Tìm kiếm Blog này

Thứ Bảy, 27 tháng 11, 2021

Quy luật của người giàu: 3 quan điểm về tiền bạc quyết định vị thế của bạn trên đường đời, ngộ ra càng sớm, thành công càng gần







Không phải bao nhiêu tiền mà quan điểm, góc nhìn về tiền mới thể hiện mức độ trí thức và trưởng thành của mỗi người. Đó chính là nguồn gốc của sự giàu có mà ai cũng kiếm tìm.
Trong mỗi chúng ta, ai cũng mơ ước trở thành một người giàu có và đặt ra cho mình mục tiêu "cao cả" nào đó. Nhưng rồi, kết quả lại không mấy suôn sẻ vì bản thân luôn có tâm lý "nửa đường đứt gánh".
Khi vui, chúng ta sẽ làm việc năng suất hơn, còn những lúc tâm trạng tồi tệ thì bản thân sẽ bắt đầu có những suy nghĩ tiêu cực. Vả lại, nhiều lúc chúng ta còn hay mượn cớ che giấu đi sự lười biếng của mình, luôn phàn nàn về sự bất công của thế giới, luôn than trời trách phận, nhưng không hề suy ngẫm xem, vấn đề có phải xuất phát từ bản thân mình hay không?
Người như vậy giống như một diễn viên mất trí và không có lập trường. Họ thoạt nhìn có vẻ rất nỗ lực, nhưng thật ra họ chỉ là những kẻ không biết làm gì. Vì họ thiếu đi một thứ quan trọng nhất: Sự suy ngẫm! Sự thiếu sót này ảnh hưởng rất lớn đến con đường làm giàu của chúng ta.
Quy luật của giới thượng lưu: Quan niệm của bạn sẽ quyết định sự giàu nghèo của chính bạn! 3 quan niệm về đồng tiền sau đây rất có ích cho bạn và mọi người.
1. Hiểu đúng về chức năng của đồng tiền




Tiền không phải là vạn năng, nhưng không tiền, thì mọi thứ đều bất khả năng. Ảnh: Nidbox
Tiền không phải là tất cả, nhưng không có tiền thì tuyệt đối không được. Đây là quan điểm giàu có của nhiều người. Tuy nhiên, những người có số mệnh "giàu sang" lại có suy nghĩ ngược lại: "Không có tiền tất nhiên không thể làm gì cả, nhưng tiền không là tất cả." Nói một cách cụ thể, sức mạnh của đồng tiền hầu hết nằm ở việc mua bán, trao đổi hàng hóa.
Bên cạnh đó, tiền chỉ là kim loại hoặc giấy. Những người bị lạc ở sa mạc sẽ chọn cách bỏ bớt tiền ra để làm mát cơ thể. Bởi vì đối với họ trong lúc tuyệt vọng này, đây chính là chức năng duy nhất mà tiền mang lại. Khi tiền bạc không còn chức năng mua bán nữa, thì tiền bạc sẽ không còn giá trị và quyền lực.
Tiền bạc là công cụ giao dịch của nhân loại để trao đổi tư liệu sinh hoạt, đảm bảo sự tồn tại và phục vụ nhu cầu cũng như mục đích hưởng thụ. Khi bản thân tích lũy tiền bạc đến một số lượng nhất định, quyền lực và sự cám dỗ mà tiền mang lại là vô hạn. Tuy nhiên, "nước có thể đẩy thuyền ra khơi, nhưng chính nước cũng có thể lật úp con thuyền". Vì vậy, sống trong xã hội có quá nhiều cách để làm giàu như ngày nay, thì việc làm thế nào để nhìn nhận và theo đuổi đồng tiền một cách đúng đắn vẫn là một chủ đề đáng để ta suy ngẫm.
Nếu một ngày nào đó, tất cả mọi thứ trên thế giới đều có thể bị tiền chiếm đoạt, thì nhân loại sẽ mất đi sự tự do của mình. Họ sẽ bị hủy diệt, bởi vì nhiều thứ trong nhân loại không thể mua được bằng tiền. Một khi con người bị tiền chiếm hữu, họ sẽ dùng chính đồng tiền để trao đổi, theo một hướng nghĩ nào đó, lúc ấy chính con người cũng bị diệt vong rồi.

2. Tiền bạc không bằng của cải




Tiền là cần thiết và quan trọng nhưng đừng nghĩ rằng đó là thứ duy nhất nên theo đuổi trong cuộc đời mỗi con người. Ảnh: Internet
Tiền bạc đúng là có khả năng đảm bảo cho ta về mặt kinh tế, nhưng trong khái niệm của cải, thì tiền bạc lại được xếp sau cùng. Có thể thấy, của cải có rất nhiều loại. Tiền chỉ là một phần nhỏ trong số đó. Đặc biệt, tiền bạc không thể được coi là loại của cải duy nhất. Chính con người đã vật chất hóa và thực dụng hóa tiền bạc quá mức. Họ nghĩ rằng nếu không làm vậy, của cải trong cuộc sống sẽ dễ dàng bị mất. Tuy nhiên, những người giàu thật sự thường hiểu rất rõ tiền không là của cải duy nhất trong cuộc đời.
Khi con người làm chủ đồng tiền và biết kiểm soát chúng một cách hợp lý thì tiền bạc sẽ mang lại hạnh phúc cho chính họ. Khi con người trở thành nô lệ của đồng tiền và bị đồng tiền điều khiển, chính con người lại tự rước họa vào bản thân. Do đó, nếu bạn muốn trở thành một người giàu có thực sự, bạn phải có khái niệm tiền bạc.
Chúng ta phải sử dụng tiền một cách hiệu quả và không để bị tiền thao túng, công dụng lớn nhất của đồng tiền chính là chia sẻ và sáng tạo. Chỉ dưới tiền đề này, tiền mới có thể mang lại hạnh phúc thực sự cho con người. Vì vậy, chúng ta nên nhận ra rằng kiếm tiền là để hạnh phúc. Nếu bạn mải mê theo đuổi tiền bạc mà bỏ bê cuộc sống, đền bù tinh thần theo kiểu phô trương thì bạn đang sống cuộc sống lãng phí. Đây là một quan niệm tiền bạc sai lầm.

3. Học cách "tiền đẻ ra tiền"




Thu nhập chỉ có thể tăng lên khi bạn sẵn sàng làm việc đó. Ảnh: Nidbox

"Tiền đẻ ra tiền", nếu bạn sử dụng đúng phương pháp, đây thực sự là một điều rất đơn giản. "Tiền đẻ ra tiền" là phương pháp đầu tư và quản lý tài chính. Không phải lúc nào mọi người cũng có thể kiếm tiền bằng cách bán sức lực và thời gian của mình. Nhất là khi bản thân không còn trẻ, chúng ta càng phải biết và tận dụng triệt để phương pháp này.
Trên thực tế, có nhiều cách để kiếm tiền bao gồm lãi suất và các sản phẩm tài chính. Tiền lãi, chẳng hạn như tiền gửi ngân hàng hoặc các khoản vay tư nhân, là khoản tiền được sinh ra trong một thời gian nhất định. Phương pháp này tương đối an toàn, nhưng lãi suất thấp. Hiện nay, nhiều người cao tuổi và những người tương đối bảo thủ thường áp dụng phương pháp quản lý tài chính này.
Các sản phẩm tài chính, quỹ, ngoại hối, vàng... Đây là tất cả các phương pháp đầu tư thu được lợi nhuận thông qua chênh lệch giá mua vào - giá bán ra. Giá mua vào và bán ra đó luôn có tổng bằng 0 trên thị trường. Điều này đòi hỏi sự giúp đỡ của các nhà quản lý tài chính có kỹ năng nhất định và trình độ cao.
Điều quan trọng nhất là sự an toàn của các quỹ. Vì với phương thức kiếm tiền truyền thống, nếu bạn không đầu tư về mặt thời gian, thể lực hay kỹ thuật, bạn sẽ không có thu hoạch hay tiếng nói nào cả. Nhưng đầu tư và quản lý tài chính không giống nhau, một khi đã bỏ tiền vốn ra đầu tư, nếu không có cách quản lý phù hợp sẽ dễ bị thua lỗ.
Cách đơn giản nhất là theo xu hướng và lãi kép. Có một câu nói rằng: "Chỉ cần gặp đúng thời, thì heo cũng có thể bay!" Đây chính là cách kiếm tiền dễ nhất. Nếu thị trường cổ phiếu đang thuận lợi, thì bạn có thể mua vào hay bán ra; nếu thị trường bất động sản đang thuận lợi, bạn có thể giữ nhà đất và bán ra vào lúc thích hợp, lợi nhuận có thể thu được phụ thuộc vào chính năng lực của bạn.



Muốn đổi quả thì phải đổi gốc, muốn thay đổi hiện thực thì phải thay đổi nội tâm. Ảnh: Internet
Kết luận: Đừng đặt xe trước khi có ngựa, đừng đảo ngược lại vai trò của tư duy. Hãy từ bỏ suy nghĩ vì tiền bạc mới làm, mới suy nghĩ, bởi vì suy nghĩ là nguồn gốc của sự giàu có. Những người giỏi tư duy, suy ngẫm sẽ kiểm soát được tiền tài, còn những người không chịu tư duy rốt cuộc sẽ bị đồng tiền chi phối ngược lại.

Theo Aboluowang

(Mai Ngọ Theo Trí thức trẻ )

Tỷ phú nổi tiếng dặn con: Có 3 loại người KHÔNG NÊN KẾT BẠN, chơi chung chỉ tổ kéo nhau đi xuống chứ chẳng giúp ích gì!

Nhắc đến tỷ phú John Davison Rockefeller Sr. (8/7/1839 – 23/5/1937) là nhắc đến sự giàu có tột bậc. Ông Vua dầu mỏ này được xem là người Mỹ giàu có nhất mọi thời đại và người giàu nhất trong lịch sử hiện đại.
Năm 1916, khối tài sản của Rockefeller Sr. chiếm gần 2% giá trị nền kinh tế quốc gia, và nếu được điều chỉnh theo lạm phát thì ngày nay tài sản của ông sẽ có giá trị khoảng 418 tỷ USD. Con số này lớn hơn nhiều so với tài sản của Jeff Bezos, người giàu nhất hiện nay với khối tài sản ròng khoảng 144 tỷ USD.



Tỷ phú John Davison Rockefeller Sr.

Bên cạnh sự giàu có, còn một điều nữa mà người đời nhắc đến Rockefeller Sr., đó là trí tuệ xuất chúng và cách nuôi dạy con cái quá đỗi tuyệt vời. Trong suốt cuộc đời mình, Vua dầu mỏ đã viết cho con trai tổng cộng 38 lá thư, kể về quãng đường làm giàu của ông. Đồng thời vị tỷ phú cũng dặn con những bài học cuộc sống quý báu. Chính những lá thư này đã giúp các đời con cháu của dòng tộc Rockefeller tiếp tục thịnh vượng, phá bỏ lời nguyền "không ai giàu 3 họ".
Trong các bức thư, vị tỷ phú vĩ đại từng dặn các con KHÔNG ĐƯỢC KẾT BẠN với 3 kiểu người. "Nếu con muốn phát triển tốt hơn thì 3 loại người này không nên thân thiết", ông Rockefeller Sr. dặn dò. Vậy 3 kiểu người đó là như nào?
01.Những người thích ở trong vùng an toàn
Tỷ phú Rockefeller từng viết: "Những người thất bại thường có một vấn đề chung, họ chỉ thích sự ổn định hiện tại và không chịu thay đổi. Ta cho rằng, đây là một hành động tự lừa dối và tự hủy hoại bản thân". Thế giới không ngừng phát triển, bạn sẽ thụt lùi nếu cứ đi ngược dòng.
Trong cuộc sống, chúng ta thường thấy nhiều đứa trẻ như vậy. Khi điểm số trên lớp tương đối ổn định, trẻ sẽ thể hiện tâm lý thoải mái và không cố gắng hoàn thành thật tốt công việc. Trẻ nghĩ mình không cần chiếm vị trí thứ nhất, vị trí thứ mười cũng chẳng cách xa vị trí đầu tiên cho lắm.
Nhưng nhiều năm sau bạn sẽ thấy một sự thật: Đứa trẻ đứng đầu trong kỳ thi sẽ luôn chiếm vị trí đầu, còn đứa trẻ thứ mười dần tụt xuống vị trí thứ 20 trong lớp. Một khi con người mất đi động lực tiến lên, họ sẽ ngày càng cách xa thành công.



Tỷ phú John Davison Rockefeller Sr. bên gia đình.

02.Tiêu hết số tiền mình có và tiết kiệm hết số tiền mình kiếm được
Có hai kiểu người trên thế giới sẽ không bao giờ thành công được. Một là những người tiêu hết toàn bộ số tiền mình có và hai là những người tiết kiệm hết số tiền mình kiếm được.
Kiểu người thứ nhất tồn tại rất nhiều trong xã hội. Họ vui chơi bất kể đêm ngày, như thể sẽ chẳng còn ngày mai. Họ sẵn sàng tiêu sạch tiền và không biết thiết lập các khái niệm quản lý tài chính. Với phong cách sống đó, họ chẳng thể nào khiến "tiền sinh ra tiền".
Và kiểu người thứ hai cũng chẳng thể thành công được. Như chúng ta đều biết, những người giàu không trở nên giàu có vì tiết kiệm tiền. Trong quá trình tiêu tiền, họ tích lũy kiến thức quản lý tài chính, đầu tư chính xác và biến nó thành khối tài sản khổng lồ. Đó mới là cách để thành công, giàu có.
Ngay từ nhỏ, cha mẹ nên dạy con khái niệm quản lý tài chính. Đừng nghĩ rằng trẻ còn nhỏ thì không nên bận tâm về chuyện tiền bạc. Ngược lại, trẻ cần hình thành quan niệm đúng đắn về tiền. Hãy dạy cho trẻ biết, mỗi đồng tiền kiếm được đều nhờ công sức lao động, đồng thời mở mang cho trẻ những khái niệm tài chính, cách kiếm tiền đúng đắn, cách phán đoán các giá trị và tiêu chuẩn đạo đức.


03.Luôn đổ lỗi cho người khác, không nhìn ra vấn đề của mình
"Một khi kẻ thua cuộc tìm được lý do chính đáng, anh ta sẽ lấy cớ này để giải thích và quy kết trách nhiệm cho người khác. Một người như vậy sẽ không tìm ra lý do mình thất bại mà chỉ biết tự an ủi bản thân khi thấy người khác cũng thất bại", tỷ phú Rockefeller viết.
Chúng ta phải giáo dục con cái dũng cảm đối mặt với thất bại, theo bước người chiến thắng, nhìn thấy sự xuất sắc của của họ mà học hỏi. Có như vậy chúng ta mới tiến bộ được. Nhìn người khác rồi rút ra vấn đề mình đang gặp phải chính là khả năng của người thành công.

Theo Thanh Hương