Hồng Kông đang tìm cách tăng cường năng lực cạnh tranh về tài chính và công nghệ với Thẩm Quyến.
Những người làm việc trong các lĩnh vực nêu trong danh sách sẽ được hưởng chính sách ưu đãi về nhập cư tại Hồng Kông...
Chuyên viên xử lý rác thải, chuyên viên thống kê, và kỹ sư đóng tàu là ba trong số ngành nghề được chính quyền Hồng Kông đưa ra trong danh sách những nghề mà vùng lãnh thổ này đang "khát" nhân lực.
Theo hãng tin Bloomberg, chính quyền Hồng Kông mới đây công bố một danh sách ngành nghề đang có nhu cầu thu hút nhân lực trình độ cao nhiều nhất. Ngoài những ngành nghề nói trên, trong danh sách này còn có chuyên gia quản lý tài sản, chuyên gia công nghệ tài chính và nhà khoa học dữ liệu.
Những người làm việc trong các lĩnh vực nêu trong danh sách sẽ được hưởng chính sách ưu đãi về nhập cư tại Hồng Kông, cho dù họ chưa tìm được một công việc ở vùng lãnh thổ này.
Các ứng viên là người làm một trong số 11 ngành nghề trong bản danh sách sẽ được hưởng tối đa 30 điểm cộng thêm trong hồ sơ nhập cư vào Hồng Kông. Các yếu tố khác như tuổi tác, học vấn, kinh nghiệm làm việc, khả năng thành thạo ngôn ngữ cũng được xem xét. Điểm tối thiểu để được nhập cư là 80 điểm.
Sáng kiến trên được Hồng Kông đưa ra trong bối cảnh vùng lãnh thổ này tìm cách tăng cường năng lực cạnh tranh về tài chính và công nghệ với Thẩm Quyến - một trung tâm kinh tế của Trung Quốc đại lục nằm ngay sát Hồng Kông. Ngoài ra, Hồng Kông cũng muốn củng cố vị thế là một trung tâm hàng hải quốc tế trong bối cảnh của sự cạnh tranh gay gắt từ các thành phố khác trong khu vực.
Dưới đây là toàn bộ 11 ngành nghề mà Hồng Kông đang ưu tiên thu hút nhân tài:
- Chuyên gia xử lý rác thải
- Chuyên gia quản lý tài sản
- Chuyên gia bảo hiểm hàng hải
- Chuyên viên thống kê
- Chuyên gia công nghệ tài chính
- Nhà khoa học dữ liệu và chuyên gia an ninh mạng
- Chuyên gia sáng tạo và công nghệ
- Kỹ sư đóng tàu
- Kỹ sư hàng hải và chỉ huy tàu biển
- Chuyên gia các ngành nghề sáng tạo
- Chuyên gia giải quyết tranh chấp và luật sư giao dịch.
Lighthizer từng đóng vai trò hàng đầu trong việc thúc đẩy thứ mà nhà kinh tế học Jagdish Bhagwati gọi là "chủ nghĩa đơn phương gây hấn" được chính quyền Reagan sử dụng để chống lại các đối thủ mới trên mặt trận thương mại.
Sự kết hợp giữa tự do thương mại với chủ nghĩa dân tộc
Quan điểm kết hợp tự do thương mại với chủ nghĩa dân tộc của Lighthizer không phải là mới và cũng không có gì ngược đời. Gốc rễ của nó có từ thế kỷ 19, khi những quân đoàn viễn chinh đi khai phá thị trường cho hàng hóa phương Tây. Thị trường Trung Quốc và Nhật Bản đều được mở ra nhờ những khẩu súng thần công.
Trường hợp tương tự gần đây hơn và cũng trực tiếp hơn là các xung đột thương mại trong những năm 1980. Đó cũng chính là thời điểm Lighthizer bắt đầu sự nghiệp trong lĩnh vực chính sách kinh tế, khi các nhà hoạch định chính sách của nước Mỹ thường xuyên phàn nàn về thâm hụt thương mại và chuyện công nhân Mỹ bị cướp việc làm bởi những đối thủ xa xôi.
Sinh năm 1947 tại Ohio, ông học cùng khóa với cựu Tổng thống Bill Clinton tại ĐH Georgetown, từ năm 1978 trở thành luật sư chính cho Ủy ban Tài chính dưới thời Thượng nghị sĩ Bob Dole trước khi được bổ nhiệm làm phó đại diện thương mại Mỹ năm 1983 ở tuổi ngoài 30. Ông cũng là Chủ tịch Ủy ban đầu tư Mỹ - Nhật và dẫn dắt các cuộc đàm phán về thép nhập khẩu từ Nhật.
Trong vai trò này, Lighthizer đóng vai trò hàng đầu trong việc thúc đẩy thứ mà nhà kinh tế học Jagdish Bhagwati gọi là "chủ nghĩa đơn phương gây hấn" được chính quyền Reagan sử dụng để chống lại các đối thủ mới trên mặt trận thương mại. Một ví dụ điển hình là điều khoản 301 của đạo luật thương mại 1974 cho phép nước Mỹ trả đũa các quốc gia có hành động thương mại không công bằng. Thay vì thuế quan, công cụ được ưa chuộng là buộc các nước khác tự nguyện hạn chế lượng hàng xuất khẩu sang Mỹ.
Mặc dù mục tiêu hàng đầu mà Mỹ nhắm đến là các nền kinh tế đang lên ở khu vực Đông Á như Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc, điều khoản 301 được sửa đổi năm 1988 cũng được sử dụng để đe dọa các quốc gia đang phát triển nếu như họ không tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ.
Bhagwati cho rằng những biện pháp của Tổng thống Reagan là biểu hiện của "hội chứng người khổng lồ bị thu nhỏ", trong đó Mỹ trở nên kích động hơn vì lo sợ sẽ mất đi vị thế thống trị. Mặc dù không đồng tình với cách thức này, Bhagwati cũng thừa nhận rằng các hành động này thường tỏ ra hiệu quả đối với các thị trường mở cửa.
Năm 1985, Lighthizer quay trở lại làm việc trong lĩnh vực luật tư nhân, và dễ dàng rút ra được bài học từ thời gian làm việc trong bộ máy công quyền: chủ nghĩa đơn phương gây hấn sẽ hiệu quả trong lĩnh vực kinh tế quốc tế. Kể từ đó đến nay ông là nhân tố tác động lớn đến quan điểm tránh xa mô hình thương mại đa phương của đảng Cộng hòa.
Trong những năm 1990, Lighthizer là cố vấn kinh tế chính cho Bob Dole trong cuộc đua trở thành ứng viên Tổng thống của đảng Cộng hòa. Lighthizer và Dole ủng hộ việc Mỹ là thành viên của WTO nhưng cũng thúc đẩy ý tưởng có 1 ủy ban riêng biệt gồm toàn các thẩm phán Mỹ để xem xét lại các vụ việc bất lợi, đồng thời hai người đồng tình với quan điểm Mỹ dọa rút khỏi WTO nếu như hoạt động của tổ chức này không làm vừa lòng Mỹ.
Tuy nhiên sau khi WTO ra đời, có vẻ như Lighthizer đã hối hận về quyết định của mình. Năm 2000 ông từng phát biểu rằng quyền lực của WTO đã vượt quá giới hạn, trở thành mối đe dọa đối với luật pháp Mỹ và WTO cũng không đủ khả năng chỉnh đốn các "hoạt động thương mại không công bằng" của các nước khác.
Mặc dù chính sách thương mại của ông Trump đôi lúc được so sánh với thời kỳ những năm 1940, người ta nhắc nhiều hơn đến những năm 1980. Nhiều năm trước khi ông Trump tranh cử Tổng thống, Lighthizer đã thẳng thắn ca ngợi "nỗi hoài nghi trước những lời võ đoán về tự do thương mại" của ngôi sao truyền hình thực tế Donald Trump hay hào hứng nói về chuyện Ronald Reagan đã thành công như thế nào trong cuộc chiến thương mại với Nhật Bản.
Trung Quốc đang hưởng lợi từ chủ nghĩa tư bản nhà nước
Không phải WTO chưa từng vấp phải sự phản đối. Chính quyền Obama cũng có lần mâu thuẫn với tổ chức này, và ngày càng có nhiều tiếng nói từ EU cũng như bản thân Trung Quốc đồng tình rằng cần cải cách WTO cho phù hợp với tình hình mới, khi mà kinh tế Trung Quốc đã mạnh lên rất nhiều so với trước đây và nước này liên tục vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Tuy nhiên, điểm khác biệt ở đây là Lighthizer phủ nhận quan điểm truyền thống về sức mạnh dân chủ hóa của thương mại toàn cầu. Trong bài phát biểu năm 2010, ông chỉ ra rằng "nước Mỹ từng hết sức tự tin về sự chiến thắng của chủ nghĩa tư bản" sau sự kiện bức tường Berlin sụp đổ, nhưng "sự tự tin đó giờ đã trở thành sự kiêu căng ngạo mạn được thôi thúc bởi nhiều nhà hoạch định chính sách tin rằng Trung Quốc chắc chắn sẽ đi theo chủ nghĩa tư bản". Họ còn tin rằng "vào WTO sẽ khiến Trung Quốc ngày càng cư xử giống phương Tây hơn, thậm chí có thể trở thành phiên bản khác của Canada". Nhưng thực tế cho thấy sự khác biệt văn hóa đã tạo ra kết quả hoàn toàn khác.
Lighthizer từng nhắc đến bài báo viết về chủ nghĩa tư bản nhà nước đăng trên tờ Foreign Affairs của chuyên gia phân tích chính trị Ian Bremmer. Bài báo đã lược lại quá trình phát triển của chủ nghĩa tân tự do (neoliberalism) kể từ những năm 1970. Cuộc khủng hoảng dầu mỏ đầu thập kỷ này là 1 bước đột phá cho xu hướng trong đó quyền lực của nhà nước được tăng cường đáng kể nhờ mối quan hệ gắn bó khăng khít với lợi ích của giới doanh nghiệp, với các công ty dầu mỏ quốc doanh của OPEC là ví dụ điển hình.
Trong khi nhiều nhà sử học miêu tả đó là thời kỳ quyền lực chuyển giao mạnh mẽ từ nhà nước sang thị trường, Bremmer lại có quan điểm trái ngược. Theo ông, các nền kinh tế như Ấn Độ, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Brazil đều có niềm tin tuyệt đối vào thị trường tự do nhưng cũng có xu hướng xóa nhòa ranh giới giữa lợi ích của khu vực công và khu vực tư nhân. Sự nổi lên của các quỹ đầu tư quốc gia trong thời kỳ đầu những năm 2000 cũng là 1 ví dụ. Và Trung Quốc trở thành biểu tượng của chủ nghĩa tư bản nhà nước, nơi đảng cầm quyền sử dụng các tập đoàn nhà nước kết hợp với những tập đoàn tư nhân nổi trội để tạo ra 1 thị trường nội địa khổng lồ thách thức các cường quốc công nghiệp truyền thống.
Trong khi đó nước Mỹ hoàn toàn giữ được khoảng cách lành mạnh giữa lợi ích của khu vực công và khu vực tư nhân (ngoại trừ "cửa hậu" giữa phố Wall và Washington). Đồng tình với Bremmer, Lighthizer lo ngại mô hình của Trung Quốc tạo ra lợi thế cạnh tranh không công bằng với những quốc gia khác biệt. "Hệ thống của họ đang thách thức hệ thống của chúng ta", ông nói. Năm 2017, ông gọi chủ nghĩa tư bản nhà nước của Trung Quốc là "mối đe dọa chưa từng có tiền lệ đối với hệ thống thương mại thế giới".
Cốt lõi của mối đe dọa đó là "những yêu cầu bắt buộc về chuyển giao công nghệ hay thậm chí là những vụ ăn cắp quyền sở hữu trí tuệ trắng trợn".
Kế hoạch đối phó với Trung Quốc của Lighthizer là gì? "Chúng ta phải đưa mọi thứ quay trở về vạch xuất phát, loại bỏ một vài rào cản về cấu trúc đồng thời buộc Trung Quốc phải mở cửa", ông phát biểu trên Fox News hồi tháng 6.
Tuy nhiên chính bản thân Lighthizer cũng thừa nhận rằng mục tiêu đối phó lại với Made in China 2025 bằng 1 kế hoạch dài hơi đang gặp phải rào cản về thời gian. Trong khi Trung Quốc có sự ổn định chính trị và hoạch định chính sách với tầm nhìn 50 -100 năm, đặc trưng của hệ thống chính trị Mỹ không cho phép làm như vậy.
Rào cản chính trị là thứ khó có thể vượt qua và có lẽ cả cuộc đời Lighthizer cũng không thể tạo ra sự thay đổi. Nhưng rõ ràng không thể phủ nhận "chủ nghĩa Lighthizer" đã, đang và sẽ tác động rất lớn đến chính sách thương mại của Tổng thống Donald Trump - thứ đang làm đảo lộn trật tự thương mại quốc tế. Không ngoa khi nói rằng chúng ta hiện đang sống trong "thế giới của Robert Lighthizer".
Thu Hương
Tuần trước, phía Mỹ khiến cuộc chiến thương mại trở nên kịch tính hơn khi thông báo dự định đánh thuế 25% thay vì 10% lên 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc. Lighthizer chính là người đứng sau ý tưởng này.
Tháng trước, Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer đã có 2 tiếng "bị quay" trước Quốc hội, đối mặt với những lời phàn nàn về các tác động phụ mà chính sách thuế quan của Tổng thống Trump gây ra đối với cá hồi Alaska, tôm hùm Maine và thịt gà sản xuất ở Delaware.
"Chẳng có ai tuyên chiến với Canada cả", Lighthizer một mực khẳng định, dù sau đó ông thừa nhận rằng việc sử dụng mục 232 của Dự luật khuếch trương thương mại năm 1962 để đánh thuế nhôm và thép nhập khẩu là hành động gián tiếp coi Canada là 1 mối đe dọa đối với an ninh quốc gia. Khi bị hỏi dồn liệu kết luận này đã có được Ủy ban an ninh quốc gia xem xét kỹ lưỡng hay không, Lighthizer ngập ngừng cho rằng làm vậy là trách nhiệm của Bộ Thương mại Mỹ chứ không phải của riêng ông.
Cố gắng làm dịu đi những gợn sóng phản đối tại Quốc hội là công việc quen thuộc của Lighthizer. Trong phần lớn trường hợp thì điều đó đồng nghĩa với trấn an các nhà làm luật rằng Mỹ đã thảo luận kỹ càng với EU cũng như các đối tác thương mại như Mexico và Canada hay xóa tan ấn tượng rằng thuế mới đánh vào hàng hóa Trung Quốc "giống như chọc vào tổ ong bắp cày và sẽ gây ra một loạt rắc rối với các đồng minh thân cận ở khắp nơi trên thế giới" (theo như miêu tả của 1 nghị sĩ Mỹ).
Tuy nhiên sẽ là sai lầm nếu đánh đồng sự nhún nhường của Lighthizer với sự thiếu tự tin. Trước đây là 1 luật sư, Robert Lighthizer – người nổi tiếng với bức tranh chân dung to bằng người thật treo trong nhà – chưa bao giờ thiếu tự tin. Và không giống như hầu hết những người còn lại trong nội các của ông Trump, Lighthizer biết rõ mình muốn gì và phải làm như thế nào để đạt được mục tiêu, ngay từ ngày đầu nhậm chức.
Hãy để cho các nguyên lý kinh tế quyết định mọi thứ
Tuần trước, phía Mỹ khiến cuộc chiến thương mại trở nên kịch tính hơn khi thông báo dự định đánh thuế 25% thay vì 10% lên 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc. Lighthizer chính là người đứng sau ý tưởng này. Tuy nhiên, ông không phải là người đơn thuần ủng hộ chủ nghĩa bảo hộ. Lighthizer thường xuyên công khai lên tiếng ủng hộ tự do thương mại, lợi thế cạnh tranh và những thứ mà ông gọi đơn giản là "kinh tế".
"Nguyên tắc cơ bản ở đây là nước Mỹ muốn tự do thương mại, không có bất cứ rào cản nào", Lighthizer giải thích trong phiên điều trần trước Quốc hội ngày 26/7. Theo ông, chính quyền Trump "muốn có được vị thế mà trong đó Mỹ cạnh tranh với các quốc gia khác trên cơ sở hai bên bình đẳng, không có rào cản, hãy để cho các nguyên lý kinh tế quyết định mọi thứ".
Tuy nhiên, tự do thương mại theo quan điểm của Lighthizer không nằm ở mục tiêu mở cửa thị trường mà là ở cam kết sử dụng những "vũ khí" công khai để đạt được chúng.
Kể từ khi GATT – tiền thân của Tổ chức Thương mại quốc tế WTO – ra đời năm 1947, quan điểm ủng hộ hợp tác đa phương trong thương mại quốc tế ngày càng nhận được nhiều sự ủng hộ. Thế giới nở rộ các hiệp định thương mại đa phương với sự tham gia của nhiều nước, trong đó các rào cản thương mại đồng loạt được dỡ bỏ dựa trên nguyên tắc "tối huệ quốc". Trong khi đó, Lighthizer ưa thích các hiệp định song phương chỉ có 2 quốc gia thống nhất cùng giảm bớt rào cản thương mại cho nhau, các vấn đề được giải quyết theo từng nước, từng vụ việc.
"Chúng ta không nói về 1 sân chơi chung mà sẽ nói với từng nước rằng: Mỹ sẽ cho bạn con đường tiếp cận thị trường tốt hơn so với phần còn lại của thế giới, và đổi lại hãy cho chúng tôi những lợi thế tương đương", ông từng phát biểu trước Quốc hội.
Để đạt được các mục đích dễ dàng tiếp cận thị trường và ít rào cản hơn, Lighthizer không ngại ngần sử dụng các hành động đơn phương. Do đó như những gì chúng ta đang thấy hiện nay, sắc lệnh hành pháp, áp lực ngoại giao và các công cụ pháp lý như mục 232 của Dự luật khuếch trương thương mại năm 1962 được Mỹ tận dụng để đảo lộn các thỏa thuận thương mại hiện hữu và gây sức ép buộc các đối tác phải ngồi vào bàn đàm phán.
"Chủ nghĩa Lighthizer" không đồng nghĩa với "đắp lũy xây thành" biến nước Mỹ thành 1 ốc đảo mà là lấy lại những gì được coi là lợi thế bị đánh mất của các nhà sản xuất Mỹ trên thương trường quốc tế. Đó không phải là điềm báo trước về "dấu chấm hết cho toàn cầu hóa" mà là thời kỳ khốc liệt hơn. Và Lighthizer không muốn bảo vệ các công ty Mỹ trước sự cạnh tranh, ngược lại ông muốn nghiêm khắc hơn với họ.
"Chúng ta cần phải đảm bảo rằng các lực thị trường sẽ quyết định ai được sống sót, ai phải hi sinh", ông nói. Lighthizer coi chiến tranh thương mại là con đường dẫn tới thương mại tự do. Và để chống lại "chủ nghĩa tư bản nhà nước" trên thị trường Trung Quốc, Mỹ phải học tập mô hình này của đối thủ.
Thu Hương
Buồn ngủ là nỗi niềm gây khó chịu cho rất nhiều người bất kể hoàn cảnh nào. Trạng thái lơ mơ và không có khả năng tập trung có thể tiêu tốn nhiều thời gian trong các hoạt động hằng ngày và khiến bạn cảm thấy khó khăn để tận hưởng cuộc sống. Đừng để bản thân chịu cảm giác buồn ngủ cả ngày, bạn nên hành động để cải thiện sự tỉnh táo và tập trung cho bản thân.
Các bước
*Phương pháp 1 :Thay đổi Phong cách sống
1.Uống nhiều nước. Đây là cách phục hồi cho hầu hết các vấn đề về sức khỏe, uống nước thường xuyên trong cả ngày sẽ giúp bạn luôn cảm thấy tràn đầy năng lượng. Thường thì cảm giác mệt mỏi và lơ mơ đều có nguyên nhân chủ yếu do mất nước. Bạn nên uống ngay một cốc nước sau khi thức dậy vào buổi sáng để khởi động quá trình trao đổi chất, và tiếp tục uống vài cốc nước một ngày.
2.Ăn sáng. Uể oải lăn trên giường vào buổi sáng sau khi đã tắt chế độ báo thức đến lần thứ năm có nghĩa là bạn có thể sẽ chỉ có một bữa sáng qua loa, đó là trong trường hợp bạn có ăn sáng. Nếu tình trạng này xảy ra, quá trình trao đổi chất trong cơ thể sẽ ở chế độ trì trệ, khiến bạn chậm chạp hơn khi làm bất cứ việc gì trong ngày. Bạn cần bắt buộc bản thân phải dậy sớm hơn nếu cần và dành thời gian ăn một bữa sáng hoàn chỉnh. Các dưỡng chất sẽ nạp thêm năng lượng cho bạn trong suốt cả ngày, bạn nên để chuông báo thức được thiết lập một cách đáng giá.
3.Ăn thường xuyên. Tương tự như khi bị mất nước, cảm giác kiệt sức có thể là cách cơ thể thông báo với bạn rằng nó đang đói và cần năng lượng dạng thực phẩm. Đừng chỉ làm theo những gì mọi người vẫn quan niệm về chuyện ăn ba bữa thật no một ngày, bạn nên thử ăn từ 5-7 bữa nhỏ trong suốt cả ngày. Khi đó cơ lượng đường huyết sẽ không bị tụt và cơ thể bạn sẽ được cung cấp thêm vitamin và dưỡng chất cần thiết để luôn tập trung.
4.Tập thể dục thường xuyên. Đi bộ và dạo quanh sẽ càng khó khăn hơn khi chiều nào bạn cũng thấy buồn ngủ, nhưng tạo thói quen tập thể dục hằng ngày sẽ hạn chế được cảm giác kiệt sức. Hãy tập ít nhất 10 phút mỗi ngày, thậm chí chỉ cần bạn luyện tập đi bộ nhanh ngoài trời. Khi máu được tuần hoàn và hít thở không khí trong lành bạn sẽ cảm thấy luôn tươi tỉnh và sẵn sàng.
5.Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Đây là lý do vì sao bạn cảm thấy uể oải hơn vào mùa đông. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời giúp tăng lượng vitamin D, từ đó tăng năng lượng cho cơ thể. Nếu bạn may mắn gặp thời tiết đẹp, hãy tạm ngừng công việc trong phòng đang khiến mình buồn ngủ để ra ngoài một chút. Một mũi tên trúng hai đích, và bạn còn có thể tập thể dục ngoài trời nữa!
6.Điều chỉnh lượng cà phê hấp thụ. Cơn buồn ngủ đang kéo đến, và bản năng đầu tiên của bạn là đi tìm một cốc cà phê. Nhưng hãy đợi đã! Sự thực là uống quá 2-3 cốc cà phê một ngày không tăng thêm chút năng lượng nào cho bạn cả, và nếu bạn uống cà phê sau 12 giờ trưa hoặc 1 giờ chiêu sẽ ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ vào buổi tối trong ngày. Vì thế, bạn nên hạn chế lượng cà phê hấp thụ dưới ba cốc một ngày, từ đó bạn có thể tăng nguồn năng lượng cho mình mà không bị ảnh hưởng từ tác dụng phụ tiêu cực gây kích thích. Bạn chỉ nên uống vào trước giờ ăn trưa, rồi bạn sẽ phải cảm ơn chính mình vào ngày hôm sau.
7.Điều chỉnh chu kỳ ngủ. Tối hôm trước bạn đã tham dự một buổi biểu diễn tuyệt vời, bạn thức đến gần sáng, rồi bạn ngủ đến trưa. Bạn lại phải đi ngủ sớm vào tối hôm sau để chuẩn bị cho cuộc họp lúc 7 giờ sáng. Với chu kỳ ngủ không ổn định như vậy, không có gì đáng thắc mắc nếu bạn cảm thấy mệt mỏi! Bạn nên cố gắng đi ngủ cùng giờ vào mỗi tối, và thức dậy vào cùng giờ sáng hôm sau. Nhờ đó cơ thể bạn sẽ có những giới hạn rõ ràng khi nào nên đi ngủ, giúp giảm cảm giác buồn ngủ trong suốt cả ngày.
*Phương pháp 2:Thay đổi Ngay để Giảm Cảm giác Lơ mơ
1. Nghe nhạc. Âm nhạc có tác động rất lớn đến tâm trạng và trạng thái tinh thần; bên cạnh khả năng thay đổi trạng thái tinh thần, âm nhạc có thể tăng năng lượng cho bạn. Một nghiên cứu trọng điểm đã chỉ ra rằng những người nghe nhạc, không tính đến âm lượng hoặc tốc độ, sẽ có nhiều năng lượng hơn những người không nghe. Vì thế, bạn hãy lấy iPod của mình hoặc bật kênh radio yêu thích và bật vài bản nhạc lên!
2.Cố gắng tập bài tập thở. Các cơ quan hô hấp đều bị thay đổi theo trạng thái cảm xúc và tinh thần của chúng ta, dù chúng ta không thể nhận thức được điều đó. Nếu bạn cảm thấy căng thẳng hoặc mệt mói, thì bạn thường sẽ thở bằng “lồng ngực” và không thể cung cấp đủ oxy cho não bộ.
Cố gắng hít thở chậm, tưởng tượng rằng bạn đang thổi đầy khí vào bụng như một quả bóng bay, sau đó chậm rãi thở ra. Áp dụng cách này trong một phút hoặc dài hơn sẽ đánh thức não bộ và giải phóng suy nghĩ rành mạch hơn.
3.Ăn thực phẩm chứa Omega-3. Nhắc đến Omega-3 là nhắc đến dưỡng chất giúp ích để bạn tỉnh táo, có tác dụng hiệu quả hơn so với những dưỡng chất khác. Nếu bạn băn khoăn về thực đơn cho bữa trưa hoặc bữa tối, bạn nên thêm chút cá hồi vào bữa ăn và ăn hết các axit béo Omega-3 tuyệt vời này. Nếu bạn không ăn cá thường xuyên, bạn có thể thay thế bằng cách uống dầu cá hằng ngày.
4.Thử phương pháp trị liệu với nước. Dội một xô nước lạnh vào một anh bạn đang ngủ không chỉ là một trò đùa thú vị mà còn thực sự giúp họ tỉnh dậy. Nếu bạn không thể làm gì để tỉnh táo được, bạn nên hất nước lạnh lên mặt hoặc ghé mặt vào vòi nước lạnh. Nhiệt độ thấp và cảm giác của nước sẽ cải thiện sự tuần hoàn và giúp bạn tập trung tốt hơn trước đó.
5.Ăn thêm chất xơ. Chất xơ, không giống như nhiều thức ăn chúng ta ăn, cần tốn thời gian rất lâu mới có thể tiêu hóa hết. Vì thế, bạn nên ăn một số loại thực phẩm có chất xơ và để chúng từ từ truyền năng lượng vào cơ thể trong suốt ngày. Bạn có thể thử ăn táo cả vỏ, đỗ đen hoặc ngũ cốc nguyên cám và xua đi cảm giác mệt mỏi.
6.Chợp mắt. Giấc ngủ quá dài trong ngày có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ vào buổi tối, chỉ cần chợp mắt một chút vào buổi trưa là đã có thể giúp cơ thể khôi phục lại. Cách phục hồi hiệu quả chính là chợp mắt khoảng 20 phút. Chừng đó là đủ để cơ thể bạn đi vào giấc ngủ, đẩy lùi nguyên nhân gây mệt mỏi đang tồn tại trong tâm trí bạn.
7.Uống viên bổ sung magiê. Cảm giác buồn ngủ có thể thực sự có nguyên nhân do thiếu vitamin và khoáng chất. Nếu bạn không có đủ magiê trong chế độ ăn, bạn nên cố gắng bổ sung thêm. Magiê rất sẵn có ở các cửa hàng thực phẩm chăm sóc sức khỏe và dùng uống hằng ngày.
8.Giải tỏa hết căng thẳng. Nếu bạn phải đối đầu với chiếc bàn làm việc bừa bộn, đang cãi nhau với bạn bè hoặc bị ngợp với khối lượng công việc phải làm, bạn có thể sẽ bị căng thẳng và khiến bạn cảm thấy mệt mỏi hơn bình thường. Hãy giải tỏa nguyên nhân gây căng thẳng bạn đã nắm rõ, bất cứ khi nào có thể. Xử lý những nguyên nhân gây lo lắng khi chúng xuất hiện sẽ cải thiện được sức khỏe tinh thần cho bạn, cũng như giữ cho bạn luôn tỉnh táo cả ngày.
9.Thay đổi môi trường. Học hoặc làm việc trên giường hoặc trên chiếc ghế thoải mái sẽ khiến bạn cảm thấy mình mệt rất nhanh. Đừng tạo mệt mỏi cho bản thân khi ở nơi quá thoải mái, bạn nên rời đến chỗ khác ít khiến bạn cảm thấy buồn ngủ hơn. Làm việc ở quán cà phê hoặc trên bàn cứng sẽ khiến bạn khó cảm thấy buồn ngủ hơn so với trên những lớp chăn và gối ấm áp.
Lời khuyên
*Hãy nghĩ đến những chuyện khiến bạn thấy vui vẻ, phấn khích hoặc thậm chí là sợ hãi. Cảm giác tức giận cũng có tác dụng. Từ đó bạn sẽ giữ được tỉnh táo.
*Thử các phương pháp cải thiện giấc ngủ, và bạn sẽ cảm thấy tỉnh táo hơn suốt cả ngày.
*Đi ngủ sớm. Nếu bạn thấy khó ngủ bạn có thể thử nghe nhạc trên ứng dụng Relax Melodies (Các giai điệu thư giãn).
*Ghé thăm bác sĩ để tiến hành thí nghiệm thể chất hoặc giấc ngủ để xem liệu chứng buồn ngủ thường xuyên của bạn có phải là do vấn đề về y khoa hay không.
WIKI HOW
Trong số các thương vụ mà VinaCapital đã thực hiện, thương vụ M&A với Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ, hệ thống bệnh viện tư nhân đầu tiên của Việt Nam, là một bài học kinh điển cho các doanh nghiệp Việt trước khi mời gọi nhà đầu tư ngoại vào quản trị doanh nghiệp.
Trong cuốn hồi ký “Từ khởi nghiệp đến M&A” của bác sỹ Nguyễn Hữu Tùng, nhà sáng lập hệ thống viện viện Hoàn Mỹ, ông đã có những chia sẻ về những trải nghiệm đầy cay đắng sau khi quyết định hợp tác với VinaCapital.
Qua đó có thể thấy, những điều khoản được VinaCapital “gài” vào hợp đồng không khác nhiều câu chuyện xảy ra với Công ty Ba Huân, mọi việc chỉ vỡ lở khi hai bên “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”.
Theo đó, sau một thời gian phát triển quá nóng với 6 bệnh viện và 1 phòng khám trải dài từ miền Trung đến miền Nam, năm 2009, trong số các nhà đầu tư ngoại muốn mua cổ phần của Hoàn Mỹ, ông Nguyễn Hữu Tùng đã lựa chọn VinaCapital. Để giảm bớt rủi ro trong đầu tư vì chưa hiểu y tế tư nhân, VinaCapital đã rủ thêm quỹ DWS Vietnam Fund của Deustche Bank, kết quả là VinaCapital và Deustche Bank đã rót 20 triệu USD để sở hữu 44% cổ phần của Hoàn Mỹ sau khi định giá doanh nghiệp "bắt thóp” được về việc nợ nần của Hoàn Mỹ.
Từ một người điều hành doanh nghiệp mang tính cá nhân, tự quyết và tự chủ, ông Nguyễn Hữu Tùng buộc phải chấp nhận luật chơi mà các nhà đầu tư đã vạch sẵn, với nhiều kỹ thuật phức tạp mà mục tiêu cuối cùng là giành phần thắng về họ.
Chỉ có điều, sự có mặt của Deutsche Bank và VinaCapital đã đẩy ông Tùng đến một áp lực khác mà chính bản thân ông cũng không ngờ được.
Thông thường, các nhà đầu tư tài chính có rất nhiều phương thức khác nhau để đầu tư vào một doanh nghiệp. Có thể là đầu tư trực tiếp (Private Equity – PE) lên đến 100% hoặc là 50% đồng trái phiếu (Contract Bond – CB) và CP 50%. Với trường hợp của Hoàn Mỹ, họ đã chọn phương án PE 50% và CP 50%.
Tại thời điểm đó, bản thân bác sỹ Nguyễn Hữu Tùng không hiểu được tại sao họ lại quyết định như vậy. Mãi sau này ông mới hiểu rõ bản chất của phương thức đó là gì, nhưng ở hoàn cảnh đó, ông không có sự lựa chọn nào khác.
Cơ cấu đầu tư ấy đưa đến viễn cảnh là VinaCapital sẽ có chân trong hội đồng quản trị của Hoàn Mỹ, còn Deutsche Bank thì không. Định hướng của VinaCapital sau 3 năm sẽ có hai phương án xảy ra: Thứ nhất, Hoàn Mỹ sẽ IPO hoặc họ sẽ ra khỏi Hoàn Mỹ, và họ đưa ra yêu cầu về lợi nhuận rất rõ: năm đầu tiên 60 tỷ đồng, năm thứ hai 90 tỷ đồng, và năm thứ ba là 150 tỷ đồng.
VinaCapital yêu cầu Hoàn Mỹ bằng mọi giá phải đạt được điều đó, nếu không đạt được, các nhà đầu tư sẽ thoái vốn và Hoàn Mỹ phải hoàn vốn đầu tư lại cho họ, đồng thời phải chịu phạt lãi suất đối với trường hợp của Deutsche Bank và được chuyển đổi thành cổ phiếu đối với trường hợp của VinaCapital, hoặc cả hai nhà đầu tư đều có quyền nhận thêm cổ phiếu.
Nói cách khác, nếu mức lợi nhuận của Hoàn Mỹ được định là 60 tỷ đồng cho một năm, nhưng nếu chỉ đạt được 40 tỷ đồng thì 20 tỷ đồng “hụt” sẽ được xem là trách nhiệm điều hành của ông Nguyễn Hữu Tùng và nó sẽ được chuyển đổi thành cổ phần mà họ nắm giữ trong công ty.
Với cách tính toán ràng buộc này, bên mua trong thương vụ M&A luôn nắm lợi thế về mình. Nếu ở lại, họ cũng nắm phần lợi, nếu ra đi, họ cũng nắm phần thắng so với vốn đầu tư ban đầu.
“Nói một cách dễ hiểu, mặc dù ban đầu có thể họ khác nhau về cách thức đầu tư, nhưng khi vào Hoàn Mỹ, họ trở thành “cặp đôi hoàn hảo” theo nguyên tắc bình thông nhau. Nếu VinaCapital thu được lợi nhuận thì Deutsche Bank cũng vậy. Khi tôi thông tin cho một cổ đông, thì chắc chắn cổ đông kia sẽ biết. Và điều này, nếu không có kinh nghiệm sẽ là một rủi ro trong bài toán quản trị điều hành đối với bên bán trong thương vụ M&A,” bác sỹ Nguyễn Hữu Tùng giải thích.
Lúc ấy, cũng vì muốn có nhà đầu tư nên ông Nguyễn Hữu Tùng đã không nhờ luật sư tư vấn để có thể có những thỏa thuận có lợi cho mình. Áp lực càng tăng khi các nhà đầu tư yêu cầu ông phải tìm một tổ chức chuyên nghiệp để điều hành tập đoàn, nhà quản trị tài chính (CFO), tổng giám đốc (CEO) mới để thực hiện những nghị quyết của hội đồng quản trị. Họ yêu cầu ông phải thuê CEO và nhóm tư vấn với gói chi phí lên đến 20 tỷ đồng/năm.
Công việc tìm kiếm CEO kéo dài 6 tháng mới có kết quả, những luật chơi được trưng ra chỉ có lợi cho nhà đầu tư. Chẳng hạn, trong thời gian đã được thống nhất, phải tìm ra CEO, nếu không tìm ra, bác sỹ Tùng với tư cách là nhà sáng lập, phải chịu một khoản phạt lên đến hàng triệu USD cho sự chậm trễ này.
Cuối cùng, bác sỹ Nguyễn Hữu Tùng cũng đã rút ra một nhận định xác đáng: “Mục tiêu của nhà đầu tư là họ tái cơ cấu tài chính, sau đó họ tìm nhà quản lý để hướng đến mục tiêu doanh thu mà họ định ra nhằm tăng giá trị của Hoàn Mỹ lên gấp nhiều lần. Sau đó, họ sẽ bán cổ phần với giá cao cho một đối tác khác để thu lợi nhuận.
Trong khi ông chỉ nghĩ đơn giản rằng họ đầu tư vào Hoàn Mỹ để lời cùng hưởng, lỗ cùng chịu, nhưng thực tế lại không phải như vậy.
Ông Nguyễn Hữu Tùng đã phải tìm một đối tác khác thay thế cho VinaCapital và Deutsche Bank. Không ngờ, đây cũng chính là mong đợi của hai đối tác và tất cả đã thống nhất “ra giá” để bán Hoàn Mỹ một lần nữa.
Hai nhà đầu tư đã định giá Hoàn Mỹ 120 triệu USD, sau một năm rưỡi họ bước chân vào tập đoàn, đây là mức giá rất cao so với giá ban đầu là 45 triệu USD. Lúc này, tất cả cùng đồng lòng đi tìm cho Hoàn Mỹ một đối tác chiến lược.
Trong quá trình đàm phán, Fortis là đối tác trả giá cao nhất cho Hoàn Mỹ, 100 triệu USD, và 3 bên VinaCapital, Deutsche Bank và nhà sáng lập Nguyễn Hữu Tùng đã rời khỏi Hoàn Mỹ theo cách như thế.
Sau thương vụ bán cổ phần cho Fortis, ông không khỏi bùi ngùi: “Sau khi ký hợp đồng với Fortis, tôi có cảm giác như mình vừa gả đứa con của mình vào một nhà khác. Tôi không còn được chăm sóc, nuôi nấng nó nữa, mà chỉ có thể làm một nhà tư vấn, giống như một “thái thượng hoàng” mà thôi”.
Ngân Giang