Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 28 tháng 5, 2019

CHIẾN THẮNG ÁP ĐẢO CHO DONALDTRUMP

Hồi nhỏ sau chiến tranh thường bom bi, mà thường lấy làm bi xe đạp rất bền, là có tỷ lệ sát thương rất cao. Và hình như Mr. Chum đang chơi đòn này.
Mỹ áp thuế 34 tỷ USD. TQ đáp trả 34 tỷ USD. TTCK Mỹ tăng điểm. TQ mất 2.000 tỷ USD.
Mỹ áp 16 tỷ USD. TQ đáp lại 16 tỷ USD. Mỹ: Chỉ số tăng trưởng GDP quý 3 đạt mức kỷ lục 4,1%. TQ: TTCK mất thêm 2.000 tỷ USD.
Mỹ áp 200 tỷ USD. TQ đáp lại 60 tỷ USD. Kinh tế Mỹ ổn định. TTCK TQ mất thêm 2.000 tỷ USD.
Sau 3 lần bị đánh trả, kinh tế Mỹ vẫn duy trì tăng trưởng nóng (GDP cả năm 3,9%), TTCK vẫn giữ chỉ số tăng 22%. Hãng xưởng ùn ùn kéo vào Mỹ. Tỷ lệ thất nghiệp 3,9% thấp nhất trong vòng 50 năm. Ngược lại, quả 34 tỷ kinh tế TQ toát mồ hôi. Quả 16 tỷ thổ huyết. Cú 200 tỷ thở oxy. Sau gói thuế 250 tỷ, TTCK TQ mất hơn 27%. Đầu tư nước ngoài tháo chạy. Gần 6 triệu công ty đóng cửa. Một tâm lý hoảng loạn bao trùm xã hội TQ.
Nền kinh tế TQ với GDP 12.000 tỷ USD. Thì cho dù mất vài ngàn tỷ cũng chưa hề hấn! Nhưng tại sao chỉ với thuế 16 tỷ (0,001% GDP), 34 tỷ (0,003% GDP) lại là cơn sóng thần đã làm tê liệt và có nguy cơ đánh sập một con tàu 12.000 tỷ? Vấn đề này ông Giáo sư ĐH Colombia Joseph Stigliz, người từng đoạt giải Nobel kinh tế, từng là Chủ tịch Hội đồng cố vấn kinh tế cho TT Bill Clinton đành phải cứng họng. Vì trước đây ông đã đem những kiến thức sách vở hàn lâm giáo điều, cảnh báo ông Trump rằng chớ có đụng vào TQ nhất là chuyện thuế khóa, nếu không thì kinh tế Mỹ sẽ gặp đại họa? Ông Giáo sư đánh giá ông Trump là người không biết kinh tế? (nhưng điều buồn cười, trong lúc Donald Trump là một tỷ phú 10 tỷ USD, thì ông Giáo sư dạy kinh tế chưa có tên trong danh sách người giàu!? Kkkkkkkk !) Chấm điểm về khả năng điều hành kinh tế, Giáo sư cho ông Trump điểm F. Đến nay có lẽ mức điểm này ông Giáo sư rất xứng đáng được nhận lại! Và giải Nobel đã thực sự mất giá khi trao giải kinh tế cho ông này!
Cái hay tuyệt vời của ông Trump là tài năng chế tác biến hóa những hạt cát (16 tỷ, 34 tỷ - 0,001%, 0,003%) thành những trái bom tấn, đánh chết máy một con tàu hạng nặng 12.000 tỷ. Ngoài cái hay của bộ óc thiên tài về kinh tế, Donald Trump còn có điểm siêu quần về khả năng quản trị chiến lược. Tại sao là 34 tỷ? Lại 16 tỷ? Và nhấn thêm cú nữa 200 tỷ? Tại sao cú 200 tỷ lại chia làm 2 hiệp? Hiệp 1 (10%) đã phát huy tác dụng, làm hoảng loạn nền kinh tế TQ. Hiệp 2 (25%) đang được luyện bùa phép để biến nó thành quả bom nguyên tử! Còn thêm gói dự phòng 270 tỷ, ông Trump sẽ thổi hồn để biến thành loại bom nào đây? Nền kinh tế TQ không đến nỗi nguy ngập nếu bị mất đi vài ngàn tỷ USD! Cũng có thể mệt mỏi nhưng chưa đến mức khủng hoảng nếu Mỹ đánh gói thuế 570 tỷ USD trong một lần, nhưng sẽ bị trọng thương và kiệt sức vì những gói thuế nhỏ giọt 16 tỷ - 34 tỷ.
Tại sao quả bom lớn không giết được đối phương, nhưng viên đạn nhỏ lại gây sát thương lớn? Đó là điểm kỳ tài của ông Trump! Vì ông Trump đã hiểu quá rõ bản chất của nền kinh tế TQ. Và ông đã nắm ngay cái yếu huyệt này mà ra đòn, bằng một loại vũ khí mà chính ông chế tạo. Hiệu ứng Domino hoảng loạn tâm lý là vũ khí tối tân để đánh sập nền kinh tế TQ. Nguyên nhân của loại tâm lý này là nền tảng kinh tế TQ thiếu gốc rễ. Một nền kinh tế giật gấu vá vai, vay mượn và sống trên đống nợ (nợ công 300% GDP). Công nghệ hoàn toàn copy sao chép. Hình thức khôn lỏi đi tắt, đón đầu bằng cách cưỡng đoạt và ăn cắp công nghệ. Nước mạnh nhưng dân không giàu. Hình thức Tư bản Nhà nước, nhân dân bần cùng. Quan hệ Quốc tế chỉ là quan hệ chủ - tớ, mà hoàn toàn không có mối quan hệ đồng minh đúng nghĩa.
Donald Trump Nhà Kinh tế đại tài. Phi sách vở, phi lý thuyết !
___________
©️Vũ Thanh Huyền

Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2019

Hãy quên cách thực hiện theo danh sách việc cần làm đi, thay vào đó sử dụng "Phương pháp ABCDE", chắc chắn bạn sẽ thành công hơn mỗi ngày!



Danh sách việc cần làm thực sự là một công cụ tốt, tuy nhiên nó vẫn chưa phải là một công cụ năng suất hoàn chỉnh.
Danh sách làm việc là một trong những công cụ năng suất được sử dụng bởi nhiều công nhân tri thức trên toàn thế giới. Nó giúp tổ chức công việc và hình thành cấu trúc cho một ngày của bạn. Tuy nhiên, mặc dù phổ biến, danh sách việc cần làm có thể không hiệu quả như tất cả chúng ta nghĩ...




Có một danh sách việc cần làm tốt hơn nhiều so với việc không có một danh sách, kế hoạch nào cả, tuy nhiên nó vẫn là một công cụ năng suất chưa hoàn chỉnh. Một danh sách việc làm chỉ là một tập hợp các nhiệm vụ mà bạn muốn hoàn thành, nhưng nó không cho biết tầm quan trọng của mỗi việc phải làm. Điều này có thể khiến bạn có cảm giác sai lầm về năng suất.
Ví dụ, khi bạn thực hiện được 70% - 80% danh sách việc làm của mình, bạn chỉ cảm thấy khá hiệu quả thôi phải không? Và một sự thật là, hầu hết chúng ta không bao giờ có thể giải quyết tất cả các nhiệm vụ trong danh sách việc cần làm của mình, vì vậy việc hoàn thành khoảng 80% đã là rất tốt. Tuy nhiên, điều này có thể tạo ra một cảm giác sai lầm to lớn về năng suất và có thể phá hoại hoàn toàn thành công của bạn trong tương lai.
Chọn con đường ít có khó khăn nhất
Vấn đề ở đây là, bộ não của chúng ta giống như một dòng nước chảy xuống một ngọn núi, nó chọn con đường ít có sự cản trở nhất. Nói cách khác, bộ não thích thực hiện các nhiệm vụ dễ dàng hơn và tránh những nhiệm vụ khó khăn hơn. Từ quan điểm tiến hóa, điều này có ý nghĩa. Bộ não của chúng ta vẫn hoạt động dựa trên ảnh hưởng từ thời điểm khan hiếm thực phẩm và bị nhiều mối đe dọa bên ngoài. Do đó, cho đến tận ngày nay, não bộ vẫn thúc đẩy bạn tiết kiệm càng nhiều năng lượng càng tốt.
Vì các nhiệm vụ dễ đòi hỏi ít năng lượng hơn các nhiệm vụ phức tạp, tỷ lệ hoàn thành chúng cũng cao hơn khi chúng ta trì hoãn công việc phức tạp và thực hiện các công việc dễ dàng. Đó là cách chúng ta có thể tiết kiệm năng lượng mà não của chúng ta nghĩ rằng chúng ta cần để tồn tại. Đó cũng là lý do tại sao bạn cảm thấy kháng cự nhiều hơn đối với việc thực hiện các nhiệm vụ đầy thách thức so với việc giải quyết các nhiệm vụ dễ dàng hơn.
Trong khi trên thực tế, các nhiệm vụ khó khăn nhất thường cũng là các nhiệm vụ quan trọng và có giá trị nhất góp phần vào tiến trình quan trọng nhất đối với mục tiêu của bạn. Chúng đòi hỏi bạn phải có những kỹ năng độc đáo và suy nghĩ sâu sắc để hoàn thành và do đó có giá trị hơn các nhiệm vụ khác.
Vì vậy, sau một ngày làm việc "chăm chỉ", có thể bạn đã thực hiện được 23 việc cần làm từ danh sách việc làm của mình, bạn cảm thấy rất hiệu quả. Trong khi thực tế, bạn chỉ "bận rộn" và không tạo ra bất kỳ giá trị thực sự nào hoặc đạt được bất kỳ tiến bộ đáng kể nào trông mục tiêu của bạn.
Trên thực tế, điều này được gọi là "sự trì hoãn sản xuất". Bạn tiếp tục trì hoãn những nhiệm vụ quan trọng nhất trong khi vẫn cảm thấy bản thân hữu ích vì bạn đã bận rộn cả ngày. Nó là một trong những "sát thủ thầm lặng" hủy diệt năng suất của bạn, lặng lẽ phá hoại thành công của bạn sau này. 





Thay vì sử dụng danh sách việc cần làm, hãy thử bắt đầu với "Phương pháp ABCDE" từ Brian Tracy. Trên thực tế, Phương pháp ABCDE cũng giống như một danh sách việc cần làm. Nhưng một số người gọi nó là danh sách thành công, vì nó giúp xác định các mục dẫn đến thành công đồng thời xác định những mục chỉ đơn thuần là "phiền nhiễu".
Nói chung, Phương pháp ABCDE là một công cụ tuyệt vời để ưu tiên hiệu quả, là một trong những phần quan trọng nhất để cải thiện năng suất của bạn và đạt được kết quả tốt hơn.
Giống như với danh sách việc cần làm, bạn bắt đầu bằng cách viết ra tất cả các mục mà bạn muốn hoàn thành ngày hôm nay. Sau đó, gán A, B, C, D hoặc E cho từng mục trong danh sách của bạn.
Mục A: Gán A cho từ 1 đến 3 nhiệm vụ ưu tiên nhất, có giá trị cao nhất đối với bạn. Những nhiệm vụ này thực sự đưa bạn đến gần hơn với việc đạt được các mục tiêu quan trọng nhất của bạn. Nhiệm vụ A sẽ tạo ra khó khăn lớn nhất nếu bạn không hoàn thành chúng và cũng là lợi thế lớn nhất nếu bạn hoàn thành chúng. Nếu bạn có nhiều hơn 3 nhiệm vụ trong mục A của mình, bạn nên ưu tiên chúng nghiêm ngặt hơn cho đến khi bạn chỉ còn 3 nhiệm vụ. Một điều bạn cần ghi nhớ là đừng bao giờ được trì hoãn các nhiệm vụ A của mình, vì vậy bạn nên quyết tâm giải quyết chúng trước các mục khác trong danh sách của bạn.
Mục B: Gán B cho các nhiệm vụ mà cũng có chút giá trị đến mục tiêu của bạn và dễ dàng hoàn thành tốt hơn. Chúng đóng góp vào việc đạt được các mục tiêu quan trọng nhất của bạn, nhưng không nhiều như nhiệm vụ A. Một lần nữa, hãy chắc chắn rằng bạn giải quyết các mục A của bạn trước khi bạn chuyển sang các nhiệm vụ trong mục B của mình.
Mục C: Gán chữ C cho nhiệm vụ không thực sự đóng góp vào việc đạt được mục tiêu của bạn. Những nhiệm vụ này là những nhiệm vụ mà chúng ta yêu thích làm vì chúng thường dễ dàng và nhanh chóng để hoàn thành. Trong khi thực tế, chúng không đóng góp gì cả. Nếu bạn chần chừ trong các nhiệm vụ này, thì nó cũng không tệ như so với chần chừ với các nhiệm vụ nhãn A hoặc B.
Mục D: Gán D cho tất cả các nhiệm vụ mà bạn hòan toàn có thể ủy thác cho những người khác. Bạn không nên dành thời gian cho những nhiệm vụ này vì thời gian của bạn có giá trị hơn. Thay vào đó, bạn nên dành thời gian chủ yếu cho các mục A.
Mục E: Gán E cho tất cả các nhiệm vụ mà bạn có thể loại bỏ. Sau khi phân tích cẩn thận, bạn đi đến kết luận rằng rốt cuộc chúng có cần thiết hay không?
Thay đổi năng suất của bạn
Jari Roomer, một huấn luyện viên nâng cao hiệu suất cho biết: Tôi sử dụng Phương pháp ABCDE mỗi ngày và nó đã trở thành một trong những công cụ có ảnh hưởng nhất trong hộp công cụ năng suất của tôi. Thông qua Phương pháp ABCDE, tôi có thể ưu tiên các công việc hàng ngày của mình để tôi không còn tự nhảm nhí bằng cách cảm thấy hiệu quả trong khi tôi chỉ bận rộn với nhiệm vụ dễ dàng và giá trị thấp hơn.
Thay vào đó, tôi biết rằng một ngày của tôi thực sự được "chi tiêu" một cách hiệu quả khi tôi đột phá được các nhiệm vụ quan trọng nhất của mình. Và vâng, điều này có thể có nghĩa là một ngày mặc dù tôi chỉ giải quyết được 3 mục nhưng có năng suất cao gấp 10 lần so với một ngày tôi đã giải quyết 23 mục.
Lúc đầu, điều này có thể khá lạ lẫm và khiến bạn cảm thấy kém năng suất hơn vì bạn làm được ít hơn. Nhưng hãy nhớ năng suất thực được đo lường thông qua những gì bạn đạt được và giá trị bạn tạo ra – chứ không phải thông qua số lượng nhiệm vụ bạn giải quyết hoặc số giờ bạn làm việc.
"Năng suất không phải là một công việc, được thể hiện bằng việc luôn bận rộn hay thắp đèn làm việc đến nửa đêm. Nó là về cách sắp xếp các ưu tiên, lập kế hoạch và bảo vệ thời gian của bạn" - Margarita Tartakovsky.
Làm việc hiệu quả không phải là làm nhiều thứ. Thay vào đó, hãy nói về việc thực hiện những nhiệm vụ có giá trị cao mang lại cho bạn kết quả thực sự. Điều đó thúc đẩy bạn hướng tới việc đạt được mục tiêu của mình nhanh hơn rất nhiều so với việc luôn bận rộn với các nhiệm vụ có giá trị thấp.
Tôi rất khuyến khích bạn thử Phương pháp ABCDE cho chính mình. Đối với ngày làm việc tiếp theo của bạn, hãy xếp hạng các nhiệm vụ của bạn dựa trên mức độ ưu tiên bằng cách sử dụng Phương pháp ABCDE và xem bạn làm việc hiệu quả hơn bao nhiêu?

Trịnh Thơm

Nhiều bạn trẻ ham kiếm tiền, muốn làm giàu nhưng thật tệ là không hiểu những điều sơ đẳng nhất của việc kiếm tiền: 4 nguồn thu nhập quyết định bạn Giàu hay Nghèo


Nếu mục tiêu của bạn là giàu có bạn phải tìm tới những nguồn thu nhập khiến mình trở nên giàu có. Chứ đừng đi sai cách và lệch hướng để rồi về già nói, "Giàu nghèo có số".
Bài viết này sẽ nói về 4 nguồn thu nhập cốt lõi của một người lao động. Nó sẽ quyết định việc bạn giàu hay nghèo, trung lưu hay bình dân, lên một tầm cao mới hay cứ bình bình như vậy đến hết cuộc đời... từ số tiền bạn kiếm được theo tháng, theo năm.
Định nghĩa nguồn thu nhập này nó đã có từ rất lâu rồi. Nhưng trong bộ sách Cha Giàu Cha Nghèo, Robert Kiyosaki đã tóm lược nó lại thành một sơ đồ. Ông ấy gọi nó là "Cashflow Quadrant" hiểu nôm na là "Biểu đồ thu nhập 4 phần." Bạn có thể xem qua biểu đồ ở bên dưới được tôi minh họa lại để hiểu rõ hơn.


E (Employee): Bạn làm thuê cho ai đó

S (Self Employed): Bạn tự tạo ra công việc, tự biên tự diễn

B (Business Owner): Bạn làm chủ. Có người khác làm thuê cho bạn.

I (Investor): Bạn đầu tư. Bạn mua bán bất động sản, cổ phiếu, tiền ảo, v.v…

*Ở cột dọc bên trái. Nó là nguồn thu nhập chủ động. Có nghĩa bạn kiếm tiền dựa vào sức lực mà bạn bỏ ra. Bạn làm bạn có cơm ăn. Bạn không làm, bạn chết đói.
*Ở cột dọc bên phải. Nó là nguồn thu nhập thu nhập thụ động. Có nghĩa bạn có thể kiếm tiền ngay cả khi bạn không làm việc. Lúc đang ngủ. Khi đi du lịch thì tiền bạc vẫn cứ thế mà chảy vào túi bạn.
Ví dụ về nguồn thu nhập
Ví dụ 1
Có người nói với tôi: "Tôi muốn làm giàu bằng việc tiếp thị sản phẩm cho người khác. Tôi sẽ gõ cửa từng nhà, cầm sản phẩm giới thiệu ở những nơi đông người qua lại nhất."
Tôi mới nói: "Cứ cho là hoa hồng người ta trả rất hậu hĩnh. Và cứ cho là cậu rất giỏi trong việc giới thiệu sản phẩm đi, thế nên tỷ lệ thành công của cậu là 1%. Vậy một ngày tính xem mình có thể tiếp cận và nói chuyện với bao nhiêu người?"
Cậu ta tin rằng tỷ lệ thành công của mình sẽ cao hơn. Tôi cũng đồng ý! Nhưng khi tính ra số liệu cụ thể. Cậu ta thừa nhận mình không thể làm giàu được bằng phương pháp đó được.
Ví dụ 2
Sinh viên mới ra trường ai ai cũng muốn kiếm được thật nhiều tiền. "Tôi muốn trở nên giàu có. Tôi muốn mua nhà mua xe trước năm 30."
Rồi họ đi làm cho các công ty, tổ chức. Họ tin rằng rồi sau này mình được đề bạt, cất nhắc. Rồi sau đó lương khủng rồi thì có thể mua nhà, mua xe.
Sự thực thì sẽ rất khó để bạn giàu có được nếu bạn làm thuê cho người khác. Bạn có thể nhận được mức lương hậu hĩnh, có thể trang trải một cuộc sống ổn định. Nhưng giàu có thì KHÔNG BAO GIỜ. Trừ khi công ty tăng trưởng thần tốc trong khi bạn có thật nhiều cổ phần trong công ty.
Hãy để tôi tiếp tục phân tích cho bạn hiểu về 4 nguồn thu nhập này để bạn hiểu rõ hơn nhé.
E - Làm thuê
Nguồn thu nhập của đa số HẦU HẾT LÀ TỪ LÀM THUÊ. Bạn làm cho công ty, tổ chức, doanh nghiệp. Bạn bán thời gian và chất xám cho họ. Đổi lại họ sẽ trả cho bạn những khoản thu nhập tương xứng.
Theo Robert Kiyosaki thì đây là nguồn thu nhập thấp nhất trong những nguồn thu nhập. Như ví dụ 2 cũng chỉ rõ, bạn sẽ khó mà giàu có được nếu đổ thời gian cả đời của mình vào loại hình công việc này.
Nhưng nếu không đi đường tắt như Bill Gates hay Steve Jobs. Chẳng hạn như bỏ đại học và tự tạo ra công việc cho mình, thì hầu hết ai cũng có thời gian vài tháng hoặc vài năm làm thuê. Thế nên để làm giàu thực chất đây cũng không phải là khởi đầu quá tệ.
 * Nếu giàu có không phải mục đích và ước mơ của bạn. Nếu bạn không khao khát để trở nên giàu có thì cũng chẳng vấn đề gì. Hãy tìm công việc phù hợp, tìm những công ty đối đãi thật hào phóng và gắn bó với họ. Chắc chắn cuộc sống của bạn sẽ ngày càng khá hơn.
S - Tự làm, tự tạo ra công việc cho mình
Nhưng nếu đã đi làm vài chỗ, bạn thấy chả chỗ nào khai thác được hết tiềm năng của mình. Bạn không hài lòng khi được trả lương tương tự một gã ít năng lực. Mặt khác, bạn tin rằng mình có thể kiếm được tốt hơn nếu tự biên tự diễn.
Lúc ấy tự khắc nguồn thu nhập của bạn sẽ được chuyển hóa từ E -> S. Từ nhân viên giờ đây bạn bỏ việc và trở thành kẻ tự tạo ra công việc cho mình.
Ví dụ thay vì làm thợ trang điểm cho một công ty áo cưới. Bạn giờ đây trở thành một thợ trang điểm dạo. Hoặc bạn mở một tiệm trang điểm quy mô nhỏ do bạn vừa làm chủ vừa làm thợ.
Thay vì làm bác sĩ trong bệnh viện. Bạn mở một phòng khám nhỏ do chính mình thăm khám cho bệnh nhân.
Thay vì làm biên tập viên viết bài cho một công ty. Bạn trở thành freelancer. Bạn tự tìm đối tác, tự ngã giá, tự viết bài, v.v…
Nguồn thu nhập này khá ổn vì bạn tự làm và tự kiếm. Nhưng cũng như nguồn thu nhập (E – Làm thuê) phía trên, bạn vẫn phải làm thì mới có ăn. Thậm chí nó còn tệ hơn một khi bạn đau ốm. Lúc ấy thu nhập của bạn gần như bằng 0. Bạn chẳng kiếm được đồng nào do nguồn thu nhập của bạn là thu nhập chủ động.
B – Làm chủ
Để có thu nhập thụ động. Để có thể kiếm tiền ngay cả khi bạn tai nạn, đau ốm. Để có thể kiếm tiền ngay cả khi bạn du lịch, tắm nắng thì bạn phải tìm cách làm chủ.
 - Bạn phải thuê nhân viên. Phải có người khác làm việc cho mình. Có thể không phải là tất cả công việc. Nhưng phải có người giải quyết cho bạn một phần công việc.
 - Làm chủ đương nhiên sẽ phải giải quyết nhiều vấn đề và gánh nặng hơn. Chẳng hạn tiền lương cho nhân viên, tiền thuê mặt bằng, training nhân viên, lãnh đạo và dẫn dắt business đi theo hướng mà mình muốn.
 - Với internet nở rộ như hiện nay. Bạn có thể cắt bớt chi phí nhân viên và mặt bằng bởi những hệ thống tự động. Theo đó hệ thống chính là nhân viên của bạn. Thay vì gọi điện cho nhân viên tư vấn, khách hàng có thể tham khảo thông tin trên website. Thay vì gọi điện đặt hàng thì khách hàng có thể tự tay đặt hàng. Tất cả đều được thực hiện một cách tự động.

 - Khác với (E – Làm thuê) và (S – Tự làm), người làm chủ sẽ có khả năng để trở nên giàu có. Bởi vì thu nhập của họ là thu nhập thụ động. Họ không phải mất thời gian 8 tiếng, hay 10 tiếng một ngày để làm quần quật. Thay vào đó họ có thời gian để suy nghĩ, để phát triển, để mở rộng, và thậm chí là chạy thêm nhiều business khác nữa.
 - Hoặc khi họ cảm thấy đã hết thời gian để chạy thêm business, họ có thể chuyển hóa tới nguồn thu nhập cuối cùng.
I – Đầu tư
Đây là nguồn thu nhập cao cấp nhất. Thông thường, khi người làm chủ kinh doanh tới ngưỡng. Khi mà họ cảm thấy không thể phát triển business thêm nữa. Họ sẽ nghĩ tới các phương thức để đầu tư sinh lời.

"Oke vậy cứ đầu tư là trở nên giàu có đúng không?" Một bạn sinh viên hỏi.
Đầu tư là nguồn thu nhập cao cấp nhất. Nhưng nó không dành cho tất cả mọi người.
*Thứ nhất, nó chỉ dành cho những người có chuyên môn tốt về lĩnh vực họ đầu tư. Am hiểu thị trường, có cái nhìn sâu sắc về thị trường. Đôi khi bạn phải kinh doanh, làm chủ rồi mới thấu hiểu được những điều đó.
*Thứ 2, nó chỉ dành cho những người có tiền. Thế nên Robert Kiyosaki mới diễn giải B (Làm chủ) -> I (Đầu tư) chứ không phải E (Làm thuê), S (Tự làm) -> I (Đầu tư). Cứ cho là bạn bỏ ra 1 tỷ đầu tư bất động sản đi. Nếu thị trường tăng trưởng tốt, sau 1 năm bạn có thể thu về 115% 120% của 1 tỷ. Với những người quảng cáo làm giàu nhờ đầu tư với 1.000 đôla thì tôi cũng chỉ biết cười khẩy.
*Thứ 3, thị trường lên xuống thất thường cũng không phải là đầu tư. Nếu bạn nghĩ bỏ ra 1.000 đôla đầu tư rồi hôm sau số tiền đó tăng gấp 10 lần thì đó không phải là đầu tư. Đó là đánh bạc, là đỏ đen. Nhiều người gấp 10 lần tiền bằng cờ bạc. Nhưng vì cờ bạc nên họ cũng mất 10 lần tiền sau đó chả bấy lâu.
Kết luận Đọc xong bài viết này, tôi tin chắc rằng bạn đã có cái nhìn rõ hơn về 4 nguồn thu nhập chính yếu của một người. Nếu mục tiêu của bạn là giàu có bạn phải tìm tới những nguồn thu nhập khiến mình trở nên giàu có. Chứ đừng đi sai cách và lệch hướng để rồi về già nói, "Giàu nghèo có số".
(Chinhem, Lai H.)

Thứ Năm, 2 tháng 5, 2019

Stress mãn tính có thể làm tăng nguy cơ ung thư

  Báo cáo vừa được trình bày tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Nghiên cứu Ung thư Mỹ chỉ ra một yếu tố nguy cơ bệnh ung thư, tim mạch… mà rất nhiều người sở hữu.
  Phó giáo sư Selley Tworpge, chuyên ngành khoa học dân số tại Trung tâm Ung thư Moffitt (Tampa, Florida, Mỹ) đã trình bày trước các nhà khoa học, bác sĩ của Hiệp hội Nghiên cứu Ung thư Mỹ về các nguy cơ sức khỏe mà tình trạng stress mãn tính (căng thẳng mãn tính) có thể mang lại, bao gồm nhiều bệnh từ viêm đến tim mạch, và cả bệnh ung thư.
  Một nghiên cứu do bà Selley Tworpge và các cộng sự thực hiện cho thấy những người bị stress do cô đơn (cô lập xã hội) có nguy cơ ung thư buồng trứng cao gấp 1,5 lần những người có tinh thần thoải mái hơn. Ngoài ra, một phân tích khác sẽ được họ công bố trong số sắp tới của tạp chí khoa học International Journal of Cancer sẽ phân tích mối liên quan đáng kể giữa tress mãn tính do công việc và nguy cơ ung thư đại trực tràng, phổi và thực quản.
  Stress cần thiết cho mọi người trong một số trường hợp, ví dụ stress cấp tính khi bạn bị một con sư tử rượt đuổi hay rơi vào tình huống giao thông nguy hiểm có thể dẫn đến tai nạn. 

*Cơ thể "bật" lên hai hệ thống chính: 
  - Một là hệ thống thần kinh giao cảm giúp kích hoạt phản ứng chiến đấu hoặc đào thoát thông minh.
  - Hệ thống thứ 2 là trục thượng thận – tuyến yên (HPA), giúp giải phóng một loại hormone căng thẳng chính gọi là cortisol.
*Khi stress cấp tính xảy ra, 2 hệ thống này giúp bạn vượt qua nguy hiểm bằng cách :      - Giúp tim đập nhanh hơn kéo theo sự "tăng tốc" toàn cơ thể, tầm nhìn sắc nét hơn…

  - Sau đó sẽ tự động điều chỉnh về mức bình thường, tình trạng stress hạ dần xuống.
  Nhưng nếu stress trở thành mãn tính, nghiên cứu của phó giáo sư Tworpge trước đây đã tìm thấy :

  - Sự trao đổi chất bị thay đổi.
  - Một số hormone nguy hại bị tăng lên.
  - Nắp bảo vệ DNA telomere bị ngắn lại khiến việc ngăn chặn các tác động làm thiệt hại DNA bị suy giảm. 
  Tất cả những thay đổi này đã được nhiều công trình khác rước đó chứng minh là có khả năng tăng nguy cơ mắc ung thư, cũng như đẩy nhanh tiến triển ở người đã bị bệnh.
  Trong cùng cuộc họp, bà Melanie Flint, chuyên gia miễn dịch tại Đại học Brighton (Anh) đã bày tỏ sự đồng tình, bổ sung thêm rằng việc tăng tiết các hormone căng thẳng dài lâu cũng khiến DNA bị tổn thương, cũng như ngăn chặn quá trình tự sửa chữa DNA của cơ thể. DNA bị hỏng và không được sửa chữa là nguyên nhân hiển nhiên của ung thư, đã dược nhiều công trình chứng minh.
  Phó giáo sư Toworoger nói thêm căng thẳng mãn tính còn làm suy yếu hệ miễn dịch, vốn là hàng rào phòng vệ của cơ thể trước ung thư và nhiều căn bệnh khác.
  Trước đó, một nghiên cứu của Nhật Bản công bố trên tạp chí khoa học Scientific Reports năm 2017 với dữ liệu của hơn 100.000 người cũng cho thấy nam giới bị stress mãn tính có nguy cơ ung thư cao hơn người ít căng thẳng tới 11%!

(Theo Live Science)