Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 26 tháng 9, 2018

Chiến tranh thương mại leo thang có thể khiến Trung Quốc rơi vào khủng hoảng tài chính

Những bước leo thang tiếp theo trong cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, bao gồm các biện pháp trừng phạt lên hàng hóa và các giao dịch tài chính, có thể tạo ra một cuộc khủng hoảng tài chính ở Trung Quốc, các nhà nghiên cứu cảnh báo.
Theo một nghiên cứu của viện Phát triển và Chiến lược Quốc gia thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc, các biện pháp đánh thuế bổ sung mà Mỹ có thể thực hiện trong cuộc chiến thương mại sẽ hạn chế hoặc thậm chí phá hủy trực tiếp thị trường tài chính, tài sản và tiền tệ của Trung Quốc, đặc biệt khi Mỹ không có ý định dừng bước.
Cho đến nay, cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã tập trung hoàn toàn vào hàng hóa. Cả hai bên đã đánh thuế 25% lên 50 tỷ USD hàng nhập khẩu của nhau trong tháng 7 và tháng 8.
Xung đột thương mại tăng thêm vào ngày 24/9 khi Mỹ áp thuế 10% lên 200 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và sẽ tăng lên 25% vào đầu năm 2019 nếu Trung Quốc không nhượng bộ. Trung Quốc cũng tuyên bố trả đũa bằng việc đánh thuế từ 5-10% lên 60 tỷ hàng hóa của Mỹ.
Trước đó, ngày 22/9, Trung Quốc từ chối đề nghị đàm phán thương mại của Mỹ. Việc không diễn ra các cuộc đàm phán đã tạo một vết lõm trong niềm tin của các nhà đầu tư quốc tế vào thị trường tài chính Trung Quốc, báo cáo nhận định.


Đồng Nhân dân tệ đã mất hơn 9% so với đồng USD kể từ tháng 4. (Ảnh: FT) 

Ngoài việc tiếp tục đánh thuế nhập khẩu lên hàng hóa của Trung Quốc như Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đe dọa, Mỹ có thể dùng thị trường quốc tế để gia tăng áp lực lên Trung Quốc.
“Chiến tranh thương mại có thể sẽ không còn giới hạn trong thương mại nữa, mà nó có thể mở rộng sang lĩnh vực đầu tư tài chính”, ông Wang Xiaosong, tác giả của nghiên cứu, nhận định.
Mỹ có thể bắt đầu bán ra cổ phiếu của các công ty Trung Quốc đang niêm yết trên Phố Wall và sử dụng truyền thông để phóng đại những điểm yếu của kinh tế Trung Quốc. Điều này gây áp lực giảm lớn cho cổ phiếu các công ty Trung Quốc, trong đó chủ yếu là các công ty công nghệ lớn như Alibaba và Tencent.
Mỹ cũng có thể khuyến khích, thậm chí tạo áp lực, để các công ty nước mình rút vốn đầu tư tại Trung Quốc.
Nếu Mỹ nhắm tới mục tiêu gây tổn thất vào phân khúc có đòn đẩy cao đối với nền kinh tế Trung Quốc như thị trường tài chính và tài sản, Trung Quốc sẽ rơi vào một cuộc khủng hoảng tài chính.
Thị trường tiền tệ Trung Quốc sẽ bị đánh bại nếu Mỹ sử dụng vị thế tài chính đưa đồng Nhân dân tệ tiếp tục mất giá so với đồng USD. Chiến thuật này sẽ khiến giới đầu tư ngay lập tức quay lại với các loại tài sản là “nơi trú ẩn an toàn”, gây ra hoạt động bán tháo với tài sản Trung Quốc, đặc biệt là bất động sản.
Trên phạm vi quốc tế, Mỹ có thể gây áp lực với các quốc gia nhận đầu tư lớn từ Trung Quốc. Nghiêm trọng hơn nữa, Mỹ có thể phạt nặng vào các tổ chức tài chính Trung Quốc có trụ sở tại Mỹ hoặc lợi dụng sức ảnh hưởng của mình lên hệ thống thanh toán tài chính toàn cầu để đưa Trung Quốc ra khỏi các tổ chức tài chính.
Bất kỳ kịch bản nào trong số trên được thực hiện sẽ làm tăng thêm nỗi đau cho thị trường tài chính Trung Quốc vốn đã bị “rỉ máu” từ đầu năm đến nay.
Chỉ số chứng khoán lớn nhất Trung Quốc, Shanghai Composte, đã giảm 15,4% kể từ đầu năm nay xuống mức thấp nhất trong vòng 4 năm.
Trong khi đó, đồng Nhân dân tệ đã mất hơn 9% giá trị so với đồng USD kể từ tháng 4 khi Mỹ áp thuế đối với thép và nhôm của Trung Quốc. Đây là mức giảm giá chưa từng có trong một thời gian ngắn như vậy.
Cho đến nay, kinh tế Trung Quốc chưa có nhiều dấu hiệu bị tác động tiêu cực bởi cuộc chiến thương mại. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng tác động sẽ rõ ràng hơn trong quý IV/2018.
Tổ chức Fitch Ratings ngày 21/9 đã hạ dự báo tăng trưởng của Trung Quốc trong năm 2019 xuống còn 6,1% từ mức 6,3% trước đó.
Kiều Ngọc (Tổng hợp)

Thứ Bảy, 15 tháng 9, 2018

5 tín hiệu của cơ thể cho thấy bạn đã ăn quá nhiều muối!

Muối ăn được gọi là “vua của các loại gia vị”, là thứ không thể thiếu trong cuộc sống thường ngày. Tuy nhiên, ăn quá nhiều muối sẽ làm tổn thương thận và không tốt cho sức khỏe. Do đó, chúng ta cần phải chú ý đến lượng muối ăn đưa vào cơ thể. Vậy cơ thể sẽ có những tín hiệu nào để nhắc nhở khi chúng ta ăn quá nhiều muối?



Muối ăn. Hình minh họa từ maxpixel

5 tín hiệu nhắc nhở rằng chúng ta đã ăn quá nhiều muối
1.Khô miệng
Nếu bạn cảm thấy khô miệng giống như sau khi ăn kẹo bông gòn, đây có thể là tín hiệu cho thấy bạn đã ăn quá nhiều muối. Sau khi ăn những thoại thức ăn chứa nhiều natri, cơ thể sẽ cảm giác mất cân bằng lượng muối và nước. Để khôi phục sự cân bằng, bạn cần phải uống nhiều nước. Vì vậy não sẽ phát ra tín hiệu khát nước khiến bạn muốn uống nước.
2. Phản ứng chậm đi
Nếu ăn quá nhiều muối lâu ngày có thể sẽ dẫn đến triệu chứng mất nước. Khi bị mất nước, chúng ta sẽ không thể suy nghĩ vấn đề một cách rõ ràng được, tình trạng này là vô cùng nghiêm trọng!
3. Ngón tay sưng phù
Nếu đột nhiên bạn nhận thấy cân nặng không có bất cứ sự thay đổi nào, nhưng ngón tay lại không đeo được chiếc nhẫn vẫn luôn đeo nữa, vậy thì rất có thể là cơ thể đã bị tích nước. Nếu ăn quá nhiều muối lâu ngày sẽ gây nên tình trạng này.
4. Đau đầu
Một cuộc nghiên cứu được đăng trên “Tạp chí y học Anh” (British Medical Journal) cho thấy: so với những người ăn 1500 mg natri mỗi ngày, những người trưởng thành hấp thu 3500 mg natri có tỉ lệ bị đau đầu cao gấp 1/3.
5. Đi tiểu liên tục
Uống quá nhiều nước không phải là nguyên nhân duy nhất khiến bạn đi tiểu liên tục. Điều gây kinh ngạc là ăn quá nhiều muối cũng sẽ gây ra hiệu quả tương tự. Khi cơ thể hấp thu quá nhiều muối, thận sẽ phải làm miệng nhiều hơi mới có thể thải lượng muối dư thừa ra khỏi cơ thể, điều này sẽ làm tăng lượng nước tiểu.
Thành phần chính của muối là natri clorua, đây là chất không thể thiếu để duy trì sự phát triển và trao đổi chất trong cơ thể. Muối có những tác dụng quan trọng như duy trì áp suất thẩm thấu trong và ngoài tế bào, điều tiết phân bố cân bằng nước trong cơ thể, tham gia vào việc hình thành axit dạ dày, tăng cảm giác thèm ăn, duy trì tuần hoàn dịch trong cơ thể….
Ăn quá nhiều muối sẽ dẫn đến tình trạng gì?

Theo lời khuyên về việc ăn muối mới nhất của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), lượng muối tiêu chuẩn để cơ thể hấp thu từ thực phẩm là: mỗi ngày không quá 5g. Nhưng cũng không phải là ăn càng ít muối càng tốt. Ăn quá ít muối sẽ khiến hàm lượng natri trong cơ thể quá thấp, gây ăn uống không ngon miệng, tay chân mất sức, chóng mặt, mệt mỏi.. Nếu nặng thì còn gây chán ăn, buồn nôn, nôn ói, tim đập nhanh, mạch yếu, co thắt cơ bắp …
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta nên chú ý đến những loại thực phẩm mà mình không được ăn, đặc biệt là những người bị cao huyết áp. Chúng ta cần chú ý cố gắng kiểm soát lượng muối đưa vào cơ thể, nếu ăn quá nhiều muối có thể sẽ khiến chúng ta bị đau đầu, lại vừa làm tăng khả năng bị sưng phù. Nếu ăn quá nhiều muốn sẽ có hại cho cổ họng, dễ gây khàn cổ.

Thanh Xuân



Thứ Năm, 13 tháng 9, 2018

'Bảy lập luận sai về việc dùng tiền TQ ở biên giới'

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) trong một văn bản gửi tới BBC Tiếng Việt hôm 03/09/2018 nói rằng Thông tư 19 nhằm "khắc phục những bất cập trong thực tiễn thanh toán đã thực hiện từ nhiều năm nay" trong khi "tạo thuận lợi cho thương nhân và cư dân biên giới".
"Thông tư này đảm bảo trên lãnh thổ Việt Nam chỉ cho phép thanh toán bằng tiền mặt VND, không cho phép sử dụng nhân dân tệ tiền mặt để mua bán hàng hóa trên lãnh thổ Việt Nam theo đúng tinh thanh của pháp lệnh ngoại hối; đồng thời tăng cường kiểm soát tiền tệ qua hệ thống ngân hàng, hạn chế buôn lậu, gian lận thương mại phù hợp với chủ trương, định hướng chỉ đạo của Chính phủ," văn bản do ông Nguyễn Ngọc Minh, Phó vụ trưởng Vụ Quản lý Ngoại hối NHNN, viết.
"Việc sử dụng đồng bản tệ trong thanh toán thương mại đang là xu hướng được nhiều nước trên thế giới và khu vực sử dụng."
Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của Tiến sỹ Đinh Trường Hinh từ Virginia, Hoa Kỳ, phản biện lại các lập luận ủng hộ cho việc sử dụng đồng nhân dân tệ theo quy định tại Thông tư 19.
Lập luận 1: "Trên thế giới đã có rất nhiều nước dùng tiền nước ngoài để làm đồng tiền chính thức trong nước."
Trả lời: Điều này hoàn toàn sai. 

Trên thế giới hiện nay chỉ có Panama, một nước rất nhỏ ở Nam Mỹ dùng đồng đô la làm tiền tệ chính thức của mình từ năm 1904 do nhiều lý do lịch sử.
Một số các hòn đảo nhỏ (như Marshall Islands, Micronesia, Palau, Turks and Caicos, British Virgin Islands), hoặc một vài nước vì kinh tế hoặc vì chiến tranh như Ecuador, East Timor, El Salvador, Zimbabwe dùng đô la làm tiền trong nước.
Còn ngoài ra trên 200 các nước còn lại đều dùng tiền riêng của họ. Lý đó là tiền nội địa phải làm ba chức năng sau: i) phương tiện trao đổi; ii) đơn vị kế toán; và iii) dự trữ giá trị.
Tất cả các tiền tệ trên thế giới hiện này là fiat, có nghĩa là tiền quy ước mà giá trị vượt xa chi phí sản xuất, và điều kiện tiên quyết cho loại tiền này tồn tại là sự công nhận hợp pháp của luật pháp trong nước.
Tiền quy ước này được bổ sung thêm bằng tiền ghi nợ mà luật pháp công nhận cho một nước. Chính vì giá trị đồng tiền vượt xa chi phí sản xuất mà khi in tiền, chính phủ của một nước được một nguồn thu nhập quan trọng gọi là seignorage.
Nước Panama và các nước kể trên là những nước duy nhất trên thế giới không có nguồn thu nhập này. Một khi đồng nhân dân tệ được dùng tại bảy tỉnh biên giới, Việt Nam sẽ mất seignorage trên số tiền Việt Nam trước kia dùng ở đó.
Lập luận 2: "Thông tư 19 chỉ nhằm để giúp các doanh nhân và cơ sở thương mại phát triển ở trong bảy tỉnh biên giới, không có ảnh hưởng gì đến các tỉnh khác cũng như sẽ không có ảnh hưởng gì đến tiền tệ hay chính sách tiền tệ."
Trả lời: Điều này hoàn toàn sai. 

Thông tư 19 đã chính thức đem nhân dân tệ vào đất nước Việt Nam và trong bảy tỉnh biên giới sẽ có hai thứ tiền tệ: VND va NDT.
Thông tư 19 đã ghi rõ là các doanh nhân cũng như là cư dân ở những vùng gần biên giới có thể mua bán dùng tiền mặt hay qua hệ thống ngân hàng bằng cả hai thứ tiền. Như vậy là mặc nhiên cho NDT làm đồng tiền chính thức ở những vùng đó, và hàng hóa hay dịch vụ một khi đã được mua hay bán bằng NDT ở những vùng biên giới thì sẽ được phân phối đi trong cả nước Việt Nam, do đó không thể nào ngăn chặn được.
Một mặt khác NHNN cũng sẽ mất độc lập trong chính sách tiền tệ do hai lý do.
Thứ nhất, những dự trữ của các ngân hàng VN ở bảy tỉnh này sẽ không nằm trong sự kiểm soát của NHNN, do đó NHNN không thể kiểm soát lượng cung ứng tiền tệ.
Thứ hai, vận tốc nhu cầu tiền (velocity of money demand) sẽ thay đổi trong những tỉnh này và sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu cần tiền (money demand) của tiền VN mà NHNN không thể dự đoán được để kiểm soát tiền tệ.
Lập luận 3 : "Việc cho NDT được chính thức dùng ở bảy tỉnh biên giới sẽ không có ảnh hưởng gì đến hối đoái và chính sách hối đoái của NHNN Việt Nam."
Trả lời: Điều này hoàn toàn sai. 

Các công ty TQ sẽ dùng tiền VN để đối ra các ngoại tệ mà chính phủ TQ hoặc là không cho phép hoặc là cho phép rất hạn chế.Việc cho phép sử dụng NDT ở bảy tỉnh biên giới của Việt Nam sẽ giúp phát triển buôn bán giữa hai nước?
Điều này tuỳ thuộc vào thành phần xuất cảng và nhập cảng của TQ đối với các nước đang dùng ngoại tệ đó và có thể không liên quan gì đến xuất cảng và nhập cảng của VN.
Nhưng vì các công ty TQ và các ngân hàng TQ dùng tiền VN để đổi mà hối suất của VN đối với các ngoại tệ đó cũng sẽ thay đổi.
Quan trọng hơn nữa là điều này sẽ có ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam, vì chính sách hối đoái này đưa một tín hiệu sai lầm đến các nhà sản xuất VN, làm họ mất đi khả năng cạnh tranh theo hệ thống tín hiệu thị trường và chỉ có thể sản xuất theo lợi thế so sánh của TQ thay vì của VN.
Đây là một điều hết sức nguy hiểm về lâu về dài cho công kỹ nghệ VN.
Lập luận 4: "Hiện tại NDT đang được dùng để giao dịch cho các nước. Chính IMF đã bỏ đồng NDT vào giỏ tiền tệ của SDR."
Trả lời: Thật không có gì sai hơn.
Đồng SDR (gồm có đô la, euro, tiền Nhật bản, v.v...) là một loại tiền tệ giả tạo chỉ được dùng như một phương tiện để thanh toán mậu dịch giữa các nước với nhau chứ SDR chưa bao giờ được sử dụng như một loại tiền tệ trong nước (có bao giờ bạn đi mua cái áo sơ mi mà trả bằng SDR chưa?).
Do đó, đồng NDT cũng chưa bao giờ được chính thức dùng như là tiền tệ cho các nước khác, và vì vậy không có nước nào trên thế giới chính thức cho đồng NDT lưu hành song song với tiền nước họ, ngoại trừ Zimbabwe bị khủng hoảng kinh tế phải dùng tám thứ tiền khác nhau, trong đó có NDT.
Ngay cả những nước nghèo đói ở châu Phi như Democratic Republic of Congo nơi mà TQ đã dùng tiền bạc mua chuộc lợi ích kinh tế, đồng NDT vẫn được coi là một ngoại tệ chứ không phải tiền trong nước như ở bảy tỉnh của Việt Nam.
Lập luận 5: "Thông tư 19 chỉ hợp thức hóa những gì đang xảy ra và tiếp tục quyết định của NHNN VN năm 2004 (689/2004/QĐ-NHNN)." 

Trả lời: Điều này sai do hai lý do.  
Thứ nhất, Thông tư 19 chính thức cho tất cả mọi người kể cả dân chúng và doanh nghiệp dùng NDT trong khi Quyết định 2004 có giới hạn vì không đề cập đến doanh nghiệp. 
Thứ hai, dù là NHNN đã quyết định năm 2004 như vậy đi nữa, nếu là một quyết định sai thì không có lý do gì ta phải giữ hoài chuyện đó. Nếu mọi chuyện đã và đang xảy ra là sai thì phải sửa đổi chứ không thể để mọi chuyện tiếp tục như vậy.
Lập luận 6: "Thanh toán bằng đồng NDT sẽ giúp giảm tác động tiêu cực lên nhập siêu và Thông tư 19 sẽ đem lại những kết quả tốt đẹp cho cán cân thương mại Việt - Trung."Trả lời: Điều này hoàn toàn sai.
Cán cân thương mại giữa hai nước sẽ không có ảnh hưởng gì nếu thanh toán bằng đồng NDT hay đồng đô la, vì trong trường hợp này đồng tiền chỉ là một đơn vị kế toán và những động cơ để đưa đến sự chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu sẽ không có thay đổi.
Cũng chính vì vậy mà tất cả các nước trên thế giới (kể cả TQ) đều trình bày thống kê về cán cân ngoại thương (balance of payments) của họ bằng đô la mặc dù đồng tiền họ dùng là các tiền tệ khác.
Nếu hiện tại cán cân thương mại Việt-Trung đang bị thất thiệt nặng nề thì VN phải dùng các chính sách kinh tế thích hợp để tăng năng lực cạnh tranh trong nước, kể cả dùng chính sách đổi giá hối đoái giữa hai nước. Nếu dùng tiền NDT để đạt mục đích này vì hiện tại TQ đang phá giá thì nay mai khi NDT trở nên đắt so với đô la (như những năm gần đây) thì VN sẽ bán hàng hoá cho ai?
Lập luận 7: "Có thể giữ 2 loại tiền (tiền VN và tiền TQ) cùng giao lưu cho 7 tỉnh biên giới."
Trả lời: Theo luật Gresham, không thể nào có hai loại tiền lưu hành cùng lúc trong cùng một nước vì đồng tiền xấu sẽ làm cho đồng tiền tốt biến đi.
Cho đến nay, đồng tiền NDT đã phá giá khoảng 8% so với đô la Mỹ trong khi VND chỉ mất khoảng 2-3%.
Ta hãy lấy một ví dụ thực tế. Một doanh nhân VN muốn mua hàng hoá với một doanh nhân TQ có trị giá 100 NDT. Ông ta có thể dùng NDT hay VND để làm cuộc buôn bán. Ví dụ tài sản ông ta có một nửa là NDT và một nửa VND (100 NDT= 340,728 VND). Trong trường hợp này ông ta nên mua bằng tiền NDT hay là bằng tiền VN? Ông ta sẽ mua bằng NDT vì đồng tiền NDT đang mất giá so với VND và để lâu NDT sẽ mất giá thêm. Do đó, mọi người sẽ dùng NDT và đồng VND sẽ biến mất dần.
Lẽ dĩ nhiên bạn cũng có thể ví dụ ngược lại, đồng VN là đồng tiền xấu và như vậy NDT sẽ dần dần mất đi, nhưng như vậy thì đem NDT vào làm gì nữa?

Tiến sĩ Đinh Trường Hinh hiện là Chủ Tịch Công Ty EGAT tại Hoa Kỳ. Ông nguyên là chuyên gia kinh tế chính, Văn phòng Phó chủ tịch và Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới ở Washington, D.C. (1978-2014). Bài thể hiện quan điểm và cách hành văn của tác giả.

Thứ Sáu, 7 tháng 9, 2018

TT TRUMP đang thắng hay thua thua?

Nếu quý vị là một du khách từ Cung Trăng mới xuống thăm địa cầu, bất kể là phi thuyền đáp xuống Orange County hay New York City, hay ngay cả Paris, Bombay, Caracas,..., quý vị sẽ có cảm tưởng như dân Mỹ bị đầu độc với thuốc mất trí nào đó, đã đổ xô đi bầu cho một tay vừa khùng vừa bất tài làm tổng thống thế giới, và ông này đang lôi cả thế giới vào ... tận thế.
Trong tất cả các tổng thống trong lịch sử cận đại của Mỹ, TT Trump hiển nhiên là người vô địch gây tranh cãi, thực sự không ai bằng. Trước đây, báo phe ta Washington Post đã phong cho TT Obama chức vô địch gây tranh cãi, gây chia rẽ, -most divisive president- cho dù ông Obama rất bận bịu suốt ngày lo đi xin lỗi thế giới. Dĩ nhiên đảng DC và TTDC phủ phục dưới chân ông Obama, và đảng CH cùng với khối bảo thủ cũng chống khá mạnh, nhưng cuộc chiến bênh và chống tổng thống thời đó có tầm mức của hai băng đảng đánh nhau đầu ngõ, so với Đại Chiến Thứ Ba ta đang thấy với ông Trump.
Vì sự phân hóa quá mạnh đó, nhận định về công tội, thành công hay thất bại, đối với TT Trump không dễ chút nào và tất nhiên, sẽ chẳng bao giờ đạt được đồng thuận. Cũng ít ai dám vỗ ngực tự cho mình nhận định công bằng nhất.
Mở bất cứ tờ báo lớn nào trên thế giới hay bất cứ đài TV nào cũng không khác: toàn là những tin kinh thiên động địa về tai họa Trump đang mang lại cho nước Mỹ và cả thế giới. Như Diễn Đàn này đã bàn qua, dưới TT Trump, dường như tận thế xẩy ra mỗi tuần nếu ta theo dõi tin tức qua TTDC của Mỹ cũng như của cả thế giới. Ngay cả dân tỵ nạn ta đầu tắp mặt tối đi cầy không có thời giờ theo dõi hay hiểu tiếng Anh của New York Times hay CNN, cũng được vài cụ tỵ nạn chăm chỉ gửi emails mỗi ngày, thông báo tin ‘tận thế’ mà họ không hay biết gì. Có điều lạ lùng là làm sao lại có thể có ‘tận thế’ mỗi tuần được nhỉ. Đã gọi là tận thế thì phải là... “chấm hết”, đúng không?
Chưa hết, điều lạ lùng hơn nữa là những cảnh ‘tận thế’ này đều là hậu quả của vài câu tuýt lăng nhăng của ông Trump, hay vài chuyện lắt nhắt về đời tư đời riêng như ông Trump đã trả bao nhiêu tiền ăn bánh cách đây cả chục năm. Chứ không phải ‘tận thế’ vì những quyết định khủng khiếp như Trump thả bom nguyên tử san bằng Thượng Hải. Hình như chứng minh quyền lực khủng khiếp của ông Trump: vài câu tuýt nặng ký hơn cả bom nguyên tử.
Cái trò phóng đại quá mọi mức mà một người có tí ti lý trí có thể tưởng tượng được đã là vũ khí phe cấp tiến dùng để tìm cách đánh và lật đổ TT Trump từ ngày ông này... chưa đắc cử tổng thống. Phe đảng lộ liễu nhất, nhiều khi lố lăng đến độ khôi hài, nhưng lại có không ít người rất hồ hởi, vui mừng với những loại tin bá láp đó.
Bức tranh mà thiên hạ được thấy là bức tranh do TTDC tô vẽ từ cả hai ba năm nay. Bức tranh đó như thế nào? Theo nghiên cứu của đại học Harvard, hơn 90% là bất lợi cho TT Trump. Nghĩa là TTDC đã không còn là một công cụ thông tin trung thực nữa, mà đã trở thành lực lượng xung kích trong mưu đồ lật đổ một tổng thống đã được dân bầu một cách chính danh và hợp Hiến.
TTDC có nhận thấy tính phe đảng của mình và có ‘ăn năn hối cải’ không. Có và không. ‘Có’, họ nhìn nhận họ rất phe đảng và ‘Không’, họ không e ngại hay ăn năn gì hết. Trong một buổi họp với nhân viên, chủ bút New York Times bị thu âm lén, đã công khai nhìn nhận báo đã có khuynh hướng chống Trump quá đà, nhưng ông khẳng định việc đó bán được báo, cứ thế mà tiến tới thôi.
Dĩ nhiên không ai đòi hỏi TTDC phải trở lại trạng thái trung dung, công bằng của thời xa xưa. Kẻ này chỉ muốn gióng tiếng chuông báo động cho những người theo dõi tin tức từ TTDC ý thức rõ họ đang theo dõi tin một chiều của phe chống Trump, chứ không phải là những tin trung thực đáng tin cậy nữa.
Cái hình ảnh mà TTDC phổ biến là hình ảnh một tổng thống với những thói hư, tật xấu, những thất bại, những sai lầm, những nói láo, những bốc phét, những bất nhất, những vi phạm luật pháp, những gì gì đó mà diễn đàn này không đủ chỗ viết hết.
Một cụ tỵ nạn viết một bài ‘phân tích’ và được vài cụ tỵ nạn khác hồ hởi phổ biến cùng khắp hệ thống emails. Đại khái cụ này long trọng tố cáo TT Trump phạm 9 đại tội đáng chu di cửu tộc, mỗi tội phải chu diệt một đời con cháu: 1) nghĩ mình vô cùng quan trọng, 2) tưởng mình thành công, 3) tin mình là đặc biệt, 4) nghĩ là người khác ngưỡng mộ mình, 5) nghĩ mình có quyền được hưởng sex, 6) lợi dụng liên hệ cá nhân, 7) không thèm biết nỗi đau khổ của người khác, 8) ghen tị với người khác, 9) kiêu ngạo, phách lối.
Nghe như lời khiếu nại của một anh vô danh tiểu tốt, bực mình với thân phận nhỏ bé của mình so với một tổng thống.
Câu hỏi cho quý độc giả: trong 9 ‘đại tội’ đó, tội nào ảnh hưởng đến kinh tế quốc gia, an toàn của cả nước, cán cân ngoại thương, thị trường chứng khoán, trị giá của đồng đô trên thế giới, công ăn việc làm của dân Mỹ, Medicaid, Medicare, tiền đi bác sĩ, mưu đồ bá chủ thế giới của họ Tập, kế hoạch tái dựng lại đế quốc Liên Xô của Putin, vấn nạn khủng bố Hồi giáo quá khích, việc cản di dân lậu, tình trạng phân hóa chính trị của Mỹ, nữ quyền,... ?
Có phải đó là tất cả những đại tội mà những người chống Trump bóp trán gần vỡ đầu mới nghĩ ra được không? Có phải đó là những tiêu chuẩn để bầu và lượng định tổng thống không? Nếu đúng vậy thì xin lỗi nếu tiêu chuẩn thẩm định một tổng thống của tôi ‘hơi khác’.
Điều mà TTDC không giải thích cho rõ là tại sao hơn sáu chục triệu dân Mỹ lại có thể ngu như vậy được, chẳng những đã bầu, mà cho đến bây giờ vẫn tiếp tục hậu thuẫn mạnh cái ‘ông thần của đại họa’ này? Tại sao lại có thể không thấy bao nhiêu cái dở, cái xấu mà TTDC đã cong lưng khổ sở trình bày và giải thích từ hơn hai năm qua?
Nếu TTDC không hiểu, kẻ này xin giải thích lại dùm.
Thứ nhất là việc các cử tri tiếp tục ủng hộ TT Trump là do phản ứng ngược. Nếu TTDC công bằng hơn, có công tâm hơn, thì có nhiều hy vọng người đọc báo, nghe radio, coi TV sẽ tin hơn, chứ nếu chỉ lo đánh TT Trump tới hơn 90% thì chưa đọc báo, họ đã biết Trump sẽ bị đánh rồi. Cùng lắm, họ tò mò muốn đọc để xem bị đánh kiểu gì. Việc thông tin một chiều có thể hiểu được nếu là của một báo quan điểm, hay của một diễn đàn của một hội nhóm riêng của những người cùng quan điểm, nhưng không thể là của một cơ quan ngôn luận thông tin với tầm vóc quốc gia.
Thứ nhì là cái đám cử tri của ông Trump mà bà Hilllary và phe cấp tiến miệt thị coi như một đám lính thợ hay dân ruộng vô học, tệ hại hết thuốc chữa –irredeemable deplorables, thật sự đã không ngu dốt, u mê như phe cấp tiến nghĩ. Họ mở mắt ra nhìn, thấy mình có công ăn việc làm, có được đồng lương nhiều hơn là tiền trợ cấp thất nghiệp, thấy đóng thuế ít hơn trước, thấy có những biện pháp bảo vệ an ninh cho họ chống khủng bố, chống di dân phạm pháp, thấy không bị bắt đóng thuế mua bảo hiểm y tế. Vậy là đủ để họ chọn người lãnh đạo. Và họ chính là cái ‘đa số thầm lặng’ quyết định bầu cử tổng thống ở Mỹ, chứ không phải các báo cấp tiến.
Những cụ sống bằng trợ cấp, chưa bao giờ phải đóng xu thuế nào, nằm nhà lãnh Medicare hay Medicaid, thì dĩ nhiên chẳng thấy Trump làm ra trò chống gì, mà họ tối ngày chỉ run rẩy sợ Trump cắt trợ cấp, nên nhắm mắt đánh Trump chết bỏ.
Thứ ba là thật sự, TT Trump đang thắng mà lại thắng hơi nhiều, mà khối cử tri của ông Trump nhìn thấy rõ cho dù ‘phe ta’ cảm thấy khó chịu, cố khỏa lấp. Thật vậy, hãy nhìn thử thành tích cụ thể của TT Trump xem.
Obamacare? Ông đã chặt được một chân, còn chân kia sẽ tự động ung thối trong ít năm nữa nếu không chữa trị.
Kinh tế? Cả nước đóng thuế bớt đi, không kể những người từ hồi nào đến giờ chẳng đóng xu thuế nào. Những việc làm mà TT Obama hô hoán “mất luôn không bao giờ trở về” thật ra đang… ào ào trở về. Hàng trăm tỷ đô vượt biển đi tỵ nạn thuế ngoài nước cũng đang trở về Mỹ, giúp xây dựng nhà máy, mở hãng xưởng tạo công ăn việc làm cho dân. Cả ngàn thủ tục luật lệ kinh doanh rườm rà chỉ giúp cho đám công chức có thêm nhiều cách ăn hối lộ đã bị thu hồi. Kinh tế đang tăng trưởng mạnh đến độ phải tăng lãi suất để kềm hãm bớt lại. Tỷ lệ thất nghiệp chưa bằng một nửa mức trung bình của tám năm Obama. Số người sống nhờ trợ cấp hay phiếu thực phẩm giảm cả triệu. Thâm thủng mậu dịch bạc ngàn tỷ có triển vọng giảm mạnh qua những thuế quan công bằng cho Mỹ hơn.(*)
Ngoại giao? Trung Cộng đang bị đánh nhừ đòn, mất cả ngàn tỷ chứng khoán trong vài tháng qua, đến độ phải gửi một phái đoàn qua Mỹ năn nỉ xin điều đình. VN hết thấy ‘tàu lạ’ lảng vảng ngoài khơi nữa. Nga đã đề nghị bàn luận về giảm giới vũ khí nguyên tử mới. Bắc Hàn đã nói chuyện và ngưng thử nghiệm bom hay hỏa tiễn nguyên tử từ 10 tháng nay mặc dù Mỹ chưa thu hồi bất cứ điều khoản nào trong cấm vận kinh tế và quân sự. Việc tham chiến của Mỹ tại Iraq đã chấm dứt hoàn toàn. NATO cam kết gia tăng ngân sách quốc phòng để chia bớt gánh nặng của Mỹ. Mexico đã đồng ý thỏa ước thương mại mới thay thế NAFTA. Canada và Âu Châu đồng ý điều đình xét lại thuế quan với Mỹ.
Xã hội? Với cả triệu việc làm mới, cả triệu người thoát vòng nô lệ trợ cấp, cảm thấy hãnh diện là người chủ gia đình có đủ sức nuôi gia đình thay vì chỉ biết ngửa tay xin trợ cấp. Những tục lệ ‘phải đạo chính trị’ ngớ ngẩn nhất đã dần dần biến mất.
Chính trị? Nhà Nước Ngầm đang từ từ bị vặt lông cắt cánh, từ các ông Comey, McCabe tới Strzock, Brennan. Cho dù kế hoạch ‘vớt đầm lầy’ của TT Trump không dễ chút nào, trái lại khó trần ai khi đụng phải toàn những tai to mặt lớn lão làng với cả ngàn em út bảo vệ, đảng DC và TTDC bao che.
An ninh? Bao lâu nay không nghe tin khủng bố nào đánh Mỹ nữa? Di dân lậu vượt biên tự động giảm dù tường chưa xây.
Quan trọng hơn cả về lâu về dài là hướng đi của ngành Tư Pháp khi hàng trăm quan tòa bảo thủ được bổ nhiệm ở các cấp liên bang, chưa nói tới Tối Cao Pháp Viện. Sẽ để lại dấu vết bảo thủ trong hai ba chục năm nữa là ít, bất kể ai làm tổng thống hay đảng nào nắm quốc hội. Đây là thắng lợi vĩ đại nhất của TT Trump mà cánh cấp tiến kinh hãi nhất mà không làm gì khác được. Đúng như TT Obama đã nói: bầu cử tất phải có hậu quả, và đây chính là hậu quả lâu dài nhất, để lại dấu ấn lịch sử lớn nhất của việc ông Trump đắc cử.
Quý cụ nào nghĩ những việc trên toàn là thất bại, xin vui lòng chỉ giáo, kẻ dốt này xin vểnh tai nghe. Không biết có cụ nào để ý hình như các cụ chạy theo TTDC chỉ đánh về cá nhân, con người ông tổng thống chứ chẳng ai dám bàn về các thành tích về chính sách của ông ta, có phải không?
Có một cách khác để nhìn vào thành tích của TT Trump, có vẻ khách quan hơn: đó là nhìn vào thăm dò về hậu thuẫn của những người đã bỏ phiếu cho ông. Họ có hối hận không? Theo thăm dò dư luận từ nhiều cơ quan, cử tri CH bỏ phiếu cho ông Trump cho đến nay vẫn nhiệt tình hậu thuẫn ông tới mức 85%. Thăm dò có thể sai giống như bao nhiêu thăm dò đã sai khi tiên đoán bà Hillary sẽ đại thắng không? Có thể sai thật.
Vậy thì ta nhìn kiểu khác, vào những dữ kiện khác. Đó là việc bầu bán trong thời gian gần đây, chuẩn bị cho cuộc bầu quốc hội cuối năm nay.
Trước hết, ta thấy nhiều dân biểu, nghị sĩ chống Trump đã tự ý ‘nghỉ hưu hàng loạt’ vì mất hậu thuẫn quá nhiều, nổi tiếng nhất là các TNS Corker, Flake, và dân biểu Ryan,… không ra tranh cử lại được vì hậu thuẫn của họ ngay cả trong khối CH cũng quá thấp, khiến họ khó có thể thắng cử ngay trong nội bộ CH. Thà rút lui trước đỡ mất mặt hơn là thua đau trong các đầu phiếu nội bộ, gọi là primaries.
Ta còn nhìn thấy gì nữa? TTDC nhất loạt tiên đoán cơn ‘tsunami xanh’ của DC sẽ nhận chìm đảng CH trong kỳ bầu cuối năm nay. Có thật không?
Cho đến nay, dường như tiên đoán của TTDC cũng không khác những tiên đoán của họ trước ngày bầu cử tổng thống tháng Mười Một 2016. Theo tin báo chí, trong vài tháng qua và trong 9 ứng cử viên dân biểu, nghị sĩ, hay thống đốc được TT Trump công khai hậu thuẫn thì đã có 8 người thắng cử, có nhiều người thắng một cách bất ngờ. Trường hợp duy nhất ứng cử viên ông Trump ủng hộ đã thất bại là ông quan tòa Moore ra tranh cử thượng nghị sĩ tại Georgia. Nhưng ông này thất bại vì hai lý do: lý do cá nhân vì ông bị cả chục bà tố tội xách nhiễu tình dục, và lý do chính là ông này thật ra không phải là ‘người của’ TT Trump (ông Trump ủng hộ cho một ứng cử viên khác trong nội bộ CH, nhưng ông này ít ai biết, thua ông Moore, nên khi ông Moore ra tranh cử chống ông DC thì TT Trump miễn cưỡng ủng hộ ông Moore). Nghĩa là khối cử tri trung kiên của CH vẫn nhất loạt ủng hộ TT Trump và bầu cho những người công khai hậu thuẫn cho TT Trump.
Anh nhà báo da đen Juan Williams của Fox News (anh này là tiếng nói ‘trái chiều’ trong Fox, chuyên môn chống Trump và bênh vực DC) dõng dạc viết “khối đa số của Trump là giả tạo” (Trump’s majority is fake). Hả??? Giả tạo? Thế thì ai đang ngồi trong Tòa Bạch Ốc? Chắc lại là một tay gián điệp được Putin lén gài vào? Cái khối TTDC hiển nhiên là đang ở trong cái mà các nhà phân tâm học gọi là ‘trạng thái chối bỏ’ –state of denial- tức là trạng thái chối bỏ sự thật, kiểu như đà điểu vùi đầu dưới cát vì không muốn hay không dám nhìn sự thật.
Anh nhà báo cấp tiến nặng E.J. Dionne dè bửu “Lời nói của Trump không mua được bữa ăn cho dân lao động”. Vậy sao? Hình như anh nhà báo này không ... đọc báo nên không biết tỷ lệ thất nghiệp xuống đến mức thấp nhất từ cả 40 năm nay. Hay là tại vì trong cái nhìn của phe cấp tiến, chỉ có tiền trợ cấp hay tiền thất nghiệp thì mới thực sự là tiền mua được bữa cơm trong khi tiền lương thực sự chỉ là tiền mã cúng ông bà?
Báo phe ta Washington Post cho biết 63% dân Mỹ không ủng hộ TT Trump. Báo tỵ nạn hý hửng thông ngôn, chạy tít khổng lồ theo. Vậy chứ theo WaPo thì tháng 10, 2016, một tháng trước bầu cử tổng thống, bao nhiêu dân Mỹ ủng hộ ứng cử viên Trump vậy? Hình như tổng thống không phải được bầu qua thăm dò của các báo phe ta thì phải.
Thực tế mà nói, cho đến bây giờ, việc những ứng cử viên được TT Trump ủng hộ đã chiến thắng dĩ nhiên là tin vui cho TT Trump, nhưng chưa chắc đã là tin mừng cho đảng CH và ngay cả cho tổng thống. Những chiến thắng này chứng minh khuynh hướng ủng hộ Trump đang có thế mạnh trong nội bộ đảng CH, nhưng khi ra bầu bán thật chống ứng cử viên của đảng DC thì chưa chắc khối này sẽ thắng. Tất cả tùy thuộc hai yếu tố: số cử tri CH đi bầu, và lá phiếu của khối độc lập không đảng phái.
Thông thường, trong các cuộc bầu nội bộ sơ khởi –primaries-, chỉ các cử tri hăng hái nhất mới chịu khó đi bầu, do đó khuynh hướng cực đoan thường có nhiều hy vọng thắng, bất kể tả hay hữu, trong khi lại không có lá phiếu của các cử tri độc lập. Vấn đề là những chiến thắng của phe ủng hộ TT Trump trong nội bộ CH sẽ có khả năng mang lại chiến thắng cho đảng CH trong cuộc bầu quốc hội tới hay không? Đây chính là câu hỏi mà chưa ai có câu trả lời.
Nhìn vào thực tế thì hiển nhiên các chính sách của TT Trump đang đạt được thành quả rõ rệt, nhưng một phần không nhỏ đã bị những đánh phá tàn bạo cũa TTDC xoá đi hay che dấu một phần lớn. Cũng thực tế mà nói, không ai có thể coi thường ảnh hưởng của những tấn công triền miên, nhất loạt của TTDC. Số người dân lương thiện, sẳn sàng tin tưởng vào TTDC cũng không phải là nhỏ. Nước chẩy, đá mòn.

Vũ Linh
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
TTDC : Truyền thông dòng chính
(*) Xin mở ngoặc viết chuyện ngoài lề một chút cho vui. Tuần trước, DĐTC chê các cụ tỵ nạn chỉ biết bàn chuyện lặt vặt như gót giầy của bà Melania, hay TT Trump chào sĩ quan Bắc Hàn kiểu gì, một cụ tỵ nạn có tật giật mình, đỉa phải vôi, vội email sỉ vả kẻ này và bàn về công nợ của Trump. Ra cái điều cũng biết chút chút về vài chuyện cao hơn gót giầy của bà Melania. Cụ tố cáo Trump đã tăng công nợ lên đâu hơn 1,4 ngàn tỷ trong một năm, tính từ ngày 20 tháng Giêng 2017, và cụ hô hoán “Trump tăng công nợ bằng 5 đời tổng thống Truman, JFK, LB, Nixon và Clinton”.
Cụ này quả là có cố gắng bàn chuyện lớn hơn hột cát thật, có tiến bộ và đáng khen. Chỉ tiếc là… bàn trật lất. Chỉ chứng minh kẻ này đã đúng khi viết nhiều cụ chống mà không hiểu mình chống cái gì, tại sao chống.
- Thứ nhất, TT Trump nhậm chức tháng Giêng 2017 thật, nhưng niên khoá ngân sách bắt đầu từ tháng 10 mỗi năm, tức là trong 9 tháng đầu (3/4 của một năm) sau khi nhậm chức, TT Trump làm việc với ngân sách của DC-Obama bắt đầu từ đầu tháng 10/2016 tới cuối tháng 9/2017. Nghiã là ít nhất ba phần tư cái mức tăng công nợ trong năm 2017 của Trump là nợ của Obama.
- Thứ nhì, thôi thì cứ tính theo ngày nhậm chức đi: TT Obama từ ngày nhậm chức đến ngày mãn nhiệm, chủ trì việc tăng công nợ từ 10,6 ngàn tỷ lên tới 19,9 ngàn tỷ, tăng 9,3 ngàn tỷ. Nếu kể luôn ¾ của 1,4 ngàn tỷ của 2017 (tức là 1,1 ngàn tỷ) thì tổng số nợ của TT Obama là 9,3+1,1=10,4 ngàn tỷ. Nói cách khác, dưới TT Obama, công nợ tăng 10,4 ngàn tỷ so với tổng số nợ 10,6 ngàn tỷ tích lũy trong 43 đời tổng thống từ TT Washington tới TT Bush con. Một ông tăng nợ bằng 43 tổng thống, một ông tăng bằng 5 tổng thống, đố quý vị ông nào ‘tài giỏi’ hơn?

Tiến triển của bệnh tăng huyết áp











Tăng huyết áp (THA) là bệnh lý đang gia tăng rõ rệt ở nước ta. Tỷ lệ người mắc THA ngày càng tăng và tuổi bị mắc mới cũng ngày một trẻ. Vào năm 2000, theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), toàn thế giới có tới 972 triệu người bị THA và con số này được ước tính là khoảng 1,56 tỷ người vào năm 2025. Mời các bạn tìm hiểu bài viết dưới đây để có thêm thông tin về sự tiến triển của bệnh tăng huyết áp hiện nay.
Tăng huyết áp tiến triển thầm lặng và ngày càng gia tăng
Các yếu tố nguy cơ của lối sống như lười vận động, ăn không hợp lí với chế độ ăn quá nhiều chất béo, ăn mặn, hút thuốc lá… là những nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng gánh nặng này. Một vấn đề khá quan trọng nữa là tỷ lệ người mắc THA ngày một tăng nhanh chóng ở các nước đang phát triển (châu Á, châu Phi). Theo thống kê tại Hoa Kỳ năm 2006, có khoảng 74,5 triệu người Mỹ bị THA; nghĩa là cứ 3 người lớn có 1 người bị THA.
Ngay tại Việt Nam, thống kê mới nhất năm 2008 cho thấy tỷ lệ THA ở người lớn là 25,1%. THA đã và đang trở thành nguy cơ hàng đầu của các biến chứng tim mạch. Vào năm 2002, WHO đã ghi nhận trong báo cáo sức khỏe hàng năm và liệt kê THA là “kẻ giết người số 1”. Nói một cách ngắn gọn, đối với người bị THA, nguy cơ bị đột quỵ (tai biến mạch não) tăng gấp 4 lần, nguy cơ bị nhồi máu cơ tim tăng gấp 2 lần nếu so với người không bị THA. Nguy cơ tử vong sẽ tăng gấp đôi khi số huyết áp tăng mỗi 20mmHg đối với huyết áp tâm thu và tăng 10mmHg đối với huyết áp tâm trương. Năm 2008 có khoảng 16,5 triệu người chết vì THA trên toàn thế giới.



Bệnh tăng huyết áp nguyên phát kéo dài nhiều thập kỷ cho đến khi người bệnh qua đời. Trong thời gian khá dài ban đầu, người bệnh tăng huyết áp thường không cảm thấy những biểu hiện gì đặc biệt, đôi khi có thấy đau đầu, mệt mỏi, ù tai hoặc tiếng đập trong tai… nhưng lại nghĩ đến những bệnh khác hoặc bỏ qua mà không đến với thầy thuốc; thông thường bệnh được phát hiện nhân lúc bệnh nhân đi khám bệnh hay nhân các kỳ kiểm tra sức khoẻ định kỳ.
Điều tra của Viện Tim mạch Việt Nam cho thấy ở các vùng đã được khảo sát có tới 67,5% số bệnh nhân không biết mình bị tăng huyết áp trước khi khám. Tỷ lệ này chỉ có thể giảm được khi mạng lưới y tế làm tốt việc quản lý sức khoẻ và chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho cộng đồng.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học: hàng năm huyết áp tối đa trung bình tăng 4,45mmHg, huyết áp tối thiểu trung bình tăng 2,25mmHg nếu bệnh nhân được điều trị. Nếu không được điều trị, huyết áp tăng lên hàng năm sẽ cao hơn, đặc biệt ở người cao tuổi. Khi đã có các biến chứng đến các cơ quan trong cơ thể như não, tim, thận, mạch máu… thì mức độ trầm trọng của bệnh ngày càng tăng, rút ngắn cuộc đời của người bệnh.
Tỷ lệ tử vong của bệnh nhân tăng huyết áp không được theo dõi điều trị theo công trình nghiên cứu của Bachhgaard nghiên cứu trên 1036 bệnh nhân là: 29% sau 4 năm, 58% sau 6-22 năm, 74% sau 26-32 năm. Nguyên nhân tử vong ở người bệnh tăng huyết áp thường có thể là nguyên nhân trực tiếp do tăng huyết áp hoặc nguyên nhân gián tiếp do các bệnh có liên quan như bệnh thận, bệnh não, bệnh tim…. Ở các nước công nghiệp phát triển, tử vong do tăng huyết áp chiếm gần 30% trong tổng số tử vong chung.
Các giai đoạn của bệnh
Những hiểu biết đầu tiên về bệnh tăng huyết áp đã có từ những năm đầu của thể kỷ 19. Kể từ đó cho tới nay, huyết áp cao vẫn được coi là “kẻ giết người thầm lặng” bởi bệnh thường không gây ra triệu chứng (ngoại trừ cơn tăng huyết áp kịch phát), vì vậy bạn không hề biết rằng nó đang gây tổn hại động mạch, tim và các cơ quan khác từ trước khi được chẩn đoán. Những hậu quả do huyết áp cao có thể tiến triển theo thời gian nếu không được điều trị hợp lý. 




Ảnh: drogarialiviero.com.br

Theo một số tài liệu, bệnh tăng huyết áp làm giảm tuổi thọ từ 10 đến 20 năm và nguy cơ xảy ra biến chứng sau 7 đến 10 năm nếu bệnh không được điều trị hoặc điều trị không đúng. Mức huyết áp càng tăng cao thì những biến chứng nguy hiểm và tử vong càng dễ xảy ra.
Theo quy định của Tổ chức Y tế thế giới năm 1993, bệnh tăng huyết áp được phân theo 3 giai đoạn để theo dõi sự tiến triển của bệnh:
Giai đoạn 1: khi bệnh tăng huyết áp chưa ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể. 

Nếu không được điều trị, trong một thời gian dài bệnh sẽ tiến triển mặc dầu không có triệu chứng lâm sàng rõ, huyết áp lúc đầu tăng nhưng có thể tạm thời ổn định rồi lại tăng dần, có khi chỉ tăng tạm thời nhưng rồi đến một lúc nào đó sẽ tăng vĩnh viễn. Nếu được điều trị, lúc này huyết áp có thể trở lại bình thường nhưng phải điều trị đúng phương pháp, điều trị liên tục mới giữ được kết quả đó.
Giai đoạn 2: khi có ít nhất một trong các biểu hiện của tổn thương các cơ quan như dày thất trái, hẹp động mạch võng mạc khi soi đáy mắt, nước tiểu có protein, tăng nhẹ creatinin máu (1,2-2 mg/dl), siêu âm hoặc X quang thấy mảng vữa xơ ở động mạch cảnh, động mạch chủ, động mạch chậu và động mạch đùi. 
Lúc này được điều trị huyết áp vẫn có thể trở lại bình thường, các tổn thương đỡ phát triển.
Giai đoạn 3: khi có các biểu hiện được coi là hậu quả của các tổn thương thực thể trên như với tim có cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy tim, với não có đột quỵ, thiếu máu não lâm thời, bệnh não do tăng huyết áp, với đáy mắt có chảy máu võng mạc, xuât tiết hay phù gai thị khi soi đáy mắt, với thận có suy thận, với mạch máu có phồng tách mạch, tắc mạch…tiên lượng trở nên rất nặng, đe doạ tính mạng người bệnh. 
Nếu được điều trị tốt, bệnh có thể tạm thời ổn định với những di chứng, đời sống được kéo dài hơn.
Phân loại như thế này giúp cho thầy thuốc và người bệnh biết được tình trạng nặng nhẹ của bệnh để có cách điều trị và dự phòng tai biến kịp thời, bệnh càng ở giai đoạn cao thì càng nặng.

BS. Thu Trang



Thứ Năm, 6 tháng 9, 2018

Chuyện khôi hài về sự ra đời của gậy "tự sướng"


Gậy tự chụp ảnh hay "tự sướng" (selfie stick) là một phụ kiện mới phổ biến gần đây của giới trẻ. Nhưng bạn có biết nó đã được ra đời từ hơn 30 năm trước?
Mặc dù hiện đang bị xem là một thiết bị gây phiền toái ở nơi công cộng - như sân khấu, rạp phim, viện bảo tàng và thậm chí cả ở những sự kiện công nghệ - nhưng gậy tự sướng đang trở nên khá phổ biến trong giới trẻ, đặc biệt từ khi chụp ảnh chân dung bằng smartphone dần thay thế máy ảnh truyền thống.



Song khi mới ra đời, thiết bị hỗ trợ chụp ảnh này bị ghẻ lạnh và nó còn có mặt trong quyển "101 phát minh gần như vô dụng của Nhật Bản", sánh vai với các phát minh khác như bấm móng tay cho... mèo hoặc đồ tắm không thấm nước (dành cho ai muốn tắm mà không bị... ướt).
Ra đời từ... vụ trộm
Những phát minh gần vô dụng, hay còn được gọi là Chindōgu, thuật ngữ do Kenji Kawakami "phát minh", nhằm định nghĩa về những thứ gần như vô dụng trong đời sống hàng ngày, thường thì chúng chỉ có một chức năng duy nhất nhưng chẳng mấy khi được dùng đến. "Tuy vậy, nếu anh làm ra một món gì đó trở nên hữu dụng và được sử dụng thường xuyên, thì anh đã thất bại khi tạo ra một Chindōgu. Hãy đăng ký ngay với Văn phòng Bản quyền".
Và gậy tự sướng, từng bị xem là một Chindōgu, sau cùng đã thoát "kiếp" vô dụng khi lần đầu được phát minh ra bởi Hiroshi Ueda từ những năm 80 của thế kỷ trước. Ueda là một nhân viên của hãng máy ảnh Minolta và ông cũng rất thích chụp ảnh.



Hiroshi Ueda và chiếc gậy kéo dài của mình
Nhưng ý tưởng về gậy tự sướng không tình cờ đến với Ueda. Mê nhiếp ảnh, ông thường xuyên mang theo máy chụp hình mỗi khi du lịch nước ngoài. Và trong một lần đi châu Âu, Ueda rất muốn có được ảnh lưu niệm của mình với vợ. Song không phải người qua đường nào cũng đáng tin cậy để nhờ vả. "Khi tôi ở viện bảo tàng Louvre ở Paris, tôi nhờ một đứa nhỏ chụp hình 2 vợ chồng. Nhưng khi tôi quay đi, đứa bé đã chạy mất cùng chiếc máy ảnh của tôi", Ueda kể lại câu chuyện nửa bi nửa hài của mình.
Và gậy tự sướng, hoặc gậy "kéo dài" (extender stick), nảy sinh ra trong đầu Ueda. Điều khôi hài là nó đến từ việc... mất tin tưởng ở con người khi trao một cỗ máy đắt tiền vào tay người lạ. "Ý tưởng đằng sau nó chính là tôi không cần phải nhờ vả ai nữa để chụp hình - tôi có thể tự chụp hình chính mình ở bất cứ đâu và bất kỳ khi nào tôi muốn". Chiếc gậy kéo dài của Ueda ban đầu được gắn với máy ảnh qua lỗ gắn tripod bên dưới máy và nó có cả một chiếc gương để ông có thể nhìn thấy hình ảnh của mình trước khi bấm nút chụp.
Tuy vậy, hơn 30 năm trước, ý tưởng này không được nhiều người đón nhận. Ngay ở chính công ty Ueda làm việc, bộ phận kiểm định sản phẩm của Minolta nhận ra rằng phụ nữ (ở thập niên 80) rất ngại ngùng khi chụp ảnh tự sướng của chính mình. Nên dù được đăng ký bản quyền từ 1983, nhưng sản phẩm của Ueda không bán được nhiều.



Hiroshi Ueda tự chụp ảnh cả nhà bằng gậy kéo dài của ông
Chưa kể chất lượng ảnh chụp từ gậy kéo dài của Ueda không tốt, do máy ảnh thời ấy không "thông minh" như hiện nay và chúng còn sử dụng phim, nên người chụp cần suy xét kỹ trước khi bấm nút. Không như chúng ta ngày nay, hoàn toàn có thể thoải mái chụp cả chục tấm và xoá đi tới 90% những ảnh không ưng ý nhờ việc lưu trữ bằng bộ nhớ trong hoặc thẻ nhớ của máy.
Tới 2003, bản quyền của Ueda hết hạn. Nhưng kể cả tại thời điểm đó, trào lưu chụp ảnh tự sướng vẫn chưa ra đời. Ngoài ra, máy ảnh thời xưa rất nặng và để cầm giữ nó ổn định ở đầu kia bên kia của cây gậy cũng là một thử thách.
Song ở bên kia Trái Đất, một người khác cũng có ý tưởng tương tự Ueda...
Ai mới có công?
Người đàn ông Canada chuyên làm ra các món phụ kiện, Wayne Fromm, tin rằng sự phổ biến của gậy tự sướng đến từ công sức của ông. Sản phẩm lần này, có cả một cái tên thương mại hẳn hòi, Quik Pod, ra đời từ đầu những năm 2000. Nhưng Fromm không hề biết đến thiết kế của Ueda có từ 20 năm trước đó. Khôi hài là sản phẩm của Fromm cũng đến từ một chuyến du lịch châu Âu với con gái mình.
"Chúng tôi cứ phải hỏi hết người lạ này đến người lạ khác với hy vọng họ sẽ sẵn sàng chụp ảnh giùm chúng tôi. Anh ngồi đó chờ đợi, cầu mong có ai đó nói tiếng Anh để nhờ vả... Và lúc đó ý tưởng loé lên trong tôi - sẽ thế nào nếu chiếc máy ảnh có lửng lơ trong không khí, như là có ai đó đang chụp ảnh giùm chúng tôi?", Fromm bồi hồi kể lại.



Wayne Fromm và con gái Sage cùng giới thiệu Quik Pod
Khi về tới nhà mình, Fromm bắt đầu lao vào nghiên cứu. "Tôi mua hàng tá chiếc dù che mưa và tháo bung chúng ra. Con gái tôi bước từ trên gác xuống và thấy tôi đang nghiên cứu khoảng 20 cái dù khác nhau. Lúc ấy con bé nghĩ tôi có chút gì đó điên điên". Nhưng Fromm cũng không quên những người ưa du lịch mạo hiểm, nên sản phẩm của ông có khả năng chống chịu được cả nước và cát.
Tiếp đó, Fromm bỏ ra cả chục năm để quảng bá Quik Pod tại mọi hội chợ, cho đến khi smartphone bùng nổ và trào lưu tự sướng lên ngôi. Ông xem đó là kết quả từ nỗ lực của mình, "Đó là sự thành công kéo dài suốt 10 năm trong nháy mắt".
Trong mô tả về bản quyền Quik Pod, Fromm đánh giá gậy kéo dài của Ueda như một "thiết kế tiên phong". Song ông cho rằng trào lưu gậy tự sướng hiện nay đến từ sản phẩm của mình, chứ không phải của người Nhật. "Mọi chuyện xảy ra là nhờ sản phẩm của tôi, tôi có thể chỉ ra hàng đống bằng chứng cho điều đó. Có rất nhiều mẫu mã nhái theo sản phẩm của tôi và thậm chí còn có cả hình con gái tôi trên mẫu bao bì sản phẩm. Các nhà máy đã học theo sản phẩm của tôi qua ngần đó, kể cả việc ăn theo mẫu ảnh chụp".
Fromm khẳng định gậy tự sướng mới là phát minh của mình. "Đấy chính là lý do mà tôi nói rằng tôi đã phát minh ra thứ chúng ta gọi nó là gậy tự sướng trong hôm nay".
Không phải cứ sớm là tốt
Tuy vậy, sản phẩm của Fromm cũng như Ueda, đều có doanh số không tốt. Vì có rất nhiều công ty đang kiếm lời từ việc nhái lại chúng. Và vấn đề là số lượng các công ty ăn theo quá lớn nên cả Fromm lẫn Ueda đều không thể kiện được ai. Dù sao, cả 2 đều có thể được an ủi phần nào. "Vấn đề là anh thực sự làm ra được một thứ hữu dụng với mọi người. Nên tôi cảm thấy vui khi cả thế giới đã đón nhận chiếc gậy tự sướng", Fromm bày tỏ.



Nhờ gậy tự sướng, bạn sẽ không gặp tình trạng dở khóc dở cười như người đàn ông áo trắng hẹn giờ quá sớm và không kịp xếp hàng như trong ảnh
Riêng về Ueda, ông có chút "tiếc nuối" vì sự "đi trước thời đại" của mình. "Ý tưởng của tôi đến quá sớm, nhưng nó chỉ là một trong số các ý tưởng. Tôi đã đăng ký khoảng 300 ý tưởng và nó chỉ là một trong số đó. Chúng tôi gọi đó là ý tưởng lúc "3 giờ sáng", vì nó đến quá sớm".
Dường như trong giới công nghệ, không phải cứ tiên phong mới có thành công. Đôi khi chúng ta còn phải đợi "chín muồi".
Huyền Thế
Theo BBC

Thứ Hai, 3 tháng 9, 2018

Cải cách chữ Quốc ngữ, chuyện không nên bàn nữa

Tưởng chuyện này đã êm rồi (xã hội còn nhiều chuyện cần bàn hơn) nhưng hôm nay đọc những dòng giận dữ của GS Trần Đình Sử, tôi thấy cần lên tiếng để ủng hộ GS Trần Đình Sử, góp thêm tiếng nói bác bỏ đề nghị cải cách chữ Quốc ngữ của PGS Bùi Hiền (thông qua Bản đề xuất của tác giả).
Những điều tôi viết ra đây cũng là ý kiến của Viện Ngôn ngữ học gửi lãnh đạo cấp trên (tháng 1/2018), nhân có chỉ đạo đề nghị Viện Ngôn ngữ học cho ý kiến về Bản đề xuất cải cách chữ viết của PGS Bùi Hiền (một người mà trong quan hệ bình thường hàng ngày tôi rất kính trọng).
Hội đồng khoa học của Viện Ngôn ngữ học đã họp (mở rộng) thảo luận về đề nghị cải tiến chữ Quốc ngữ của PGS.TS Bùi Hiển, sau đó đã tổng hợp các ý kiến để báo cáo lên lãnh đạo cấp trên. Ý kiến của Hội đồng khoa học Viện Ngôn ngữ gồm có 3 phần:
-Vài nét về lịch sử phát triển của chữ Quốc ngữ (bao gồm những điểm bất cập và những đề nghị cải tiến, sửa đổi trước đây)
-Những bất hợp lí trong đề xuất cải tiến chữ quốc ngữ của PGS.TS Bùi Hiền
-Kết luận của Viện Ngôn ngữ học
Với tư cách là Viện trưởng, tôi là người tổng hợp các ý kiến của Hội đồng khoa học mở rộng, tôi cũng trao đổi ý kiến với một số chuyên gia về ngữ âm, chữ viết có uy tín như GS Nguyễn Văn Lợi, PGS Hoàng Dũng …Vì đây là nội dung được gửi lên lãnh đạo cấp trên (chắc không có ai là nhà ngôn ngữ học) nên cách viết phải giản dị, tuy nhiên vẫn không tránh được một số thuật ngữ chuyên môn. Sau đây là những nôi dung được tổng hợp:
1 Vài nét về lịch sử phát triển của chữ Quốc ngữChữ Quốc ngữ được hình thành trong khuynh hướng chung của các giáo sĩ Tây Phương muốn Latin hóa các chữ Á Đông nằm trong địa bàn truyền giáo của họ. Quá trình xây dựng chữ Quốc ngữ là một quá trình lâu dài, với sự góp sức của nhiều người, trong đó có người Việt Nam.
Các tài liệu cho thấy vào thế kỉ 17, chữ Quốc ngữ đã có một diện mạo khá ổn định, gắn với việc xuất bản cuốn Từ điển Việt – Bồ Đào Nha – Latin (Dictionarium Annamaticum Lusitinum et Latinum) của linh mục Alexandre de Rhodes tại Roma, năm 1651.
Có thể nói, thế kỷ 17 với sự ra đời của Từ điển Việt – Bồ Đào Nha – Latin (Dictionarium Annamaticum Lusitinum et Latinum) của Alexandre de Rhodes đã đánh dấu diện mạo hiện đại của chữ Quốc ngữ. Thế kỷ 18, 19, chữ Quốc ngữ tiếp tục hoàn thiện và có hình thức như ngày nay.
Chữ Quốc ngữ là loại chữ ghi âm tương đối khoa học. Tuy nhiên nó vẫn có nhiều điểm không hoàn hảo như tất cả bộ chữ ghi âm khác. Ở diện mạo hiện nay, chữ Quốc ngữ vẫn tồn tại một số nhược điểm sau đây:
– Cùng một âm nhưng được ghi bằng những con chữ khác nhau. Ví dụ, 3 chữ cái “c”, “k” và “q” đều được dùng để ghi âm /k/, chữ “y” và “i” đều được dùng để ghi âm /i/;
– Âm đệm có lúc ghi là “u”, có lúc ghi là “o”;
– Các nguyên âm đôi có cách ghi lưỡng khả, phụ thuộc vào vị trí của nguyên âm đôi trong âm tiết, ví dụ: iê/yê/ia/ya, ươ/ưa, uô/ua;
– Vị trí đánh dấu thanh không theo nguyên tắc nhất quán: lúc thì đánh vào âm chính, lúc thì đánh ở giữa âm tiết cho cân đối.
Đây chính là lí do trong một thời gian dài, liên tục có những ý kiến cho rằng cần phải cải tiến chữ Quốc ngữ trên nhiều phương diện khác nhau.
Năm 1902, một Uỷ ban cải cách chữ Quốc ngữ đã được thành lập (do Jean Nicholas Cheon đứng đầu).
Năm 1956, ở Miền Nam, Uỷ ban Ngôn ngữ cũng đưa ra đề nghị cải tiến chữ Quốc ngữ; năm 1973 Uỷ ban Điển chế Văn tự cũng ra đời. Ở Miền Bắc, Hội thảo Cải tiến Chữ Quốc ngữ được tổ chức năm 1960.
Từ đó đến nay đã có nhiều hội thảo khoa học tiếp tục đề cập đến chuyện cải tiến chữ Quốc ngữ. Gần đây nhất, trong ba cuộc hội thảo lớn về chữ Quốc ngữ (năm 2015 tại Phú Yên, năm 2016 tại Bình Định và tại Quảng Nam) đều có những tham luận nói đến những nhược điểm và ý tưởng cải tiến chữ Quốc ngữ.
Như vậy, có thể khẳng định rằng, vấn đề cải cách chữ quốc ngữ đã từng được bàn đến nhiều lần, trên nhiều phương diện và đề xuất của PGS. TS Bùi Hiền không phải là một ý kiến mới trong giới ngôn ngữ học.
Tuy nhiên, ngôn ngữ nói chung và chữ viết nói riêng là một sản phẩm của cộng đồng và mang tính quy ước. Chính cộng đồng sẽ quyết định sự phát triển của chữ viết, chứ nó khó lòng bị chi phối bởi ý chí, nguyện vọng hay đề xuất của một cá nhân hoặc bị cưỡng bách thực thi bởi một mệnh lệnh hành chính. Chính vì thế, cho dù đã có những Hội nghị về cải tiến chữ Quốc ngữ với hàng loạt các đề xuất của các nhà ngôn ngữ học nhưng tất cả đều không được áp dụng vào thực tế.
Cho đến nay, đại đa số các ý kiến đều cho rằng, mặc dù có những nhược điểm như trên, chữ Quốc ngữ vẫn là một loại chữ ghi âm rất tốt, và hiện nay vẫn đang thực hiện tốt chức năng là chữ viết thống nhất của nước Việt Nam, dùng để ghi lại tiếng Việt vì những lí do sau đây:
Thứ nhất, chữ Quốc ngữ có đủ khả năng để ghi lại toàn bộ các âm có thể có trong tiếng Việt hiện đại. Không có một âm nào trong tiếng Việt lại không thể dùng chữ Quốc ngữ ghi lại.
Thứ hai, chữ Quốc ngữ đã phát triển đến giai đoạn ổn định, được cả cộng đồng chấp nhận và sử dụng một cách tự nhiên, mang tính quy ước và phổ cập.
Thứ ba, chữ viết của một ngôn ngữ không đồng nhất với ký hiệu ngữ âm quốc tế, nó còn ẩn chứa cả văn hoá nữa. Cho nên, không nhất thiết phải áp dụng nguyên tắc “một âm vị ghi bằng một kí tự và ngược lại”. Về nguyên tắc, ngôn ngữ (âm thanh) luôn biến đổi theo thời gian, trong khi chữ viết lại cố định, cho nên qua thời gian bao giờ cũng có sự vênh nhau giữa âm vị cần ghi và ký tự dùng để ghi.
Dĩ nhiên, nhằm giúp chữ Quốc ngữ thực hiện tốt chức năng của mình, giới ngôn ngữ học hiện đang rất quan tâm đến vấn đề chuẩn hóa chính tả (quy chuẩn cách viết), cách viết tên riêng gốc tiếng nước ngoài (đề nguyên dạng, phiên âm hay chuyển tự), tên riêng gốc ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Đây là những vấn đề mà việc giải quyết một cách triệt để đòi hỏi cần phải ban hành Luật Ngôn ngữ ở Việt Nam.
2. Những bất hợp lí trong đề xuất cải tiến chữ quốc ngữ của PGS.TS Bùi Hiền
2.1.Về mặt pháp lí
PGS.TS Bùi Hiền coi tiếng Việt là tiếng Kinh: “Tạm thống nhất lấy tiếng Hà Nội làm cơ sở ngữ âm cho việc xác định bảng chữ cái tiếng Việt (tiếng Kinh)…(tr.3 của Bản đề xuất)”. Điều này vi phạm nguyên tắc bình đẳng dân tộc bởi Hiến pháp của Nhà nước CHXHCN Việt Nam coi tiếng Việt là Ngôn ngữ Quốc gia có nghĩa là của chung toàn dân tộc (Nation) Việt Nam chứ không chỉ của một tộc người. Ngoài ra, về mặt pháp lí, hiện nay chưa có văn bản chính thức nào của Nhà nước quy định tiếng Hà Nội là tiếng chuẩn.
2.2.Về mặt khoa học
Phương án đề xuất Cải tiến chữ quốc ngữ mà PGS.TS Bùi hiền nêu ra rất lộn xộn, chắp vá và hoàn toàn không mang tính khoa học. Điều này thể hiện ở các điểm dưới đây:
Thứ nhất, đã là nghiên cứu khoa học không thể có cách diễn đạt mơ hồ như ” Tạm thống nhất ..”. Việc xác định tiếng nói vùng nào của Việt Nam làm chuẩn chính âm hiện chưa đươc khẳng định.
Thứ hai, PGS.TS Bùi Hiền đã có những nhầm lẫn cơ bản về mặt ngôn ngữ học. Trong tiếng Việt, tiếng Hà Nội không phải là tiếng có thể đại diện cho một diện mạo ngữ âm trung thực và khách quan của tiếng Việt. Trên thực tế, tiếng Việt có nhiều vùng phương ngữ, thổ ngữ khác nhau với các biến thể đặc điểm ngữ âm, từ vựng khác nhau. Như vậy, nếu chỉ dựa vào hệ thống ngữ âm tiếng Hà Nội để làm cơ sở cải tiến chữ viết thì không phản ánh trung thực và đầy đủ ngữ âm tiếng Việt. Đề nghị của PGS.TS Bùi Hiền sẽ làm tăng vọt số lượng các từ đồng âm, đồng tự, gây khó khăn cho việc đọc hiểu văn bản.
Thứ ba, PGS.TS Bùi Hiền không phân biệt được các khái niệm ngữ âm – âm vị học, không phân biệt được âm và chữ. Các con chữ mà ông đưa ra không liên quan gì tới đặc điểm ngữ âm của nó.
Ông chưa nhận diện đầy đủ về hệ thống ngữ âm – âm vị học tiếng Việt. Bảng 16 nguyên âm được đề cập trong phần 2 của Bản đề xuất là không có cơ sở khoa học khi cho rằng có các âm vị /e, ɔ, o/ dài trong đối lập với /e, ɔ, o/ ngắn. Nhiều ví dụ dẫn ra khiến người đọc băn khoăn về sự tồn tại của nó trong tiếng Việt hay tính phổ biến của nó. Tác giả liệt kê âm vị /y/ trong đối lập với /i/ cũng hoàn toàn không có cơ sở khi không đưa được các cặp đối lập tối thiểu âm vị học mà lại dẫn ra các biến thể chữ viết “ti”~ “ty”.
Điều này còn được thể hiện khi tác giả xử lí trường hợp nguyên âm đôi /uo/ và tổ hợp bán nguyên âm /w/ + âm chính /o/ giống nhau (trường hợp “cuốc” và “quốc” được thống nhất ghi thành “kuok”, hay “cua” và “qua” được thống nhất ghi thành “kuô” theo phương án của tác giả). Ví dụ này cho thấy ông đã đi ngược lại với nguyên tắc “một chữ ghi một âm và ngược lại” của chính mình.
Bên cạnh đó, cách trình bày của ông trong Bản đề xuất cũng thể hiện sự thiếu hiểu biết về cách kí hiệu phiên âm quốc tế: phiên âm âm vị học được quy định chung của thế giới là trong gạch chéo /…/, và phiên âm ngữ âm học được quy định chung của thế giới là trong móc vuông […]. Nếu đã không hiểu được các khái niệm căn bản nhất (âm tố, âm vị, ngữ âm học, âm vị học,…) thì sao có thể bàn tới việc xây dựng (hay cải tiến, cũng như sử dụng) chữ viết cho ngôn ngữ của một cộng đồng dân tộc?
Thứ tư, PGS.TS Bùi Hiền không có sự hiểu biết về từ nguyên học và ngữ âm lịch sử tiếng Việt. Các chữ cái c-k-q tuy dùng để ghi cùng một âm vị /k/, chữ cái d, gi, r để ghi cùng một âm vị /z/, ch-tr để ghi cùng một âm vị /c/ trên bình diện đồng đại (nếu theo hệ thống ngữ âm tiếng Hà Nội) song về lịch sử chúng ghi các phụ âm khác nhau trong tiếng Việt ở thời kì xuất hiện chữ Quốc ngữ (Thế kỉ 17). Sở dĩ các linh mục dùng chữ d để ghi cái âm /z/ thời đó vì khi đó đối với các từ ghi “da”, “dì” trong tiếng Việt thì cái con chữ “d “này được dùng ghi một âm có đặc điểm về phát âm gần với phụ âm được ghi “d” trong nhiều ngôn ngữ ở châu Âu. Việc nhập ch- tr và ghi bằng con chữ “c” cũng vậy
Thứ năm, đề xuất của PGS.TS Bùi Hiền đi ngược lại hoàn toàn xu hướng chung của các nước sử dụng tự dạng Latin. Không có bất kì bộ chữ có tự dạng Latin nào sử dụng chữ cái “w” để ghi âm vị /ŋ/. Đề nghị dùng “w” thay cho “ng” sẽ phá vỡ tính hệ thống trong quan hệ giữa âm và chữ, khiến người học khó học, khó nhớ. Cách làm này khiến người nước ngoài vốn quen với các hệ chữ viết tự dạng Latin khó tiếp nhận chữ Quốc ngữ, vì thế gây khó khăn cho việc phổ biến tiếng Việt, chữ Việt (chữ Quốc ngữ) ra quốc tế.
Tương tự, không có bộ chữ có tự dạng Latin nào sử dụng con chữ “q” để ghi âm vị /tʰ/. Bên cạnh đó, việc tạo nên một con chữ mới để thể hiện phụ âm /ɲ/, không thể gõ trên bàn phím máy tính gây khó khăn lớn trong việc sử dụng trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay. Điều này vi phạm nguyên tắc tiện dụng trong xây dựng chữ viết.
Thứ sáu, tác giả còn đề xuất thêm tới 04 con chữ cái mới trong phương án cải tiến của mình. Điều này cho thấy hệ chữ viết của ông không tiết kiệm, gọn nhẹ hơn so với phương án cũ.
Thứ bảy, học tiếng Việt, chữ Việt là quyền lợi và trách nhiệm của mọi công dân Việt Nam thuộc các dân tộc khác nhau. Đề nghị cải tiến chữ Quốc ngữ của PGS.TS Bùi Hiền làm cho chữ Quốc ngữ trở nên khác xa chữ viết của một số ngôn ngữ dân tộc thiểu số (phần lớn dựa trên tự dạng Latin), vì thế gây cho khăn cho người dân tộc thiểu số tiếp thu chữ Quốc ngữ.
2.3. Về mặt thực tiễn
Nếu cải tiến chữ Quốc ngữ theo đề xuất của PGS.TS Bùi Hiền sẽ làm vô hiệu hóa một kho văn liệu khổng lồ với các ấn phẩm được viết bằng chữ Quốc ngữ, làm đứt gẫy sự liên tục văn hóa của cả một dân tộc. Nếu muốn lưu giữ và truyền tải khối tri thức, văn hóa của dân tộc cho các thế hệ sau, chúng ta sẽ phải tổ chức in ấn, chế bản lại. Đây là một việc làm cực kì tốn kém. Không chỉ có thế, sự thay đổi này còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh… do thay đổi toàn bộ hệ thống văn bản, giấy tờ, dữ liệu hiện hành đang được công nhận trên toàn thế giới.
Với tư cách là một loại chữ viết ghi lại ngôn ngữ dân tộc, trải qua những phát triển lịch sử, chữ Quốc ngữ ngày nay đã trở thành một tài sản văn hóa vô cùng quý giá của người Việt. Bản kiến nghị của PGS.TS Bùi Hiền chỉ là mong muốn của một cá nhân, hoàn toàn không xuất phát từ nhu cầu của xã hội. Chúng ta chưa có những điều tra về nguyện vọng của xã hội về vấn đề này nhưng những phản ứng của cộng đồng trên các phương tiện thông tin đại chúng thời gian qua đã cho thấy điều đó. Chữ viết, sau khi được xã hội thừa nhận là tài sản chung của mọi người. Xã hội chưa có nhu cầu thay đổi thì cá nhân không thể tùy tiện đề xuất thay đổi, đặc biệt là những đề xuất đó lại rất thiếu cơ sở khoa học như đã phân tích ở trên.
Mặt khác, bản thân hệ thống chữ Quốc ngữ hiện hành vẫn đang thực hiện rất tốt vai trò của mình trong đời sống của xã hội nước ta. Mặc dù có một số bất hợp lí nhưng những bất hợp lí này là có thể chấp nhận được và không cản trở đến quá trình giao tiếp bằng tiếng Việt. Vì vậy, bất cứ một sự cải tiến nào cũng sẽ làm đảo lộn mọi lĩnh vực trong xã hội.
3. Kết luận
Đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ của PGS.TS Bùi Hiền như đã phân tích là ý kiến của một cá nhân có thể có xuất phát từ mục đích tốt nhưng lại thiếu kiến thức chuyên môn; hiểu biết chưa toàn diện về ngữ âm học, ký tự học nên thiếu tính khoa học và thực tiễn, không có tính khả thi. Trong tình hình chữ Quốc ngữ đang vận hành hiệu quả như hiện nay, Viện Ngôn ngữ học cho rằng hoàn toàn không nên và không cần thiết có bất kì cải tiến nào đối với chữ Quốc ngữ.

Nguồn: FB Trần Huy Mẫn

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung: Một mũi tên nhắm nhiều đích

Nếu cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung tiếp tục lan rộng, thì đấy sẽ không còn là cuộc chiến về kinh tế nữa, mà thực chất sẽ là một cuộc đối đầu cả về chính trị lẫn quân sự để tái xác định vị thế siêu cường số một của Hoa Kỳ.
Thuế quan Mỹ đánh vào hàng Trung Quốc trước mắt nhằm mục đích cắt giảm thâm hụt mậu dịch, bảo vệ tài sản trí tuệ, để tạo nền thương mại công bằng (fair trade). Donald Trump đã hứa nhiều lần ngay lúc còn là ứng cử viên tổng thống năm 2016. Và nay ông đang cương quyết giữ lời hứa này.
Bộ phận trong tổng thể
Tuy nhiên, nếu cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung tiếp tục lan rộng, thì đấy không còn là cuộc chiến về kinh tế nữa, mà thực chất sẽ là một cuộc đối đầu về chính trị và quân sự để tái xác định vị thế siêu cường số một của Hoa Kỳ, kiểu "một hòn đá hạ hai con chim", trước tham vọng bá quyền công khai toàn cầu của Trung Quốc.
Chiến tranh thương mại là một phần của chiến lược an ninh (NSS) và quốc phòng của Mỹ (NDS). Cần nhìn nhận cuộc chiến này trong bối cảnh chiến lược toàn cầu của Hoa Kỳ. Đặc biệt sau khi Mỹ công khai coi Trung Quốc là “mối đe dọa số một” và tuyên bố khu vực “Indo-Pacific tự do và rộng mở” là địa bàn chiến lược để Mỹ đối phó với Trung Quốc.
Chiến lược Ấn Thái Dương (IPS/Indo—Pacific Strategy) là mặt trận để Mỹ nhắm vào Trung Quốc. Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung là một bộ phận trong tổng thể, là con đường tắt trực tiếp để Mỹ đối phó với Trung Quốc (có tác động tức thì), trong khi TPP là con đường vòng gián tiếp mà Trump đã từ bỏ, nhưng có nhiều khả năng sẽ quay lại (vì ý nghĩa chiến lược lâu dài).
Theo HSBC, trước đây, Trung Quốc dự tính thương mại với các nước tham gia dự án “BRI” (Belt and Road Initiative) sẽ vượt US$ 2.5 trillion/năm trong thập kỷ tới. Tập Cận Bình đã tự tin tuyên bố đến năm 2030, hàng hóa Trung Quốc sẽ tràn ngập thế giới và kinh tế Trung Quốc sẽ vượt Mỹ,với kế hoạch đầy tham vọng “Made in China 2025”. Nhưng cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung mà Trump phát động đang đe dọa làm tiêu tan “Giấc mộng Trung Hoa” của Tập Cận Bình và đang làm lung lay ngai vàng của hoàng đế đỏ.
Trung Quốc loạn “chiêu”
Trong một diễn biến mới nhất, Trung Quốc tuyên bố sẽ áp thuế mới lên 5.200 sản phẩm Hoa Kỳ, nếu Washington tiến hành áp thuế 25% lên hàng hóa Trung Quốc trị giá 200 tỷ USD. Cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ đang ngày càng nóng lên, sau khi Mỹ tuyên bố sẽ tiến hành áp thuế hai lần đối với cácsản phẩm Trung Quốc.Mới đây nhất, Mỹ nói về kế hoạch thu thuế các sản phẩm Trung Quốc tổng trị giá 500 tỷ USD.
Hồi đầu, Bắc Kinh mạnh mẽ tuyên bố: với cuộc chiến thương mại, Mỹ đang “tự lấy đá ghè chân mình”, Trung Quốc sẽ “giành chiến thắng đầu tiên”, sẽ “đáp trả cùng cường độ, cùng quy mô để đánh lại Donald Trump”. Tóm lại là “Trung Quốc sẽ có phản công một cách tất yếu”. Tuy nhiên, truyền thông Nga lại bình luận ngược lại, rằng Bắc Kinh hiện đang rối loạn. Hãng tin RIA Novosti mới đây có đăng một bài phân tích dài với tiêu đề “Đừng nghe những gì Bắc Kinh nói”.
Bài trên báo Nga viết tiếp, hãy nhìn vào những biện pháp phản kích cụ thể của Trung Quốc.Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung giống như cuộc quyết đấu trong thời kỳ trung cổ, “một thương trả một thương”, cho đến khi một trong hai bên phải ngã xuống. Tuy nhiên, sau giai đoạn tấn công ban đầu, phản ứng của Bắc Kinh giờ đây đã bắt đầu “loạn chiêu”, không còn trình tự.
Nhà bình luận Dmitry Kiselyov phân tích, nhìn vào những hành động thực tế gần đây của Trung Quốc cho thấy họ đang cố gắng lôi kéo quan hệ với châu Âu, đồng thời ký kết các hiệp định thương mại. Hội nghị thượng đỉnh BRICS diễn ra hôm 20/7 cũng là cơ hội mà Bắc Kinh muốn dùng để lôi kéo, mở rộng phe cánh của mình. Đối với Nga, Bắc Kinh càng dốc sức để nhấn mạnh quan hệ đối tác chiến lược.
Ngoài ra, Bắc Kinh cũng đã chuẩn bị hạ thuế toàn diện đối với EU cũng như mở cửa cho EU đầu tư vào thị trường Trung Quốc. Mỹ đương nhiên bị đẩy ra ngoài và không được ưu đãi như vậy. Một số nước khác có thể được lợi từ các chính sách này.Giáo sư Nikolay Katlalov công tác tại Học viện Tài chính Nga nhận định: “Trên thực tế, cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ hiện nay đã vượt quá phạm vi tranh chấp thương mại, trở thành sự đối kháng sức mạnh giữa hai nền kinh tế lớn trên thế giới.
Xu hướng leo thang
Để chống lại hành vi thương mại không công bằng, đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ đối với Mỹ, vừa qua, cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung thể hiện xu hướng leo thang. 

*Lần thứ nhất, Mỹ đánh thuế 25% đối với các sản phẩm của Trung Quốc có tổng giá trị 50 tỷ USD, trong đó 34 tỷ đã bắt đầu đánh thuế từ ngày 6/7. Phía Trung Quốc đồng thời cũng đáp trả với mức tương tự lên hàng hóa Mỹ. 
*Lần thứ hai, ngày 10/7, sau khi Mỹ tuyên bố tiếp tục thu thuế trị giá 200 tỷ USD đối với hàng hóa Trung Quốc, Bắc Kinh chỉ biểu thị sự bất ngờ mà không có “đáp trả”. 
*Lần thứ ba, ngày 19/7, ông Trump cho biết, đã chuẩn bị thu thuế lên đến 500 tỷ USD đối với sản phẩm Trung Quốc. Phía Trung Quốc cũng không “đáp trả”.
Thật ra, năm 2017, Mỹ đã nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc với tổng trị giá khoảng 505,5 tỷ USD, trong khi Trung Quốc chỉ nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ với trị giá chỉ khoảng 130 tỷ USD, do đó phía Trung Quốc khó có thể thu thuế với mức tương đương đối với hàng hóa Mỹ.
Ngoài việc phải đối mặt với áp lực từ Mỹ, tổng thể tình hình ngoại thương của Trung Quốc cũng không mấy lạc quan. Đầu tháng 7, trang tin Handelsblatt (Báo Thương mại) của Đức đưa tin, Trump đang tìm cách để EU giải trừ thuế quan nhập khẩu ô tô đối với Mỹ. Nếu EU hủy bỏ thuế quan, chính phủ Mỹ cũng sẽ không thu thuế mang tính trừng phạt đối với xe ô tô nhập khẩu từ EU. Gần đây, EU và Nhật Bản cùng ký kết Hiệp định quan hệ đối tác, các bên cùng hủy bỏ thuế quan đối với 90% sản phẩm.
Theo các chuyên gia kinh tế độc lập, do phải nuôi dưỡng bộ máy quan liêu khổng lồ, Trung Quốc rất khó để miễn thuế đối với các nước lớn. Nếu Trung Quốc không mạnh tay miễn thuế, một khi Nhật Bản, EU và Mỹ cùng đạt được thỏa thuận cuối cùng, xóa bỏ rào cản thương mại, điều này có nghĩa là WTO chỉ “hữu danh vô thực”. Đến lúc này, địa vị của Trung Quốc sẽ bị cô lập trong các nước phát triển, rơi vào hoàn cảnh vô cùng khó khăn.
Tác động đến Việt Nam
Điều khích lệ là Mỹ và EU mới đây đã đồng ý hoãn lại việc đánh thuế quan và thương lượng để tháo gỡ các rào cản thương mại. Những dấu hiệu hiện tại chưa cho thấy rõ, Việt Nam sẽ bị thiệt hại hay hưởng lợi bao nhiêu trong cuộc chiến thương mại này. Song nếu cuộc chiến lan rộng nó sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam và nhiều quốc gia khác trên thế giới, vì giá sản phẩm sẽ tăng cao hơn cho mọi người tiêu thụ.
Tham vọng ngang ngược của Trung Quốc tại Biển Đông và toàn cầu khiến Việt Nam lo ngại cho một tương lai bị Hán hóa. Nếu bằng cách nào đó Mỹ lại cho rằng, công ty Việt Nam tiếp tay với Trung Quốc tránh né thuế quan của Mỹ bằng cách xuất khẩu qua các kênh Việt Nam, thì chắc chắn Mỹ sẽ trừng phạt trả đũa. Nên nhớ Mỹ hiện đang có thâm hụt mậu dịch với Việt Nam, do đó, Mỹ sẽ gây áp lực giảm con số thâm hụt ấy.
Cách ứng xử khả dĩ nhất của Việt Nam là phải đẩy mạnh hơn nữa những cải cách thể chế cấp thiết mà mà nhiều chuyên gia trong và ngoài nước đã đề xuất từ vài năm nay. Và Việt Nam nên gấp rút điều chỉnh guồng máy sản xuất theo hướng thị trường Âu-Mỹ đòi hỏi để nắm được thời cơ mới do cuộc thương chiến thương mại trên toàn cầu gây ra.
Theo các chuyên gia kinh tế, nếu tiền đồng giảm tới mức 24,500-25,000 VNĐ/USD, sẽ gây ra áp lực tiền tệ. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nếu tiếp tục bảo vệ tỷ giá bằng cách dùng khối dự trữ ngoại tệ như hiện nay, thì con số ít ỏi trên 70 tỷ USD (tuy là kỷ lục cho Việt Nam) sẽ có thể “bay mất” trong thời gian ngắn, do nhu cầu dân chúng và giới đầu cơ quốc tế.
Theo giáo sư kinh tế Trần Hữu Dũng (Đại học Mỹ), cuộc chiến tranh thương mại lần này dường như đi ngược lại các lý thuyết kinh tế. Các quyết định hầu như không dựa trên một kế hoạch nào được điều tra nghiên cứu rõ ràng. Vì vậy, giới chuyên gia kinh tế rất lo lắng, vì cuộc chiến thương mại này rất khó lường, không biết quy mô thiệt hại đối với kinh tế thế giới thế nào, có dẫn đến thế chiến haykhông. Cho đến nay, chưa thấy một nghiên cứu nào có thể tin được, vì vậy thái độ thận trọng là hết sức cần thiết. 
TS. Đinh Hoàng Thắng