Tìm kiếm Blog này

Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2019

9 dấu hiệu của người thông minh

Người thông minh không hẳn chăm chỉ học tập và làm việc, nhưng họ sẽ nghĩ ra cách dễ nhất để hoàn thành nhiệm vụ...
1. Họ để tâm đến công việc của mình
Người thông minh tránh xa việc đánh giá người khác. Họ không có niềm đam mê với những cuộc tranh luận lặt vặt trên mạng và không bao giờ bị làm phiền bởi những gì xảy ra trong cuộc sống của người khác. Theo một nghiên cứu gần đây, những người thông minh hạnh phúc nhất là khi họ được một mình và có thể làm việc mà không bị phân tâm. Họ không phải là người cô độc, chỉ là bộ não của họ chỉ cần một chút không gian để thở và hoạt động.
2. Họ hay pha trò và có khiếu hài hước
Một người có khả năng biến mọi điều nhỏ nhặt thành một trò đùa và khiến mọi người xung quanh cười phá lên thực sự là một người thông minh. Để tìm thấy sự hài hước trong cuộc sống hàng ngày đòi hỏi người đó phải có những kỹ năng và ý tưởng sáng tạo tuyệt vời. Conan O’Brien, diễn viên hài nổi tiếng người Mỹ, có chỉ số IQ là 160 trong khi người bình thường thường đạt điểm từ 85 đến 115.
3. Họ nói chuyện với chính mình 

Albert Einstein, một trong những thiên tài vĩ đại nhất thế giới thường nói chuyện với chính mình. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người thường nói chuyện với chính họ (dù nói thầm trong đầu hoặc phát ra tiếng) thường thông minh hơn những người không nói.
Nói chuyện với chính mình là cách mài sắc bộ não, tăng cường trí nhớ và giúp bạn sắp xếp những suy nghĩ của mình. Đây không phải là biểu hiện của người điên mà là thiên tài!
4. Họ nghe nhạc thường xuyên 

Rất nhiều người nghe nhạc nhưng những người lúc nào cũng gắn với tai nghe thực sự là những người thông minh. Trong một nghiên cứu gần đây, người ta thấy rằng không chỉ những người biết chơi nhạc cụ thông minh, mà những người thường xuyên nghe nhạc cũng cực kỳ thông minh.
Nghiên cứu cũng cho biết thêm những người thông minh thích nghe nhạc không lời hơn những bài hát với ca từ vô nghĩa. Vì vậy nếu bạn là một trong những người thích giai điệu hơn lời ca, bạn có thể thông minh hơn bạn nghĩ.
5. Họ làm việc thông minh chứ không chăm chỉ


Ảnh: currentaffairs.


Trái với suy nghĩ của nhiều người, những người thông minh không chăm học hay chăm làm. Thay vào đó, họ khá lười biếng, vì thế, họ cố gắng tìm ra cách dễ nhất để thực hiện các nhiệm vụ được giao hoàn hảo mà không cần phải làm việc tốn thời gian công sức. Theo khoa học, những người ít hoạt động thể chất có xu hướng thông minh hơn những người luôn chân luôn tay.
7. Họ luôn tìm kiếm câu trả lời 

Những người thông minh thường tò mò, muốn tìm hiểu nhiều thứ. Họ băn khoăn kể cả khi chiếc lá cây đổi màu. Họ luôn luôn tìm kiếm câu trả lời và khám phá những bí ẩn. Theo một nghiên cứu, tò mò tìm hiểu thêm là một dấu hiệu rõ ràng của trí thông minh vượt trội. Những người thông minh cũng đọc rất nhiều và thường giữ một cuốn nhật ký để ghi chép.
8. Họ thừa nhận những sai sót của mình
Theo Jeff Bezos, người sáng lập Amazon, dấu hiệu lớn nhất của trí thông minh là khả năng chấp nhận sai lầm và học hỏi từ chúng. Không ai hoàn hảo nhưng những người tiến lên thừa nhận hành động sai trái của họ là những người thông minh nhất.
Theo mặc định, con người có xu hướng tin rằng họ đúng và người khác sai. Nhưng một bộ não hoạt động tốt sẽ hiểu được quan điểm của người khác cũng như tìm ra lỗi của mình.
8. Họ ăn nhiều chocolate
Theo một nghiên cứu, ăn chocolate thường xuyên giúp cải thiện chức năng của não và kết quả là làm cho bạn sắc sảo và thông minh hơn. Những người ăn nhiều chocolate thường có một trí nhớ tốt và khả năng lý luận - nhận thức sắc sảo.
9. Họ ít nói 

Những người thông minh không tham gia vào tranh luận vô dụng, họ có xu hướng nói ít hơn những người khác. Theo các chuyên gia, lý do người thông minh có vẻ hơi xa cách vì họ không muốn duy trì cuộc trò chuyện khi nó không mang lại bất kỳ lợi ích nào (dù là lợi ích vật chất hay tinh thần).

Hoàng Anh



FTM và bài học “đổ vỏ” khi cho vay margin




Ảnh Shutterstock.

Những câu chuyện cũ
Tại CTCK SSI, nhân viên môi giới mới thường được nghe lại câu chuyển kể từ năm 2010 khi một cổ phiếu mới niêm yết, một số cổ đông lớn đã mở tài khoản tại nhiều công ty chứng khoán, giao dịch cổ phiếu sôi động, sau đó rút tiền ra để lại cho CTCK lượng cổ phiếu bị mất thanh khoản.
Tuy nhiên, do doanh nghiệp này có nội lực tốt, nên sau sự cố hồi mới lên sàn, cổ phiếu đã trở lại quỹ đạo dao dịch bình thường và dần lấy lại được niềm tin của nhiều nhà đầu tư.
Bài học bị thiệt hại trực tiếp khiến SSI quyết định không thực hiện cấp margin cho những đội có dấu hiệu lái giá và công ty này cũng cho ra đời Phòng quản trị rủi ro, chuyên đánh giá sức khỏe doanh nghiệp trước khi cấp vốn margin.
Câu chuyện đã diễn ra cách đây 10 năm, nhưng ở các lớp học cơ bản về chứng khoán hiện nay, một vài giảng viên cũng vẫn nêu lại, như một bài học kinh điển về quản trị rủi ro cho các nhân viên môi giới tương lai.
Một số mã cổ phiếu khác như MTM, CDO… từng bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước kết luận có chuyện làm giá cũng có diễn biến giá tương tự câu chuyện trên.


Diễn biến giá cổ phiếu CDO
Ðể thực hiện việc rút tiền từ thị trường, nhà đầu tư/cổ đông công ty sẽ mở tài khoản tại nhiều công ty chứng khoán để giao dịch cổ phiếu mục tiêu. Có tài khoản có cổ phiếu, có tài khoản có tiền và mỗi tài khoản đều được cấp margin tương đương 50% giá trị tài khoản.
Ví dụ, nếu nhà đầu tư nộp vào tài khoản 100 tỷ đồng sẽ được cấp thêm 50 tỷ nữa để giao dịch.
Sau một thời gian giao dịch đẩy đưa, vốn margin sẽ tiếp tục được cấp thêm dựa vào giá trị giao dịch thực tế.
Sau đó, nhà đầu tư sẽ giao dịch đẩy hết cổ phiếu về một tài khoản và rút hết tiền, gồm cả vốn gốc và vốn được cấp của CTCK từ tài khoản mua (tại CTCK khác) rồi lặng lẽ rời sàn.
Trong hoàn cảnh này, các CTCK sẽ “ôm” tài khoản của nhà đầu tư, trong đó có một đống cổ phiếu mất giá và mất cả thanh khoản.
Ở trường hợp cao tay hơn, nhà đầu tư sẽ tất toán giao dịch và rút vốn ra khi giá cổ phiếu đang ở trên đỉnh.
Số tiền rút ra đủ để trả tiền vay cho CTCK và “hất” lại rủi ro cho những nhà đầu tư nhỏ lẻ, thích chơi những cổ phiếu nóng mua sau.
Cũng có trường hợp cả nhà đầu tư làm giá và cả CTCK đều bị thiệt hại vì những diễn biến bất ngờ của thị trường khiến kịch bản đẩy giá cổ phiếu không thành công.
Tuy nhiên, cái kết thông thường của những vụ việc này là CTCK lặng lẽ “ôm” đống cổ phiếu nhà đầu tư để lại và âm thầm xử lý khắc phục dần.


Diễn biến giá cổ phiếu HDO
Khoảng hở margin

Vụ việc FTM nổ ra “chạm” không chỉ vào túi tiền của 13 CTCK, mà còn làm tổn thương uy tín của các công ty này, nên không công ty nào muốn lộ danh tính trên báo chí.
Có CTCK lớn, có CTCK nhỏ, nhưng đến 13 công ty cùng bị dính vào 1 mã, cùng đứng trước nguy cơ mất trắng 200 tỷ đồng, đang là câu chuyện gây xôn xao toàn thị trường chứng khoán.
Trao đổi với Báo Ðầu tư Chứng khoán, lãnh đạo một CTCK cho biết, trước FTM, nhiều trường hợp tương tự đã xảy ra, nhưng chưa vụ nào gây hậu quả cho CTCK “đau” như vụ này.
Các vụ trước, nỗi đau dồn lên nhà đầu tư đến sau do đội lái kịp thoát hàng qua sàn, chứ không để đọng cổ phiếu trong tài khoản margin tại CTCK.
Trong số 13 CTCK dính chuyện với FTM, không có tên SSI, HSC. Trải qua nhiều bài học thương trường, SSI và HSC đã siết lại chính sách cho vay margin, kiểm soát rủi ro theo từng mã.
Tìm hiểu của Ðầu tư Chứng khoán được biết, tại HSC, tiêu chí cho vay margin được thực hiện nghiêm ngặt dựa trên các quy định: cho vay một mã không quá 10% vốn chủ sở hữu của HSC; cho vay 1 khách hàng không quá 3% vốn chủ sở hữu HSC; cho vay tối đa 5% khối lượng cổ phiếu của một tổ chức phát hành.
Ngoài quy định trên, HSC chủ trương lựa chọn những cổ phiếu có cơ bản kết quả kinh doanh tốt, thanh khoản cao, không chấp nhận các cổ phiếu có dấu hiệu làm giá và đặc biệt chỉ tập trung chủ yếu vào rổ cổ phiếu trong chỉ số VN30.
Hiện nay, rổ cho vay margin của HSC công bố có khoảng 150 mã, nhưng thực cho vay chỉ tập trung vào 100 mã tốt nhất thị trường.
Danh mục cho vay margin toàn thị trường được đánh giá hàng tháng để cập nhật vào rổ.
Ðể tránh các rủi ro nghiệp vụ và con người, HSC còn thực hiện 2 lớp phòng vệ: quét danh mục trong giờ giao dịch và quét danh mục sau giờ giao dịch, để không bỏ sót rủi ro.
Quý III/2016, khi thị trường có làn sóng đầu tư vào các cổ phiếu nóng như FLC, ROS và dòng tiền tập trung vào các mã nhỏ, dễ làm giá, bức tranh thị phần môi giới ở các công ty lớn đã sự suy giảm đáng kể do các công ty này kiên quyết không cấp margin cho các mã nóng.
Tuy nhiên, sự chặt chẽ của một số CTCK đã giúp họ tránh được rủi ro mất tiền khi thị trường bung vỡ vụ làm giá MTM và CDO. Với các công ty nhỏ, chịu áp lực thị phần và lợi nhuận, nhiều CTCK đã không giữ được mình trong vùng cho vay an toàn.
Một số công ty theo đuổi các thương vụ cho vay lớn, tức cấp margin cho nhà đầu tư lớn vượt ngưỡng, không phân biệt cổ phiếu doanh nghiệp lớn hay nhỏ.
Nhân viên của công ty đem về các nhu cầu vay lớn về, tức các hợp đồng mở tài khoản giao dịch của cổ đông nhà đầu tư lớn, lãnh đạo CTCK “soi” chính là lượng tiền nhà đầu tư nộp vào tài khoản bao nhiêu, giá trị giao dịch mỗi ngày và đóng góp thị phần bao nhiêu để quyết định cấp margin.
Một số CTCK dành ngân sách dành riêng để mời chào các nhóm cổ đông lớn về mở tài khoản giao dịch với “mồi” là chế độ cấp margin cao, lãi suất thấp. Việc này giúp các nhóm cổ đông giao dịch cổ phiếu kiếm lời ngắn hạn.
Câu chuyện FTM một lần nữa cũng cho thấy kiểm soát rủi ro tại nhiều CTCK là có vấn đề và thị trường chưa có hệ thống liên thông để CTCK này biết thông tin cấp margin cho một mã cụ thể của các công ty khác.
FTM chỉ là doanh nghiệp quy mô nhỏ nhưng khi doanh nghiệp gặp khó trong kinh doanh, cổ phiếu không được margin, đã châm ngòi cho chuỗi giảm sàn 24 phiên liên tiếp tính đến ngày 18/9 và lộ ra câu chuyện 13 CTCK có nguy cơ mất trắng 200 tỷ đồng tiền cho vay.
Nhiều mã cổ phiếu lớn hiện đang được giữ giá trên sàn bằng dòng tiền margin, nếu một ngày kịch bản xảy ra như tại FTM thì điều gì sẽ xảy ra với thị trường, với các CTCK lỏng tay cho vay margin?

FTM là bài học chưa bao giờ cũ.
Thu Hương

Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2019

Mọi người đều có tế bào ung thư, nhưng không phải ai cũng bị ung thư: Mấu chốt là đây!

Ai cũng có những tế bào ung thư ẩn náu trong cơ thể, chờ điều kiện phù hợp là nó sẽ sinh sôi. Vậy làm thế nào để tế bào tốt phát triển tăng lên, tế bào ung thư bị triệt tiêu?
Ai cũng có tế bào ung thư tồn tại trong cơ thể!
Về lý thuyết, cơ thể của mọi người đều có sự tồn tại của "tế bào ung thư". Trong quá trình trao đổi chất hàng ngày, hơn 10 tỷ tế bào mới được phát triển và kèm theo đó là có khoảng 1-20 "tế bào ung thư" phát triển.
Đừng nghi ngờ, việc các tế bào trong cơ thể chúng ta thỉnh thoảng mắc lỗi là điều bình thường, bởi vì cơ thể con người có hàng trăm triệu tế bào và cơ sở tế bào quá lớn nên luôn có khả năng xảy ra lỗi trong quá trình phân chia và sinh sản.
Và một số yếu tố trong cuộc sống sẽ ảnh hưởng đến chức năng miễn dịch của chúng ta, thậm chí trở thành kẻ đồng lõa với sự kiêu ngạo của "tế bào ung thư"!
Theo các chuyên gia trên kênh Health/Sohu (TQ), đây là 7 yếu tố chính được ví như "kẻ đồng lõa" đóng góp vào quá trình sinh trưởng của "tế bào ung thư" trong cơ thể.
1. Dầu mỡ
Chế độ ăn giàu chất béo thúc đẩy nảy sinh các tế bào ung thư
Nếu có quá nhiều thực phẩm chứa nhiều calo, chất béo động vật và cholesterol trong chế độ ăn hàng ngày, trong khi bổ sung thiếu cellulose và vitamin rõ ràng sẽ tạo ra nguy cơ hòa tan và hấp thụ chất gây ung thư sẽ tăng lên. Nếu cơ thể ở tình trạng kích thích này trong một thời gian dài, nó có khả năng sản xuất tế bào khối u, có nguy cơ cao dẫn đến ung thư đại trực tràng.
Khuyến nghị bạn nên ăn uống lành mạnh bằng cách ăn ít hoặc không ăn thịt mỡ, nội tạng động vật, trứng cá và các thực phẩm khác giàu chất béo bão hòa và cholesterol nếu không ăn đủ rau và các chất khác. Đồng thời, dầu thực vật được giới hạn ở mức 20-30 gram mỗi người mỗi ngày (khoảng 2-3 muỗng canh), 1 kg rau mỗi ngày, 0.5 kg hoa quả.
2. Nỗi lo lắng, căng thẳng 

Làm suy yếu khả năng miễn dịch để phòng chống ung thư
Những người bị trầm cảm, có các vấn đề về tình cảm và đau khổ thường có hệ miễn dịch tương đối yếu, chúng có nguy cơ không thể loại bỏ các tế bào bất thường và cuối cùng tạo ra các tế bào ung thư.
Sau khi nhiều người bị ung thư, các bác sĩ khuyên nên có thái độ sống và tâm trạng tốt. Trong điều trị ung thư, nếu bạn tự tin chiến đấu với bệnh ung thư, tỷ lệ sống sót sẽ tăng lên một cách tự nhiên, ngược lại, khi đối mặt với bệnh ung thư, những người mất tự tin sẽ có tỷ lệ sống thấp hơn đáng kể.
Do vậy, cho dù là bạn có mục tiêu ngăn ngừa ung thư hoặc đang điều trị ung thư, một thái độ sống tốt là yếu tố rất quan trọng.
3. Muối
Ăn lượng muối cao làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày lên gấp 2 lần
Ăn quá mặn có thể gây tổn thương mãn tính cho hàng rào niêm mạc dạ dày, điều này sẽ làm tăng tính nhạy cảm với chất gây ung thư và dẫn đến ung thư dạ dày.
Những người có chế độ ăn nhiều muối có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao gần gấp đôi so với những người có chế độ ăn nhẹ.
Điều này là do muối quá nhiều có thể gây ra áp suất thẩm thấu cao, phá hủy tác dụng bảo vệ của niêm mạc dạ dày và sau đó làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
Hiệp hội Dinh dưỡng Trung Quốc khuyến cáo người trưởng thành khỏe mạnh nên tiêu thụ 6g muối mỗi ngày. Các món ăn chứa muối như rau ngâm, ô mai mặn, món ăn chế biến sẵn, giăm bông và các sản phẩm chế biến khác chứa lượng natri cao thì nên cố gắng ăn ít.
4. Khói thuốc
Tác nhân đắc lực gây ra đột biến gen
Các nghiên cứu cho thấy rằng, khói thuốc lá chứa hơn 7.000 hợp chất và hàng trăm chất có hại, bao gồm các chất gây ung thư và các tác nhân thúc đẩy ung thư.
Do đó, hút thuốc không chỉ gây đột biến ác tính mà còn gây ra các hợp chất khủng khiếp và các chất có hại trong khói thuốc lá. Nó sẽ tăng tốc thiệt hại của gen và ngăn chặn sự sửa chữa gen, do đó gây ra ung thư.
5. Rượu
Người uống rượu hay đỏ mặt dễ bị biến đổi gen
Rượu được chuyển hóa trong cơ thể và trở thành chất acetaldehyd. Sự tích tụ acetaldehyd có thể gây ra sự sắp xếp lại nhiễm sắc thể và làm thay đổi vĩnh viễn trình tự DNA, dẫn đến nguy cơ ung thư.
Vì vậy, để an toàn, tốt hơn là bạn nên chú ý uống ít hơn, đặc biệt là những người uống rượu xong bị đỏ mặt, tốt nhất để phòng ung thư là bạn không nên uống.
6. Đường 

Tế bào ung thư thích đồ ngọt
Trên thực tế, các tế bào ung thư có xu hướng phát triển nhanh hơn các tế bào bình thường, cần nhiều glucose hơn và chúng cạnh tranh các chất dinh dưỡng với các tế bào bình thường.
Các nhà khoa học Thụy Điển đã thực hiện một cuộc khảo sát kéo dài 9 năm với 80.000 người tham gia, cho thấy những người uống hai cốc nước ngọt mỗi ngày có nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy cao hơn 90% so với những người hiếm khi uống nước ngọt.
Những người ăn 5 muỗng cà phê đường mỗi ngày có nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy cao hơn 70% so với những người không ăn đường.
Những người áp dụng cách ăn uống với những lát bánh mì thêm mứt và nước ngọt mỗi ngày có nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy cao hơn 50% so với những người không ăn.
Kết quả, được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Hoa Kỳ đã thu hút sự chú ý rộng rãi trong cộng đồng y tế và dinh dưỡng.
7. Sự lười biếng
Ung thư do lười biếng thực sự là đang tồn tại xung quanh bạn
Các bác sĩ rất tiếc phải công bố một lý do gây ung thư hài hước rằng có một loại bệnh gọi là "ung thư lười biếng", nhưng thực tế, nếu bạn quá lười vận động, thực sự là một kẻ đồng lõa với bệnh ung thư.
Những người vui vẻ và thích thể thao thường có thể chống lại sự phát triển liên tục của các tế bào ung thư.
Khi vận động nhẹ để cơ thể ra mồ hôi và có cảm giác thở gấp, cơ thể con người sẽ sản xuất một lượng endorphin lớn hơn, một loại hormone giúp tăng khoái cảm và tăng cường chức năng thể chất và tinh thần. Từ đó có tác dụng ngăn ngừa sự sinh sôi và loại bỏ tế bào ung thư.

*Nguồn: Health/Sohu

Người nghèo = nghi ngờ + từ chối, người giàu = chấp nhận + thay đổi: Hai chữ DO DỰ không tồn tại trong từ điển của người thành công

Thiếu tự tin sinh ra sợ hãi, do dự nhiều trở thành thói quen, đó chính là kẻ thù lớn nhất trên con đường bước tới thành công của mỗi người.
Sở dĩ người nghèo khó có thể thoát nghèo vì họ luôn kẹt trong lối tư duy không tiến bộ, luôn bi quan. Ngược lại, với những người thành công, họ có bản lĩnh thì không sợ thử thách, có khả năng thì không sợ mưa gió. Dám dũng cảm tiến về phía trước, năng lượng và nhiệt huyết của họ mới có thể trở thành đòn bẩy để đạt tới mục tiêu.
Cuộc sống hiện đại, nền kinh tế phát triển khiến đa số chúng ta đều hình thành rất nhiều thói xấu ví dụ như thích hưởng thụ, nước đến chân mới nhảy, lười biếng không có chí tiến thủ, và nghiêm trọng nhất chính là do dự sợ hãi trước sự thay đổi. Không dám thách thức chính mình, lúc nào cũng tỏ thái độ nghi ngờ và từ chối, chúng ta không ngừng để mặc cơ hội trôi qua ngay trước mắt, rồi lại lấy lý do để ngụy biện cho sự thất bại của mình.
Rất nhiều người cho rằng, không có tiền thì không thể thành công, đó là một tư duy sai lầm. Hàng ngày đi làm, vất vả công tác, ai mà không có đồng lương thu nhập? Nhất định là có, nhưng đã bị tiêu hết. Số tiền này đa phần dành cho nhu cầu giải trí, ăn uống vui chơi một cách vô bổ chứ không nhằm mục đích đầu tư sinh lời hiệu quả hoặc tối ưu hóa các giá trị vật chất trong tay. Vì lẽ đó, hết ngày này qua tháng khác, chúng ta vẫn không có tiền. Chung quy lại, nghèo vẫn hoàn nghèo, nhưng là do chính thói quen tiêu dùng của chúng ta.
Không dám thách thức chính mình, lúc nào cũng tỏ thái độ nghi ngờ và từ chối, chúng ta không ngừng để mặc cơ hội trôi qua ngay trước mắt, rồi lại lấy lý do để ngụy biện cho sự thất bại của mình.
Lại có người cho rằng, vì bản thân không đủ giỏi giang cho nên không có cơ hội. Thế nhưng, năng lực giỏi giang không từ trên trời rơi xuống, cũng không tồn tại sẵn ngay từ trong bụng mẹ lúc vừa sinh ra. Đó là thành tựu do mỗi người vất vả rèn luyện, mài giũa trong suốt một thời gian dài mới dần dần tích lũy nên.
Không có sinh viên nào vừa tốt nghiệp đã trở thành một tinh anh xã hội. Cũng như không mấy ai vừa khởi nghiệp đã thành công ngang tầm tỷ phú. Khi người khác đang nỗ lực học tập và tích lũy, chúng ta chỉ kêu ca và than thở, chê trách vận mệnh chính mình thì đương nhiên nghèo vẫn hoàn nghèo.
Lại có nhiều người cho rằng, lý do nghèo của mình nằm ở chỗ không đủ thời gian. Thế nhưng, thời gian là nguồn tài nguyên công bằng nhất được chia đều cho tất cả mọi người. Tỷ phú Bill Gates cũng chỉ có 24 giờ mỗi ngày như bản thân bạn mà thôi. Rất nhiều người học cách tận dụng từng giây từng phút, nhưng cũng có rất nhiều người chọn cách lãng phí hàng tháng hàng năm.
Có một vị tỷ phú thành công từng dạy con trai rằng: "Khi người khác làm việc, con cũng phải làm việc; khi người khác nghỉ ngơi, con hãy làm việc gấp đôi". Có như vậy, chúng ta mới đẩy mạnh được năng suất và hiệu quả của mình, tạo thành bước vọt vươn xa so với người khác. Nếu không, khi người khác kiếm ra tiền, chúng ta chỉ có thể ngồi ngước nhìn và hâm mộ.
Thời gian mỗi ngày của chúng ta rất nhiều, nhưng làm thế nào để tối ưu hóa những giá trị đó, biết cách tận dụng để đem lại lợi ích cho chính mình mới là quan trọng.
Không có sinh viên nào vừa tốt nghiệp đã trở thành một tinh anh xã hội. Cũng như không mấy ai vừa khởi nghiệp đã thành công ngang tầm tỷ phú. Khi người khác đang nỗ lực học tập và tích lũy, chúng ta chỉ kêu ca và than thở, chê trách vận mệnh chính mình thì đương nhiên nghèo vẫn hoàn nghèo.
Hơn thế, đại đa số người không tự tin vào năng lực của bản thân thường sinh ra tính cách do dự, thiếu quyết đoán. Mỗi khi gặp chuyện gì, thay vì nhanh chóng cân nhắc và đưa ra quyết định, chúng ta lại không ngừng do dự, nghi ngờ.
Cẩn trọng là tốt, nhưng không bắt tay hành động thì chúng ta sẽ mãi mãi không thể biết được kết quả của hành động đó như thế nào. Cẩn thận quá sinh ra do dự, do dự nhiều trở thành thói quen. Đồng nghĩa với việc chúng ta đánh mất rất nhiều thời gian và cơ hội quý giá chỉ đến một lần trong đời.
Chính vì thế, do dự có thể trở thành kẻ thù lớn nhất trên con đường dẫn tới thành công của chúng ta. Gặp chuyện gì cũng thế, suy nghĩ thật kỹ một lần rồi làm, không thì đừng nhắc nữa. Công việc nào mà không có khó khăn thử thách, thành tựu nào mà không có gian nan cần vượt qua. Nhưng sau mỗi hành động đó, chúng ta lại học hỏi được thêm nhiều kinh nghiệm, càng tiến gần đến thành công.
Còn nếu cứ mải mê suy nghĩ do dự thì đến cuối cùng, thành tựu trong tay chẳng đạt được gì. Suy nghĩ mà không kết hợp với hành động chỉ dẫn tới con số 0.
Dương Mộc

Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2019

Trụ sở ngân hàng: Nên mua hay thuê?

Phát triển thị trường và mở rộng mạng lưới hoạt động luôn là mục tiêu quan trọng của các ngân hàng. Tuy nhiên, câu chuyện "mở mang bờ cõi" của các ngân hàng suốt thời gian qua cứ bị cuốn theo câu hỏi chưa có lời đáp là nên thuê hay mua mặt bằng để làm trụ sở kinh doanh?
Khảo sát trong hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay, ngoài Agribank có cơ ngơi trụ sở khang trang và không phải sống cảnh cuối tháng phải lo lắng tiền thuê nhà, phần còn lại hầu hết các ngân hàng vẫn còn tình trạng thuê mướn mặt bằng làm trụ sở. Và không chỉ nhóm ngân hàng cổ phần tư nhân mà thậm chí cả nhóm ngân hàng có vốn nhà nước chi phối như Vietcombank, BIDV, Vietinbank, ...đâu đó vẫn còn phải thuê trụ sở để làm chi nhánh, phòng giao dịch.
Thật ra, việc trụ sở thuê hay mua trụ sở cũng không phải là vấn đề quan trọng đối với các ngân hàng. Vì nó phụ thuộc vào chính sách phát triển của từng ngân hàng. Điều các ngân hàng quan tâm chính là có mặt bằng khang trang, sạch đẹp để phục vụ giao dịch của khách hàng. Đối với các ông chủ ngân hàng, điều họ quan tâm nhất vẫn là hiệu quả hoạt động của các Chi nhánh/Phòng giao dịch trong hệ thống của mình. Mà việc thuê hay mua trụ sở vẫn luôn có tính hai mặt của nó. Và không phải bao giờ việc mua trụ sở cũng là phương án tối ưu với các ngân hàng. Nhưng đó là chuyện nội bộ của các ngân hàng. Còn với khách hàng, việc ngân hàng cứ thuê trụ sở lụp xụp, lâu lâu lại di dời điểm giao dịch chỗ này đến chỗ khác,...là đã "mất điểm" ít nhiều trong mắt khách hàng về cái gọi là niềm tin hay mức độ tin tưởng.
Trong phạm vi bài viết, tác giả xin chia sẻ những góc nhìn của những người trong cuộc về việc mua hay thuê mặt bằng làm trụ sở ngân hàng.

Thứ nhất, cần khẳng định rằng trụ sở mua hay thuê hoàn toàn không phản ánh được về sức khỏe hay tiềm lực tài chính của một ngân hàng. Mà như đã nói, nó phụ thuộc vào lịch sử hình thành, vào định hướng phát triển riêng của từng ngân hàng. Như Agribank là ngân hàng 100% vốn Nhà nước, có bề dày lịch sử nên không ngạc nhiên khi hầu hết trụ sở Agribank đều là tài sản riêng của nhà băng này. Nhưng nói về hiệu quả hoạt động, về giá trị thương hiệu thì Vietcombank (một ngân hàng cũng còn một số trụ sở phải thuê) tỏ ra vượt trội so với Agribank.
Thứ hai, chi phí trung bình để các nhà băng đầu tư mua đất và xây trụ sở cho một Chi nhánh ở địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh ước tính dao động khoảng từ 40 tỷ đồng trở lên (tùy vị trí và tùy địa phương). Cụ thể: chi phí mua quyền sử dụng đất ở một tuyến đường "đẹp" của thành phố trực thuộc tỉnh có diện tích 10m x 25 m cũng khoảng tầm trên 30 tỷ đồng; chi phí xây dựng và trang trí, hoàn thiện văn phòng, nội thất trụ sở giao dịch khoảng 8 – 10 tỷ đồng (xây 1 tầng hầm và 3 – 4 lầu). Còn nếu mua đất và xây dựng trụ sở có diện tích như trên tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM thì chi phí đầu tư còn cao hơn rất nhiều.
Chi phí đầu tư mua tài sản ban đầu tuy cao, nhưng thời gian trích khấu hao dài (từ 25 đến 50 năm, thực tế các ngân hàng thường trích khấu hao trong 30 năm). Và về lâu dài, giá trị tài sản mua lại tăng theo thời gian và trở thành tài sản riêng của ngân hàng. Nghĩa là nếu tính theo phương án dài hạn, việc mua tài sản sẽ có nhiều tính ưu việt hơn. Tuy nhiên, với chi phí đầu tư ban đầu vài chục tỷ đồng cho việc mua trụ sở là điều các ngân hàng phải cân nhắc với quy mô hoạt động và hiệu quả lợi nhuận mà Chi nhánh/Phòng giao dịch đó mang lại hàng năm.
Thứ ba, chi phí thuê trụ sở có diện tích 10m x 25 m và có khoảng 3 – 4 tầng tại các thành phố trực thuộc tỉnh cũng tầm khoảng trên dưới 100 triệu đồng/tháng, tương đương hơn 1 tỷ đồng/năm. Tính ra tiền thuê nhà cũng tương đương chi phí trích khấu hao nếu chọn phương án mua trụ sở. Giá tiền thuê nhà ở trên chưa bao gồm chi phí sửa chữa, hoàn thiện văn phòng, nội thất và bảng hiệu quảng cáo khi trùng tu, cải tạo một căn nhà để làm trụ sở giao dịch ngân hàng. Và như đã nói ở trên, chi phí thuê mặt bằng ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM sẽ đắt đỏ hơn nhiều. Với phương án thuê, chi phí ban đầu thấp, nhưng các ngân hàng sẽ rất áp lực khi hợp đồng hết hạn phải chịu áp lực tăng giá từ chủ nhà. Vì bất khả dĩ, một địa điểm kinh doanh đang kinh doanh tốt, khách hàng đã quen với địa chỉ hiện tại thì các ngân hàng đương nhiên không muốn di dời sang địa điểm mới.
Thứ tư, đối với khách hàng đương nhiên khách hàng sẽ không đánh giá cao các ngân hàng thường xuyên thuê mướn và di dời trụ sở. Đó cũng là lý do vì sao một bộ phận không ít khách hàng vẫn thích chọn ngân hàng có trụ sở riêng khang trang, 100% vốn nhà nước dù lãi suất huy động có thấp hơn các ngân hàng cổ phần. Biết rằng cung cách phục vụ, tính ưu việt của sản phẩm dịch vụ mới là yếu tố then chốt trong việc lựa chọn ngân hàng giao dịch. Nhưng chúng ta phải thừa nhận rằng, trụ sở ngân hàng khang trang, bề thế sẽ tạo ấn tượng đẹp cho khách hàng ngay từ trước khi bước vào cổng ngân hàng để giao dịch.
Thứ năm, đối với nhân viên ngân hàng, họ vẫn khao khát và mong ước được làm việc trong một văn phòng khang trang, tiện nghi và là tài sản riêng của ngân hàng, chứ không phải phập phồng lo sợ viễn cảnh sau vài năm phải dọn đồ đạc, thiết bị, chứng từ...về trụ sở mới. Người ta nói "an cư thì mới lạc nghiệp", nên việc cứ thuê một trụ sở tạm bợ, chật hẹp thì vô hình chung cũng không tạo được sự gắn bó, không phát huy được sức sáng tạo và tâm huyết của nhân viên.

Thứ sáu, dường như chính sách, quy trình nội bộ của chính các ngân hàng đang tự trói chân mình trong cuộc đua tìm kiếm mặt bằng làm trụ sở. Cụ thể, trong khi các cửa hàng FPT Shop, Thế giới di động, Điện máy xanh, Bách hóa xanh, các cửa hàng tiện lợi VinMart,...cứ liên tục được mở mới ở những vị trí đẹp và đắt địa trên khắp cả nước thì các ngân hàng vẫn cứ loay hoay tìm kiếm lối ra cho bài toán về trụ sở giao dịch. Không phải các ngân hàng không có đủ tiềm lực tài chính so với các doanh nghiệp khác, mà bởi cái gọi là quy trình, quy chế đã làm các ngân hàng chậm chân hơn so với các doanh nghiệp trên mặt trận thuê hoặc mua mặt bằng.
Sau cùng, trở lại câu hỏi các ngân hàng nên mua hay thuê mặt bằng làm trụ sở kinh doanh. Thật sự đây là một câu hỏi rất khó cho lãnh đạo các nhà băng. Để trả lời cho câu hỏi này, ai cũng biết rằng khách hàng và nhân viên ngân hàng đều mong muốn ngân hàng mua trụ sở khang trang để gắn bó lâu dài. Nhưng với lãnh đạo các ngân hàng, họ không có quyền tự quyết như kiểu ông chủ các công ty gia đình. Vì lãnh đạo các ngân hàng phải chịu áp lực lớn từ cổ đông về nhiệm vụ phải tăng lợi nhuận, cổ tức hàng năm. Vì vậy, các ngân hàng cứ mãi lỡ hẹn với ước mơ của nhân viên mình là được làm việc trong trụ sở của riêng ngân hàng mà họ đang gắn bó. Và đã đến lúc các ngân hàng nên nhìn nhận lại một cách thật nghiêm túc về việc đầu tư mua mặt bằng làm trụ sở hoạt động?
Hoài Ngọc