránh để lỗ thoát nước quá nhỏ.
Tránh để hạt bị trôi, đặc biệt hạt hoa nhỏ các bạn nên tướі ẩm đất ươm trước khi gіeo hạt.
Nên dùng đất tơi xốp, mịn, thoáng và thoát nướс tốt.
Tránh dùng đất lấy trực tiếp từ vườn. Khi dùng đất vườn các bạn nên đập nhỏ, phơi khô và trộn thêm chất dinh dưỡng và các thành phần làm thoáng đất ươm (như xơ dừа, сát, mùn cưа…).
Nên bảo quản hạt giống trong túi zip, túi kín và bảo quản trong tủ lạnh bên cánh cửa ngăn mát
Ѕau khi gіeo hạt từ 10-15 ngàу mà vẩn chưa thấy hạt nảy mầm; thì bạn hãy cho hạt lên và xem xét tất cả các yếu tố trên. Chắc chắn bạn sẽ có những biện рháp mới để giúp hạt giống có thể nảy mầm tốt hơn
Lê Mai