Tìm kiếm Blog này

Thứ Bảy, 10 tháng 8, 2024

Khẩu vị rủi ro là gì? Cách xác định khẩu vị rủi ro trong đầu tư


Khẩu vị rủi ro là một thuật ngữ quen thuộc trong đầu tư tài chính. Hiểu về khẩu vị rủi ro giúp bạn tìm ra chiến lược đầu tư thích hợp với bản thân và tối ưu hoá nguồn vốn cũng như lợi nhuận thu về.
Khẩu vị rủi ro là mức độ chấp nhận rủi ro khi đầu tư tài chính để đổi lại kế hoạch, mục tiêu của doanh nghiệp mình. Trong đầu tư tài chính, rủi ro và lợi nhuận luôn song hành theo tỷ lệ thuận, rủi ro càng cao thì lợi nhuận càng lớn và ngược lại. Vì lý do này nên nhà đầu tư cần phải xác định được khẩu vị rủi ro của mình, giúp lựa chọn ra phương thức đầu tư phù hợp với năng lực tài chính, kỳ vọng cũng như năng lực chịu đựng rủi ro của bản thân, đảm bảo quá trình đầu tư được bền vững và hiệu quả.
I. Khẩu vị rủi ro là gì?
Khẩu vị rủi ro (risk appetite) là thuật ngữ thể hiện mức độ rủi ro mà một tổ chức hoặc cá nhân sẵn sàng chấp nhận để đạt được các mục tiêu của mình. Nó phản ánh sự cân nhắc giữa rủi ro và lợi ích tiềm năng từ các quyết định đầu tư, kinh doanh, hoặc quản lý.
Trong đầu tư tài chính, nhà đầu tư phải chấp nhận sự xuất hiện của rủi ro song song với những lợi ích mà nó mang lại. Những việc mang lại lợi nhuận cao thì sẽ đi đôi với mức độ rủi ro cao, ngược lại, việc đầu tư an toàn, bền vững thì sẽ có lợi nhuận thấp.



Mỗi ngành nghề đầu tư có khẩu vị rủi ro riêng
Những yếu tố có thể ảnh hưởng đến khẩu vị rủi ro của cá nhân
Khẩu vị rủi ro là một yếu tố quan trọng trong việc lập kế hoạch tài chính cá nhân và đầu tư, vì nó giúp xác định các loại tài sản và chiến lược đầu tư phù hợp với từng cá nhân. Khẩu vị rủi ro của cá nhân có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm:Mục tiêu tài chính - là mức độ lợi nhuận mong muốn hoặc các mục tiêu muốn đạt được khi tiến hành kinh doanh hay đầu tư;
Khả năng tài chính - gồm nguồn vốn và khả năng phục hồi vốn sau các sự cố tài chính. Hay được hiểu là khả năng chịu đựng rủi ro tài chính;
Kinh nghiệm và kiến thức - sự hiểu biết về các loại rủi ro;
Thời gian đầu tư - thời gian dự kiến đạt được mục tiêu đầu tư có ảnh hưởng đến mức độ chấp nhận rủi ro;
Môi trường pháp lý và kinh tế - gồm các quy định về pháp luật và tình hình kinh tế cũng tác động đến quyết định đầu tư và mức độ chấp nhận rủi ro.
Yếu tố ảnh hưởng tới khẩu vị rủi ro của tổ chức doanh nghiệp
Những yếu tố dưới đây đều tác động đến cách mà doanh nghiệp xác định, đánh giá và quản lý rủi ro, từ đó ảnh hưởng đến khẩu vị rủi ro của doanh nghiệp:
*Văn hoá doanh nghiệp;
*Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp;
*Các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp;
*Các loại sáng kiến mà doanh nghiệp theo đuổi;
*Vị thế ngành và sức mạnh tài chính hiện tại của doanh nghiệp;
*Luật pháp và quy định, chính sách Nhà nước liên quan.
*Một số yếu tố khác như tính chất của dự án, khung thời gian của dự án và mức độ kinh nghiệm của những người liên quan…
Các tổ chức sử dụng khẩu vị rủi ro để xác định mức độ rủi ro mà họ đang gặp phải khi theo đuổi mục tiêu mà họ cho là có giá trị. Với nhà đầu tư, họ sử dụng nó để xác định mức lãi/lỗ tài chính mà họ sẵn sàng chấp nhận.
Phân biệt khẩu vị rủi ro và khả năng chấp nhận rủi ro (risk tolerance):
+Khẩu vị rủi ro thể hiện mức độ rủi ro tổng thể mà một tổ chức, cá nhân sẵn sàng chấp nhận để đạt được các mục tiêu chiến lược của mình.
+Còn khả năng chấp nhận rủi ro thể hiện độ lệch có thể chấp nhận được so với giới hạn rủi ro ở trên. Nó nêu chi tiết ngưỡng mà một tổ chức sẵn sàng chịu đựng đối với một rủi ro cụ thể, chẳng hạn việc tái định vị thương hiệu có thể làm giảm doanh số bán hàng xuống 10%.
II. Có cần thiết phải xác định khẩu vị rủi ro không?
Khẩu vị rủi ro là một phần quan trọng của quá trình quản lý rủi ro hiệu quả, là yếu tố then chốt làm nên thành công của một doanh nghiệp, một cá nhân. Vì vậy, xác định khẩu vị rủi ro là cực kỳ cần thiết, để hiểu được mức độ rủi ro, các loại rủi ro có thể gặp phải và những rủi ro nào đáng để chấp nhận.



Tự xác định tốt khẩu vị rủi ro giúp bạn đề ra chiến lược phù hợp
Việc xác định khẩu vị rủi ro có vai trò giúp nhà đầu tư cũng như doanh nghiệp: 
*Đưa ra quyết định sáng suốt về đầu tư, chiến lược kinh doanh, các sáng kiến trong tương lai;
*Xác định được các “lỗ hổng”, thiếu sót bên trong và bên ngoài;
*Đánh giá rủi ro liên quan đến hoạt động đầu tư và kinh doanh, rủi ro nào có thể ưu tiên chấp nhận, rủi ro nào thì không;
*Đánh giá mức độ cạnh tranh của bản thân ở mọi góc độ;
*Chấp nhận loại rủi ro nào để có thể tăng trưởng và đổi mới trong tương lai, chứ không đơn giản chỉ là né tránh các rủi ro;
*Việc xác định rõ khẩu vị rủi ro cũng giúp doanh nghiệp thiết lập cách tiếp cận nhất quán để quản lý rủi ro và tạo điều kiện tương tác giữa các bên liên quan. Đảm bảo mọi người đều thống nhất về mức độ rủi ro có thể chấp nhận được và tập trung mọi nỗ lực để đạt được mục tiêu chung.
III. Cách xác định khẩu vị rủi ro trong đầu tư tài chính
Có thể xác định khẩu vị rủi ro dựa theo việc xây dựng ma trận rủi ro.
Ma trận rủi ro đánh giá mức độ rủi ro từ “Rất cao” đến “Rất Thấp” bằng cách đánh giá sự kết hợp giữa khả năng xảy ra rủi ro và mức độ nghiêm trọng của nó.
Bắt đầu bằng cách xác định những rủi ro liên quan đến việc theo đuổi các mục tiêu chiến lược của bạn. Điều này bao gồm cả rủi ro bên ngoài (thay đổi của thị trường, thay đổi của các quy định, động lực cạnh tranh) và rủi ro bên trong (điểm yếu trong hoạt động, hạn chế tài chính)…



*Thang chấm điểm mức độ rủi ro
Sử dụng các công cụ như phân tích SWOT (Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội, Thách thức) và phân tích PESTEL (Chính trị, Kinh tế, Xã hội, Công nghệ, Môi trường, Pháp lý) để đánh giá toàn diện các mối đe dọa có thể ảnh hưởng đến mục tiêu kinh doanh của bạn và khả năng xảy ra của chúng .
Tổng hợp mọi thứ thành ma trận rủi ro và xác định từng rủi ro với mức độ tác động.
Tham khảo ứng dụng tài chính TOPI để tham gia trả lời các câu hỏi có sẵn dựa trên việc thiết lập ma trận rủi ro, hoặc bạn có thể tự đặt ra các câu hỏi về mục tiêu tài chính cũng như khả năng chịu đựng rủi ro là bao nhiêu để có thể xác định khẩu vị rủi ro của bản thân.



*Bộ câu hỏi xác định khẩu vị rủi ro

Trong ứng dụng TOPI, bạn truy cập “Khảo Sát Hồ Sơ Rủi Ro” để có thể tìm ra khẩu vị rủi ro của mình.
IV. Chiến lược đầu tư cho từng mức khẩu vị rủi ro
*Khẩu vị rủi ro được xác định trong khoảng từ 0 - 70 MPH. 
*Nếu khẩu vị rủi ro dưới 40 MPH thì được coi là khẩu vị rủi ro thấp;
*Khẩu vị rủi ro từ 41 - 70 MPH được coi là khẩu vị rủi ro trung bình;
*Khẩu vị rủi ro trên 70 MPH là khẩu vị rủi ro cao.
1. Chiến lược đầu tư với khẩu vị rủi ro thấp
Với những nhà đầu tư có khẩu vị rủi ro thấp, chiến lược đầu tư tập trung vào việc bảo toàn vốn và tạo ra thu nhập ổn định, hơn là tìm kiếm lợi nhuận cao.
Một số chiến lược đầu tư dành cho người khẩu vị rủi ro thấp:
*Đầu tư trái phiếu chính phủ: Trái phiếu chính phủ là công cụ tài chính do Bộ Tài chính phát hành nhằm huy động vốn cho ngân sách nhà nước hoặc cho các chương trình, dự án đầu tư cụ thể. Khi mua trái phiếu, nhà đầu tư cho chính phủ vay tiền và nhận lại khoản tiền đầu tư gốc tương ứng cùng lãi suất vào thời hạn nhất định.
*Mua chứng chỉ tiền gửi: Chứng chỉ tiền gửi (CCTG) là sản phẩm huy động vốn của ngân hàng có thời hạn nhất định, cam kết lãi suất cao hơn so với sổ tiết kiệm. Tuy nhiên, CCTG cũng có một số hạn chế nhất định như không rút tiền trước hạn, phạt khi tất toán trước hạn,... Do đó, nhà đầu tư cần có chiến lược phù hợp khi mua CCTG để tối ưu hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro.
*Đầu tư vào quỹ trái phiếu: Quỹ trái phiếu là sản phẩm đầu tư được hình thành từ việc huy động vốn của nhà đầu tư để đầu tư vào danh mục trái phiếu do công ty quản lý quỹ lựa chọn. Quỹ trái phiếu mang lại cho nhà đầu tư nhiều lợi ích như: An toàn, ổn định, lợi nhuận đều đặn và thanh khoản tốt.
*Quỹ thị trường tiền tệ là các quỹ đầu tư vào các công cụ nợ ngắn hạn và có tính thanh khoản cao;
*Đầu tư vào các cổ phiếu công ty lớn, các công ty blue-chip do những cổ phiếu này ít biến động hơn với các công ty nhỏ và trung bình;
*Bất động sản cũng có thể cung cấp thu nhập ổn định từ việc cho thuê và có tiềm năng tăng giá trị theo thời gian. Tuy nhiên, cần phải cẩn trọng với tính thanh khoản thấp và rủi ro thị trường;
*Gửi tiết kiệm lãi suất cao tại các tổ chức tín dụng…



Người có khẩu vị rủi ro thấp có thể gửi tiết kiệm, mua trái phiếu
2. Chiến lược đầu tư với khẩu vị rủi ro trung bình (41 - 70)
Với những người có khẩu vị rủi ro trung bình, chiến lược đầu tư thường nhắm đến việc cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận tiềm năng. Họ sẵn sàng chấp nhận một mức độ rủi ro vừa phải để đạt được lợi nhuận tốt hơn so với các lựa chọn đầu tư an toàn.
Chiến lược đầu tư với người có khẩu vị rủi ro trung bình như sau:
*Danh mục đầu tư cân bằng bằng cách kết hợp giữa cổ phiếu và trái phiếu với tỷ lệ 6:4 hoặc 5:5, vừa tận dụng sự tăng trưởng của cổ phiếu vừa tận dụng sự ổn định của trái phiếu. 
*Hoặc có thể đầu tư vào các quỹ đầu tư cân bằng, quỹ ETF đa dạng hoá các danh mục đầu tư, quỹ tương hỗ…;
*Đầu tư vào cổ phiếu của các công ty có tiềm năng tăng trưởng tốt và trả cổ tức đều đặn. Các công ty này thường có lịch sử tài chính mạnh mẽ và khả năng tạo ra thu nhập ổn định;
*Có thể đầu tư vào bất động sản rủi ro hơn một chút (hơn khẩu vị rủi ro thấp), để tăng trưởng giá trị tài sản hơn;
*Đầu tư vào các ngành và cổ phiếu có xu hướng tăng trưởng theo chu kỳ kinh tế, như hàng tiêu dùng không thiết yếu và ngành công nghiệp. Nhà đầu tư cần hiểu rõ về chu kỳ kinh tế để có thể điều chỉnh danh mục đầu tư cho phù hợp.
3. Chiến lược đầu tư với khẩu vị rủi ro cao ( > 70)
Những người khẩu vị rủi ro cao thường tập trung vào việc tìm kiếm lợi nhuận lớn từ các khoản đầu tư có mức độ biến động mạnh. Nhà đầu tư sẵn sàng chấp nhận mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư để đổi lấy cơ hội nhận được lợi nhuận vượt trội.



Mức độ rủi ro cao song song với lợi nhuận lớn.
Nếu là người có khẩu vị rủi ro cao thì chiến lược đầu tư sẽ là:
*Đầu tư vào cổ phiếu tăng trưởng thường là các công ty nhỏ, vừa, các công ty công nghệ, doanh nghiệp mới nổi. Các cổ phiếu này có tiềm năng tăng giá mạnh mẽ nhưng cũng rất biến động;
*Đầu tư vào cổ phiếu của các công ty ở các nền kinh tế đang phát triển. Các thị trường này có thể mang lại lợi nhuận cao nhưng cũng kèm theo nhiều rủi ro về kinh tế và chính trị;
*Đầu tư vào các công ty hoạt động trong các ngành công nghệ, trí tuệ nhân tạo, blockchain, và năng lượng tái tạo. Đây là cũng là một trong những xu hướng của tương lai;
*Đầu tư vào các công ty khởi nghiệp và các dự án mạo hiểm. Mặc dù khả năng thành công và sinh lời rất cao, nhưng tỷ lệ thất bại của các công ty khởi nghiệp cũng rất lớn;
*Thực hiện các giao dịch ngắn hạn như giao dịch ngày (day trading) hoặc giao dịch tuần (swing trading) để kiếm lời từ sự biến động giá ngắn hạn của các tài sản tài chính. Chiến lược này đòi hỏi kiến thức sâu rộng và khả năng chịu rủi ro cao;
*Sử dụng hợp đồng tương lai và quyền chọn, những công cụ này cho phép đòn bẩy cao, có thể tăng lợi nhuận gấp nhiều lần;
*Đầu tư vào tiền điện tử như Bitcoin, Ethereum và các loại tiền mã hoá khác;
*Đầu tư vào dự án bất động sản mạo hiểm như các dự án ở các khu vực chưa phát triển, hoặc cải tạo bất động sản để tái mục đích sử dụng…;
*Đầu tư vào cổ phiếu mang tính đầu cơ cao, các cổ phiếu có giá cực thấp nhưng có mức độ biến động mạnh…

TOPI

Thứ Hai, 6 tháng 5, 2024

TRẺ, GIÀ...TƯ DUY KHÁC NHAU!

1. Khi còn trẻ, ta thường nghĩ rằng: Biết níu giữ là khôn ngoan. Nhưng khi đã già, ta mới nhận ra rằng: Biết buông bỏ mới là trí tuệ!
2. Khi còn trẻ, ta thường nghĩ rằng: Người giàu có là người lấy về rất nhiều. Nhưng khi đã già, ta mới biết rằng: Người giàu có là người cho đi rất lớn!
3. Khi còn trẻ, ta thường nghĩ rằng: Mạnh mẽ là vượt qua người khác. Nhưng khi đã già, ta mới biết rằng: Mạnh mẽ là vượt qua chính mình!
4. Khi còn trẻ, ta thường nghĩ rằng: Kẻ nói nhiều là kẻ thông minh. Nhưng khi đã già, ta mới biết rằng: Người biết lắng nghe mới là người thông thái!
5. Khi còn trẻ, ta thường nghĩ rằng: Nếu ta thắng phải hơn người thua. Nhưng khi đã già, ta mới biết rằng: Đến nơi là mọi người cùng thắng!
6. Khi còn trẻ, ta thường muốn sống thật lâu. Nhưng khi đã già, ta muốn sống sao cho có ý nghĩa với cuộc đời!
7. Khi còn trẻ, ta thường muốn người khác chấp nhận mình. Nhưng khi đã già, ta nhận ra rằng: Chỉ cần mình chấp nhận mình là đủ!
8. Khi còn trẻ, ta mong muốn thay đổi cả thế giới. Nhưng khi đã già, ta mong muốn thay đổi chỉ bản thân mình mà thôi!
9. Khi còn trẻ, ta thường nghĩ rằng: Khi trưởng thành, ta sẽ không còn bị tổn thương. Nhưng khi đã già, ta mới biết rằng: Trưởng thành là biết điều chỉnh tiếng khóc về chế độ im lặng!
10. Và khi còn trẻ, ta thường nghĩ rằng: Có tiền sẽ có tình yêu, có vật chất, người ta sẽ yêu quý…. Nhưng khi đã già, ta mới biết rằng: Lương thiện bạn sẽ có mọi trái tim!
Sưu tầm




Thứ Ba, 6 tháng 6, 2023

Mối quan hệ giữa trái phiếu và cổ phiếu

Trái phiếu và cổ phiếu là hai lựa chọn phổ biến trong lĩnh vực đầu tư. Tuy nhiên, hai kênh đầu tư này có nhiều điểm khác biệt về tính chất, rủi ro, thu nhập và nhất là xu hướng giá khi nền kinh tế thay đổi cũng khác nhau. Vì vậy các nhà đầu tư cần hiểu rõ đặc điểm, rủi ro cũng như khả năng sinh lời của từng loại để có quyết định phù hợp.


Mối quan hệ giữa trái phiếu và cổ phiếu
1. Sơ lược về trái phiếu và cổ phiếu
*Trái phiếu
là những khoản nợ mà nhà đầu tư cho chính phủ hoặc các doanh nghiệp vay. Lãi suất duy trì cố định trong suốt thời gian hiệu lực của khoản vay. Nhà đầu tư sẽ nhận lại vốn gốc khi đáo hạn nếu tổ chức phát hành trái phiếu không phá sản.
Giá trị trái phiếu thay đổi theo thời gian.
Đối với việc bán lại trái phiếu trên thị trường thứ cấp, các nhà đầu tư cần lưu ý: những người giao dịch trái phiếu sẽ so sánh suất sinh lời của trái phiếu mà nhà đầu tư muốn bán với các trái phiếu khác, trái phiếu nào lãi suất thấp hơn, hoặc có xếp hạng tín nhiệm thấp hơn sẽ được định giá thấp hơn những trái phiếu còn lại.
*Cổ phiếu là phần góp vốn, thể hiện quyền sở hữu công ty. Giá trị cổ phiếu phụ thuộc vào thu nhập của công ty đó.
Thông thường các công ty sẽ công bố báo cáo thu nhập mỗi 3 tháng. Giá cổ phiếu thay đổi hàng ngày, phụ thuộc vào nhiều yếu tố ví dụ như dự đoán của các nhà đầu tư về lợi nhuận tương lai của công ty này so với công ty đối thủ.
2. Mối tương quan về giá giữa trái phiếu và cổ phiếu
Nhìn chung, giá của trái phiếu và cổ phiếu dịch chuyển theo hai hướng ngược nhau. Khi giá cổ phiếu tăng thì giá trái phiếu giảm và ngược lại. Nguyên nhân của hiện tượng này là do trong điều kiện nền kinh tế tăng trưởng tốt, cổ phiếu là lựa chọn hàng đầu để đầu tư. Sức tiêu thụ của thị trường tăng và do đó các công ty có thể tăng thêm được thu nhập. Như vậy, trong tình huống này các nhà đầu tư có cơ hội bán các trái phiếu đang nắm giữ để chuyển hướng sang mua cổ phiếu.
Ngược lại, trong điều kiện nền kinh tế trì trệ, sức mua giảm xuống làm giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp và sẽ dẫn đến việc cổ phiếu bị rớt giá.
Đây là giai đoạn mà các nhà đầu tư ưu tiên các khoản thu nhập đều đặn do lãi suất của trái phiếu mang lại.
Đôi lúc, giá của trái phiếu và cổ phiếu có thể tăng cùng một lượt, tình trạng này xảy ra khi lưu lượng tiền lưu thông quá nhiều hoặc tính thanh khoản cao nhưng các kênh đầu tư lại hạn chế, khi thị trường đang ở tại đỉnh…Ngoài ra, một lý do nữa dẫn đến hiện tượng này là cùng một lúc nhiều nhà đầu tư lạc quan đối với tương lai của thị trường nên ra quyết định mua cổ phiếu, một nhóm khác lại có nhận định bi quan nên đầu tư vào trái phiếu.
Bên cạnh đó, có những thời điểm giá cổ phiếu và trái phiếu cùng giảm, đó là khi các nhà đầu tư rơi vào tình huống hoảng loạn và có xu hướng bán tất cả các tài sản đang nắm giữ, trong khoảng thời gian này, chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy giá vàng tăng lên rõ rệt.
3. Những điểm giống và khác nhau giữa cổ phiếu và trái phiếu
*Điểm giống nhau
: Cổ phiếu và trái phiếu là phương thức để Công ty huy động nguồn vốn.
Cổ phiếu và trái phiếu đều là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu.
*Điểm khác nhau
-Về bản chất : 
+Cổ phiếu là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ ghi nhận quyền sở hữu đối với một phần vốn điều lệ công ty.
+Trái phiếu là chứng chỉ ghi nhận nợ của tổ chức phát hành và quyền sở hữu đối với một phần vốn vay của chủ sở hữu.
-Về chủ thể có thẩm quyền phát hành:
+Đối với cổ phiếu: chỉ có Công ty cổ phần có quyền phát hành cả cổ phiếu. Công ty trách nhiệm hữu hạn không có quyền phát hành cổ phiếu.
+Đối với trái phiếu: công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn đều có quyền phát hành trái phiếu.
-Tư cách chủ sở hữu:
+Cổ phiếu: Người sở hữu cổ phiếu được gọi là cổ đông của công ty cổ phần
+Trái phiếu: Người sở hữu trái phiếu không phải là thành viên hay cổ đông của công ty, họ trở thành chủ nợ của công ty.
-Quyền của chủ sở hữu:
+Đối với Cổ phiếu: Người sở hữu cổ phiếu của công ty cổ phần trở thành cổ đông của công ty và tùy thuộc vào loại cổ phần họ nắm giữ, họ có những quyền khác nhau trong công ty. Người sở hữu cổ phiếu của công ty cổ phần được chia lợi nhuận (hay còn gọi là cổ tức), tuy nhiên lợi nhuận này không ổn định mà phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty. Họ có quyền tham gia vào việc quản lý và điều hành hoạt động của công ty, tham gia biểu quyết các vấn đề của công ty, trừ cổ đông ưu đãi cổ tức và cổ đông ưu đãi hoàn lại không được dự họp Đại hội đồng cổ đông và biểu quyết các vấn đề của công ty.
+Đối với Trái phiếu: Người sở hữu trái phiếu do công ty phát hành được trả lãi định kỳ, lãi suất ổn định, không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty.
-Thời gian sở hữu:
+Cổ phiếu: Không có thời hạn cụ thể, nó phụ thuộc vào ý chí và quyết định của chủ sở hữu cổ phiếu.
+Trái phiếu: Có một thời hạn nhất định được ghi trong trái phiếu.
4. Trái phiếu và cổ phiếu: lựa chọn nào tốt hơn?
Việc đầu tư vào trái phiếu tốt hơn hay cổ phiếu tốt hơn phụ thuộc vào 2 yếu tố.
-Đầu tiên, nhà đầu tư cần xác định mục tiêu của mình, nếu tâm lý không muốn mất phần vốn gốc và mong muốn có được các khoản thu nhập đều đặn và không lo lắng về lạm phát thì trái phiếu là một lựa chọn tốt cho nhà đầu tư.
*Nếu nhà đầu tư có khả năng giữ cổ phiếu ngay cả trong trường hợp cổ phiếu xuống giá, chưa cần thu nhập trong hiện tại và muốn vượt qua lạm phát thì cổ phiếu là lựa chọn thích hợp vì có khả năng mang lại nhiều lợi ích hơn.
-Yếu tố thứ hai cần cân nhắc đó là tình trạng nền kinh tế. Nói cách khác, chúng ta cần xem xét nền kinh tế đang ở giai đoạn nào của chu kỳ kinh doanh. Nếu đang ở giai đoạn mở rộng thì cổ phiếu sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn bởi vì giá cổ phiếu có xu hướng tăng do thu nhập tăng. Nếu nền kinh tế đang ở trong thời kỳ đi xuống thì trái phiếu là lựa chọn phù hợp vì vừa đảm bảo được khoản đầu tư vừa tạo ra thu nhập ổn định.
Hầu hết các nhà hoạch định kế hoạch tài chính đều khuyên chúng ta nên đa dạng hóa danh mục đầu tư là chiến lược tốt nhất.
Điều này đồng nghĩa với việc nhà đầu tư luôn luôn cần nắm giữ vừa trái phiếu vừa cổ phiếu trong danh mục đầu tư theo tỷ lệ nào đó. Các kết quả từ việc nghiên cứu cũng cho thấy đa dạng hóa mang lại lợi nhuận cao nhất với mức rủi ro được hạn chế thấp nhất.
Nhà đầu tư có thể thay đổi tỷ trọng tài sản nắm giữ, là tỷ lệ phần trăm đầu tư vào trái phiếu và cổ phiếu trong danh mục đầu tư tùy vào từng giai đoạn của chu kỳ kinh tế và mục tiêu tài chính của mình.
ACC

Thứ Sáu, 12 tháng 5, 2023

Hơn 60 phím tắt máy tính bạn nên thuộc lòng






Bên dưới là danh sách những phím tắt Windows thông dụng nhất dành cho việc quản lý trên Windows, cũng như soạn thảo văn bản, lướt web.
Hơn 60 phím tắt không thể không biết với người dùng Windows
Vị trí các phím bấm trên một bộ bàn phím chuẩn.
Phím tắt máy tính Windows chung
*Ctrol
Ctrl + C: Sao chép đối tượng đã chọn
Ctrl + X: Cắt (Cut) đối tượng đã chọn
Ctrl + V: Dán (Paste) đối tượng đã chọn
Ctrl + Z: Quay lại thời điểm trước đó (Undo)
Ctrl + A: Chọn tất cả.
Ctrl + một phím di chuyển (trái/phải/lên/xuống): Chọn nhiều tập tin/thư mục rời rạc.
Ctrl + Shift + một phím di chuyển (trái/phải/lên/xuống): Chọn nhiều tập tin/thư mục liên tục.
Ctrl + Shift + dùng chuột kéo đi: Tạo shortcut cho tập tin/thư mục đã chọn.
Ctrl + phím di chuyển sang phải: Đưa trỏ chuột tới cuối từ đang đứng sau nó.
Ctrl + phím di chuyển sang trái: Đưa trỏ chuột lên ký tự đầu tiên của từ trước nó.
Ctrl + phím di chuyển xuống: Đưa trỏ chuột đến đầu đoạn văn tiếp theo.
Ctrl + phím di chuyển lên: Đưa con trỏ chuột đến đầu đoạn văn trước đó.
Ctrl + Esc: Mở Start Menu, thay thế phím Windows.
Ctrl + Tab: Di chuyển qua lại giữa các thẻ của trình duyệt theo thứ tự từ trái sang phải.
Ctrl + Shift + Tab: Di chuyển qua lại giữa các thẻ của trình duyệt theo thứ tự từ phải sang trái.
Ctrl + F4: Đóng cửa số hiện hành của trong chương trình đang thực thi.
Ctrl + Alt + Tab: Sử dụng các phím mũi tên để chuyển đổi giữa các ứng dụng đang mở.
Ctrl + Shift + Esc: Mở Task Manager
Ctrl + Esc: Mở Start menu
*Alt
Alt + Enter: Mở cửa sổ Properties của tập tin/thư mục đang chọn.
Alt + F4: Đóng một chương trình.
Alt + Tab: Chuyển đổi qua lại giữa các chương trình đang chạy
Alt + Esc: Chọn có thứ tự một cửa sổ khác đang hoạt động để làm việc.
Alt + nhấn chuột: Di chuyển nhanh đến một phần của văn bảng từ mục lục.
Alt + F8: Hiển thị mật khẩu trên màn hình đăng nhập.
Alt + phím mũi tên trái: Quay lại trang trước.
Alt + phím mũi tên phải: Đi về trang phía sau.
Alt + phím cách: Mở menu shortcut cho cửa sổ hiện hành.
*Các phím chức năng
Backspace: Trở lại danh mục trước đó, tương tự Undo.
Shift: Giữ phím này khi vừa cho đĩa vào ổ đĩa quang để không cho tính năng “autorun” của đĩa CD/DVD tự động kích hoạt.
Shift + Delete: Xóa vĩnh viễn tập tin/thư mục mà không cho vào thùng rác.
Shift + F10: Mở menu shortcut cho đối tượng đã chọn
Enter: Xác nhận dữ liệu đã nhập thay cho các nút của chương trình, như OK,…
F1: Mở phần trợ giúp của một phần mềm.
F2: Đổi tên đối tượng đã chọn
F3: Mở tính năng tìm kiếm tập tin/thư mục trong My Computer.
F4: Mở danh sách địa chỉ trong mục Address của My Computer.
F5: Làm tươi các biểu tượng trong cửa sổ hiện hành.
F6: Di chuyển xung quanh các phần tử của màn hình trên một cửa sổ hay trên desktop
F10: Truy cập vào thanh Menu của ứng dụng hiện hành
Tab: Di chuyển giữa các thành phần trên cửa sổ.
*Windows
Windows: Mở hoặc đóng menu Start
Windows + Break: Mở cửa sổ System Properties.
Windows + D: Ẩn/hiện màn hình desktop.
Windows + M: Thu nhỏ cửa sổ hiện hành xuống thanh taskbar.
Windows + E: Mở File Explorer để xem các ổ đĩa, thư mục.
Windows + F: Tìm kiếm chung.
Ctrl + Windows + F: Tìm kiếm dữ liệu trong My Computer.
Windows + F1: Xem thông tin hướng dẫn của hệ điều hành/
Windows + L: Khóa màn hình máy tính
Windows + R: Mở cửa sổ Run.
Windows + U: Mở Ease of Access Center trong Control Panel.
Windows + A: Mở Action center
Windows + C: Mở Cortana trong chế độ nghe
Windows + Alt + D: Hiển thị, ẩn ngày giờ trên máy tính.
Windows + I: Mở Settings
Windows + P: Chọn chế độ hiển thị trình bày (khi kết nối với máy chiếu, màn hình ngoài)
*Tính năng hệ thống:
Nhấn giữ phím Shift bên phải trong 8 giây: Tắt/mở FilterKeys.
Alt trái + Shift trái + Print Screen: Tắt/mở High Contrast.
Alt trái + Shift phải + Numlock: Tắt/mở MouseKeys.
Nhấn phím Shift 5 lần: Tắt/mở StickyKeys either.
*Phím tắt Windows dùng trong trình soạn thảo:
Ctrl + O: Mở dữ liệu.
Ctrl + N: Tạo mới.
Ctrl + S: Lưu đè lên tập tin dữ liệu đã có.
Ctrl + W: Mở cửa sổ mới Đóng cửa sổ
Alt + F: Hiện danh sách thực đơn từ cửa sổ hiện tại.
Ctrl + P: Gọi tính năng in ấn từ ứng dụng đang chạy.
Ctrl + F10: Phóng to/thu nhỏ cửa sổ ứng dụng.
*Phím tắt Windows dành cho Internet Explorer:
Ctrl + B: Mở danh sách địa chỉ yêu thích của trình duyệt.
Ctrl + E: Di chuyển đến thanh tìm kiếm của trình duyệt.
Ctrl + F: Tìm kiếm thông minh trên website đang mở.
Ctrl + H: Mở lịch sử lướt web.
Ctrl + I: Mở cây thư mục quản lý địa chỉ yêu thích.
Ctrl + L: Hiển thị hộp thoại nhập địa chỉ trang web cần truy cập.
Ctrl + N: Tạo mới một cửa sổ trình duyệt web.
Ctrl + R: Làm mới lại dữ liệu đang hiển thị từ một website.
Ctrl + F5: Làm mới lại trang web mà xóa bỏ dữ liệu cũ đang có trong Cache.
Ctrl + T: Mở thẻ mới.
Ctrl + W: Tắt thẻ hiện tại.
Bạn thân thuộc nhất với phím tắt nào? Nếu bạn biết thêm những phím tắt mà chưa có trong danh sách này thì hãy cùng chia sẻ với mọi người nhé!

Nguồn: Internet

Thứ Bảy, 14 tháng 1, 2023

Covid-19 Làn sóng thứ 4 sợ hãi: WHO công bố danh sách các quốc gia ghi nhận số ca mắc cao nhất

Theo danh sách của WHO, số ca nhiễm COVID mới hàng tuần cao nhất (tính đến ngày 18/12) được báo cáo từ Nhật Bản (1.046.650 ca mới).
Trong bối cảnh lo ngại ngày càng tăng về số ca nhiễm COVID-19 gia tăng ở Trung Quốc và các khu vực khác trên thế giới, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố danh sách các quốc gia ghi nhận số ca nhiễm COVID-19 hàng tuần cao nhất.
Theo danh sách của WHO, số ca nhiễm COVID hàng tuần mới cao nhất (tính đến ngày 18/12) được báo cáo từ Nhật Bản (1.046.650 ca mới), Hàn Quốc (459.811), Mỹ (445.424), Pháp (341.136) và Brazil (337.810). Danh sách của WHO tiết lộ rằng số ca tử vong hàng tuần mới cao nhất được báo cáo từ Mỹ (2,658), Nhật Bản (1,617), Brazil (1,133), Pháp (686) và Ý (519).
Maria DeJoseph Van Kerkhove, Trưởng nhóm Kỹ thuật COVID-19 và Các bệnh mới nổi và Lãnh đạo Chương trình Khẩn cấp Y tế của WHO, cho biết 40.744 người đã thiệt mạng và hơn 13.712.316 trường hợp đã được báo cáo cho WHO trong tháng trước.
Maria DeJoseph Van Kerkhove đã tweet, "Từ các chuỗi có sẵn, #Omicron các dòng phụ VOC BA.5 vẫn chiếm ưu thế trên toàn thế giới bao gồm BQ.1, chiếm khoảng 50% số chuỗi trên toàn cầu. BA.2.75 và XBB lần lượt chiếm 14% và 6% các chuỗi trên toàn cầu. ước tính và giải trình tự SARS-CoV-2 tiếp tục giảm, điều này khiến việc theo dõi bằng @WHO và TAG-VE trở nên khó khăn. Nó không phải là về nhiều hơn, mà là về trình tự chiến lược với sự thể hiện địa lý tốt.
"Đừng quên các nguyên tắc cơ bản: tiêm phòng, xét nghiệm, đeo khẩu trang, thông gió, rửa tay, ở nhà nếu không khỏe nhưng hãy tìm kiếm sự chăm sóc khi cần thiết, hãy tử tế. Cảm ơn các nhà khoa học, chuyên gia y tế công cộng, nhân viên y tế, tình nguyện viên và nhiều người khác trên toàn thế giới đang chiến đấu để chấm dứt đại dịch này, "cô nói thêm.
 DNA Web Team 

Biến thể Omicron BF.7 có thể gây ra bệnh Covid-19 nghiêm trọng không? Đây là những gì chúng ta biết cho đến nay

Sự trỗi dậy trở lại của Covid-19 do biến thể phụ Omicron BF.7 gây ra đã làm dấy lên lo ngại ở Ấn Độ.
Sự gia tăng coronavirus chưa từng có hiện nay ở Trung Quốc và số ca nhiễm gia tăng ở nhiều quốc gia khác đã làm dấy lên lo ngại về một làn sóng đại dịch toàn cầu mới. Biến thể phụ BF.7 của Omicron được cho là đứng sau các đợt bùng phát mới nhất. Sự bùng phát trở lại của Covid-19 đã làm dấy lên lo ngại ở Ấn Độ.
Biến thể Omicron BF.7 đã có mặt ở Ấn Độ được một thời gian nhưng không có tác động tai hại như ở Trung Quốc. Ấn Độ đã báo cáo bốn trường hợp nhiễm biến thể này cho đến nay. Trong khi chính phủ đã tăng cường cơ chế quốc phòng, công chúng chung có một số câu hỏi xung quanh điều này có thể có ý nghĩa gì đối với Ấn Độ. Có những lo ngại liên quan đến một làn sóng lớn với những ký ức từ làn sóng Covid-19 thứ hai tàn khốc được thúc đẩy bởi biến thể Delta vẫn còn mới.
Một trong những câu hỏi lớn nhất là liệu nhiễm trùng từ biến thể Omicron BF.7 có thể gây ra bệnh nặng ở bệnh nhân Covid-19 hay không, như đã thấy với biến thể Delta. Dưới đây là những gì chuyên gia hàng đầu của đất nước đã đánh giá theo chỉ dẫn cho đến nay.
Biến thể Omicron BF.7 có thể dẫn đến bệnh Covid-19 nghiêm trọng không?
Biến thể phụ BF.7 là một dòng sản phẩm phụ của biến thể Omicron BA.5. Đồng chủ tịch lực lượng đặc nhiệm IMA Covid quốc gia, Tiến sĩ Rajeev Jayadevan đã gọi BF.7 là 'chắt của Omicron'. Về cơ bản nó giống như Omicron với một số đột biến bổ sung. Cho đến bây giờ không có dấu hiệu nào cho thấy BF.7 có thể gây ra bệnh nặng hơn, chuyên gia y tế hàng đầu cho biết. Ông nhắc lại những gì các chuyên gia khác đã nói, rằng không cần phải hoảng sợ ở Ấn Độ vào lúc này.
"BF.7 là chắt của Omicron, có khả năng lây nhiễm cho những người đã bị nhiễm hoặc tiêm chủng trước đó cao hơn so với omicron ban đầu. Tài sản này được gọi là lẩn tránh miễn dịch. Về cơ bản, nó là cùng một loại virus với Omicron, nhưng với các đột biến bổ sung... Không có dấu hiệu nào cho thấy nó gây ra bệnh nặng hơn", IANS dẫn lời bác sĩ Jayadevan.
"Vài tháng trước, khi BF.7 lần đầu tiên được báo cáo, các nhà khoa học ban đầu rất hào hứng với nó vì nó xuất hiện đồng thời ở một số quốc gia cùng một lúc. Nó được tìm thấy đặc biệt ở Bỉ và cũng ở Đan Mạch, Đức và Pháp. Đương nhiên, có những lo ngại ban đầu rằng nó sẽ phát triển nhanh hơn những người anh em của nó. Điều đó đã không xảy ra. Ví dụ, ở Mỹ, BF.7 hiện chỉ tạo thành 3,9% các biến thể lưu hành. Đó có thể là do nó đã bị vượt trội bởi các phiên bản Omicron mới hơn và có khả năng hơn như BQ.1, BQ.1.1 và XBB sau đó, "ông nói thêm.

 DNA Web Team 

Các triệu chứng BF.7 biến thể Covid mới cần phát hiện khi các trường hợp gia tăng ở châu Âu

Một biến thể phụ Covid mới đã được phát hiện và đang lây lan nhanh chóng trên khắp thế giới. Dưới đây là các triệu chứng để phát hiện ra biến thể mới đã chiếm một phần tư số ca mắc mới ở một số quốc gia
Covid-19 liên tục thay đổi và tích lũy các đột biến trong mã di truyền của nó theo thời gian, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) đã cảnh báo.
Virus đang liên tục tiến hóa để trở nên lẩn tránh miễn dịch hơn và các nhà khoa học đã đặt tên cho biến thể mới là BF.7, viết tắt của BA.5.2.1.7.
Được mệnh danh là "sinh sản Omicron", các chuyên gia cảnh báo biến thể mới này đang lây lan nhanh chóng và có thể chiếm ưu thế trong vòng vài tuần.
Ở châu Âu, Bỉ đã chứng kiến phần lớn các ca nhiễm BF.7 chiếm 25% số ca nhiễm, tiếp theo là Đức và Pháp là 10%, theo cov-lineages.org - một kho dữ liệu Covid được cập nhật hàng ngày bởi những người đóng góp từ các trường đại học ở Anh và Úc, trong số những người khác.
Đau họng là một trong những triệu chứng phát hiện ra biến thể Covid mới 
Tiến sĩ Stuart Ray, phó chủ tịch y học về tính toàn vẹn dữ liệu và phân tích tại Khoa Y Johns Hopkins, nói với Fortune: "Biến thể phụ mới có sự thay đổi trong protein gai - một tính năng cho phép nó xâm nhập vào tế bào - được thấy ở các chủng Omicron khác đang tiến triển.
"Nó cũng có sự thay đổi trong trình tự nucleotide - đôi khi được gọi là bản thiết kế của một sinh vật - có thể khiến nó hoạt động khác với các biến thể phụ khác.
"Nhưng mức độ mà nó sẽ phân kỳ, nếu có, hiện vẫn chưa được biết."
Các triệu chứng Covid BF.7 cần phát hiện
Vì biến thể BF.7 mới tương tự như Omicron, các dấu hiệu cảnh báo sớm về nhiễm trùng có thể bao gồm:
Ho
Đau họng
Mệt mỏi
Tắc nghẽn
Sổ mũi.

"Đã lâu rồi chúng tôi không chuyển từ Alpha sang Beta đến Gamma đến Delta, sau đó đến Omicron. Chúng ta có thể tự mãn. Điều này có thể đang nuôi dưỡng quan niệm rằng điều này đang ở phía sau chúng ta, "Tiến sĩ Ray nói thêm.
Kevin Kavanagh, chủ tịch và người sáng lập tổ chức vận động bệnh nhân Health Watch USA, nói với Fierce Health Care: "Bất cứ ai cũng đoán được liệu sự tăng trưởng nhanh chóng của BF.7 có tiếp tục hay không."
Erin Prater, viết cho Fortune, nói thêm: "Các nhà khoa học đang chú ý đến BF.7 bởi vì nó đang đạt được bước tiến trong một lĩnh vực ngày càng đông đúc của các biến thể phụ Omicron."
Làm thế nào để giảm nguy cơ mắc Covid
NHS cho biết: "Mặc dù có những trường hợp nhiễm coronavirus (Covid-19) ở Anh, nhưng có nguy cơ bạn có thể mắc phải hoặc lây truyền nó.
Cơ quan y tế quốc gia tiếp tục: "Bạn vẫn có thể mắc hoặc lây lan nó ngay cả khi bạn đã được tiêm phòng đầy đủ hoặc đã nhiễm vi rút trước đó.
"Covid-19 lây lan qua tiếp xúc gần gũi với những người nhiễm virus.
"Những người nhiễm virus có thể lây lan nó ngay cả khi họ không có triệu chứng."
By
Jessica KnibbsHealth Reporter14:40, 23 Sep 2022